Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ ba Tuần 17 Thường niên 31.7.2012 "Chói lọi như mặt trời"


Lời Chúa: Mt 13, 36-43
Khi ấy, các môn đệ lại gần Người và thưa rằng: “Xin Thầy giải nghĩa dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe.” Người đáp: “Kẻ gieo hạt giống tốt là Con Người. Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt, đó là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái Ác Thần. Kẻ thù đã gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần. Vậy, như người ta nhặt cỏ lùng rồi lấy lửa đốt đi thế nào, thì đến ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy. Con Người sẽ sai các thiên thần của Người tập trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu và mọi kẻ làm điều ác, mà tống ra khỏi Nước của Người, rồi quăng chúng vào lò lửa; ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng. Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời, trong Nước của Cha họ. Ai có tai thì nghe.”

Ủy ban Phụng tự - Hội đồng Giám mục Việt Nam: Thư xin góp ý cho bản dịch Sách Lễ Rôma


Kính gởi Quí Cha đặc trách Ban Phụng tự các giáo phận
Quí Đại chủng viện và các thành viên UBPT Toàn Quốc,
và tất cả những ai quan tâm tới các văn bản Phụng vụ tiếng Việt,
Kính thưa quí cha và quí Thành viên, và quí vị,
Trước hết, xin gởi tới quí cha và quí thành viên và quí vị lời chào thân ái.

Thiên Chúa có khả năng nhân lên nhiều mỗi một cử chỉ yêu thương nhỏ nhặt của chúng ta

THỨ HAI, 30 THÁNG 07 2012 11:12 BBT WTGP HN

Qua phép lạ hóa bành ra nhiều Chúa Giêsu cho chúng ta thấy rằng nếu mỗi người cống hiến cái ít ỏi mình có, thì phép lạ mới luôn có thể xảy ra: Thiên Chúa có khả năng nhân lên nhiều mỗi một cử chỉ yêu thương nhỏ nhặt của chúng ta, và khiến cho chúng ta trở thành những người chia sẻ ơn của Người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên với 2.000 tín hữu và du khách hương tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin trong sân nhà nghỉ Castel Gandolfo trưa Chúa Nhật, ngày 29 tháng 7.

Chúa nhật 17 Thường niên, Năm B 29.7.2012 "CHÚNG TA MUA ÐÂU RA BÁNH CHO HỌ ĂN"

Lời Chúa: Ga 6, 1-15
Hôm ấy, Ðức Giêsu sang bên kia Biển Hồ Galilê, cũng gọi là Biển Hồ Tibêria. Có đông đảo dân chúng đi theo Người, bởi họ từng được chứng kiến những dấu lạ Người làm cho những kẻ đau ốm. Ðức Giêsu lên núi và ngồi đó với các môn đệ. Lúc ấy, sắp đến lễ Vượt Qua là đại lễ của người Do Thái.
Ngước mắt lên, Ðức Giêsu nhìn thấy đông đảo dân chúng đến với mình. Người hỏi ông Philípphê: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” Người nói thế là để thử ông, chứ Người đã biết mình sắp làm gì rồi. Ông Philípphê đáp: “Thưa có mua đến hai trăm đồng bạc bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút”. Một trong các môn đệ, là ông Anrê, anh ông Simon Phêrô, thưa với Người: “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng với bằng ấy người thì thấm vào đâu!”

Những giới luật của người Kitô hữu ngày hôm nay


Tòa Thánh Vatican đã phổ biến nhiều bản văn về “Et verbum carta factum est” (Và Ngôi Lời đã làm người).
Đối với tôi điều cần thiết là phổ biến để mọi người chú ý về bài thuyết trình của Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối thoại Liên Tôn đọc tại Rouen vào ngày 2 tháng 6 vừa qua.
Dựa vào câu chuyện của thánh Jeanne d’Arc, Đức Hồng Y đã tả ra những nét chính suy tư về đời sống hành động của người Kitô hữu:
Mỗi người chúng ta, một ngày nào đó phải đứng trước sự đau khổ, trước sự phản bội, trước bệnh tật, trước sự chết, và chính vào lúc đó, chúng ta cần phải tin tưởng rằng, chúng ta vẫn được yêu thương và tất cả những điều đó đều có mang một ý nghĩa.”
Trong một thế giới đầy bạo lực và vô cảm mà chúng ta đã được tạo dựng nên, chúng ta những người Kitô hữu, nếu chúng ta có thi hành một quyền lực, điều mà tôi gọi đó là “quyền lực của con tim”, là lòng trắc ẩn. Chúa của chúng ta là Cha, và trong căn bản, Đức Maria đã ban cho Chúa Giêsu hai điều mà Đức Chúa Cha không thể ban cho Ngài, đó là nụ cười và nước mắt.. Khi người ta hỏi văn sĩ Heminway có tin Thiên Chúa không, ông đã trả lời rất thành thật: Có, đôi lúc trong đêm tối, nhưng tôi đã rất sợ hãi”
Tất cả các đấng thánh, trong đó có thánh Jeanne d’Arc, đều cảm thấy sự sợ hãi đó, Khi thánh Jeanne d’Arc chết Ngài mới 20 tuổi, Mười hai tháng đi đánh trận, mười tám tháng im lặng trong nhà tù, Chính trong sức mạnh của sự im lặng của Bà, đã phát sinh ra một lương tâm chân thật của một quốc gia được ra đời. Chúng ta được mời gọi trở về với Thiên Chúa mà Chúa Giêsu Kitô đã mặc khải cho chúng ta khi mà tất cả dường như vượt khỏi tầm tay của chúng ta, và tất cả mọi tính toán và lý luận của chúng ta đều vô ích. Và chúng ta cần phải có một niềm tin là Thiên Chúa luôn nhìn ngó đến chúng ta (…)
Nhưng con đường chúng ta vạch ra là những con đường của con người. Jeanne d’Arc đã cầu nguyện, nhưng Bà còn là một người chỉ huy. Không có gì mà vô ích cho bằng việc làm chứng cho Kitô giáo ngày hôm nay là có những người Kitô hữu đã khép kín lại đời sống của chính mình. (. . .)
Giáo Hội là chúng ta, là mỗi người trong chúng ta, với những giá trị đạo đức và những tội lỗi, những thấp hèn và những xấu xa của chúng ta. Nhưng chúng ta có một kho tàng quý báu đó là Phúc Âm, những Bí Tích, sự thánh thiện của những anh chị em của chúng ta trong quá khứ và ngày nay, một kho tàng chứa đựng trong những chiếc bình bằng đất; còn sở thích về đời sống của chúng ta như thế nào? Và con người sẽ ước muốn gì và hành động như thế nào? Nhưng chúng ta đừng để cho sự sai lạc của một số người làm lu mờ đi sinh khí lạ lùng của Giáo Hội ngày hôm nay. (. . .)
Nhà vô thần Jean Rostand suốt cả cuộc đời đi tìm Thiên Chúa đã viết trong cuốn sách của ông “niềm lo lắng của nhà sinh vật học”; “Ngày mai ra thể nào không cần thiết: hình dạng của những đô thị, hình dáng nhà cửa sẽ như thế nào, xe cộ sẽ nhanh đến mức độ nào... nhưng quan trọng chính là sở thích về đời sống như thế nào? Và vì những lý do nào con người ước muốn và hành động như thế nào? Con người tìm kiếm sự can đảm trong cuộc sống ở đâu? Họ muốn được yêu thương hơn là được thông cảm hiểu biết, còn tôi thì tôi lựa chọn lòng bác ái hơn là sự thông thái.”
Như vậy chúng ta đừng quá rắc rối. Đừng quá lo lắng khi có những khác biệt, đi ngược lại trào lưu. Chúng ta không thể là ánh sáng trong đêm tối mà không làm cho những kẻ khác nêu lên những câu hỏi, thắc mắc. Chúng ta không thể là những Kitô hữu mà thỏa hiệp với bóng tối. Và trong nhiều địa hạt trong cuộc sống con người mà ở đó có sự lựa chọn, những chương trình có sự cần thiết cấp bách được soi sáng bởi tình yêu của Chúa Kitô đã ban phát trong chúng ta nhờ Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta được sáng tỏ và sáng suốt như Bà Jeanne d’Arc.
Điều không đúng là trong những cuộc tranh luận chính trị, không phải là bôi xấu đối thủ là đúng đắn và là thực sự yêu nước.
Cũng không đúng như trong thương mại, mục tiêu chính là tiền bạc và kỷ thuật là chính yếu, mà phải hướng về mục tiêu kinh tế, cũng như về yếu tố con người.
Cũng không đúng khi bạo lực làm tổn thương, chết chóc, tàn phá là con đường dẫn đến hòa bình và làm giá trị cho những quyền lợi.
Cũng không đúng khi nói về sự mỏng manh của tình yêu con người khi thỏa lỏng theo dục vọng và bản năng là cách lối yêu đương của con người.
Cũng không đúng là chúng ta có thể hạnh phúc mà không có kẻ khác hay với lý do là chống lại những kẻ khác, khi chúng ta loại trừ khỏi bàn ăn của chúng ta những kẻ nghèo đói vì lý do văn hóa và nhân phẩm.
Các bạn nhìn thấy và nhớ đến Jeanne để chúng ta suy tư về chúng ta, về những xác tín cũng như về những sự mong manh dòn mỏng của chúng ta. Đức Tin không chỉ là một ngôn từ, đức tin là một điểm khởi đầu.” Federick Mounier (Trích dịch tù Báo La Croix ngày 4 tháng 6 năm 2012)
Pt Huỳnh Mai Trác
(Nguồn: vietcatholic.com)


Những giới luật của người Kitô hữu ngày hôm nay

Tòa Thánh Vatican đã phổ biến nhiều bản văn về “Et verbum carta factum est” (Và Ngôi Lời đã làm người).
Đối với tôi điều cần thiết là phổ biến để mọi người chú ý về bài thuyết trình của Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối thoại Liên Tôn đọc tại Rouen vào ngày 2 tháng 6 vừa qua.
Dựa vào câu chuyện của thánh Jeanne d’Arc, Đức Hồng Y đã tả ra những nét chính suy tư về đời sống hành động của người Kitô hữu:
Mỗi người chúng ta, một ngày nào đó phải đứng trước sự đau khổ, trước sự phản bội, trước bệnh tật, trước sự chết, và chính vào lúc đó, chúng ta cần phải tin tưởng rằng, chúng ta vẫn được yêu thương và tất cả những điều đó đều có mang một ý nghĩa.”

Cựu quản gia của Phủ Giáo Hoàng, ông Paolo Gabriele, đã chính thức xin Đức Thánh Cha tha thứ

Cựu quản gia của Phủ Giáo Hoàng, ông Paolo Gabriele, đã chính thức xin Đức Thánh Cha tha thứ. Trong một bức thư gởi cho Đức Thánh Cha, Paolo Gabriele, nói rằng ông nhận ra sai trái của mình trong vụ Vatileaks. Ông khẳng định đã hành động một mình, không có kẻ đồng lõa và tỏ ra hối tiếc hành động của mình.
Lá thư đã được trao cho Ủy ban của ba vị Hồng Y phụ trách điều tra vụ rò rỉ thông tin. Tại thời điểm này, chỉ có 3 vị Hồng Y và chính Đức Giáo Hoàng được đọc chi tiết lá thư.

Án phong Chân phước cho Hồng y Thuận đang tiến triển tốt

Cáo thỉnh viên cho biết diễn tiến quá trình điều tra án phong chân phước cho Hồng y Thuận
Tiến sĩ Waldery Hilgeman, cáo thỉnh viên của án phong Chân phước, cho hãng tin Zenit biết những tiến triển mới nhất trong giai đoạn giáo phận của án phong chân phước cho Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, được mở từ ngày 22-10-2010.
Tiến trình phong Chân phước đã được mở ra tại giáo phận Rôma và diễn ra tại tòa án của hạt Rôma. Do Đức Hồng y, người qua đời cách đây 10 năm, “đã di chuyển nhiều” trên mọi châu lục, nên tiến trình điều tra là "bao la", theo lời khẳng định của Hilgeman Waldery, khi cáo thỉnh viên này nhắc đến nhiều địa điểm điều tra cho hồ sơ: Úc, Mỹ, Đức, Pháp.

Thập Giá và bóng tối trong đời tận hiến

Cuối đời Chúa Giêsu đã có cảm tưởng như bị Cha mình bỏ rơi. Ngài đã kêu lên “Lạy Thiên Chúa, Lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” lúc bị treo trên thập giá (x. Mc 15, 33-34).
Thân xác Ngài đã bị bầm dập vì đòn roi, linh hồn Ngài hoàn toàn thiếu vắng sự an ủi. Nhưng chính từ trong tâm hồn tan nát ấy, những dấu chỉ của sự sống mới đã chảy ra.
‘Chúa Giêsu là Thiên Chúa trao ban trọn vẹn con người Ngài cho ta, dốc cạn mình cho ta. Chúa Giêsu không giữ lại cũng không bám vào những sở hữu của Ngài. Ngài cho tất cả những gì Ngài có để cho’ (Henri Nouwen).

Vì loài người chúng tôi

Trong kinh Tin kính, chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa là Đấng quyền năng, tạo dựng nên trời đất muôn vật. Tuy vậy, lời tuyên xưng vào Chúa và ca ngợi vinh quang của Ngài không giống như lời ca tụng một tác phẩm nghệ thuật hay một công trình kiến trúc. Bởi lẽ, một tác phẩm hay một công trình, dù có hoàn mỹ đến đâu chăng nữa, thì cũng chẳng liên quan gì đến người chiêm ngưỡng, có chăng chỉ là gợi lên sự thán phục đối với tài năng của các họa sĩ hay kiến trúc sư. Sau khi tuyên xưng Chúa Cha là Đấng sáng tạo muôn loài, Chúa Con là “Ánh sáng bởi Ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật”, người tín hữu nói lên mối tương quan giữa mầu nhiệm Thiên Chúa với cuộc sống con người: “Vì loài người chúng tôi, và để cứu rỗi chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế”. Lời tuyên xưng này giống như một điểm kết nối giữa Thiên Chúa cao cả với con người tội lỗi. Nếu loại bỏ ý niệm “vì loài người chúng tôi”, lời tuyên xưng đức tin của người tín hữu chỉ còn là sự chiêm ngưỡng và thán phục Thiên Chúa từ xa mà chẳng có liên quan gì đến đời sống của họ.

Thiên Chúa có nói với chúng ta?


Người đăng: DangTrinh | 28.07.2012
 
Một thanh niên đã nghiên cứu Kinh Thánh vào một đêm thứ Tư. Vị linh mục chia sẻ việc lắng nghe và vâng lời Chúa. Người thanh niên thắc mắc: “Chúa có nghe con người nói không?”. Sau Thánh lễ, anh đi uống cà-phê với mấy người bạn và nói về chuyện vừa qua. Một số người nói Chúa dẫn dắt họ theo những cách khác nhau.
Chàng thanh niên lái xe về nhà khoảng 10 giờ. Ngồi trong xe, anh ta cầu nguyện: “Lạy Chúa, nếu Chúa bảo người ta nói với con thì con sẽ nghe, con cố gắng hết sức để lắng nghe”.

Xin được an táng với cái nĩa

Người đăng: hoctran | 28.07.2012 
 
Một phụ nữ bị bệnh nặng ở giai đoạn cuối, có thể chỉ còn sống thêm 3 tháng nữa thôi. Chị chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng, chị mời linh mục đến nhà để trao đổi về những ước nguyện cuối đời của mình. Chị muốn trong Thánh lễ an táng mình, những bài hát nào được hát, bài đọc nào được đọc, và kiểu mộ nào để an táng chị. Và chị muốn chôn theo chị một cuốn Kinh Thánh mà chị rất quý.
Mọi thứ sẵn sàng, vị linh mục chuẩn bị đi về thì chị chợt nhớ có điều rất quan trọng cần nói. Vị linh mục vui vẻ: “Còn gì nữa à, điều gì vậy?”. Chị nói: “Điều này rất quan trọng. Con muốn được an táng với cái nĩa cầm ở tay phải”. Vị linh mục nhìn chị, không biết nói gì nữa. Chị nói: “Điều này làm cha ngạc nhiên à?”. Vị linh mục trả lời: “Chị nói thật và nói rõ đi, tôi không hiểu nổi”.

Tân Bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin*: Điều quan trọng cho tương lai của Hội Thánh là phải vượt lên trên những khác biệt về mặt ý thức hệ

Người đăng: hoctran | 28.07.201 
 
“Lời Chúa không thể bị đem ra thương thảo. Không thể vừa tin (điều này) lại vừa không tin (điều khác). Không thể khấn giữ ba lời khuyên phúc âm rồi lại coi thường. Không thể quy về truyền thống của Hội Thánh để nói là chỉ chấp nhận một phần. Con đường của Hội Thánh dẫn chúng ta đi tới phía đằng trước và tất cả mọi người được mời gọi đừng khép mình lại trong lối suy nghĩ quy ngã, nhưng phải chấp nhận trọn vẹn sự sống và đức tin của Hội Thánh”.
Trong bài trả lời phỏng vấn mới đây của tuần báo Osservatore Romano dành cho Đức Tổng giám mục Gerhard Ludwig Müller, tân tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, người ta có thể đọc được những định hướng căn bản của ngài khi điều hành công việc của Bộ.

Thứ ba Tuần 16 Thường niên 24.7.2012 "Ai là mẹ tôi?"

Lời Chúa: Mt 12, 46-50
Khi ấy, Ðức Giêsu còn đang nói với đám đông, thì có mẹ và anh em của Người đứng bên ngoài, tìm cách nói chuyện với Người. Có kẻ thưa Người rằng: “Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy đang đứng ngoài kia, tìm cách nói chuyện với Thầy.” Người bảo kẻ ấy rằng: “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?” Rồi Người giơ tay chỉ các môn đệ và nói: “Ðây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Ðấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi.”

Kẻ dữ gieo vãi chiến tranh, Thiên Chúa xây dựng hoà bình


THỨ HAI, 23 THÁNG 07 2012 08:37 BBT WTGP HN
 
Kẻ dữ gieo vãi chiến tranh; Thiên Chúa tạo dựng hòa bình. Kẻ dữ luôn tìm phá hỏng công trình của Thiên Chúa, bằng cách gieo vãi chia rẽ trong trái tim con người, giữa thân xác và linh hồn, giữa con người và Thiên Chúa, trong các tương quan liên bản vị, xã hội, quốc tế và cả giữa con người và thụ tạo. Nhưng Thiên Chúa muốn trao ban cho con người sự sống tràn đầy và hạnh phúc.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi đọc Kinh Truyền Tin tại sân nhà nghỉ mát Castel Gandolfo với 2.000 tín hữu và du khách hành trưa Chúa Nhật 22-7-2012. Trong số các nhóm hành hương cũng có một vài tín hữu đến từ Thụy Sỹ và Việt Nam.

Linh mục cũng là con người

THỨ HAI, 23 THÁNG 07 2012 08:35 BBT WTGP HN
Chúa Nhật tuần trước, Tin Mừng đã phác họa chân dung hay dung mạo của người môn đệ Chúa Giêsu Kitô, và về căn tính linh mục qua những chỉ dạy riêng cho các Tông đồ. Bài Tin Mừng hôm nay tiếp tục đề cập đến người môn đệ với những gánh nặng mục vụ, để Cộng Đoàn thông cảm và nâng đỡ các ngài. Bởi vì, môn đệ Chúa là những con người, chứ không phải là Thiên Chúa đích thực, mặc dù họ phải nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô. Họ không toàn năng toàn diện. Dù có muốn hy sinh hết mình thì họ cũng không thể nào đáp ứng được tất cả nhu cầu cần phục vụ của Cộng Đoàn. Họ cũng cần những khoảng thời gian cho riêng mình. Chính bởi thực tế đó mà Chúa nói: "Anh em hãy lánh riêng ra một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút".

Người Công giáo có thể học được điều gì trong tháng Ramadan của Hồi giáo?


Người đăng: DangTrinh | 23.07.2012 
 
Tháng Ramadan thiêng thánh của Hồi giáo, bắt đầu từ ngày 20 tháng Bảy tại nhiều quốc gia, là một thời gian nhịn chay, cầu nguyện và sám hối, khi tín đồ Hồi giáo xa lánh các hoạt động trần thế để cố gắng sống gần Thượng Đế và lề luật của Ngài hơn.
Theo quan điểm của người phụ trách đối thoại với Hồi giáo ở Vatican, Ramadan cũng là một cơ hội để người Công giáo học nơi tín đồ Hồi giáo gương vâng phục Đấng Toàn Năng – và nhờ đó củng cố chính niềm tin Công giáo của mình.

Tình láng giềng


Người đăng: DangTrinh | 23.07.2012 
 
Ai là người thân cận? Chúa Giêsu trả lời rõ ràng qua dụ ngôn người Samari nhân hậu (Lc 10:30-37). Vậy người thân cận là người thực hành yêu thương theo những điều Chúa truyền dạy: Yêu thương.
Jiro Ninomiya từ Nhật sang Mỹ và mua đất ở vùng Đông Bắc San Francisco. Gần một cây thốt nốt, ông xây căn nhà cho gia đình. Phía sau nhà trồng hoa hồng. Mỗi tuần 3 buổi sáng, ông chở hoa tới thành phố San Francisco để bán.

Thứ hai Tuần 16 Thường niên 23.7.2012 "Đòi dấu lạ"

Lời Chúa: Mt 12, 38-42
Khi ấy, có mấy kinh sư và mấy người Pharisêu nói với Ðức Giêsu rằng: “Thưa Thầy, chúng tôi muốn thấy Thầy làm một dấu lạ.” Người đáp: “Thế hệ gian ác và ngoại tình này đòi dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ngôn sứ Giôna. Quả thật, ông Giôna đã ở trong bụng kình ngư ba ngày ba đêm thế nào, thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm như vậy. Trong cuộc phán xét, dân thành Ninivê sẽ trỗi dậy cùng với thế hệ này và sẽ kết án họ, vì xưa dân ấy đã sám hối khi nghe ông Giôna rao giảng; mà đây thì còn hơn ông Giôna nữa. Trong cuộc phán xét, Nữ hoàng Phương Nam sẽ đứng lên cùng với thế hệ này, và bà sẽ kết án họ, vì xưa bà đã từ tận cùng trái đất đến nghe lời khôn ngoan của vua Salômôn; mà đây thì còn hơn vua Salômôn nữa.”

Bảo vệ nhân quyền từ phía Giáo Hội Công Giáo (2)


Người đăng: DangTrinh | 22.07.2012
2- Phương diện luật pháp và ngoại giao
Dưới phương diện luật pháp và ngoại giao, trong lãnh vực Giáo Hội Tòan cầu, tác động chính của Giáo Hội là hoạt động ngoại giao của Tòa Thánh.
Một bên là các mối liên hệ song phương, trong đó yếu tố nhân quyền luôn luôn chiếm phần quan trọng hơn. Ví dụ như thoả ước giữa Tòa Thánh và Israel (được ký kết ở Giêrusalem ngày 30 tháng 12 năm 1993), cũng như giữa Tòa Thánh và Tổ Chức Giải Phóng Palestine (được ký kết tại Vatican, ngày 15 tháng 2 năm 2000).

Giải “Nobel thần học” trong dịp Thượng Hội đồng Giám mục

WHĐ (20.07.2012) / OR – “Giải thưởng Ratzinger” năm thứ hai sẽ được trao vào sáng thứ Bảy, 20 tháng Mười 2012, trong bối cảnh Thượng Hội đồng Giám mục sắp tới. Đích thân Đức giáo hoàng sẽ trao giải cho hai học giả. Đức ông Giuseppe Antonio Scotti, Chủ tịch Quỹ Joseph Ratzinger – Bênêđictô XVI của Tòa Thánh Vatican giải thích: “Trong ngày này, Quỹ  Joseph Ratzinger – Bênêđictô XVI muốn nói lời cảm ơn một cách đơn sơ và thiết thực đến những người trong thời đại chúng ta đã âm thầm không quản ngại nỗ lực làm cho ánh quang chân lý được tỏa rạng, trong sự hiệp thông sâu xa với Đức Thánh Cha”.

Suy Niệm Chúa Nhật XVI Thường Niên – Năm B

July 20, 2012 By Phaolo
Chúng ta có thể đặt nhan đề cho Chúa Nhật XVI này là “Tấm Lòng của Vị Mục Tử đích thật”.
Gr 23: 1-6
Lên án các vị mục tử vô trách nhiệm của dân Ít-ra-en dẫn đưa dân đến cảnh nước mất nhà tan, ngôn sứ Giê-rê-mi-a loan báo rằng Thiên Chúa sẽ đích thân nắm giữ vận mệnh dân Ngài và sẽ ban cho họ một vị mục tử đích thật, thuộc dòng dõi Đa-vít, Đấng ấy sẽ chăn dắt dân trong công minh chính trực.
Ephesians 2:13-18
Trong thư gởi các tín hữu Ê-phê-sô, thánh Phao-lô cho thấy Đức Ki-tô chính là Đấng quy tụ dân Do thái và lương dân trong bình an và hòa giải để chỉ có một dân duy nhất và một thân thể duy nhất.
Mc 6: 30-34
Trong bài tường thuật của thánh Mác-cô, Đức Giê-su hành xử như một vị mục tử đích thật, vị mục tử Mê-si-a được loan báo trong bài đọc I. Thương đám đông dân chúng “bơ vơ như đàn chiên không có người chăn dắt”, Ngài quy tụ họ, trước tiên nuôi dưỡng họ bằng lời hằng sống của Ngài, và sau đó, cho họ được no thỏa bằng bánh hóa nhiều, tiên trưng bàn tiệc Thánh Thể.

Đức Giêsu, Các Tông Đồ Và Dân Chúng


July 20, 2012 By Phaolo
(Máccô 6,30-34 – CN XVI TN – B)
Khi khuyên các môn đệ đi đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi, Đức Giêsu đã tỏ ra là một vị Thầy quan tâm đến mọi phương diện thuộc đời sống các môn đệ.
1.- Ngữ cảnh
Đức Giêsu đã gọi Nhóm Mười Hai và sai đi từng hai người một (Mc 6,7.12). Bản văn hôm nay tường thuật việc các ông trở về báo cáo công việc đã làm với Thầy. Để chu toàn được sứ mạng Đức Giêsu giao là loan báo Tin Mừng về Triều Đại Thiên Chúa và đuổi được ma quỷ, các ông phải chấp nhận định mệnh của Gioan Tẩy Giả (đó là lý do khiến tác giả đã tháp truyện Gioan bị trảm quyết vào giữa đoạn văn về sai phái đi và trở về báo cáo kết quả; x. 6,17-29).

Lời Khuyên Thiết Thực


July 20, 2012 By Phaolo
Chúa Nhật XVI TN B
Thinh lặng, cầu nguyện chiêm niệm, hồi tâm luôn mang lại sức sống thiêng liêng cho mỗi người.
Tin Mừng Chúa nhật hôm nay tiếp nối trang Tin Mừng tuần trước.
Chúa Giêsu sai các môn đệ ra đi truyền giáo. Nay các học trò trở về. Anh em vui mừng kể cho Thầy nghe kết quả những việc đã làm. Chúa chia sẻ niềm vui với các môn sinh và Chúa khuyên nhủ : “Anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút”. Một lời khuyên rất thiết thực.

Nhịp Sống Kitô Hữu

July 20, 2012 By Phaolo
Trời có lúc mưa lúc nắng. Mưa để tưới cho cây lúa mọc nhanh. Nắng để cho hạt lúa vào mẩy chín vàng. Thời gian có ngày có đêm. Ngày để con người làm việc. Đêm để con người nghỉ ngơi phục hồi sức lực. Con người có đời sống riêng tư những cũng có đời sống xã hội. Có lúc phải ra ngoài góp mặt với đời. Có lúc phải rút lui vào chốn riêng tư để sống cho mình. Nhịp hai chi phối đời sống con người ấy cũng chi phối những hoạt động thiêng liêng của người môn đệ Chúa. Trong bài Tin Mừng Chủ nhật tuần trước, ta đã thấy Đức Giêsu sai các môn đệ đi rao giảng Tin Mừng, hoạt động cứu độ con người. Hôm nay, khi các ông về tường trình lại những việc đã làm. Người bảo các ông tìm chỗ vắng vẻ mà nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi trong cầu nguyện. Sống riêng tư thân mật với Chúa. Hoạt động và cầu nguyện, đó là nhịp sống của người môn đệ Chúa.

Thứ bảy Tuần 15 Thường niên 21.7.2012 "Hài lòng về Người"

Lời Chúa: Mt 12, 14-21
Khi ấy, nhóm Pharisêu bàn bạc để tìm cách giết Ðức Giêsu. Biết vậy, Ðức Giêsu lánh khỏi nơi đó. Dân chúng theo Người đông đảo và Người chữa lành hết. Người còn cấm họ không được tiết lộ Người là ai. Như thế là để ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia đã nói:
“Ðây là người Tôi Trung Ta đã tuyển chọn,
đây là người Ta yêu dấu: Ta hài lòng về Người.
Ta cho Thần Khí Ta ngự trên Người.
Người sẽ loan báo công lý trước muôn dân.
Người sẽ không cãi vã, không kêu to,
chẳng ai nghe thấy Người lên tiếng giữa phố phường.
Cây lau bị giập, Người không đành bẻ gãy,
tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt đi,
cho đến khi Người đưa công lý đến toàn thắng,
và muôn dân đặt niềm hy vọng nơi danh Người.”

Trách nhiệm làm Cha Mẹ


Người đăng: DangTrinh | 20.07.2012
 
Bạn có cảm thấy “mệt mỏi” với công việc đến nỗi khiến bạn cảm thấy “xa rời”” con cái? Và bạn có cảm thấy mình có lỗi với chúng? Xin đừng quá lo lắng!
Việc giáo dưỡng con cái bắt buộc cha mẹ bận rộn đủ thứ, cả đời sống thường nhật và đời sống tình cảm, để rồi có lúc bạn cảm thấy mệt mỏi, rời rã, thậm chí bị thâm quầng đôi mắt!
Có thể cha mẹ là những “chuyên gia” trong việc cho ăn uống, cho mặc, dỗ dành, phân công,… Nhưng có lúc vẫn cảm thấy lúng túng khi xử lý các sai lỗi của con cái, dù chỉ là lỗi nhỏ. Nếu công tâm và rạch ròi, bạn phải công nhận điều đó!

ĐỨC THÁNH CHA GỬI SỨ ĐIỆP CHO CÁC THAM DỰ VIÊN ĐẠI HỘI MỤC VỤ MỸ GỐC PHI CHÂU VÀ QUẦN ĐẢO CARAIBI LẦN THỨ XII

GUAYAQUIL: Đức Thánh Cha khích lệ các Kitô hữu Mỹ gốc Phi châu đào sâu suy tư về các giá trị văn hóa, lịch sử và các truyền thống của mình để có thể luôn luôn giới thiệu Chúa Kitô như là câu trả lời đích thật cho các vấn nạn sâu thẳm nhất của con người.
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời khích lệ trên đây trong sứ điệp gửi các tham dự viên đại hội Mỹ gốc Phi châu và quần đảo Caraibi lần thứ XII, nhóm tại Guayaquil bên Ecuador trong các ngày 13 đến 20 tháng 7 năm 2012 với đề tài “Mục vụ Mỹ gốc phi châu và quần đảo Caraibi và tài liệu Aparecida. Các thách đố và hy vọng trong Giáo Hội và xã hội”.

Giáo lý hôn nhân gia đình: Sống tương quan tốt với chồng

THỨ SÁU, 20 THÁNG 07 2012 09:45 BBT WTGP HN

Đời sống hôn nhân là lò đào luyện nhân cách. Người chồng không chỉ là một bổ túc cho những thiếu sót của người vợ mà còn là trường đào luyện nhân cách cho người vợ. Sự gặp gỡ trao đổi giữa hai người sẽ giúp họ khám phá được chính bản thân và làm cho mỗi người được phong phú hơn. Đó là ý thức mà xin được gợi lên cho những người vợ trẻ tương lai, để mời gọi họ luôn có một cái nhìn lạc quan về đời sống vợ chồng.

Thứ sáu Tuần 15 Thường niên 20.7.2012 "Ta muốn lòng nhân"


Lời Chúa: Mt 12, 1-8
Khi ấy, vào ngày Sabát, Ðức Giêsu băng qua một cánh đồng lúa; các môn đệ thấy đói và bắt đầu bứt lúa ăn. Những người Pharisêu thấy vậy, mới nói với Ðức Giêsu: “Ông coi, các môn đệ ông làm điều không được phép làm ngày sabát!” Người đáp: “Các ông chưa đọc trong Sách à? Vua Ðavít đã làm gì, khi vua và thuộc hạ đói bụng? Vua vào nhà Thiên Chúa, và đã cùng thuộc hạ ăn bánh tiến. Thứ bánh này, họ không được phép ăn, chỉ có tư tế mới được ăn mà thôi. Hay các ông chưa đọc trong sách Luật rằng ngày sabát, các tư tế trong Ðền Thờ vi phạm luật sabát mà không mắc tội đó sao? Tôi nói cho các ông hay: ở đây còn lớn hơn Ðền Thờ nữa. Nếu các ông hiểu được ý nghĩa của câu này: Ta muốn lòng nhân, chứ đâu cần lễ tế, ắt các ông đã chẳng lên án kẻ vô tội. Quả thế, Con Người làm chủ ngày sabát.”

Đức Cố Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận: chứng nhân tình yêu và hi vọng


WHĐ  (19.07.2012) – Hãng thông tấn Zenit đã có cuộc trò chuyện với tiến sĩ Waldery Hilgeman, cáo thỉnh viên trong tiến trình phong chân phước cho Đức Cố hồng y Phanxicô Xaviê. Khi được hỏi về điều gì gây chú ý nhất trong cuộc đời của ngài, ông nói: “Điều đánh động tôi trong linh đạo của ngài là tình yêu liên lỉ đối với tha nhân. Ngài bị cầm tù và khi ở trong tù, ngài vẫn không ngừng yêu thương những người bách hại ngài, từ những viên chức cao nhất của chế độ đến anh lính canh thấp bé nhất”.

Hạt giống niềm tin

Người đăng: DangTrinh | 19.07.2012
 
Tôi gieo trồng “niềm tin” từ lâu vào mảnh đất không mấy màu mỡ của khuôn viên nhà tôi, đất thì nhỏ tí tẹo, mà tôi thì tham lam trồng đủ thứ loại cây, cây cho hoa quả lợi nhuận quanh năm thì ngày nào tôi cũng chăm bẩm, tưới tiêu, nhìn cành lá nó sum xuê là tôi hân hoan vì nó sẽ mang lại cho tôi ít nhất là cuộc sống ngẩng cao đầu, vênh cao mặt vì cái túi rủng rỉnh bạc tiền. Duy chỉ cái cây niềm tin được ông bạn thân, một lần vô tình ghé thăm mảnh vườn nhà tôi thấy thiếu thốn nên ổng chiếc cho một nhánh xíu xiu từ cái cây cổ thụ sum xuê nhà ổng. Tôi nể tình ông bạn cắm đại vào một gốc hẹp nơi khu vườn rồi quên hẳn việc chăm bẩm. Ấy vậy mà nó không chết cứ khẳng khiu vươn mình lên đòi quyền được sống. Bao mùa nắng mưa rửa gột trôi đi lớp đất màu mở vậy mà cái rể nó cứ bám vào đất để tự khẳng định mình.

Hồng Y Zimowski đến Bavière để chuẩn bị cho Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân 2013

ROMA, (Zenit.org) – Đức Hồng Y Zygmunt Zimowski, Chủ Tịch Tòa Thánh về mục vụ Y Tế đã đến Bavière, Liên Bang Đức, để chuẩn bị cho Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân lần tới đây, một thông cáo của Bộ này cho hay.
Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân lần thứ XXI sẽ được cử hành trọng thể vào ngày 11 tháng Hai 2013 tại Đền Thánh Đức Mẹ Altötting của vùng Bavière, là nơi vốn được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI yêu mến.
Hôm Chúa Nhật 15 tháng Bảy 2012 vừa qua, Vị đứng Đầu Tòa Thánh về Mục Vụ Y Tế đã cử hành thánh lễ tại linh địa Thánh Mẫu này cùng với sự tham dự của các đại diện hiệp hội chăm sóc sức khỏe bệnh nhân Ordre de Malte.

Tổ chức Moneyval bỏ phiếu tích cực cho Tòa Thánh Vatican


VATICAN: Trong cuộc họp báo sáng hôm 18-7-2012 Đức Ông Ettore Balestrero, Thứ trưởng ngoại giao Tòa Thánh, cho biết cơ quan Moneyval đã bỏ phiếu tích cực cho Tòa Thánh Vatican trong cuộc chiến chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Bình luận về bản tường trình của cơ quan Moneyval, Đức Ông Balestrero nói: Các nỗ lực của Tòa Thánh được coi là phù hợp một cách rộng rãi trong 9 trên 16 điểm chính chống lại nạn rửa tiền và tài trợ khủng bố. Có tất cả 45 khuyến cáo: 22 khuyến cáo được bật đèn xanh, còn 23 khuyến cáo chưa được phù hợp. Đặc biệt có 7 lãnh vực tiêu chuẩn mà Tòa Thánh cố ý dấn thân để đạt mức độ quốc tế. Như thế, nói chung Tòa Thánh hài lòng về những gì đã đạt được, và ý thức rằng còn nhiều điều phải làm. Bản tường trình của cơ quan Moneyval không là điểm chấm dứt, nhưng là một hòn đá ghi dấu lộ trình đã bắt đầu để hòa hợp dấn thân luân lý với sự tuyệt diệu kỹ thuật. Lộ trình này đã khởi đầu hồi cuối năm 2010 với luật 127 liên quan tới chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, và đã bắt đầu có hiệu lực hồi tháng 4 năm 2011; và tháng hai cùng năm đã có lời yêu cầu cơ quan Moneyval lượng định nỗ lực của Tòa Thánh.

Tổ ấm


THỨ NĂM, 19 THÁNG 07 2012 10: 20 BBT WTGP HN

Gia đình là tế bào cơ bản để tạo nên xã hội, là laoị hình cộng đồng nhỏ nhất, và được ưu ái gọi là "tổ ấm".
Dù ở thời đại nào và dù là ai, mỗi người đều có nguồn gốc là gia đình. Trong một cuộc thăm dò mang tính quốc tế, người ta đặt tiêu chí gia đình lên hàng đầu là 75%, và 95% chọn gia đình là một trong những thứ quan trọng trong đời sống.
Có nhiều điểm làm nền tảng gia đình, nhưng chúng ta có thể coi các điểm than chốt dưới đây là "chìa khóa" để tạo lập gia đình và để mở cửa hạnh phúc gia đình

Sân chư dân tại Stockholm: “Thế giới có hoặc không có Thiên Chúa”

THỨ NĂM, 19 THÁNG 07 2012 10:17 BBT WTGP HN

WHĐ (18.07.2012) / ZENIT – Địa điểm tiếp theo của chương trình "Sân chư dân" do Hội đồng Tòa Thánh về Văn hóa tổ chức thực hiện, sẽ là Thụy Điển và sẽ đề cập đến những thách đố về đạo đức mà con người phải đối mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực y học.
Một cuộc gặp gỡ "Sân chư dân" sẽ diễn ra tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển trong hai ngày 13 và 14 tháng Chín 2012 với chủ đề: "Thế giới có hoặc không có Thiên Chúa". Sự kiện này được tổ chức với sự trợ giúp của Đại sứ quán Thụy Điển bên cạnh Tòa Thánh. Cuộc gặp gỡ diễn ra tại Học viện Khoa học và Trung tâm thanh niên Fryshuset.

Thứ năm Tuần 15 Thường niên 19.7.2012 "Hiền hậu và khiêm nhường"

Lời Chúa: Mt 11, 28-30
Khi ấy, Đức Giêsu nói với dân chúng rằng: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng.”

Những mơ ước đời thường của người nghèo


Người thiểu số nghèo ước mong có tiền cho con ăn học để sau này thoát nghèo
Sau cơn mưa con đường làng trơn trượt, nhưng chị Maria Thị Dô mang thai đến tháng thứ bảy dẫn hai đứa con trai đến nhà nguyện cách nhà chị khoảng 2km để nhận thực phẩm và tập vở từ một nhóm thiện nguyện từ Sài Gòn.
Cầm 10 cuốn tập của hai đứa con trai nhận được, chị Dô xúc động nói: “Cảm ơn các anh chị lắm, món quà này khuyến khích các con tôi chăm học hơn”.

Thầy thuốc của Lòng Chúa Thương Xót

Một bác sĩ trẻ tài năng nhưng khiêm nhường, sống rất nhân bản, sống yêu thương và phục vụ tha nhân theo tinh thần của Đức Kitô. Anh đúng là một nhà truyền giáo dù không được Giáo hội chính thức sai đi, là một tâm hồn vĩ đại, và là một thầy thuốc của lòng thương xót. Đó là một ơn gọi.
Xin trân trọng giới thiệu “tấm gương sáng” của bác sĩ trẻ Công giáo này để cùng học hỏi…
BS Thomas Heyne được nhận Giải thưởng uy tín năm 2012 là Giải Ho Din của ĐH Y dược Tây nam Texas.
Đức tin Công giáo của anh ảnh hưởng gia đình, và nhiệm vụ tới các nước thuộc Thế giới thứ ba đã khiến anh muốn phục vụ “những người nghèo nhất trong những người nghèo” theo tinh thần của Chân phước Mẹ Teresa Calcutta. BS trẻ Thomas Heyne 28 tuổi, bang Dallas, tốt nghiệp đã ĐH Dallas khoa Lịch sử và Sinh học, có bằng thạc sĩ thần học của ĐH Oxford ở Anh, và hoàn tất chương trình Fulbright Fellowship về nghiên cứu tôn giáo.

Quan điểm thẳng thắn của thế hệ tu sĩ trẻ

Tu sĩ trẻ ở Ấn Độ tổ chức hội nghị toàn quốc lần thứ nhất
Hội nghị tu sĩ trẻ toàn quốc lần thứ nhất của Ấn Độ diễn ra trong bối cảnh họ đang trong giai đoạn bất ổn khác thường.
Cuộc họp từ ngày 9-12/7, với khoảng 200 nam nữ tu sĩ trẻ tham dự, đã diễn ra sau khi một nhóm nữ tu ở Mỹ du hành bằng xe buýt phản đối Tòa Thánh đàn áp lãnh đạo của họ và nâng cao nhận thức của công chúng về nhiều vấn đề xã hội.

Quan hệ giữa Tòa Thánh và Israel theo hai vị Đại sứ liên hệ

VATICAN. Đại sứ mãn nhiệm của Israel cạnh Tòa Thánh lạc quan về viễn tượng ký kết hiệp định với Tòa Thánh trong khi Đức Sứ Thần Tòa Thánh ở Israel tỏ ra dè dặt hơn.
Trong những ngày vừa qua, Đức TGM Antonio Franco, 75 tuổi, đã mãn nhiệm vụ 7 năm làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Israel kiêm Khâm Sứ Tòa Thánh tại các lãnh thổ của người Palestine. Cũng vậy, Đại Sứ Israel cạnh Tòa Thánh, ông Mordechay Lewy, 64 tuổi (1948) cũng mãn nhiệm vụ sau 4 năm rưỡi ở Roma. Ông gia nhập ngành ngoại giao của Israel từ năm 1975, đã từng phục vụ tại các sứ quán ở Bonn và Berlin bên Đức, Stocholm Thụy Điển, rồi làm Đại sứ tại Thái Lan trong 4 năm, trước khi làm cố vấn cho tòa thị chính Jerusalem về các cộng đồng tôn giáo, rồi được bổ làm Đại sứ Israel cạnh Tòa Thánh hồi năm 2008.

Thứ tư Tuần 15 Thường niên 18.7.2012 "Cha mặc khải"


Lời Chúa: Mt 11, 25-27
Khi ấy, Ðức Giêsu cất tiếng nói: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha. Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết Người Con, trừ Chúa Cha; cũng như không biết Chúa Cha, trừ Người Con và kẻ mà Người Con muốn mặc khải cho.”

Tấm lòng của người bán vé số


Sinh ra trong cõi tạm này, chẳng ai mong mình phải vào cảnh khốn cùng. Vì kém may mắn, vì không có cơ hội nào khác nên nhiều người phải vất vả ngược xuôi dãi nắng dầm mưa cầm trên tay tờ vé số để kiếm sống qua ngày.
Chiều Chúa Nhật, đến dự Lễ sớm hơn một chút, lúc hàn huyên tâm sự với cha xứ thì người này người kia đến xin Lễ. Có lẽ vì bận việc gia đình hay lý do nào đó nên đến sát giờ Lễ họ mới đến xin, lẽ thường người ta xin trước chứ không đợi sát nút như vầy.

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân kỷ niệm 450 năm cải tổ dòng Cát Minh


VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 ca ngợi tính chất thời sự của việc cải tổ dòng Cát Minh và mời gọi các tín hữu noi gương thánh nữ Teresa Avila canh tân đời sống nội tâm.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong Sứ điệp gửi đến Đức Cha Jesús García Burillo, GM giáo phận Avila, Tây Ban Nha, công bố hôm 16-7-2012, nhân dịp kỷ niệm 450 năm thành lập Đan viện thánh Giuse tại giáo phận này và bắt đầu công trình của thánh nữ Têrêsa Avila cải tổ dòng Cát Minh. Biến cố này sẽ được kỷ niệm vào ngày 24-8 tới đây.

Tóm lược nội dung Tự Sắc “Cánh Cửa Đức Tin”

Người đăng: DangTrinh | 17.07.2012 
 
Ngày 11 tháng 10 năm 2011, tại Rôma, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã ban hành Tự Sắc (Motu proprio) với tựa đề “Cánh Cửa Đức Tin” (Porta fidei), nhằm thiết lập Năm Đức Tin. Gọi là Tự Sắc vì tông thư này khởi đi từ sáng kiến cá nhân của Đức Giáo Hoàng. Như vậy, kể từ khi lên làm Giáo Hoàng, Đức Biển Đức XVI đã thiết lập Năm Thánh Phaolô, Năm Linh Mục và sắp tới là Năm Đức Tin. Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên Giáo Hội Công Giáo cử hành Năm Đức Tin, vì vào năm 1967, Đức Phaolô VI cũng đã ban hành Năm Đức Tin nhân dịp kỷ niệm 1900 năm ngày hai thánh Phêrô và Phaolô được diễm phúc tử đạo. Tuy nhiên, nhận thấy một cuộc khủng hoảng đức tin đã và đang xảy ra, Đức Biển Đức XVI muốn có một năm để đào sâu các nền tảng căn bản về thần học, thiêng liêng và mục vụ của Đức Tin Công giáo. Năm Đức Tin bắt đầu vào ngày 11 tháng 10 năm 2012, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày khai mạc Công Đồng Vaticanô II và kết thúc vào ngày 24 tháng 11 năm 2013, ngày lễ Chúa Ki-tô Vua Vũ Trụ. Tự Sắc bao hàm 15 số. Số 1 và 2 là phần dẫn nhập, tiếp theo là phần diễn giải (§. 3- 14) với 5 nội dung chính và số 15 là phần kết luận.

Bảo vệ nhân quyền từ phía Giáo Hội Công Giáo (1)

Người đăng: DangTrinh | 17.07.2012
 Viết theo tài liệu của GS Giorgio Filibeck, Đại Học Công Giáo Sacro Cuore – Milano
Trong nhãn quan của Giáo Hội, nhân quyền là những gì thể hiện từ phẩm giá của con người, mà mỗi con người đều có: “Anh hãy làm cho mình trở nên con người và nhận biết phẩm giá của bản thể mình“. Đó là những gì Thánh Leo Cả đã viết lên từ thế kỷ V (Omelia XXVII, 6). Phẩm giá đó là kết quả của sự kiện “con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, giống như Thiên Chúa (Gen 1, 26-27).

Linh mục, người là ai?

THỨ BA, 17 THÁNG 07 2012 12:47 BBT WTGP HN

Tháng 6 vừa qua, Tổng giáo phận Hà Nội chúng ta có lớp quý cha lớn tuổi linh mục nhất trong giáo phận kỷ niệm 35 năm ngày chịu chức. Trong số 9 cha đó, có Cha Nghĩa Phụ của tôi-Cha Giuse Nguyễn An Khang và Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến-bản hương Vĩnh Trị của chúng ta. Hôm đó, ngày 26 – 6, tôi đến được với ba đấng: Cha Phanxicô Kiều Ngọc Viên, cựu chính xứ của Vĩnh Trị, Cha Cố Khang và Đức Cha Yến. Tại Bích Trì, tôi được Cha Cố của tôi mời chia sẻ Lời Chúa trong Thánh Lễ, và tôi đã chọn chủ đề: Linh mục, người là ai. Đó cũng chính là nội dung Lời Chúa của trang Tin Mừng ngày Chúa Nhật 15 hôm nay.
Sau khi đã đề cập đến việc: ĐỂ XÂY DỰNG GIÁO XỨ LÀNH MẠNH, tôi càng rất muốn anh chị em nhìn về linh mục của anh chị em với thật đúng ơn gọi của những người mà Chúa muốn gửi đến với anh chị em, để cùng với anh chị em, làm cho điều Chúa muốn được thực hiện.

Tôn giáo với đời sống lương tâm

Người đăng: DangTrinh | 17.07.2012 
 
Sau ngày lãnh sứ vụ linh mục (chui) được ba năm, bề trên xét tình hình đã cho phép tiết lộ và thế là hầu như lập tức cha Vinh Sang bị bên Công An mời đi làm việc nhiều lần. Trong tất cả những lần làm việc ấy người ta chỉ muốn truy vấn xem giám mục nào đã cả gan dám làm cái việc không phép ấy.
Ai cũng biết vào đầu những thập niên tám mươi, chín mươi, việc truyền chức linh mục là phải có phép, nếu không sẽ bị khép vào tội chống chính quyền. Sau khi nghe câu trả lời của cha Vinh Sang rằng lương tâm không cho ngài làm điều ấy thì vị cán bộ đập bàn và nói lớn tiếng “Vào đây mà còn nói lương tâm à?” (Nguồn Ephata 516).

Công bố chủ đề Ngày Hòa Bình Thế giới lần thứ 46: 1-1-2013

VATICAN. Hôm 16-7-2012, ĐTC Biển Đức 16 đã cho công bố chủ đề Ngày Hòa bình thế giới lần thứ 46 sẽ được cử hành vào ngày 1-1-2013 là: “Phúc cho những người xây dựng hòa bình”.
Trong thông cáo giải thích về đề tài này, Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình cho biết “Sứ điệp thường niên của ĐTC, trong bối cảnh phức tạp hiện nay, nhằm khích lệ tất cả mọi người cảm thấy có trách nhiệm đối với việc xây dựng hòa bình”.

Thứ ba Tuần 15 Thường niên 17.7.2012 "Không sám hối"


Lời Chúa: Mt 11, 20-24
Khi ấy, Đức Giêsu bắt đầu quở trách các thành đã chứng kiến phần lớn phép lạ Người làm mà không sám hối: “Khốn cho các ngươi, hỡi Khoradin! Khốn cho ngươi, hỡi Bếtxaiđa! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi các ngươi mà được làm tại Tia và Xiđôn, thì họ đã mặc áo vải thô, rắc tro lên đầu tỏ lòng sám hối. Vì thế, Ta nói cho các ngươi hay: đến ngày phán xét, thành Tia và thành Xiđon còn được xử khoan hồng hơn các ngươi. Còn ngươi nữa, hỡi Caphácnaum, ngươi tưởng sẽ được nâng lên đến tận trời ư? Ngươi sẽ phải nhào xuống tận âm phủ! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi ngươi mà được làm tại Xơđôm, thì thành ấy đã tồn tại cho đến ngày nay. Vì thế, Ta nói cho các ngươi hay: đến ngày phán xét, đất Xơđôm còn được xử khoan hồng hơn các ngươi.”

ĐỨC SỨ THẦN TÒA THÁNH TẠI SYRIE TÁI KÊU GỌI CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ

DAMASCO. Đức TGM Maria Zenari, Sứ thần Tòa Thánh tại Syrie, tái kêu gọi cộng đồng quốc tế mau lẹ giúp Syrie ra khỏi “cạm bẫy hỏa ngục hiện nay”.
Đức TGM Zenari kêu gọi các nước thuộc Hội đồng bảo an LHQ, đặc biệt là Trung Quốc và Nga, cũng như Liên minh các nước Arập gạt bỏ những chia rẽ và làm việc một cách cụ thể để chấm dứt các cuộc tàn sát tại Syrie làm cho hơn 14 ngàn người chết trong 16 tháng qua.

GIÁO HỘI RAO GIẢNG CHÂN LÝ LỜI CHÚA CHỨ KHÔNG RAO GIẢNG NHỮNG GÌ CÁC KẺ QUYỀN THẾ MUỐN NGHE


Cũng giống như các ngôn sứ xưa kia Giáo Hội rao giảng chân lý Lời Chúa, chứ không rao giảng những gì các kẻ quyền thế muốn nghe.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong bài giảng thánh lễ cử hành tại quảng trường trước Nhà thờ Chính Tòa Giáo phận Frascati sáng Chúa Nhật 15.7.2012.
Đức Thánh Cha đã có hai sinh hoạt: ban sáng lúc 9 giờ rưỡi Đức Thanh Cha đã viếng thăm giáo phận Frascati, một thành phố mhỏ gần Castel Gandolfo, nơi Đức Thánh Cha đang nghỉ hè, và chủ sự thánh lễ cho tín hữu thành phố này. Frascati cũng là giáo phận hiệu tòa của Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Tiếp đến ngài đã về Castel Gandolfo để đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu.

“Ánh Sáng” và “Bóng Tối” trong Tin Mừng Gioan

Posted on fx.hongan on Tháng Bảy 16, 2012

Cặp từ đối lập “ánh sáng” và “bóng tối” có thể là đề tài quan trọng của Tin Mừng thứ tư. Cặp từ tương phản này được trình bày như thế nào? Bài viết sẽ trình bày sơ lược các từ ngữ liên quan đến đề tài (1) “ánh sáng” và (2) “bóng tối” trong Tin Mừng Gioan.

Giáo luật với truyền thông xã hội

Posted on thanhdang on Tháng Bảy 16, 2011
GIÁO LUẬT VỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI
I. Dẫn nhập
1. Truyền thông xã hội (Communicatio Socialis) là thuật ngữ chỉ hoạt động  truyền tải thông tin giữa các chủ thể trong xã hội với nhau. Trong đó, người ta sử dụng những phương tiện tự bản tính không những có thể liên hệ và ảnh hưởng đến từng người, mà còn đến chính đại chúng và toàn thể xã hội nhân loại, như Internet, truyền hình, truyền thanh, điện thoại, báo chí, điện ảnh và những thứ khác có chức năng tương tự [1].
2. Tự bản chất, do tính lịch sử và ảnh hưởng của xã hội toàn cầu hoá, các phương tiện truyền thông xã hội đã, đang và sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội và Giáo hội, từ vĩ mô đến vi mô. Giáo hội biết rằng những phương tiện truyền thông, một mặt nếu sử dụng đúng đắn, sẽ mang lại những ích lợi to lớn cho nhân loại về các lĩnh vực giải trí, huấn luyện tinh thần cũng như việc mở rộng và cũng cố Nước Chúa. Nhưng mặt khác, nếu dùng nghịch lại với ý định của Tạo Hoá sẽ gây những thiệt hại đau lòng, làm băng hoại nhân phẩm, phá vỡ sự phát triển bền vững của nhân loại.
Lên đầu trang