Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Tìm hiều gốc tích Tháng Hoa Đức Mẹ

DucMe-LaVangLà người Công giáo Việt Nam, nhất là những người đã lớn lên trong một xứ đạo miền Bắc, Trung hoặc Nam, có lẽ họ không lạ gì sinh hoạt tôn giáo trong tháng Năm, tháng Hoa Đức Mẹ. Khi ngàn hoa xanh, đỏ, trắng, tím, vàng nở rộ trong cánh đồng, thì con cái Mẹ cũng chuẩn bị cho những đội dâng hoa, những cuộc rước kiệu, để tôn vinh Mẹ trên trời. Những điệu ca quen thuộc trìu mến bỗng nổi dậy trong tâm hồn cách thân thương, nhất là bài "Đây Tháng Hoa" của nhạc sĩ Duy Tân với điệu 2/4 nhịp nhàng:
"Đây tháng hoa, chúng con trung thành thật thà. Dâng tiến hoa lòng mến dâng lời cung chúc. Hương sắc bay tỏa ngát nhan Mẹ diễm phúc. Muôn tháng qua lòng mến yêu Mẹ không nhòa.
- Đây muôn hoa đẹp còn tươi thắm xinh vô ngần. Đây muôn tâm hồn bay theo lời ca tiến dâng. Ôi Maria, Mẹ tung xuống muôn hoa trời. Để đời chúng con đẹp vui, nhớ quê xa vời.
- Muôn dân trên trần mừng vui đón tháng hoa về. Vang ca tưng bừng ngợi khen tạ ơn khắp nơi. Ánh hồng sắc hương càng tô thắm xinh nhan Mẹ. Sóng nhạc reo vang tràn lan đến muôn muôn đời".
Nếu có ai tự hỏi: Tháng Hoa có từ đời nào? Do ai khởi xướng? thì câu trả lời cũng không khó khăn gì.
Gốc tích như thế này:
Vào những thế kỉ đầu, hàng năm, khi tháng Năm về, người Rôma tôn kính sự thức giấc sau mùa đông dài của thiên nhiên bằng những cuộc tổ chức gọi là những ngày lễ tôn kính Hoa là Nữ thần mùa Xuân.
Các tín hữu Công giáo trong các xứ đạo đã thánh hóa tập tục trên. Họ tổ chức những cuộc rước kiệu hoa và cầu nguyện cho mùa màng phong phú.

Liên Hội đồng Giám mục Âu châu: Đại hội giáo lý viên Âu châu lần thứ XII

WHĐ (09.05.2012) / VIS Từ ngày 7 đến 10 tháng Năm 2012, Đại hội giáo lý viên Âu châu lần thứ XII được tổ chức tại Roma với chủ đề: “Khai tâm Kitô giáo theo viễn tượng Tân Phúc Âm hóa”. Đại hội chú ý đặc biệt đến thiếu nhi và người trẻ trong độ tuổi từ 7 đến 16 tuổi.
Đại hội do Liên Hội đồng Giám mục Âu châu (CCEE) tổ chức, dưới sự điều phối của Ủy ban CCEE về giáo lý, trường học các đại học. Tham dự Đại hội có các giám mục và các giám đốc đặc trách giáo lý của các quốc gia thuộc các Hội đồng Giám mục châu Âu.

Thứ năm Tuần 5 Phục sinh 10.5.2012 "Niềm vui trọn vẹn"

Lời Chúa: Ga 15, 9-11
Khi ấy, Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người. các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để niềm vui của Thầy ở trong anh em, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.”

Pakistan: Mẹ Têrêsa của Pakistan qua đời

 
Faisalabad - Cộng đồng Công Giáo đang khóc thương cái chết của Nữ tu Alessia. Được biết đến như là Mẹ Têrêsa của Pakistan’, nữ tu chào đời tại một làng nhỏ ở vùng Veneto của Ý, và đã dành 61 năm đời mình làm việc tại đất nước nghèo này của châu Á, hiến đời mình cho người bị gạt bên lề, phụ nữ, và người nghèo. Tuy nhiên, nữ tu sẽ được đặc biệt nhớ đến nhờ sự tận tâm của nữ tu cho ngưởi khuyết tật.
Tang lễ của nữ tu Alessia đã được tổ chức ngày 30-4 trong nhà thờ chính tòa ở Faisalabad, trước sự hiện diện của hơn 350 linh mục, nữ tu, giáo lý viên, nhà giáo dục, sinh viên học sinh, phóng viên báo chí, đại diện của các tổ chức xã hội dân sự và nhiều tín hữu. Trong buổi lễ, các người tham dự đã tôn vinh nữ tu về các sự phục vụ của nữ tu cho loài người.

Liên Hội đồng Giám mục Âu châu: Đại hội giáo lý viên Âu châu lần thứ XII

 
WHĐ (09.05.2012) / VIS – Từ ngày 7 đến 10 tháng Năm 2012, Đại hội giáo lý viên Âu châu lần thứ XII được tổ chức tại Roma với chủ đề: “Khai tâm Kitô giáo theo viễn tượng Tân Phúc Âm hóa”. Đại hội chú ý đặc biệt đến thiếu nhi và người trẻ trong độ tuổi từ 7 đến 16 tuổi.
Đại hội do Liên Hội đồng Giám mục Âu châu (CCEE) tổ chức, dưới sự điều phối của Ủy ban CCEE về giáo lý, trường học và các đại học. Tham dự Đại hội có các Giám mục và các giám đốc đặc trách giáo lý của các quốc gia thuộc các Hội đồng Giám mục châu Âu.

Người phụ nữ ấy - Truyện ngắn


 
Sinh ra trong một gia đình Công giáo, nhà nghèo không được ăn học bằng bạn bằng bè nhưng chị luôn được cha mẹ dạy dỗ để sống sao cho xứng đáng là một Kitô hữu. Chị đẹp lắm, nét đẹp dịu dàng đằm thắm, mang chút mộc mạc của một cô thôn nữ. Biết bao chàng trai trong làng thầm thương trộm nhớ và anh cũng vậy.
Anh khác chị, sinh ra trong gia đình khô đạo, bố mẹ anh cũng là người Công giáo, nhà thờ cách có vài bước thôi, nhưng chẳng bao giờ ra đến nhà thờ. Anh giỏi giang, đa tài và đặc biệt, anh vẽ đẹp lắm!

Tháng năm kỷ niệm: Một dấu yêu cất giữ, một nỗi bâng khuâng chợt về!

Tháng năm lại về trong khung trời kỷ niệm, những ngày ấu thơ, những ngày hoa nở, những buổi học cuối kỳ, những ngày hè oi bức, những chiều mưa ròng, những chiều hái hoa dâng Mẹ. Tháng năm, bao kỷ niệm êm đềm, bây giờ tháng năm.

Mỗi mùa tháng năm đến, nhìn những đứa trẻ tung tăng trước sân nhà thờ, vui chơi trước trường, những em bé leo trèo lên cành phượng đỏ thắm, những chú bé học trò chạy nhảy dưới sân. Những dòng ký ức lại về, gợi nhớ bao hình ảnh tháng năm.
Tháng năm, cái nắng mùa hè oi bức, với cơn gió thoảng dịu mát, đem về hương gió đồng nội mùi hương lúa sắp chín. Ngày thơ ấy, buổi trưa hè nắng oi bức, bọn trẻ thường hay tắm lặn ngụp dưới sông. Leo trèo những vườn cây có trái, đu đeo trên những cây phượng rực sắc hoa đỏ. Lòng những hân hoan, mùa hè sắp đến, mùa chia tay lớp cũ và có thêm bạn mới.

THƯ CỦA CHÚA GIÊSU

  Thiên đàng, ngày... tháng...năm…
Con yêu của Ta! Sáng nay con thức dậy. Ta dõi bước con và hy vọng con sẽ nói chuyện với Ta dù chỉ là vài lời, hỏi ý kiến Ta hay cảm ơn Ta về một việc gì đó xảy ra trên đời sống con.
Nhưng Ta để ý thấy con quá bận rộn tìm một bộ đồ vừa ý, cột tóc hay chải tóc cho thật đẹp để chuẩn bị đi làm hoặc đến trường... Con chạy quanh nhà tìm thứ này thứ kia và Ta biết con sẽ có dư vài phút để chào Ta buổi sáng, nhưng con lại quá bận rộn. Một lúc nào đó, con phải ngồi đợi 15 phút mà chẳng làm gì ngoài việc ngồi trên ghế. Rồi bất ngờ con nhảy dựng lên, Ta rất mừng vì tuởng rằng con muốn nói chuyện với Ta. Nhưng không, con lại chạy đi nghe điện thoại và gọi cho một người bạn để tán gẫu. Ta trông theo mỗi bước chân con đến trường hay đến bất cứ nơi đâu. Nhưng Ta biết chắc rằng con quá bận rộn với việc học, việc làm của mình nên không thể nói chuyện với Ta.

Giáo Hội không chấp nhận bất kỳ tín hữu nào phủ nhận Vatican II

WHĐ (08.05.2012) / CNS – “Giáo huấn của Công đồng Vatican II, đặc biệt là về Do Thái giáo và các tôn giáo khác, bắt nguồn từ thần học Kitô giáo truyền thống và Kinh Thánh, và Giáo Hội Công giáo sẽ không nhân nhượng những ai không chấp nhận giáo huấn của Công đồng”, đó là phát biểu của Đức ông David Jaeger – một tu sĩ Phanxicô người Israel, hiện đang làm thẩm phán tại Tòa Thượng thẩm Roma.
Đức ông David Jaeger lo ngại về một xu hướng “nơi này nơi khác trong đạo Công giáo, tỏ ra khoan dung với những nhóm lạc giáo –những nhóm này ở bên lề nhưng cũng được nhiều người biết đến– phủ nhận giáo huấn của Công đồng, gồm cả tuyên ngôn Nostra Aetate về quan hệ của Giáo Hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo.
Đức ông Jaeger, người sinh trưởng trong một gia đình Do Thái, đã nói về Nostra Aetate trong một hội nghị về Công đồng Vatican II diễn ra trong hai ngày 3 và 4 tháng Năm tại Đại học Thánh giá ở Roma do Opus Dei điều hành.
Đức ông nói: “Giáo huấn của Hội Thánh trong Nostra Aetate tuy được coi là hết sức mới mẻ nhưng lại hoàn toàn tương hợp với những trực giác rất lâu đời của thần học Kitô giáo khi khẳng định ‘nơi các tôn giáo khác, nhất là trong những trường hợp đặc biệt, có thể có những yếu tố chân lý sự thánh thiện’. Ngoài ra, địa vị đặc biệt của Do Thái giáo, đã từng được Thánh Phaolô quảng diễn trong Thư gửi tín hữu Roma, cũng đã được nhấn mạnh trong văn kiện này”.
Nostra Aetate giải thích giáo thuyết của Giáo hội về Do Thái giáo, tôn giáo duy nhất có nguồn gốc trong mc khải Kinh Thánh, không nhìn nhận Chúa Kitô; đó là lý do tại sao Giáo Hội không coi Do Thái giáo đơn giản chỉ là một tôn giáo ngoài Kitô giáo, nhưng lại dành cho tôn giáo này một địa vị độc đáo.
Dù vẫn công nhận mối quan hệ độc đáo và đặc biệt giữa Thiên Chúa và dân Do Thái, nhưng Công đồng đã không nói rằng Do Thái giáo cũng là một con đường song song đem lại ơn cứu độ và không phủ nhận rằng một cách nào đó, cuối cùng, mọi ơn cứu rỗi sẽ được hoàn tất nhờ Đức Kitô.
Rõ ràng là những vụ thảm sát kinh hoàng, và những đối xử bất công và đàn áp người Do Thái trong nhiều thế kỷ của những người tự xưng mình là Kitô hữu -vì thế cũng tin rằng mình có thể biện minh cho sự tàn bạo ấy-, tuyên ngôn Nostra Aetate lên án nghiêm khắc thái độ ấy nêu rõ rằng việc viện dẫn Kitô giáo để ủng hộ thái độ ấy là hoàn toàn không hợp pháp.
Đức ông cho rằng: “Ngày nay còn đặt vấn đề tuyên ngôn Nostra Aetate mang lại hiệu quả như thế nào thì thật kỳ lạ”.
Đức ông nói: “Tuy nhiên phải tận dụng cơ hội này để nghĩ xa đến việc không nhân nhượng với những ai phủ nhận giáo huấn của Công đồng, cũng như không có chuyện thỏa hiệp với việc chấp nhận một cách nửa vời, môi mép đối với giáo huấn của Công đồng Vatican II nói chung, và với tuyên ngôn Nostra Aetate nói riêng, hoặc nói năng, suy nghĩ về giáo huấn còn quá thận trọng”.
Đức ông nhấn mạnh: “Không bao giờ được lãng quên hay xem nhẹ những gương xấu rất tệ hại của những kẻ lạm dụng Danh Chúa Kitô, tự xưng là Kitô hữu để bức bách và đàn áp những người Do Thái trong nhiều thế kỷ”.
(Cindy Wooden, CNS, 05-05-2012)
 
Minh Đức

Diễn văn của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI tại Đại học Công giáo Thánh Tâm


trong cuộc viếng thăm Đại học Công giáo Thánh Tâm (Sacro Cuore) “Agostino Gemelli”
dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Phân khoa ngành Y và Giải phẫu
Roma, ngày 3-5-2012
Kính thưa các Đức hồng y,
Anh Em thân mến trong hàng Giám mục và Linh mục,
Kính thưa Ông Chủ tịch Hạ viện và Quý vị Bộ trưởng,
Kính thưa Ông Viện trưởng,
Các cấp Chính quyền thân kính,
Các Nhân viên Y tế và Đại học,
Các Sinh viên và Bệnh nhân thân mến,
Thật là niềm vui mừng đặc biệt cho tôi, vì được gặp quý vị hôm nay để mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Phân khoa ngành Y và Giải phẫu của Đại học Đa khoa “Agostino Gemelli”. Tôi cám ơn vị Chủ tịch Học viện Toniolo, Đức hồng y Angelo Scola và ông Viện trưởng, giáo sư Franco Anelli, về các lời tốt đẹp thân thương quý vị dành cho tôi. Tôi xin chào thăm ông Gianfranco Fini, Chủ tịch Hạ viện, các vị Bộ trưởng, quý ông Lorenzo Ornaghi và Renato Balduzzi, rất nhiều khách quý, các cấp Chính quyền, cũng như quý vị giáo sư, bác sĩ, các nhân viên và các sinh viên của Đại học Đa khoa ngành Y và Giải phẫu của Đại học Công giáo.
Tôi cũng xin biểu lộ cảm tình đặc biệt với Anh Chị Em bệnh nhân thân mến.

Người yêu cũ của Thủ tướng Anh Cameron trở thành đan sĩ


Sr. John Mary
EMTY (Rôma, 8-5-2012, Vatican Insider, bài của Mauro pianta) - Cô có thể đã trở thành đệ nhất phu nhân của nước Anh, nhưng cô đã chọn để trở thành nữ tu Dòng Biển Đức. Laura Adshead, 44 tuổi, bạn gái của Thủ tướng Anh David Cameron từ mùa xuân năm 1990 đến mùa hè 1991. Vào năm 2008, sau khi thấy cuộc đời mình ngày càng lấn sâu vào những chuyện tầm phào, nghiền rượu và ma tuý, người phụ nữ có mái tóc vàng óng đã quyết định vào Dòng Biển Đức và trở thành Sr. John Mary. Hiện nay, sơ sống với 36 nữ tu khác trong một đan viện tại Connecticut, cách New York 3 giờ lái xe.

Abba! Cha Ôi (số 204)

"Dưới hình bánh rượu khiêm tốn, được biến bản thể thành mình và Máu Người, Chúa Kitô đồng hành với chúng ta, Người là sức mạnh và của ăn đàng cho chúng ta, và Người biến chúng ta thành những chứng nhân hy vọng cho tất cả anh em chúng ta. Nếu đứng trước mầu nhiệm này, lý trí của chúng ta cảm nhận giới hạn của mình, thì con tim, được chiếu sáng nhờ ơn Thánh Thần, hiểu rõ phải có thái độ nào, khi chìm sâu trong tôn thờ và trong một tình yêu không giới hạn.
Chúng ta hãy mượn lời tâm tình của thánh Tôma Aquinô, nhà thần học lừng danh và đồng thời là thi nhân say đắm của Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể của Người, và hãy để cho tâm hồn chúng ta cũng mở rộng ra để chiêm ngưỡng mục tiêu đã hứa, mục tiêu mà con tim chúng ta đang hướng tới, khao khát niềm vui và an bình:
Lạy Chúa Giêsu, Mục Tử nhân lành,
Bánh đích thực, xin thương xót chúng con,
xin nuôi dưỡng và phù trì che chở,
xin cho chúng con hưởng phúc tuyệt vời
trong cõi đất dành cho những kẻ sống.
Chúa biết hết và làm được mọi sự.
Ở trần gian này, Chúa nuôi dưỡng chúng con,
Xin cho chúng con mai sau trên trời
Cũng được đồng bàn và đồng thừa kế
Với đại gia đình các thánh muôn đời. »
(trích từ Thông điệp
Bí tích Thánh Thể của ĐTC Gioan Phaolô II)

Abba! Cha Ôi (số 203)

CHÚA TRONG CUỘC ĐỜI
Chúa Giêsu của con ơi! Chúa có cách hiện diện của Chúa trong đời con; chỉ cho riêng con. Nhưng con lại hay tìm sự hiện diện của Chúa theo cách của người khác. Chúa có một chỗ hẹn riêng tư cho đời con, chỉ với linh cảm riêng của bản thân con mới gặp được Chúa. Hành trình thiêng liêng, tâm lý cuộc sống, xúc cảm đời thường, Chúa luôn bên con. Nhìn lại phía sau con chỉ thấy những dấu chân. Nhìn lên phía trước con chỉ thấy những bóng mờ. Con đâu biết Ngài đang bên cạnh con, là mặt trời đã soi vào con để con tiếp nhận trực tiếp ánh sáng, nhưng con chỉ thấy bóng mờ của mình và đi theo bóng mờ đó; cũng chỉ với chính mình nhưng còn hão huyền và không thực tế. Mặt trời bên cạnh soi đường để con thấy rõ mọi sự. Hiển nhiên quá đến nỗi con chỉ ngắm nhìn sự vật mà quên nguồn ánh sáng cho mình khả năng nhìn nhận. Phía sau con là những dấu chân: chênh vênh, vững chãi, thẳng thắn, xiêu vẹo… cũng nhờ ánh sáng mà con nhận ra. Con cố ngoái nhìn những bước chân để lại mà đôi lúc quên đi chỗ đứng hiện tại và bước đặt tiếp theo. Mặt trời cứ soi, ánh sáng cứ chiếu tỏa và mọi vật vẫn hiện diện cách rõ ràng. Con không sờ vào được ánh sáng, con cũng chẳng nhìn thẳng vào được mặt trời. Nhưng con không thể sống thiếu mặt trời và sẽ yếu đuối tột cùng nếu không có ánh sáng. Chúa trong đời con, con không sờ được bằng xúc giác. Chúa ở với con, con không nhìn thấy bằng thị giác. Chúa nói với con, con không nghe được bằng thính giác. Nhưng con cảm nhận được Chúa như ánh sáng bao trùm con và còn bao trùm cả mọi sự quanh con nữa…

Abba! Cha Ôi (số 202)

Hãy biến mỗi hành vi ta, thành một cử chỉ biểu lộ lòng yêu mến Chúa, cách thật đơn giản, thật bình thường.
Trong việc chấp nhận hoàn toàn và vui vẻ giây phút hiện tại.
Hãy biết hiệp với cuộc sống Đức Kitô trong những hành vi tầm thường nhất để chúng được thánh hoá.
(G. BOSSIS)
20 Ý TƯỞNG CÓ THỂ LÀM THAY ĐỔI CUỘC SỐNG CỦA BẠN
Cuộc sống đôi lúc gây cho bạn nhiều bực dọc và phiền toái. Bạn dễ dàng cau có, nổi giận, thất vọng, buồn bã, chán chường vì một câu nói của ai đó, vì một lời nói nặng nhẹ… Và ngược lại, một số từ có thể tạo được cảm xúc hoặc giúp chúng ta thay đổi suy nghĩ hay cách nhìn nhận sự việc. Cô Maryann Troiani, giáo sư tiến sĩ, nhà tâm lý học người Mỹ cho biết: "Những từ ngữ mang tính tiêu cực làm nhụt nhuệ khí, làm cạn sức lực và ngược lại, những từ hay ý đẹp được lặp đi lặp lại nhiều lần, chắc chắn sẽ giúp truyền cảm hứng cũng như tạo cho bạn môt cảm giác nhẹ nhàng, thư thái và vui vẻ". Vì vậy, bạn hãy giữ cho mình những từ dưới đây, hy vọng sẽ luôn giúp bạn có được một tâm trạng thoải mái và yêu đời.
Một sự khởi đầu.

Abba! Cha Ôi (số 169)

HY VỌNG CHO NGƯỜI NGHÈO
"Bạn nghèo, bạn nghèo hãy sống ước ao. Bạn nghèo, bạn nghèo hãy sống khát khao Nước Trời. Bạn nghèo, bạn nghèo có Đức Ki-tô. Bạn nghèo, bạn nghèo được phúc đầy no ơn Trời." Lời bài hát này có gợi cho ta suy nghĩ nào không? Phải chăng người nghèo cũng có quyền được ước ao hay khao khát một cái gì đó sao? Tại sao với Đức Ki-tô, người nghèo lại trở nên những người có phúc?
Nếu đọc một mạch cả chương 9 của Tin Mừng theo thánh Mát-thêu, tạm bỏ qua tất cả các tiêu đề của người phiên dịch, ta sẽ thấy một khung cảnh khá lý thú: Đức Giê-su tiếp xúc với đủ mọi hạng người thuộc nhiều thành phần xã hội Do-thái thời ấy. Trong đó, ta sẽ thấy ngoài những hạng người được xem là "giàu", nghĩa là họ chẳng cần gì cả như các kinh sư, Pha-ri-sêu, phường kèn và đám đông ở nhà vị thủ lãnh, còn lại là những con người thiếu thốn một cái gì đó, chẳng hạn thiếu sức khoẻ như anh chàng bại liệt, người đàn bà bị băng huyết, viên thủ lãnh, hai anh mù, người câm bị quỷ ám và đám đông lầm than vất vưởng không người chăn dắt. Tương quan của Chúa Giê-su đối với những người này như thế nào? Người nghèo là ai đối với Chúa Giê-su? Và Người đã mạc khải điều gì cho con người chúng ta hôm nay?

Abba! Cha ÔI (số 165)

"Truyền Giáo là bản chất của Giáo Hội. Vì thế mọi người Kitô hữu đều có bổn phận truyền giáo. Truyền giáo có nhiều cách thức: bằng cầu nguyện hy sinh, bằng đời sống gương mẫu, bằng công cuộc phát triển… Vì thế, không ai có quyền thoái thác bổn phận ưu tiên hàng đầu này…"
(Trích trong sách "Cha Tôi" của Đức ông Phan Văn Hiền)
GIA ĐÌNH LÀ YÊU THƯƠNG
Hôm rồi, một người bạn ABBA nói tôi viết vài dòng "Bạn nghĩ gì về gia đình?". Nhận lời rồi (vì bạn ấy khích "Bộ bạn không có gia đình sao mà không biết viết gì?"), nhưng nghĩ mãi không biết viết cái gì đây. Gia đình nào cũng có những yêu thương, hạnh phúc thiêng liêng của nó, nhưng cũng có những khổ tâm, bất hạnh theo nhiều cấp độ, và theo suy nghĩ của mỗi cá nhân. Tôi không biết nói cái gì, và bắt đầu từ đâu. Chủ nhật ở nhà xem phim truyện Việt Nam "Vai diễn đầu đời" thấy cũng khá thú vị, thôi thì tôi sẽ kể về bộ phim này vậy.
Lên đầu trang