Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ bảy Tuần 3 Phục sinh 28.4.2012 "Anh em cũng muốn bỏ đi sao? "

Lời Chúa: Ga 6, 60-69
Khi ấy, có nhiều môn đệ của Đức Giêsu nói rằng: “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?” Nhưng Ðức Giêsu tự mình biết được là các môn đệ đang xầm xì về vấn đề ấy, Người bảo các ông: “Ðiều đó, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư? Thế thì anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao? Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống. Nhưng trong anh em có những kẻ không tin”. Quả thật, ngay từ đầu, Ðức Giêsu đã biết những kẻ nào không tin, và kẻ nào sẽ nộp Người. Người nói tiếp: “Vì thế, Thầy bảo anh em: không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho”. Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi với Người nữa. Vậy Ðức Giêsu hỏi Nhóm Mười Hai: “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?” Ông Simon Phêrô liền đáp: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Ðấng Thánh của Thiên Chúa.”

Dâng hiến cho Thiên Chúa, phải trả với giá nào?

 
Chọn theo Chúa trên con đường thánh hiến hoàn hảo đòi hỏi phải từ bỏ và hy sinh nhiều. Nhưng đó cũng là một con đường được dệt với nhiều niềm vui và ân sủng mà Thiên Chúa dành cho những người Chúa đã tuyển chọn. Chúng tôi đã hỏi trực tiếp một tu sĩ và đây là lời chứng của Thầy về đời sống thánh hiến.
Thưa Thầy, đâu là ý nghĩa của sự cô đơn trong đời Thầy?
Cô đơn là một phúc lành và đồng thời cũng là một thử thách. Một tu sĩ trẻ của Dòng chia sẻ: "Sa mạc là một ngọn lửa thanh tẩy. Trong cô đơn, tất cả những cái chúng ta là thì thực sự diễn ra trước mắt chúng ta. Ở đây, các công trình xây dựng dở dang bị bỏ hoang, những bức tường dày mà chúng ta dựng lên để bảo vệ chúng ta, tạo nên một con đường dốc đứng, đi trong bóng tối, một cách mò mẫm, nhưng đó là con đường của sự thật. Tất cả sự an toàn cá nhân dựa trên những lồi lõm của con đường đấy và đó là sự chắc chắn duy nhất, còn chúng ta cũng chẳng thể làm gì."

5 phút cho Lời Chúa - Tháng 5/2012

Ý chung: Cầu cho gia đình. Xin cho những sáng kiến nhằm bảo vệ và củng cố vai trò của gia đình được đề cao trong xã hội.
Ý truyền giáo: Đức Maria, hướng dẫn viên của các nhà truyền giáo. Xin cho Đức Maria Nữ vương vũ trụ và Ngôi sao sáng của việc truyền giáo đồng hành với mọi thừa sai trong việc công bố Chúa Giêsu Con Mẹ.

DucMe1

FABC: nguồn gốc, cơ cấu và chức năng


Vào tháng 11 năm nay, FABC (Federation of Asian Bishops’ Conferences: Liên Hội đồng Giám mục Á châu) sẽ mừng sinh nhật thứ 40 và dự trù tổ chức Hội nghị Khoáng đại (Plenary Assembly) tại Việt Nam. Hướng về thời điểm này, nhiều người sẽ muốn có thêm những hiểu biết về FABC.
Nguồn gốc và lịch sử
Để hiểu về FABC, ta cần quay về Công đồng Vatican II. Trong thời gian họp Công đồng tại Rôma, nhiều giám mục Á châu lần đầu tiên được gặp nhau. Phát sinh từ những ngày tháng làm việc với nhau ở đây, tình bạn giữa các ngài đã hình thành trong cảm thức có chung một bản sắc. Các giám mục Á châu nhận ra rằng, cho đến nay, các ngài đã có nhiều cơ hội làm việc chung với các giám mục Âu châu, trong khi đó lại có rất ít việc và ít cơ hội để làm việc chung với nhau. Vì vậy, các ngài bắt đầu nghĩ về sự cần thiết phải có một cơ cấu nhằm tạo ra nhiều tương tác hơn giữa các giám mục trên khắp đại lục châu Á.
Sau đó, chuyến viếng thăm Manila của Đức giáo hoàng Phaolô VI vào tháng 11 năm 1970 đã tạo cơ hội cho các giám mục Á châu đến với nhau tại Philippines. Chuyến tông du này trở thành cơ hội họp mặt của 180 giám mục từ khắp châu Á, mang tên Hội nghị các Giám mục Á châu (ABM: Asian Bishops’ Meeting). Đây cũng là thời điểm cho khái niệm về một Liên Hội đồng Giám mục Á châu được hình thành.

“Xây dựng cầu nối hoà bình”, một dự án nối kết người Kitô giáo và Hồi giáo ở Iraq

EMTY (Kirkuk, Iraq, 4-26-2011, AsiaNews) – Đức Tổng Giám mục Canđê của Kirkuk, phía bắc Iraq, đã tổ chức một diễn đàn hoà giải hôm 26-4 với chủ đề “Xây dựng cầu nối hoà bình”, theo sáng kiến của Đức Tổng Giám mục Louis Sako của thành phố.

Hội nghị đã quy tụ khoảng 50, bao gồm các nhà lãnh đạo Kitô giáo, Hồi giáo; các chính trị gia như thống đốc tỉnh, các nhà lập pháp, các vị lãnh tụ của đảng, tộc trưởng bộ lạc; các nhà lãnh đạo tôn giáo từ các cộng đồng Shia, Sunni; và các đại diện thuộc cộng đồng người Kurd, Ảrập, Turkmen và Assyrian-Canđê.

Toà Thánh lên án các tổ chức Công giáo bất hợp pháp tại Trung Quốc


VATICAN – Uỷ ban Toà Thánh về Giáo Hội tại Trung Quốc tái lên án Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc và tập đoàn GM theo nhà nước, đồng thời kêu gọi các GM tại đây hãy có lập trường rõ ràng, trung thành với ĐTC.

Lập trường trên đây được trình bày trong thông cáo của Uỷ ban Toà Thánh về Trung Quốc, công bố hôm 26-4-2012, sau 3 ngày nhóm họp thường niên tại Vatican: 23 đến 25-4-2012 về đề tài “Huấn luyện giáo dân”.

Abba! Cha Ôi (số 90)

Tết Trung Thu em rước đèn đi chơi…
Ngày Tết Thiếu Nhi hằng năm sắp đến rồi! Đã có rất nhiều xứ đạo, các tổ chức, nhóm và đoàn thể đang chuẩn bị mọi điều kiện để các em vui chơi. Năm nay ABBA được biết cũng có nhiều nhóm bạn trẻ, các nhóm sinh viên sẽ ra các vùng ngoại ô nông thôn, xuống các vùng sâu vùng xa ở miền tây, lên các vùng tây nguyên đang nghèo đói để tổ chức và vui Tết Trung Thu với các em, đem niềm vui đến cho các em thiếu nhi nghèo…
Hòa cùng niềm vui và những cử chỉ thật dễ thương và đáng trân trọng trên của các bạn trẻ, ABBA cầu chúc các em thiếu nhi khắp mọi miền đất nước, nhất là các em thiếu nhi không được may mắn, sẽ vui đón Tết Trung Thu, Tết dành riêng cho thiếu nhi VN, tràn ngập niềm vui tươi và hạnh phúc… Chào thân ái!

Abba! Cha Ôi (số 89)

CUỘC ĐỜI LÀ CÂY THẬP GIÁ
Người Công giáo Việt Nam thường treo ảnh của người thân đã qua đời trong nhà. Các tấm ảnh được treo, luôn luôn là hình ảnh lúc sinh thời của người ấy. Không ai treo ảnh bị chết. Một lý do thật đơn giản: người ấy có chết đâu. Họ chỉ qua đời thôi. Họ đang sống ở một đời khác, một thể dạng khác và chỉ có ai đã qua đời mới biết rõ.
Nhưng người Công giáo lại treo hình Chúa chịu chết suốt hơn 2000 năm qua. Chắc chắn Giáo Hội không tuyên truyền cho sự chết, mà Giáo Hội muốn nói cái chết là cái đã đến, và sẽ đến chỉ là một nhịp của sự sống chứ không còn là một sự tuyệt vọng bất tử nữa. Từ khi Chúa Giêsu bẻ gãy sự chết và trỗi dậy vinh quang thì cái chết không còn là mối đe dọa khiến người ta sẵn sàng làm mọi sự dù là gian manh độc ác, để được sống. Cái chết chỉ là một dấu lặng trong bản nhạc hoan ca của sự sống Chúa Giêsu mà bất kỳ ai trong nhân loại này cũng có thể nhận bản nhạc oai hùng đó là của mình khi chân thành nhìn nhận Giêsu là Cứu Chúa của mình.
Nên Thập Tự Giá đã trở nên một biểu tượng của sự sống chứ không phải dấu hiệu của sự chết. Một biểu tượng hạnh phúc rất người.

Abba! Cha Ôi (số 88)

HÃY SỐNG, NGAY BÂY GIỜ !
Chắc hẳn rất nhiều người trong chúng ta biết rằng từ "present" rất đặc biệt, nó vừa mang nghĩa là "hiện tại" vừa mang nghĩa là "món quà". Và tôi nhớ có ai đó đã nói: "Quá khứ là lịch sử. Tương lai là mầu nhiệm. Còn hiện tại là một món quà của cuộc sống."
Cuộc sống chính là món quà vô giá, là tặng phẩm mà Thiên Chúa trao ban cho mỗi người chúng ta. Quá khứ thì đã qua, tương lai thì chưa đến. Tất cả những gì bạn có là hiện tại. Thước đo sự bình an tinh thần và hiệu quả cá nhân được thể hiện ở khả năng sống cho hiện tại của chúng ta. Bây giờ là lúc bạn đang hiện hữu. Không cần biết điều gì đã xảy ra ngày hôm qua và điều gì sẽ xảy ra ngày mai. Từ quan điểm này, chìa khóa cho hạnh phúc chính là tập trung đầu óc chúng ta vào thời khắc hiện tại.

Abba! Cha Ôi (số 87)

NẾU BẠN CHƯA BIẾT GIÊSU LÀ AI, NHƯNG BẠN LẠI KHÁT KHAO HẠNH PHÚC
( tiếp theo )
4. Có một sự thật mà không phải ai ở gần Giêsu cũng hiểu Hắn ngay đâu. Các anh chài lưới theo gót Hắn mấy năm trời, thế mà còn không nhận ra Hắn trong những lúc đặc biệt, nên trong những khi đọc những dòng này mà bạn chưa hiểu hoặc chưa nhận thấy hết sức sống của Hắn cũng là điều rất bình thường. Cần có thời gian để bạn và Hắn tâm tình riêng với nhau, tức là bạn dám trao cho Hắn những nỗi lòng sâu thẳm và cả những bất lực của thể xác bạn, lúc ấy tôi dám chắc rằng bạn sẽ không thể nào không nhận ra Hắn, vì Hắn ở trong chính con tim của bạn rồi. Nên dù Hắn có "đi trên biển" mà đến với bạn, bạn cũng biết là ai mà!

Abba! Cha Ôi (số 86)

CHUYẾN ĐI ĐỊNH MỆNH VÀO NGÀY LỄ ĐỨC MẸ LÊN TRỜI
(Được phép trích một đoạn của bài: Cuộc di tản hãi hùng và Vượt biển kinh hoàng của một Gia đình với mười người con của nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh.)
CUỘC VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG CỦA MỘT GIA ĐÌNH VỚI MƯỜI NGƯỜI CON.
Để sửa soạn cho cuộc vượt biên ra nước ngoài, gia đình tôi thay phiên vào rừng sâu đốn cây, xẻ gỗ để tự đóng tầu. Ròng rã suốt 4 năm, cả gia đình chúng tôi phải chịu đựng biết bao gian khổ, làm việc cực lực không kể ngày đêm trong hoàn cảnh thiếu thốn đủ bề, ăn không đủ no mặc không đủ ấm... bằng mọi giá chúng tôi phải đóng cho được một tầu nhỏ (chiếc ghe thì đúng hơn). Cuối cùng, con tầu bé nhỏ đã hoàn thành với chiều dài 9m, ngang 2.50 m, gắn máy một " Một Lốc", được trang bị chài lưới, giả dạng đi đánh cá, buôn than, chở củi .v.v... để bảo mật, dò đưng và rút tỉa kinh nghiệm hầu mong con tầu thoát ra khỏi cửa biển Vũng Tàu.
Lên đầu trang