Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Chúa nhật 5 Phục sinh 6.5.2012 "Ở LẠI TRONG THẦY"


Lời Chúa: Ga 15, 1-8
Khi ấy, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn. Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em. Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy. Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được. Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi. Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin. anh em sẽ được như ý. Ðiều làm Chúa Cha được tôn vinh là: Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy.”

“Hiệp thông với Chúa và với tha nhân” – Suy niệm TM Chúa nhật V PS, năm B (Lm. Đan Vinh)

CHÚA NHẬT V PHỤC SINH B
Cv 9,26-31 ; 1 Ga 3,18-24 ; Ga 15,1-8
HIỆP THÔNG VỚI CHÚA VÀ VỚI THA NHÂN
 1. Têrêsa: Mãu gương hiệp thông với Chúa:
Thánh nữ Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su, sinh năm 1873 tại A-lăng-sông (Alancon) nước Pháp. Ngay từ năm 15 tuổi, Tê-rê-sa đã được đặc ân gia nhập dòng kín Các-men. Chín năm sau, tức năm 1897, chị Tê-rê-sa đã an nghỉ trong Chúa do bị bệnh lao phổi. Thế mà, ngay sau khi qua đời, tiếng thơm nhân đức của ngài đã vang đi khắp nơi. Rồi 28 năm sau, tức vào năm 1925, Tê-rê-sa đã được Đức Pi-ô XI phong lên bậc hiển thánh và được đặt làm bổn mạng các xứ truyền giáo, ngang hàng với thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê. Mới đây, Đức Gio-an Phao-lô Đệ Nhị lại phong Tê-rê-sa làm tiến sĩ của Hội Thánh.
Đọc tiểu sử của thánh nữ, ta thấy chị không phải vất vả đi khắp nơi giảng dạy giáo lý Thánh Kinh cho dân chúng, đương đầu với lạc giáo như thánh Đa-minh; Không sống khắc khổ hay ăn chay đánh tội như thánh Phan-xi-cô Khó Khăn; Không phải bỏ quê hương đi đến những vùng xa xôi truyền giáo như thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê ; Không để lại nhiều tác phẩm có giá trị triết lý và thần học như thánh Tô-ma A-qui-nô ; Không làm nhiều phép lạ giúp đỡ những người nghèo khổ bất hạnh như thánh Mác-tin Po-rê; Không chịu cực hình đau khổ để làm chứng cho Chúa như các thánh tử đạo Việt Nam… Thế nhưng tại sao Tê-rê-sa lại được Hội Thánh tôn vinh như một đại Thánh của thế kỷ XX và XXI? Thưa chính là nhờ chị có đời sống nội tâm đạo đức, luôn kết hiệp mật thiết với Đức Giê-su như cành nho gắn liền với thân cây nho. Nhờ sự kết hiệp đó, dù không làm được những việc lớn lao bề ngoài, nhưng Tê-rê-sa đã đem lại nhiều ích lợi cho Hội Thánh, đặc biệt là đường lối nên thánh của chị thánh phù hợp với Lời Chúa dạy và với tâm lý của con người thời đại mới. Nhờ kết hiệp mật thiết với Đức Giê-su, mà Tê-rê-sa đã đem lại một sinh lực mới cho Hội Thánh, như lời Chúa phán: “Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5).

Cùng đọc Toát Yếu Giáo Lý HTCG 24

Thứ bảy - 05/05/2012 14:37

 
CÙNG ĐỌC TY GL HTCG 24
BÍ TÍCH THÊM SỨC
*Hôm nay ta trao đổi Bí tích thứ hai là Thêm Sức. Bí tích này trong nghi thức nhập đạo, tức khai tâm cho người lớn được ban liền trong Thánh lễ ngay sau khi rửa tội, và trước khi cho rước lễ, tức lãnh Bí tích thứ ba là Thánh Thể. Nhưng trong mục vụ bình thường, trẻ thơ các gia đình Công giáo được rửa tội khoảng một tháng sau khi sinh (xưa sinh ra rửa tội liền, hoăc chỉ 1 vài ngày sau), đến tuổi khôn học giáo lý thì được Xưng Tội, Rước lễ, tức lãnh Bí tích Hoà giải và Thánh Thể trước, sau đó học biết giáo lý thêm khoảng 3 năm mới được Thêm Sức-đón nhận dồi dào Chúa Thánh Thần. Câu 265 trong TYGL cho ta biết vị trí của Bí tích này trong Nhiệm cục Cứu độ, tức trong chương trình nhiệm mầu mà Thiên Chúa cứu độ nhân loại, liên tục nhắc đến Ngôi Thứ Ba là Chúa Thánh Thần: “Trong Giao ước cũ, các tiên tri đã loan báo việc tuôn đổ Thánh Thần của Chúa trên Đấng Mêsia đang được mong đợi, và trên toàn dân của Đấng Mêsia. Trọn đời sống và sứ vụ của Đức Kitô diễn ra trong sự hiệp thông trọn vẹn với Chúa Thánh Thần. Các Tông đồ nhận lãnh Chúa Thánh Thần trong ngày lễ Ngũ tuần và loan báo “những kỳ công của Thiên Chúa” (Cv 2, 11). Qua việc đặt tay, các ngài trao ban cho các người mới lãnh nhận Bí tích Rửa tội hồng ân của chính Chúa Thánh Thần. Qua bao thế kỷ, Hội Thánh liên tục sống nhờ Chúa Thánh Thần và thông ban Chúa Thánh Thần cho con cái mình.”
 

Chuyện Thờ Ơ

Chuyện thờ ơ đã có từ muôn thuở, ngay sau khi Tổ tông loài người , ông Adam, Eva phạm tội ; và kể từ đó tội lỗi đã nhập vào thế gian, cũng xuất phát từ tội kiêu ngạo, chỉ biết có ta, không cần đếm xỉa tới ai.
Tuy nhiên,cũng chỉ là chuyện riêng tư, kín đáo và gần như vô hình, cá biệt. Chuyện một nhà Dòng, đang thời hưng thịnh, hằng ngày đón từng hàng hàng lớp lớp khách hành hương tham quan, tìm hiểu và xin lưu lại tĩnh tâm, cầu nguyện, bao trùm bầu khí siêu thoát.
Bỗng nhiên tu viện rơi vào tình trạng sa sút trầm trọng, dân chúng quanh vùng  và khách thập phương ngày càng xa dần, giới trẻ không còn ai vào tu, người ở trong muốn ra, người ngoài không muốn vào. Vị Bề trên lo sợ, liền tìm đến một vị ẩn sĩ hỏi ý kiến. Bất ngờ vị ẩn sĩ cho biết: Vì Chúa Giêsu đang giả dạng làm một thầy dòng trong cộng đoàn mà không ai quan tâm tới. Vị Bề trên  tức tốc quay trở về nhà Dòng, triệu tập các tu sĩ thông báo, Chúa Giêsu đang giả dạng là một tu sĩ trong cộng đoàn chúng ta, chúng ta đã thờ ơ, lãnh đạm, xem thường vị ấy.
Sau khi Bề trên tuyên bố tin trên, cả phòng họp như ngẹt thở, chìm vào không gian tĩnh lặng siêu nhiên; mọi người  gần như vái lạy nhau với tất cả lòng kính trọng sâu thẳm, chính Chúa đó !

Bài Giáo Lý của ĐTC: Cầu Nguyện và Phục Vụ

Lời cầu nguyện của chúng ta cũng phải được nuôi dưỡng bởi việc lắng nghe Lời Chúa, trong sự hiệp thông với Chúa Giêsu và Hội Thánh của Người.

Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý thứ 32 về cầu nguyện của ĐTC Bênêđictô XVI ban hành trong buổi triều yết chung ngày Thứ Tư 2 tháng 5 năm 2012 tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Lần này ĐTC tiếp tục loạt bài giáo lý về cầu nguyện trong Sách Tông Đồ Công Vụ, bàn về chứng từ của Thánh Thánh Têphanô, vị tử đạo đầu tiên của Hội Thánh . Đó là "mối liên hệ mật thiết với Thiên Chúa qua Thánh Kinh." Thánh Têphanô đã tìm được sức mạnh để "hiến cuộc sống của mình cho Đức Kitô."
* * *

Đại Hội Gia Đình Thế Giới 2012 dùng cả một phi trường để cử hành sự kiện

Milano - Chỉ còn khoảng một tháng nữa là Đại Hội Gia Đình Thế Giới lần thứ VII 2012 sẽ được tổ chức tại thành phố Milano (nước Ý). Ban tổ chức Đại Hội đã công bố trước báo chí rằng: 790.000 mét vuông tại phi trường Bresso (Milano) sẽ được dùng để tổ chức các sự kiện chính của Đại Hội, bao gồm: buổi canh thức cầu nguyện vào ngày 2 Tháng Sáu và Thánh Lễ Đại Triều với Đức Thánh Cha vào ngày 3 Tháng Sáu. Phi trường Bresso có thể chứa đến một triệu người và hiện nay đang được lắp dựng một sân khấu lớn (có kích thước bằng cả một ngôi nhà thờ một nghìn chỗ ngồi).
Trong buổi họp báo, Đức Giám Mục phụ tá Erminio De Scalzi - Chủ tịch Quỹ Gia Đình Milano 2012 nhấn mạnh rằng, Đại Hội Gia Đình Thế Giới sẽ không giống như các sự kiện quốc tế lớn được tổ chức tại thành phố khác - ví dụ như Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới được tổ chức tại Madrid hồi năm 2011 - tất cả các sự kiện tại Milano sẽ được tổ chức trong một khu vực cụ thể ngay trung tâm của một quận cửa ngõ thành phố. Điều này sẽ khiến cho khách hành hương di chuyển dễ dàng hơn. Theo kế hoạch chuẩn bị, sẽ có hàng trăm ngàn khách hành hương tham dự các sự kiện trong Đại Hội lần này.

5 TÂN ĐẠI SỨ TRÌNH THƯ ỦY NHIỆM LÊN ĐỨC THÁNH CHA

  VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi phát triển con người toàn diện, thăng tiến các sáng kiến giúp dân nghèo tự lập, và quan tâm đến chiều kích tinh thần của con người. Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 4.5.2012, dành cho các vị tân Đại Sứ của 5 nước cạnh Tòa Thánh, đến trình Ủy nhiệm thư, đó là Ethiopia, Malaysia, Cộng hòa Ai Len, Fiji và Arméni. Các Đại sứ này không thường trú ở Roma, nên được ĐTC tiếp kiến chung.
Trong diễn văn chào mừng, ĐTC nhắc đến những vấn đề lớn của thế giới ngày nay, nạn nghèo đói lan tràn, trong khi các nhu cầu tiêu thụ ngày càng gia tăng, khiến nhiều người cảm thấy bất mãn vì thiếu các phương tiện để đáp ứng nhu cầu mình cảm thấy. ĐTC nói: “Khi lầm than sống chung với tình trạng rất giàu có, sẽ nảy sinh ấn tượng bất công, có thể trở thành nguồn mạch của sự nổi loạn. Vì thế, các nước cần quan tâm làm sao để các luật lệ xã hội đừng gia tăng tình trạng chênh lệch và giúp mỗi người sống xứng đáng”.

Loan truyền


Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết, và tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến”.
Lời tuyên xưng sau phần “truyền phép” của Thánh lễ mang âm hưởng lời Thánh Phaolô: “Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết" (1 Cr 11,26). Dù không được mắt thấy tai nghe, Thánh Tông đồ quả quyết với các tín hữu Côrintô rằng Ngài đã lãnh nhận từ Chúa về điều đã xảy ra trong bữa tiệc ly, với khung cảnh bi thương và cảm động. Vào giờ Đức Giêsu sắp nộp mình chịu khổ hình, Người đã trao cho các ông bánh và rượu, là chính Thân mình và Máu Người làm của ăn của uống cho các môn đệ và cho mọi thế hệ tín hữu mai sau. Người còn truyền cho các ông “Hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thày”. Lệnh truyền “Hãy làm việc này…” của Đức Giêsu trước hết nhằm tới việc cử hành Thánh Thể, thi hành chức tư tế thừa tác, đồng thời cũng là lời mời gọi hãy bắt chước Thày, hy sinh cho tha nhân như Chúa đã hy sinh. Khi rửa chân cho các môn đệ, Đức Giêsu cũng nói lời tương tự: “Nếu Thày là Chúa, là Thày, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau...” (Ga 13,14).
Thánh lễ không chỉ là một nghi thức kỷ niệm hy tế của Đức Giêsu trên thập giá năm xưa, mà chính là sự tiếp nối, kế tục, hay hiện tại hóa hy tế ấy, hầu đem lại muôn ơn phúc cho những người cử hành. Nói cách khác, Thánh lễ chúng ta dâng hằng ngày cũng chính là hy tế của Đức Giêsu trên đồi Canvê cách đây hai ngàn năm. “Loan truyền” hay “loan báo” là truyền rộng một tin tức cho nhiều người biết. Hành động loan truyền thường hướng tới một tập thể, một số đông, để nói với họ niềm vui hoặc những tin tức sốt dẻo mà họ chưa được biết. Nội dung lời tuyên xưng sau phần truyền phép đã cho thấy khía cạnh truyền giáo của Thánh lễ mà chúng ta cử hành mỗi ngày.

Kỹ năng Đọc sách và tài liệu


CT - Sách báo, tài liệu (gọi chung là sách) là kho tàng tri thức nhân loại được lưu lại cho các thế hệ sau. Đó là nguồn tri thức rất quan trọng và vô tận đối với mọi người, đặc biệt làngười trí thức - trong đó có các bạn. Mọi thành công của con ngừơi đều là sự kết hợp của nỗ lực sức lực với tri thức lĩnh hội được từ thầy, từ cuộc sống, từ sách vở. 


Nếu các bạn đọc sách thường xuyên và có phương pháp khoa học thì các bạn sẽ: 
- Mở rộng và đào sâu những tri thức đã lĩnh hội được, tiếp cận được với sự phát triển của khoa học và nghề nghiệp tương lai. 
- Bồi dưỡng tư duy lôgic, phương pháp làm việc khoa học và nhất là tư duy sáng tạo trong hoạt động chuyên môn của mình. 

Bảy năm làm Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI



VietVatican - Một số nhận định của Đức Hồng Y Walter Brandmueller, nguyên Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh các khoa sử học, về 7 năm Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI


Cách đây bẩy năm, ngày 22 tháng 4 năm 2005, tức 22 ngày sau khi Đức Gioan Phaolô II qua đời, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã chủ sự thánh lễ trọng thể tại thềm đền thờ Thánh Phêrô để chính thức bắt đầu chức vụ Chủ Chăn Giáo Hội hoàn vũ.
Trước hơn 300 ngàn tín hữu tham dự thánh lễ, Đức Joseph Ratzinger mở đầu bài giảng bằng cách suy tư về Kinh cầu Các Thánh, đã vang lên trong thánh lễ an táng Đức Gioan Phaolô II, trong Mật nghị Hồng Y bầu Giáo Hoàng và sau cùng trong ngày lễ bắt đầu sứ vụ Người Kế Vị Tánh Phêrô. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nói: "Giờ đây, trong lúc này, tôi, người đầy tớ yếu đuối của Thiên Chúa, tôi phải lãnh trách nhiệm chưa từng nghe thấy này, nó thực sự vượt qúa mọi khả năng của con người. Tất cả các bạn thân mến, các bạn vừa mới khẩn cầu toàn đoàn ngũ các thánh. Và như thế trong tôi cũng sống dậy ý thức này: đó là tôi không cô đơn. Đoàn ngũ các Thánh che chở tôi, nâng đỡ tôi và đem tôi đi”.

Một chút tâm tình với Đức cha Nguyễn Văn Long


VRNs (05.05.2012) - Sài Gòn - Một chút tâm tình với Đức cha Nguyễn Văn Long, Giám mục Phụ tá Giáo phận Melbourne, Úc Châu
Kính thưa Đức Cha,
Trước khi viết lá thư này, con đã ngần ngại. Đức Cha là linh mục Việt Nam thứ ba ở hải ngoại, và là người đầu tiên tại Úc được bổ nhiệm làm Giám mục Phụ tá. Ngay từ lúc thông tin này được loan tải, Đức Cha đã lôi kéo sự chú ý của công luận, từ phù hiệu của Đức Cha trong đó có lá cờ vàng ba sọc đỏ, đến những lời tuyên bố qua đó Đức Cha công khai nhìn nhận căn cước vượt biên tỵ nạn cộng sản của mình mà có thời bị xem như cặn bã của xã hội. Trong tư thế một ngôi sao đang lên của Đức Cha mà một linh mục ở tuổi về hưu như con, dám mon men ngỏ lời lại chẳng hoá ra “thấy người ta sang bắt quàng làm họ” hay sao, cho dù thực sự Đức Cha cũng như con, đều thuộc dòng họ Phan, con cái thánh Phan-xi-cô Át-xi-di. Nhưng yếu tố cuối cùng đã khiến con mạnh dạn viết thư này, chính là bài giảng của Đức Cha tại một nhà thờ bên Úc nhân ngày 30 tháng 04 vừa qua, ngày mà Đức Cha đau đớn gọi là ngày “quốc nạn”.

Abba! Cha Ôi (số 144)

"Têrêsa là vị truyền giáo lạ lùng của đời nay, có tiếng nói đanh thép và vô địch, có đời sống vui tươi và dịu ngọt mãi. Linh hồn nào đã có lần được nếm mùi dịu ngọt ấy quyết không còn muốn giam mình trong vũng nước bùn lạnh hôi tanh tội lỗi…"
Trích trong Lời Tựa truyện "Một Tâm Hồn"
TÊRÊSA HÀI ĐỒNG : CHỊ LÀ AI?
Là một cái tên có thể gặp thấy trong các ngôn ngữ.
Là một vị thánh được người ta kêu cầu ở khắp nơi trên thế giới.
Ngay khi hiểu về chị thánh này, người ta sẽ mỉm cười vui sướng. Hầu như ở bất cứ lúc nào, cũng có ai đó kể về một phép lạ do vị thánh lừng danh thế giới này chuyển cầu.
Vậy thì… Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng, chị là ai?
Có phải chị đã đi chu du khắp nơi khiến mọi người đều biết đến? Hay chị đã sống trường thọ và vinh quang?
Không, hoàn toàn không! Đó chỉ là một cô gái nhỏ bình thường của miền Normandie, nhưng ngay từ ấu thơ đã yêu Chúa hết lòng: Cô yêu Người đến độ muốn chứng minh hết sức cho Người thấy tình yêu của mình bằng cách hiến dâng chính cuộc sống cô cho Người.
Cô mơ về những vùng đất xa xôi mà chính mình có thể đi tời để làm cho người ta hiểu biết và yêu mến Danh Chúa Giêsu. Nhưng rồi cô lại vào dòng Carmel lúc mười lăm tuổi rưỡi sau khi suy nghĩ kỹ càng, vì cô xác tin rằng: Chính cách sống này, một khi từ bỏ mọi sự, bỏ ngay cả niềm vui được hoạt động tích cực, sẽ giúp cô yêu mến tha thiết nhất và cứu thoát được nhiều linh hồn hơn.
Trong suốt những năm Têrêsa sống tại tu viện Carmel thành Lisieux, người ta không thể không chú ý đến cách thức hoàn hảo cô đã thực hiện đồi với mọi việc cô phải làm. Tuy nhiên, những việc này rất đỗi bình thường, chỉ là những việc nội trợ, dọn bàn, giặt giũ… Ngay cả các nữ tu sống gần cô cũng không ngờ được mức độ hoàn thiện mà cô đạt tới…
Trong đời sống thân mật với Chúa Nhân Từ cũng thế. Cô chỉ muốn mình là một trẻ thơ luôn tìm cách làm vui lòng người Cha trên trời của mình. Nhưng muốn đạt được trọn vẹn như cô đã làm, phải trở nên một Vị Thánh.

Abba! Cha ÔI (số 143)

TÔI ĐI TÂY NGUYÊN
Đầu tháng 8 vừa qua, chúng tôi may mắn có dịp được cùng một số bạn trẻ Sài Gòn làm một chuyến ngược lên vùng đất của nắng và gió – Tây Nguyên. "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn", huống chi chúng tôi đã có được gần một tuần lễ "ăn cùng, ở cùng" với đa số người J’rai, chúng tôi có khá nhiều điều muốn kể cho các bạn.
KỲ 1: NHÀ THỜ VÀ NHÀ NGUYỆN
Điểm nổi bật ở hầu hết các nhà thờ hay nhà nguyện chúng tôi qua là tất cả mọi chi tiết trang trí hay thờ phượng đều làm bằng gỗ được đẽo gọt rất công phu. Các nhà thờ đều mang đậm bản sắc văn hóa J’rai, vận dụng các hoa văn trang trí của văn hóa J’rai, sử dụng các nguyên vật liệu tại chỗ, và do chính tay người J’rai làm nên.
Nhà thờ ở nhà cha Thượng: Khi địa phương tiến hành ngăn đê đắp đập, người ta nạo vét một lòng hồ, người dân vớt được dưới đáy hồ một khúc rễ cây rất lớn, liền chạy về báo cha xứ. Qua bàn tay khéo léo của chính giáo dân trong xứ, khúc rễ cây biến thành Bàn Thánh. Theo quan niệm của người J’rai, khúc rễ nằm lâu dưới lòng hồ như vậy rất quý và mang dấu chỉ của Thần Linh. Một gốc mít khác của người dân trong vùng đốn bỏ, cha xứ bèn tận dụng, khoét phía trên đầu hình lưỡi lửa, bên trong để ngọn đèn đỏ dùng làm nhà tạm. Cha xứ nói: "Như thế này, người J’rai khi đến nhà thờ sẽ thấy vô cùng gần gũi thân thuộc, đây là những thứ ở vùng này, đây là do bàn tay người ở vùng này tạo nên".

Abba! Cha Ôi (số 142)

TÂM SỰ CỦA CHIẾC XE LĂN
Tôi là chiếc xe lăn. Điều này chẳng có gì đáng để tự hào. Thậm chí người ta còn có thể ghét tôi; và có lẽ chẳng ai muốn làm bạn hoặc sở hữu tôi. Hình ảnh của tôi luôn làm cho người ta nghĩ đến những hình hài của những con người bị khiếm khuyết một phần nào đó trên thân thể. Thế nhưng chúng tôi vẫn hiện hữu, không phải vì chúng tôi muốn, nhưng vì có những "con người" cần đến chúng tôi.
Những người tạo ra chúng tôi đã cố gắng làm cho chúng tôi mỗi ngày mỗi hoàn hảo hơn, gọn nhẹ hơn, tiện lợi hơn, và có thể còn mắc tiền hơn… Nhưng cho dù tôi có hoàn hảo hơn về kiểu dáng, có đẹp hơn về nước sơn, thì bầu bạn với tôi vẫn chỉ là những thân mình không hoàn hảo về hình hài.
Phải! Cuộc đời của tôi gắn liền với những thân phận. Đó có thể là những cụ ông, cụ bà; đó có thể là những chàng trai, cô gái; đó có thể là những em bé thơ ngây; và đó cũng có thể là những cô, những cậu học sinh, sinh viên như các bạn… Nhưng hình hài của họ thì "khác". Họ không thể tự mình đi dạo trên hè phố vào những chiều cuối tuần. Họ không thể tự mình khâu vá những chiếc áo cho người thân, cho người bạn, cho người yêu. Họ không thể tự mình trèo lên những ngọn núi cao để ngắm nhìn trời cao, biển rộng. Họ không thể tự mình chạy xuống biển để nô đùa với những đợt sóng trào. Họ không thể tự mình làm những công việc bình thường như những người bình thường khác. Họ chỉ có thể mang trên mình chính thân phận của họ, với những nỗi buồn… Và chúng tôi – những chiếc xe lăn, mang trên mình những hình hài như thế.

Abba! Cha ÔI (số 140)

PƠTAO HANG DING PHUN
LTS: Hơn 6.000 giáo dân từ các buôn làng thuộc các tỉnh Kontum và Gialai quy tụ về dự lễ Tấn phong giám mục giáo phận Kontum hôm 28.8.2003. Có gần 400 Linh mục, 18 Giám mục đồng tế trong Thánh lễ này. Đức cha Phêrô Trần Thanh Chung, chủ phong và các Đức cha Chủ tịch HĐGM Việt Nam và Tổng thư ký HĐGM Việt Nam phụ phong.
Được biết giáo phận Kontum từ khi được tách ra khỏi địa phận Quy Nhơn đến nay, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh là Giám mục chánh tòa thứ 6. Giáo phận hiện có 193.000 giáo dân, trong đó 130.000 tín hữu là người thuộc các dân tộc thiểu số.
Trời đất và con người Jarai quyện với nhau một cách tự nhiên, như có từ bao thuở. Con người mở mắt ra thấy trời, bước chân xuống nhà gặp đất, ra đồng gặp cây cỏ, bên vách núi có nước giọt. Trời nắng hạ lâu ngày, cỏ cây không sống nổi, Pơtao Apui (tạm gọi là vua lửa) thay dân khấn trời, bảo trời bớt hạn và cho mưa, thế là trời đổ mưa. Khi mưa hoài không dứt, Pơtao Ia (vua nước) lại thay dân xin trời lấy bớt nước để giọt nắng lan tràn làm khô đất. Khi mưa nắng đều, mà chẳng làm cho dân an, Pơtao Angin (vua gió) lại ra tay nài nỉ trời ban gió an hòa. Chỉ dám tạm gọi các vị trung gian của con người và Trời là vua, mà không dám nói chắc là vì họ không hề có binh lính, không hề có cung tần mỹ nữ, và nhất là chẳng có cung đình lộng lẫy. Các ngài được dân làm cho một sàn (nhà) nho nhỏ ở ven làng, ông ăn những gì dân cho ăn và uống những gì dân cho uống. Thường là lá khoai mì làm canh. Ông đi đứng nghiêm trang, không dám khua tay mạnh, sợ động đến mạch nước, mạch gió hay nguồn lửa nào đó ẩn tàng trong trời đất. Các ngài chỉ có một quyền duy nhất là cầu phúc cho dân.

Abba! Cha Ôi (số 139)

NƯỚC MẮT MÙA HÈ
Mùa hè trở lại, vẫn khí hậu nóng ẩm, ít gió của Việt Nam. Giống như bao mùa hè khác, mùa hè năm nay cũng đỏ rực cây phượng nở hoa trước cổng trường.
Tôi cùng bao bạn khác, người thì hớn hở kẻ bùi ngùi vì tạm xa bạn, tạm xa trường và xa thầy cô… Quẹo vào con hẻm quen thuộc mùi rác và một mùi gì đó tổng hợp rất đặc biệt khiến tôi đi xa là nhớ nhà. Cái mùi bốc lên từ cái cống rãnh hoà vào mùi chiên bánh chuối và bao thứ khác như xôi, mì xào… bày bán la liệt tại đầu hẻm.
Tôi về nhà với nỗi lòng nao nao, nhưng thực sự tôi cũng không hiểu nỗi lòng tôi. Tôi thực sự cảm thấy tâm hồn chao đảo khi những đứa bạn rủ đi Đà Lạt nghỉ hè: Tôi muốn đi, nhưng lại không có tiền. Quỳ trước Ngài tôi lặng đi vì xao xuyến. tôi tâm sự cùng Ngài, dòng nước mắt chợt nóng bỏng trên gò má. Cứ như thế đến khi tôi cảm thấy lòng mìng tạm trầm lắng, và Ngài xuất hiện với tôi như một người bạn. chợt có tiếng nói: "Này sao ngồi thừ ra thế?" Mở mắt ra, tôi kéo áo lau mặt, nhận ra đó là người bạn của tôi. Anh ta đến chào tôi để về quê thăm gia đình trong kỳ hè.
Lên đầu trang