Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ tư trong Tuần Bát nhật Phục sinh 11.4.2012 "Mời ông ở lại với chúng tôi"

Lời Chúa: Lc 24, 13-35
Chiều ngày phục sinh, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Emmau, cách Giêrusalem chừng mười một cây số. Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra. Ðang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Ðức Giêsu tiến lại gần và cùng đi với họ. Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người. Người hỏi họ: “Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy?” Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu. Một trong hai người tên là Clêôpát trả lời: “Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giêrusalem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay.” Ðức Giêsu hỏi: “Chuyện gì vậy?” Họ thưa: “Chuyện ông Giêsu Nadarét. Người là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá. Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Ðấng sẽ cứu chuộc Israel. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi. Thật ra, cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, không thấy xác Người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người vẫn còn sống. Vài người trong nhóm chúng tôi đã ra mộ, và thấy sự việc y như các bà ấy nói; còn chính Người thì họ không thấy.”

CHÚA NHẬT ĐẦU TIÊN





[Đó là buổi tối ngày mười sáu tháng tư năm Canh Dần (năm 30 Công Nguyên)]

 Mai Liên đi ra đi vào, đứng ngồi không yên. Mỏi mệt, chị lo âu nhìn qua cửa sổ hé mở. Trăng lên rồi. Trăng mười sáu mới mọc đỏ như máu; to, tròn như cái nia mẹ chị ngày xưa thường sẩy lúa mạch trước sân nhà ở một làng nhỏ bên hồ Tiberiad, miền Galilea. Từ chiều Thứ Sáu Tuần Thánh, trời đất tối tăm, ngày đêm âm u mù mịt. Đêm mười tư, rồi mới đêm rằm hôm qua thôi, mây đen che kín bầu trời, không một vì sao nào xuất hiện, trăng lặn trong mây… Vậy mà giờ đây trời trong vắt, không một gợn mây. Mặt trăng càng lên cao càng từ từ nhỏ lại, lững thững đi lên bầu trời, tung vãi triệu triệu ánh vàng, ánh bạc lên muôn vật, muôn loài.

PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN GIÁO CỦA CHÚA GIÊSU


10.04.2012 08:15

Trong việc rao giảng Tin Mừng, Hội Thánh “noi gương Chúa Giêsu Kitô”.



 
PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN GIÁO
CỦA CHÚA GIÊSU
Lm Phêrô, Dalạt
Trong việc rao giảng Tin Mừng, Hội Thánh “noi gương Chúa Giêsu Kitô”.
TMV viết : “Để rao giảng Tin Mừng, Ngài đã không biết mệt mỏi đi đến khắp mọi nơi, tiếp xúc với tất cả mọi hạng người, thực hiện rất nhiều việc lạ lùng để làm chứng Nước Chúa đã đến. Xác định rao giảng Tin mừng theo ý Chúa Cha là lẽ sống (x. Mc 1, 38 ; Lc 4, 43) nên Ngài đã hiến trọn cuộc đời, đến tự nguyện hi sinh cả mạng sống, chấp nhận cái chết tủi nhục trên Thánh Giá để hoàn thành thánh ý Chúa Cha” (s. 3).
Phương pháp rao giảng Tin mừng của ĐG, theo TMV, được bao hàm trong 5 điểm sau đây :

CHA FX TRƯƠNG BỬU DIỆP VÀ VIỆC LOAN BÁO TIN MỪNG TẠI VN HÔM NAY






CHA PHANXICÔ XAVIÊ TRƯƠNG BỬU DIỆP
VÀ VIỆC LOAN BÁO TIN MỪNG TẠI VIỆT NAM HÔM NAY
1. Cha Trương Bửu Diệp là một nhân vật công giáo Việt Nam rất được mộ mến.
Ngài sinh ngày 01 tháng 01 năm 1897 tại họ đạo Cồn Phước thuộc giáo phận Long Xuyên. Ngài chết ngày 12 tháng 3 năm 1946 tại Tắc Sậy, trong thời kỳ lộn xộn căng thẳng giữa các lực lượng chính trị tôn giáo tại địa phương. Hiện nay Ngài an nghỉ tại nhà thờ Tắc Sậy thuộc giáo phận Cần Thơ.
Từ nhiều năm nay, số người hành hương đến Cha Diệp là vô số kể. Họ thuộc đủ mọi thành phần xã hội, với đủ mọi màu sắc tâm linh, đến từ đủ mọi miền đất nước. Đây là những cuộc hành hương tự phát tự nguyện. Họ có chung một cái nhìn: Cha Diệp là người từ tâm, chuyên cứu nhân độ thế.
Riêng tôi, tôi nhìn Cha Diệp như một nhà truyền giáo của thời tân Phúc Âm hoá. Truyền giáo nơi Ngài là làm chứng bằng chính con người của mình.

Một phép lạ của cha Fx. Trương Bửu Diệp






Chuyện người được cứu sống

Chúa ơi! Cha ơi!


Tôi rời nhà lúc 2 giờ sáng ngày 21 tháng 1.2012, nhằm ngày 28 Tết Nhâm Thìn để kịp bắt chuyến bay lúc 6giờ sáng đi Miền Đông Canada. Thỉnh thoảng, tôi xin đi làm lễ đó đây nhằm vận động tuyên thánh cho Cha Phanxicô Trương bửu Diệp. Tôi thường thu xếp âm thầm rời nhiệm sở sáng sớm Thứ Bảy và trở lại trong ngày Thứ Hai.  Lần nầy tôi được làm lễ chiều Thứ Bảy lúc năm giờ ở một nơi, rồi làm lễ 10giờ30 sáng Chúa Nhật ở một nơi khác và 2giờ chiều cùng ngày ở một nơi khác.

Người Giáo dân trong Cộng đồng Dân Chúa và khía cạnh trần thế của Giáo Hội


Lam Hồng - Thời gian – vĩnh cửu, đời-đạo, tu-tục, và rồi giáo dân-giáo sĩ…, từ nơi tâm thức sâu kín của con người đến sự thể diễn ra thành tập tục, nếp sống và ngay cả cơ chế điều hành xã hội, hai yếu tố này được cảm nhận như hai cảnh giới khác nhau, đôi khi xung khắc nhưng lại cần có nhau. Sự kiện đó là nét cá biệt của cõi người ta, từ muôn thủa khi người là người. Nó đi vào từng giây phút một của cuộc sống con người, bất kể trong lãnh vực nào, dù mang nhiều dạng thức khác nhau và cách nói khác nhau. Và chính vì thế chúng ta sẽ thấy khi nêu lên vai trò người gáo dân, khía cạnh trần thế của Giáo Hội thì chúng ta sẽ bị tràn ngập bởi nhiều lối đặt vấn đề và những kết luận khác nhau tuỳ tiền đề và khung cảnh mà mỗi người định vị quan điểm của mình. Có người cho rằng nêu lên vấn đề trần tục và giáo dân nơi Giáo Hội Công Giáo lúc này quả là một chiến thuật “lấn dân, dành đất” của phe này, khi thấy mình ngày càng mất đi bề thế và quyền uy trên thế giới! Có người thì đánh giá việc đặt thành vấn đề giáo dân hôm nay quả là đã muộn màng, bởi lẽ thế giới đã chán chê kinh nghiệm dân chủ và đang chuẩn bị cho một lối điều hành cộng đồng xã hội mới, chưa kể đến thái độ dửng dưng của nhiều Kitô hữu, ngay cả giới giáo sĩ ở nhiều cấp khác nhau, trước lời giáo huấn nhắc nhở của Giáo Hội về vấn đền này. Cộng đồng Công Giáo Việt Nam cũng có thể có thiên kiến cho rằng: đó là vấn đề riêng của một cộng đồng Giáo Hội nào đó bên Tây phương hoặc trong truyền thống văn hóa riêng của họ; đó chẳng qua là lối luận bàn trí thức, chuyên môn của mấy vị thần học gia chỉ biết sách vở không biết gì đến mục vụ cụ thể; hoặc giả đó là việc riêng của Giáo hòang, Giám mục, còn cộng đồng địa phương mình thì tuỳ nghi, cần gì tạo thêm rắc rối…

Sứ điệp Phục Sinh 2012 của ĐGH Biển Đức XVI



Mai Khôi(TNCG) - “Một cuộc gặp mặt làm thay đổi cuộc đời”

Rôma, 08-04-2012 (Zenit.org) – “Mọi người kitô hữu ôn lại trải nghiệm của bà Maria Mađala. Đó là một cuộc gặp mặt làm thay đổi cuộc đời”, ĐGH Biển Đức XVI tuyên bố trong sứ điệp Phục Sinh của ngài, từ hành lang phép lành của Thánh Đường Vatican, qua truyền hình toàn thế giới.

ĐGH đã hoàn thành sứ điệp của ngài, tập trung vào niềm hy vọng, khi lược duyệt một vòng thế giới những vùng đang khát vọng hòa bình: Trung Đông, Syria, Irak, Do Thái, Palestina, châu Phi, Vùng Mũi Phi Châu (Người dịch: Phía tây châu Phi với 4 quốc gia là Somalia, Ethiopia, Djibuti và Erythrê), Vùng Các Hồ Lớn, Suđăng, Mali, Nigeria…

Phong chức bất hợp thức là viên đạn trá hình

Tin giám mục bất hợp thức Joseph Ma Yinglin phong chức cho sáu tân linh mục trong giáo phận thành phố cổ Đại Lý được loan đi trong tuần trước.

Dường như những lời cảnh báo từ bên trong và ngoài Trung Quốc không thể thức tỉnh được lương tâm của những người quan tâm duy trì sự hiệp nhất trong Giáo hội.

Hành động vi phạm giáo luật này được ngụy trang trong cảnh tràn ngập niềm vui mang danh nghĩa truyền giáo nhưng thực chất nó đang nuốt chửng Giáo hội chúng ta là thân thể Chúa Kitô.

Truyền giáo




Khi nói về sứ mạng Kitô giáo, hai tiếng “truyền giáo” được dùng thật phổ biến trong ngôn ngữ của chúng ta, đến mức dường như đã trở thành tự nhiên. Người viết mong đóng góp vài ghi nhận về việc dùng từ như thế, không chủ ý săm soi chuyện chữ và nghĩa, mà chỉ muốn nhân chuyện chữ nghĩa để nối tiếp câu chuyện về … một tầm nhìn sứ mạng. Lê Công Đức


Tại thời điểm đầu tháng 11-2009, nếu gõ hai chữ “truyền giáo” vào Google, thì sau 1/3 giây trang tìm kiếm này sẽ trình ra 1.890.000 kết quả. Kiểm tra 50 kết quả đầu tiên, có đến 45 trường hợp thuộc ngữ cảnh Kitô giáo, chỉ 2 trường hợp thuộc các tôn giáo khác (1 Hồi giáo, 1 Phật giáo), 3 trường hợp còn lại thì không kể (vì không phải “truyền giáo” mà là “tuyên truyền giáo dục”!) Như vậy, tỉ lệ là 45/47.
Khi nói về sứ mạng Kitô giáo, hai tiếng “truyền giáo” được dùng thật phổ biến trong ngôn ngữ của chúng ta, đến mức dường như đã trở thành tự nhiên. Người viết mong đóng góp vài ghi nhận về việc dùng từ như thế, không chủ ý săm soi chuyện chữ và nghĩa, mà chỉ muốn nhân chuyện chữ nghĩa để nối tiếp câu chuyện về … một tầm nhìn sứ mạng.

Đại Chủng Viện Sao Biển Nha Trang hành hương Tàpao

 
Dưới ánh nắng chan hòa của ngày đầu Tuần Bát Nhật lễ Phục Sinh 9/4/2012, lúc 9 giờ sáng, Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao hân hoan đón tiếp Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, nguyên Giám mục GP Nha Trang, Ban Giám đốc, 140 đại chủng sinh và Quí Nữ tu phục vụ của ĐCV Sao Biển Nha Trang. Đây là đỉnh cao của chuyến hành hương dài trên 400 km, với chủ đề “Chung một niềm tin” theo chương trình thường niên của Đại Chủng Viện vào mỗi dịp lễ Phục Sinh.
 

Khởi đầu thánh lễ Đức Cha Phaolô nhắc đến vai trò của Đức Maria trong mầu nhiệm phục sinh của Chúa Giêsu. Mẹ Tàpao hay Mẹ Sao Biển, Mẹ hiện diện để củng cố niềm tin phục sinh của mọi người con cái Mẹ.

Liệu pháp Lòng Chúa Thương Xót


LH - Thầy thuốc

Nếu thầy thuốc biết rằng nếu một ngày nào đó có một liệu pháp mới, ông sẽ có thể chữa cho nhiều bệnh nhân ung thư, và nếu ông biết hiệu quả sẽ xảy ra sau vài giờ và nếu ông biết sách có hướng dẫn cách điều trị chứng ung thư đó, thầy thuốc đó có mau chóng áp dụng ngay hay không? Chắc hẳn thầy thuốc đó phải cấp tốc dùng liệu pháp đó để cứu sống các bệnh nhân ung thư càng nhiều càng tốt trong ngày tuyệt vời đó.

Thầy thuốc đó là linh mục. Sách hướng dẫn đó là cuốn Nhật Ký của Thánh Faustina. Liệu pháp đó là Lòng Chúa Thương Xót (LCTX). Ngày đó là Đại lễ LCTX.
Diện mạo tốt lành của Thiên Chúa

Sự chết của Thiên Chúa trong dòng lịch sử


Nguyễn Hoài Vân - Biến cố trọng đại nhất của lịch sử loài người


Trong Lịch Sử loài người không ai có thể tưởng tượng ra được một biến cố nào trọng đại hơn chuyện vị Chúa tạo ra toàn thể Vũ Trụ Sự Vật phải bị tra tấn dã man và giết chết một cách bi thảm trên thập tự giá. Vì sao đấng Chúa Tể quyền uy như thế lại có thể bị một vài tạo vật của mình hành hạ và sát hại giữa sự thờ ơ, hờ hững, của tuyệt đại đa số nhân loại, đặc biệt là những chứng nhân trực tiếp của biến cố ấy, là người Do Thái, trong suốt hai thiên niên kỷ, cho đến ngày nay?
Người Do Thái ... Vâng, vấn đề chính là người Do Thái. Thiên Chúa của Vũ Trụ Vạn Vật, chính là vị Chúa của họ. Hay nói đúng hơn, người Do Thái đã được Thiên Chúa chọn làm dân riêng của Ngài. "Tiểu sử" của Thiên Chúa cũng chính là lịch sử, hay huyền sử của họ. Trong điều kiện ấy, người ta không khỏi tự hỏi vì sao những trang sử vô cùng bi thảm đã được họ viết ra cho Thiên Chúa, cho vị Chúa của dân tộc mình?
Lên đầu trang