Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Mẹ xin lỗi con

Tiếng chuông đồng hồ báo thức làm tôi thức giấc sau một giấc ngủ không thoải mái. Dù có tiếng chim buổi sáng líu lo ngoài kia và ánh nắng sáng chiếu sau tấm màn, tôi vẫn miễn cưỡng ra khỏi giường.

Tôi nhủ thầm: “Trách nhiệm réo gọi”. Tôi biết đã đến giờ đánh thức các con dậy đi học. Xuống bếp chuẩn bị bữa ăn sáng, tôi nhận ra tính cáu kỉnh của mình là hậu quả của việc tôi khó chịu với đứa con trai tên Michael 10 tuổi của mình từ hôm trước. Đến khi nào nó mới biết vâng lời tôi? Và tại sao nó cứ phạm đi phạm lại một lỗi đó? Có lẽ tôi “bó tay”! Nhìn đồng hồ, tôi biết tôi nên đánh thức cả nhà dậy.

Cánh chung luận



Kim Thao, Thời sự Thần học – Số 1
Tiếng “cánh chung luận” (eschatologia) nói được là mới xuất hiện trong Thần Học Công Giáo, bàn về cứu cánh và chung cục của lịch sử nhân loại và vũ trụ. Trước đây, nó thường được gọi là “De novissimis”, hoặc là “tứ chung: bốn sự sau hết”. 
Thực ra, đàng sau việc thay đổi danh từ là cả một sự biến chuyển về nội dung và phương pháp. Hans Urs von Balthasar đã có lần viết cách dí dỏm như sau: vào hồi thế kỷ 19, Troelsch nói rằng sở cánh chung thường đóng cửa vì thiếu việc làm; nhưng từ thế kỷ này, nó phải làm thêm giờ phụ trội.” Tại sao có sự thay đổi như vậy?
Rất nhiều yếu tố đã đòi hỏi phải duyệt lại những sách viết về cánh chung. Ta có thể tóm lại như sau: 1) khắc khoải thời đại; 2) đối thoại đại kết; 3) trở về nguồn Kinh Thánh.

Chứng Tích Người Từ Hỏa Ngục Hiện Về


Nhân dịp tháng 11, Tháng Các đẳng linh hồn, xin thuật lại câu chuyện tại Cái Mơn
Hiện nay nhà xứ Cái Mơn còn lưu giữ một miếng ván có kích thước: 2,05 x 0,82 mét, dầy hơn 4,5 cm. Trên miếng ván có một chỗ bị cháy đen và khuyết xuống giống như "phần mông" của một người ngồi để lại. Miếng ván này được lưu giữ như là một chứng tích của việc có hỏa ngục và sự thưởng phạt đời đời.

Những Câu Chuyện Suy Ngẫm Phần 3



Câu Chuyện từ  1 - 10
Câu Chuyện từ 11 - 20
Câu Chuyện từ 21 - 30
Câu Chuyện từ 31 - 40
Câu Chuyện từ 41 - 50
Câu Chuyện từ 51 - 60
Câu Chuyện từ 61 - 70
Câu Chuyện từ 71 - 80
Câu Chuyện từ 81 - 90
Câu Chuyện từ 91 - 100
Câu Chuyện từ 101 - 110

Mười Chuyện Đơn Sơ về Giáo Lý và Giáo Dục 3



21. Chúng ta hãy trông cậy vào Đức Mẹ Thu Lôi!    
22. Cử chỉ của chú chẳng khác chi cử chỉ của cái thằng vô ơn độc ác kia không?    
23. Một tờ trối làm bỡ ngỡ    
24. Linh mục là con người của đức tin          
25. Đức tin của con quý hơn mạng sống của con nhiều!       
26. Khoa học gia khét tiếng Ampère tin Chúa          
27. Khoa học gia khét tiếng Volta tin Chúa  
28. Một người tội lỗi nhất !   
29. Rước Chúa Giêsu Thánh Thể mà không qua lớp Vỡ Lòng tại giáo xứ
30. Tình vợ chồng mặn nồng: chồng luôn nghĩ đến vợ!       
 

Đức tin không chống lại lý trí, nhưng cộng tác với khoa học để mưu cầu thiện ích cho con người



Đức tin Công giáo không trái nghịch với lý trí. Trái lại nó kiếm tìm sự hiểu biết, nó được thao luyện với lý trí, nó suy tư, mời gọi suy tư và nâng đỡ khoa học để mưu cầu thiện ích của con người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói như trên với hơn 8.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung hàng tuần sáng thứ tư 21.11.2012 trong đại thính đường Phaolô VI.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã tiếp tục khai triển đề tài giáo lý về đức tin. Ngài hy vọng Năm Đức Tin giúp mọi người tái khám phá ra niềm vui của lòng tin, và tìm lại sự hăng say thông truyền các sự thật đức tin cho tất cả mọi người. Các sự thật ấy diễn tả biến cố Thiên Chúa gặp gỡ con người, một cuộc gặp gỡ cứu độ và giải thoát thực hiện các khát vọng hòa bình, tình huynh đệ và tình yêu thương sâu thẳm nhất của con người.

Tìm hiểu Sách GLHTCG – Bài 16. Trời và đất



Phần I: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
Bài 16. TRỜI VÀ ĐẤT
Trong kinh Tin Kính của các tông đồ, chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa tạo dựng “trời và đất”. Mệnh đề này diễn tả “toàn thể tạo thành”, hoặc như kinh Tin Kính của Công đồng Nicea diễn tả rõ hơn: “muôn vật hữu hình và vô hình”. Chúng ta đã thảo luận về thụ tạo thiêng liêng thuần túy là các thiên thần, tiếp theo chúng ta thảo luận về con người là loài thụ tạo liên kết nơi chính mình cả trật tự hữu hình và vô hình của thế giới.
Thế giới hữu hình bao gồm “trời và đất”: vũ trụ vượt xa hơn chúng ta, bầu trời và thế giới trong đó chúng ta sống, hành tinh trái đất. Đức tin nói với chúng ta rằng tất cả đều được tạo dựng (GLHTCG số 326). Còn về việc trời và đất, vũ trụ đã đi vào hiện hữu như thế nào thì có rất nhiều những khám phá, những giả thuyết và lý thuyết khoa học. Phải chăng vũ trụ bắt đầu với một vụ “nổ lớn” (big bang)? Và nó vẫn đang tiếp tục giãn nỡ ? Hệ mặt trời xuất hiện như thế nào? Tại sao hành tinh trái đất ở giữa những năng lực khủng khiếp của vũ trụ nhưng lại có sự ôn hòa đến độ sự sống có thể hiện hữu ở trên đó (số 282-289)?

Tìm hiểu Sách GLHTCG – Bài 15. Các thiên thần



Phần I: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
Bài 15. CÁC THIÊN THẦN
“Hãy ở lại, hỡi các thiên thần, xin ở lại với tôi”. Đó là những lời trong một bài hát mà nhà soạn nhạc tài ba Bach đã sáng tác trong ngày lễ Tổng lãnh thiên thần Micae. Nhà phê bình Walter Nigg đã nhận xét về những lời ca này: “Bach ý thức cách rõ ràng có một điều gì đó gắn bó thân thiết với đời sống chúng ta đang có nguy cơ bị mất trong Kitô giáo. Dường như đối với Bach các thiên thần đang dần dần bị đặt ra khỏi đời sống con người. Bach cảm nhận đây thực sự là một thảm họa … điều gì sẽ xảy đến nếu các thiên thần không ở lại với chúng ta, nếu chỉ còn mỗi chúng ta, nếu không có sự quan tâm giúp đỡ của các thiên thần?”

Anh giáo và Công giáo: cùng nhau thi hành sứ vụ



WHĐ (22.11.2012) / Zenit – Ngày 19-11-2012, các nhà lãnh đạo của cuộc đối thoại giữa Giáo hội Công giáo và Cộng đồng Anh giáo đã gặp nhau tại Hội đồng Tòa thánh Cổ võ sự Hiệp nhất các Kitô hữu, để bàn về việc cùng nhau làm chứng và thi hành sứ vụ.
Giám mục Công giáo Bolen Don và Giám mục Anh giáo David Hamid, đồng chủ tịch của Ủy ban đối thoại mang tên “Ủy ban Quốc tế Anh giáo Công giáo Roma về Hiệp nhất và Truyền giáo” (IARCCUM), giải thích với Đài phát thanh Vatican rằng mục đích của Ùy ban “canh tác mảnh đất màu mỡ của cùng một niềm tin, bằng cách gieo trồng những hạt giống vào những nơi thích hợp cho việc cùng nhau làm chứng và thực thi sứ vụ”.

Phát hành sách “Thời thơ ấu của Chúa Giêsu”



WHĐ (21.11.2012) / VIS – Đúng như dự định, Thời thơ ấu của Chúa Giêsu, tập thứ ba của bộ sách nhan đề Chúa Giêsu thành Nazareth của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã mặt tại các nhà sách trên 50 nước từ hôm nay, 21-11-2012. Sách do hai nhà xuất bản Rizzoli và Vatican hợp tác thực hiện bằng 8 ngôn ngữ khác nhau (Ý, Đức, Croat, Pháp, Anh, Ba Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha) với ấn bản đầu tiên là một triệu bản. Trong những tháng tới, tập sách sẽ được dịch ra 20 ngôn ngữ khác và phát hành tại 72 quốc gia.
Lên đầu trang