Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Lòng thương xót của Chúa trong kinh ca ngợi của Đức Maria

Trên đường đến thăm người chị họ là bà Elisabeth, Đức Maria hân hoan vui mừng vì Mẹ cảm nhận được tình thương vô biên của Thiên Chúa dành cho mình. Mẹ đang dự tính sẽ kể cho người chị họ điều mới xảy ra do cuộc viếng thăm của Sứ thần Gabrien, thì Bà Elisabeth đã biết hết điều Đức Maria định kể! Vì thế, lời chào của bà Elisabeth làm cho niềm vui nơi Trinh Nữ thêm tràn đầy.
Trong kinh Ca ngợi (Magnificat), Đức Maria nhắc tới lòng thương xót của Chúa ba lần. Mỗi lần mang một chiều kích khác nhau:
– “Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới” (Lc 1, 48)
– “Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người” (câu 50)
– “Vì Người nhớ lại lòng thương xót dành cho tổ phụ Abraham” (câu 55).

Thứ năm – Đức Maria thăm viếng Bà Êlisabeth 31.5.2012 "Maria ở lại độ ba tháng"

Lời Chúa: Lc 1, 39-56
Hồi ấy, bà Maria lên đường vội vã, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào hỏi bà Êlisabeth. Bà Êlisabeth vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được trần đầy Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được phúc này là Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi như vậy? Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em.”

HIỆN TÌNH SIRIA

Phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Mario Zenari, Sứ Thần Tòa Thánh tại Siria, và Linh Mục Paolo DallOglio, dòng Tên
Tối ngày 27.5.2012 trong phiên họp khẩn cấp nhóm tại New York Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã ra thông cáo đồng loạt mạnh mẽ lên án chính quyền của tổng thống Bashar Al.Assad sát hại thường dân vô tội tại Hula.

PHỎNG VẤN ĐỨC TGM ANGELO BECCIU, PHỤ TÁ QUỐC VỤ KHANH TÒA THÁNH VỀ VỤ ĂN CẮP THƯ TỪ CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG

Cay đắng và đau buồn vì những gì xảy ra trong những ngày qua tại Vatican, nhưng cũng quyết tâm và tin tưởng đương đầu với tình thế thực sự là khó khăn. Đó là những tâm tình người ta cảm thấy nơi vị Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Đức TGM Angelo Becciu, trong cuộc nói chuyện với giáo sư Giovanni Maria Vian, Tổng giám đốc báo “Quan sát viên Roma” về đề tài thu hút sự chú ý của rất nhiều cơ quan truyền thông trên thế giới, nghĩa là vụ bắt giam ông Paolo Gabriele người giúp việc ĐTC, ngày 23.5.2012, vì ông giữ nhiều tài liệu kín thuộc về ĐGH. Do chức vụ, Đức TGM Becciu làm việc hằng ngày, tiếp xúc chặt chẽ với ĐGH (Đức TGM là nhân vật thứ ba tại Tòa Thánh, sau ĐTC và ĐHY Quốc vụ khanh, và thường được ví như bộ trưởng nội vụ của Tòa thánh). Đức Tổng nói gì đây về tâm tình của người làm việc tại Tòa Thánh? Ngài đáp:
Với những người gặp nhau trong những giờ này, chúng tôi nhìn nhau trong mắt và chắc chắn tôi đọc được sự ngỡ ngàng và lo âu, nhưng tôi cũng thấy được quyết tâm tiếp tục phục vụ âm thầm và trung thành với ĐGH”.

THẨM PHÁN SẮP CHÍNH THỨC ĐIỀU TRA VỀ NGƯỜI GIÚP VIỆC CỦA ĐỨC THÁNH CHA

VATICAN. Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, cha Lombardi, SJ, cho biết vào cuối tuần này hoặc đầu tuần tới, thẩm phán điều tra sẽ chính thức hỏi cung Ông Paolo Gabriele, người giúp việc của ĐTC, bị cáo về tội lấy trộm các tài liệu mật của Tòa Thánh.
Trong cuộc gặp gỡ với giới báo chí cạnh Tòa Thánh sáng ngày 29.5.2012, Cha Lombardi nói rằng thẩm phán điều tra Piero Bonnet sẽ chính thức “làm việc” với bị cáo Gabriele trước sự hiện diện của hai luật sư của đương sự là bà Cristina Arru và ông Carlo Fusco.

Sứ Điệp Fatima, sứ điệp hòa bình

Các bài cùng chủ đề:
Bài: Sứ Điệp Fatima
Bài: Sứ điệp Fatima (tiếp theo)
Bài: Sự khả tín của Sứ Điệp Fatima

Ngày nay hầu như tất cả mọi người đều đã nhận thức được rằng, mục đích chính của biến cố Fatima, biến cố Mẹ Maria, Nữ Vương Hòa Bình, hiện ra với ba trẻ chăn chiên ở Fatima, là mang sứ điệp hòa bình chân chính đến cho nhân loại.  
Nhưng để hiểu rõ hơn sứ điệp hòa bình Fatima và sự an bài đầy yêu thương của Thiên Chúa đối với nhân loại – mà Người hằng yêu thương, mặc dù nhân loại luôn chối bỏ và không ngừng xúc phạm đến Người – chúng ta cần ghi nhận một số sự kiện đã xảy ra trên diễn đàn chính trị thế giới vào thời điểm lúc bấy giờ và hoàn toàn trùng hợp một cách kỳ diệu với biến cố Fatima, và vì thế càng nhấn mạnh và càng làm nổi bật tính chất siêu nhiên huyền nhiệm của biến cố Fatima.

Ai là thần tượng của tôi?


Đọc bản tin trên Tuổi Trẻ Online, Thứ Bảy, 24/03/2012, tôi thấy vừa đau vừa nhục vừa thương cho các bạn trẻ quá.
Khi người trẻ quỳ xuống và hôn ghế...
“Hôm qua 10g có chạy chương trình mà chú Bi Rain gì đó (không biết gõ đúng không nhỉ) và bậu xậu của chú ta sang diễn. Bi ngồi cùng cậu nữa ghế A12, A14 trong Nhà hát lớn. Một số cô cậu nhòm thấy. Tối biểu diễn, nhiều quý nữ có vé mời vào rất sớm, xúm nhau cúi xuống ngửi, hôn cái ghế Bi ngồi”...
Mấy câu ngắn gọn trên Facebook sau đêm biểu diễn của Bi Rain - ngôi sao ca nhạc Hàn Quốc - tại Hà Nội của một chuyên gia truyền hình nổi tiếng đủ khiến nhiều người trong chúng ta, dù thờ ơ đến mấy với “văn hóa xìtin”, phải giật mình.

Sự nhỏ nhen tầm thường đang lan tràn trong Giáo Hội là một thực tế đáng báo động

“VỐN VẪN THƯỜNG LÀ CÁI TỔ RẮN ĐỘC, NHƯNG VẤN ĐỀ THẬT SỰ HIỆN TẠI LÀ SỰ NHỎ NHEN TẦM THƯỜNG ĐANG LAN TRÀN”

Bản Thân Giáo Hội (Person of Church) là Thánh Thiện nhưng những con người của Giáo Hội (persons of the Church) thì bất toàn và đã gây nên bao nhiêu điều đáng tiếc, bao nhiêu tai tiếng, làm xấu đi khuôn mặt của Giáo Hội. Sự nhỏ nhen tầm thường đang lan tràn trong Giáo Hội không còn là một lời cảnh báo, mà là một thực tế đáng báo động. Tuy nhiên, trước thực trạng đó, cái nhìn của nhiều người lại khác biệt nhau. Và điều đó cũng thể hiện mức độ trưởng thành trong nhận thức và đạo đức của mỗi người, nhất là tín hữu Công Giáo. MESSORI là một người như thế. Xin giới thiệu bài viết của Messori do Michele Brambilla ghi lại.

Trách nhiệm người tín hữu Chúa Kitô trong chính trị

Trong thời gian gần đây một bài được đăng trên một vài tờ báo ở Ý Quốc cho thấy có sự đối chọi giữa hai khuynh hướng, – ở Ý Quốc cũng như ở nhiều Quốc Gia khác có truyền thống Kitô giáo -, đối chọi giữa việc các vị mục tử nhấn mạnh đến tầm quan trọng hay đúng hơn đến việc cần thiết người công giáo phải dấn thân vào chính trị, trong khi đó thi  dường như lan tràn khắp đó đây dân chúng bỏ lơ lãnh vực vừa kể.
Tệ hơn nữa, thái độ lơ đảng đó cũng lây đến lãnh vực các giáo lý viên, tức là những người đặc trách đào tạo thế hệ công giáo mới (R. çombardi, Per una educazione cristiana all’impegno politica, in A A:VV, Chiesa e politica, Morcelliana, Brescia 2000: Città del Vaticano 2005, 79-112).

Chứng tích hình thành và phát triển chữ quốc ngữ từ năm 1632 đến nay: tiến trình của Kinh Lạy Cha

Tác giả Roland Jacques
Người dịch Nguyễn Đăng Trúc
Lời người dịch: Chúng tôi trích hai bản Phụ Đính trong tác phẩm song ngữ (Pháp Việt) “Các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha và thời kỳ đầu của Giáo hội Công giáo Việt Nam” (Les missionnaires portugais et les débuts de l’Église catholique au Viêt-nam) của Roland JACQUES (Nxb:  Định Hướng Tùng Thư , năm  2004) để cống hiến một chứng tích hình thành và phát triển chũ quốc ngữ từ năm 1932 dến nay, qua . tiến trình  của Kinh Lạy Cha.

Chương trình của Đức Thánh Cha tại Đại hội Thế giới các Gia đình ở Milano

WHĐ (29.05.2012) – Chỉ còn vài ngày nữa Đại hội Thế giới các Gia đình sẽ khai mạc. Thành phố Milano sẽ đón tiếp hơn nửa triệu người.
Chuẩn bị cho Đại hội là một hội nghị thần học mục vụ, trong ba ngày các chuyên gia từ nhiều nước khác nhau sẽ trao đổi kinh nghiệm về gia đình, công việc và ngày lễ”. Đã khoảng 5.000 người thuộc 110 quốc gia ghi danh tham dự các phiên họp.
Cũng sẽ có một cuộc họp dành cho trẻ em, có khoảng 900 em đã ghi danh.
Đức hồng y Angelo Scola, Tổng giám mục Milano, phát biểu: “Đây là điều mong đợi lớn lao của các Kitô hữu và cả xã hội. Có một sự hợp tác tuyệt vời và tôi nghĩ rằng sự hiện diện của Đức Thánh Cha trong ba ngày sẽ là một niềm vui rất lớn”.
Lên đầu trang