Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Chúa nhật 17 Thường niên, Năm B 29.7.2012 "CHÚNG TA MUA ÐÂU RA BÁNH CHO HỌ ĂN"

Lời Chúa: Ga 6, 1-15
Hôm ấy, Ðức Giêsu sang bên kia Biển Hồ Galilê, cũng gọi là Biển Hồ Tibêria. Có đông đảo dân chúng đi theo Người, bởi họ từng được chứng kiến những dấu lạ Người làm cho những kẻ đau ốm. Ðức Giêsu lên núi và ngồi đó với các môn đệ. Lúc ấy, sắp đến lễ Vượt Qua là đại lễ của người Do Thái.
Ngước mắt lên, Ðức Giêsu nhìn thấy đông đảo dân chúng đến với mình. Người hỏi ông Philípphê: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” Người nói thế là để thử ông, chứ Người đã biết mình sắp làm gì rồi. Ông Philípphê đáp: “Thưa có mua đến hai trăm đồng bạc bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút”. Một trong các môn đệ, là ông Anrê, anh ông Simon Phêrô, thưa với Người: “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng với bằng ấy người thì thấm vào đâu!”

Những giới luật của người Kitô hữu ngày hôm nay


Tòa Thánh Vatican đã phổ biến nhiều bản văn về “Et verbum carta factum est” (Và Ngôi Lời đã làm người).
Đối với tôi điều cần thiết là phổ biến để mọi người chú ý về bài thuyết trình của Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối thoại Liên Tôn đọc tại Rouen vào ngày 2 tháng 6 vừa qua.
Dựa vào câu chuyện của thánh Jeanne d’Arc, Đức Hồng Y đã tả ra những nét chính suy tư về đời sống hành động của người Kitô hữu:
Mỗi người chúng ta, một ngày nào đó phải đứng trước sự đau khổ, trước sự phản bội, trước bệnh tật, trước sự chết, và chính vào lúc đó, chúng ta cần phải tin tưởng rằng, chúng ta vẫn được yêu thương và tất cả những điều đó đều có mang một ý nghĩa.”
Trong một thế giới đầy bạo lực và vô cảm mà chúng ta đã được tạo dựng nên, chúng ta những người Kitô hữu, nếu chúng ta có thi hành một quyền lực, điều mà tôi gọi đó là “quyền lực của con tim”, là lòng trắc ẩn. Chúa của chúng ta là Cha, và trong căn bản, Đức Maria đã ban cho Chúa Giêsu hai điều mà Đức Chúa Cha không thể ban cho Ngài, đó là nụ cười và nước mắt.. Khi người ta hỏi văn sĩ Heminway có tin Thiên Chúa không, ông đã trả lời rất thành thật: Có, đôi lúc trong đêm tối, nhưng tôi đã rất sợ hãi”
Tất cả các đấng thánh, trong đó có thánh Jeanne d’Arc, đều cảm thấy sự sợ hãi đó, Khi thánh Jeanne d’Arc chết Ngài mới 20 tuổi, Mười hai tháng đi đánh trận, mười tám tháng im lặng trong nhà tù, Chính trong sức mạnh của sự im lặng của Bà, đã phát sinh ra một lương tâm chân thật của một quốc gia được ra đời. Chúng ta được mời gọi trở về với Thiên Chúa mà Chúa Giêsu Kitô đã mặc khải cho chúng ta khi mà tất cả dường như vượt khỏi tầm tay của chúng ta, và tất cả mọi tính toán và lý luận của chúng ta đều vô ích. Và chúng ta cần phải có một niềm tin là Thiên Chúa luôn nhìn ngó đến chúng ta (…)
Nhưng con đường chúng ta vạch ra là những con đường của con người. Jeanne d’Arc đã cầu nguyện, nhưng Bà còn là một người chỉ huy. Không có gì mà vô ích cho bằng việc làm chứng cho Kitô giáo ngày hôm nay là có những người Kitô hữu đã khép kín lại đời sống của chính mình. (. . .)
Giáo Hội là chúng ta, là mỗi người trong chúng ta, với những giá trị đạo đức và những tội lỗi, những thấp hèn và những xấu xa của chúng ta. Nhưng chúng ta có một kho tàng quý báu đó là Phúc Âm, những Bí Tích, sự thánh thiện của những anh chị em của chúng ta trong quá khứ và ngày nay, một kho tàng chứa đựng trong những chiếc bình bằng đất; còn sở thích về đời sống của chúng ta như thế nào? Và con người sẽ ước muốn gì và hành động như thế nào? Nhưng chúng ta đừng để cho sự sai lạc của một số người làm lu mờ đi sinh khí lạ lùng của Giáo Hội ngày hôm nay. (. . .)
Nhà vô thần Jean Rostand suốt cả cuộc đời đi tìm Thiên Chúa đã viết trong cuốn sách của ông “niềm lo lắng của nhà sinh vật học”; “Ngày mai ra thể nào không cần thiết: hình dạng của những đô thị, hình dáng nhà cửa sẽ như thế nào, xe cộ sẽ nhanh đến mức độ nào... nhưng quan trọng chính là sở thích về đời sống như thế nào? Và vì những lý do nào con người ước muốn và hành động như thế nào? Con người tìm kiếm sự can đảm trong cuộc sống ở đâu? Họ muốn được yêu thương hơn là được thông cảm hiểu biết, còn tôi thì tôi lựa chọn lòng bác ái hơn là sự thông thái.”
Như vậy chúng ta đừng quá rắc rối. Đừng quá lo lắng khi có những khác biệt, đi ngược lại trào lưu. Chúng ta không thể là ánh sáng trong đêm tối mà không làm cho những kẻ khác nêu lên những câu hỏi, thắc mắc. Chúng ta không thể là những Kitô hữu mà thỏa hiệp với bóng tối. Và trong nhiều địa hạt trong cuộc sống con người mà ở đó có sự lựa chọn, những chương trình có sự cần thiết cấp bách được soi sáng bởi tình yêu của Chúa Kitô đã ban phát trong chúng ta nhờ Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta được sáng tỏ và sáng suốt như Bà Jeanne d’Arc.
Điều không đúng là trong những cuộc tranh luận chính trị, không phải là bôi xấu đối thủ là đúng đắn và là thực sự yêu nước.
Cũng không đúng như trong thương mại, mục tiêu chính là tiền bạc và kỷ thuật là chính yếu, mà phải hướng về mục tiêu kinh tế, cũng như về yếu tố con người.
Cũng không đúng khi bạo lực làm tổn thương, chết chóc, tàn phá là con đường dẫn đến hòa bình và làm giá trị cho những quyền lợi.
Cũng không đúng khi nói về sự mỏng manh của tình yêu con người khi thỏa lỏng theo dục vọng và bản năng là cách lối yêu đương của con người.
Cũng không đúng là chúng ta có thể hạnh phúc mà không có kẻ khác hay với lý do là chống lại những kẻ khác, khi chúng ta loại trừ khỏi bàn ăn của chúng ta những kẻ nghèo đói vì lý do văn hóa và nhân phẩm.
Các bạn nhìn thấy và nhớ đến Jeanne để chúng ta suy tư về chúng ta, về những xác tín cũng như về những sự mong manh dòn mỏng của chúng ta. Đức Tin không chỉ là một ngôn từ, đức tin là một điểm khởi đầu.” Federick Mounier (Trích dịch tù Báo La Croix ngày 4 tháng 6 năm 2012)
Pt Huỳnh Mai Trác
(Nguồn: vietcatholic.com)


Những giới luật của người Kitô hữu ngày hôm nay

Tòa Thánh Vatican đã phổ biến nhiều bản văn về “Et verbum carta factum est” (Và Ngôi Lời đã làm người).
Đối với tôi điều cần thiết là phổ biến để mọi người chú ý về bài thuyết trình của Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối thoại Liên Tôn đọc tại Rouen vào ngày 2 tháng 6 vừa qua.
Dựa vào câu chuyện của thánh Jeanne d’Arc, Đức Hồng Y đã tả ra những nét chính suy tư về đời sống hành động của người Kitô hữu:
Mỗi người chúng ta, một ngày nào đó phải đứng trước sự đau khổ, trước sự phản bội, trước bệnh tật, trước sự chết, và chính vào lúc đó, chúng ta cần phải tin tưởng rằng, chúng ta vẫn được yêu thương và tất cả những điều đó đều có mang một ý nghĩa.”

Cựu quản gia của Phủ Giáo Hoàng, ông Paolo Gabriele, đã chính thức xin Đức Thánh Cha tha thứ

Cựu quản gia của Phủ Giáo Hoàng, ông Paolo Gabriele, đã chính thức xin Đức Thánh Cha tha thứ. Trong một bức thư gởi cho Đức Thánh Cha, Paolo Gabriele, nói rằng ông nhận ra sai trái của mình trong vụ Vatileaks. Ông khẳng định đã hành động một mình, không có kẻ đồng lõa và tỏ ra hối tiếc hành động của mình.
Lá thư đã được trao cho Ủy ban của ba vị Hồng Y phụ trách điều tra vụ rò rỉ thông tin. Tại thời điểm này, chỉ có 3 vị Hồng Y và chính Đức Giáo Hoàng được đọc chi tiết lá thư.

Án phong Chân phước cho Hồng y Thuận đang tiến triển tốt

Cáo thỉnh viên cho biết diễn tiến quá trình điều tra án phong chân phước cho Hồng y Thuận
Tiến sĩ Waldery Hilgeman, cáo thỉnh viên của án phong Chân phước, cho hãng tin Zenit biết những tiến triển mới nhất trong giai đoạn giáo phận của án phong chân phước cho Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, được mở từ ngày 22-10-2010.
Tiến trình phong Chân phước đã được mở ra tại giáo phận Rôma và diễn ra tại tòa án của hạt Rôma. Do Đức Hồng y, người qua đời cách đây 10 năm, “đã di chuyển nhiều” trên mọi châu lục, nên tiến trình điều tra là "bao la", theo lời khẳng định của Hilgeman Waldery, khi cáo thỉnh viên này nhắc đến nhiều địa điểm điều tra cho hồ sơ: Úc, Mỹ, Đức, Pháp.

Thập Giá và bóng tối trong đời tận hiến

Cuối đời Chúa Giêsu đã có cảm tưởng như bị Cha mình bỏ rơi. Ngài đã kêu lên “Lạy Thiên Chúa, Lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” lúc bị treo trên thập giá (x. Mc 15, 33-34).
Thân xác Ngài đã bị bầm dập vì đòn roi, linh hồn Ngài hoàn toàn thiếu vắng sự an ủi. Nhưng chính từ trong tâm hồn tan nát ấy, những dấu chỉ của sự sống mới đã chảy ra.
‘Chúa Giêsu là Thiên Chúa trao ban trọn vẹn con người Ngài cho ta, dốc cạn mình cho ta. Chúa Giêsu không giữ lại cũng không bám vào những sở hữu của Ngài. Ngài cho tất cả những gì Ngài có để cho’ (Henri Nouwen).

Vì loài người chúng tôi

Trong kinh Tin kính, chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa là Đấng quyền năng, tạo dựng nên trời đất muôn vật. Tuy vậy, lời tuyên xưng vào Chúa và ca ngợi vinh quang của Ngài không giống như lời ca tụng một tác phẩm nghệ thuật hay một công trình kiến trúc. Bởi lẽ, một tác phẩm hay một công trình, dù có hoàn mỹ đến đâu chăng nữa, thì cũng chẳng liên quan gì đến người chiêm ngưỡng, có chăng chỉ là gợi lên sự thán phục đối với tài năng của các họa sĩ hay kiến trúc sư. Sau khi tuyên xưng Chúa Cha là Đấng sáng tạo muôn loài, Chúa Con là “Ánh sáng bởi Ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật”, người tín hữu nói lên mối tương quan giữa mầu nhiệm Thiên Chúa với cuộc sống con người: “Vì loài người chúng tôi, và để cứu rỗi chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế”. Lời tuyên xưng này giống như một điểm kết nối giữa Thiên Chúa cao cả với con người tội lỗi. Nếu loại bỏ ý niệm “vì loài người chúng tôi”, lời tuyên xưng đức tin của người tín hữu chỉ còn là sự chiêm ngưỡng và thán phục Thiên Chúa từ xa mà chẳng có liên quan gì đến đời sống của họ.

Thiên Chúa có nói với chúng ta?


Người đăng: DangTrinh | 28.07.2012
 
Một thanh niên đã nghiên cứu Kinh Thánh vào một đêm thứ Tư. Vị linh mục chia sẻ việc lắng nghe và vâng lời Chúa. Người thanh niên thắc mắc: “Chúa có nghe con người nói không?”. Sau Thánh lễ, anh đi uống cà-phê với mấy người bạn và nói về chuyện vừa qua. Một số người nói Chúa dẫn dắt họ theo những cách khác nhau.
Chàng thanh niên lái xe về nhà khoảng 10 giờ. Ngồi trong xe, anh ta cầu nguyện: “Lạy Chúa, nếu Chúa bảo người ta nói với con thì con sẽ nghe, con cố gắng hết sức để lắng nghe”.

Xin được an táng với cái nĩa

Người đăng: hoctran | 28.07.2012 
 
Một phụ nữ bị bệnh nặng ở giai đoạn cuối, có thể chỉ còn sống thêm 3 tháng nữa thôi. Chị chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng, chị mời linh mục đến nhà để trao đổi về những ước nguyện cuối đời của mình. Chị muốn trong Thánh lễ an táng mình, những bài hát nào được hát, bài đọc nào được đọc, và kiểu mộ nào để an táng chị. Và chị muốn chôn theo chị một cuốn Kinh Thánh mà chị rất quý.
Mọi thứ sẵn sàng, vị linh mục chuẩn bị đi về thì chị chợt nhớ có điều rất quan trọng cần nói. Vị linh mục vui vẻ: “Còn gì nữa à, điều gì vậy?”. Chị nói: “Điều này rất quan trọng. Con muốn được an táng với cái nĩa cầm ở tay phải”. Vị linh mục nhìn chị, không biết nói gì nữa. Chị nói: “Điều này làm cha ngạc nhiên à?”. Vị linh mục trả lời: “Chị nói thật và nói rõ đi, tôi không hiểu nổi”.

Tân Bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin*: Điều quan trọng cho tương lai của Hội Thánh là phải vượt lên trên những khác biệt về mặt ý thức hệ

Người đăng: hoctran | 28.07.201 
 
“Lời Chúa không thể bị đem ra thương thảo. Không thể vừa tin (điều này) lại vừa không tin (điều khác). Không thể khấn giữ ba lời khuyên phúc âm rồi lại coi thường. Không thể quy về truyền thống của Hội Thánh để nói là chỉ chấp nhận một phần. Con đường của Hội Thánh dẫn chúng ta đi tới phía đằng trước và tất cả mọi người được mời gọi đừng khép mình lại trong lối suy nghĩ quy ngã, nhưng phải chấp nhận trọn vẹn sự sống và đức tin của Hội Thánh”.
Trong bài trả lời phỏng vấn mới đây của tuần báo Osservatore Romano dành cho Đức Tổng giám mục Gerhard Ludwig Müller, tân tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, người ta có thể đọc được những định hướng căn bản của ngài khi điều hành công việc của Bộ.
Lên đầu trang