Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ sáu Tuần 4 Phục sinh 4.5.2012 "Thầy là đường"


Lời Chúa: Ga 14, 1-6
Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó. Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi.” Ông Tôma nói với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường?” Đức Giêsu đáp: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy”.

Chuyện kể về những người con xa xứ…


cập nhật: (03/05/2012)    

 
Lần đầu tiên đến với Sài Gòn, tôi như bị choáng ngợp bởi cái vẻ hào nhoáng, sôi động của một thành phố công nghiệp. Sài Gòn với những tòa nhà sang trọng, cao chọc trời. Sài Gòn với những dòng người hối hả ngược xuôi. Sài Gòn rực rỡ, lung linh ánh đèn, ánh điện về đêm. Đây quả thực là một thành phố hào hoa, một mảnh đất màu mỡ mà những người con xứ Thanh chọn để mưu sinh. Có những người đã thành công nhưng cũng không có ít người bị xoáy vào vòng kim tiền. Để rồi đằng sau ấy là biết bao câu chuyện, là những nụ cười và những giọt nước mắt… Nhân ngày họp mặt di dân Thanh Hóa tại Sài Gòn – 01/05/2012, Ngày lễ đặc biệt dành cho những người công giáo Thanh Hóa đang sống, làm việc và học tập tại khu vực phía Nam, tôi đã thấy, đã nghe và ghi nhớ nhiều những mảnh đời xa xứ…

Từ niềm tin vào Đức Kitô đến việc lựa chọn người nghèo

LM. Gustavo Gutierrez O.P.
Phêny Ngân Giang chuyển ngữ

Thời sự Thần học, số 56, 05/2012
Trong bài này, cha Gustavo Gutierrez phân tích quan điểm “lựa chọn người nghèo” từ ba khía cạnh: tâm linh, thần học và loan báo Tin mừng. Nguồn: “The option for the poor arises from faith in Christ” in: Theological studies, 70(2009) 317-326. Bản dịch tiếng Việt của Phêny Ngân Giang. Những chú thích của tác giả được đặt ở cuối bài (endnote), những chú thích của dịch giả được đặt ở cuối trang (footnote).
Vào tháng 5 năm 2007 đã diễn ra Hội nghị các Giám mục Châu Mỹ Latinh và Caribê lần thứ năm tại Aparecida, Brazil. Đại hội này đã nhiều lần khẳng định tiếp tục đường hướng mục vụ và thần học đã được mở ra trong những năm của Công đồng Vaticanô II và Hội nghị các Giám mục lần thứ hai họp tại Medellín, Colombia (1968). Quyết tâm phục vụ người nghèo, vốn được xem là “một trong những nét đặc trưng của khuôn mặt Giáo hội Châu Mỹ Latinh và vùng Caribê”, đã được Hội nghị Aparecia đặt vào số những điểm then chốt của bản đúc kết. (1)
Quyết tâm của Aparecida liên hệ mật thiết với điều được Đức Bênêđíctô XVI nhấn mạnh trong bài diễn văn tại Hội nghị. Đức Thánh Cha đã định vị rõ ràng và vững chắc những nhận xét của mình trong một văn mạch thần học thích hợp: “Lập trường quyết tâm lựa chọn người nghèo được hàm chứa trong niềm tin Kitô giáo vào một Thiên Chúa đã trở nên nghèo vì chúng ta, hầu làm cho chúng ta giàu sang bởi cái nghèo của Người (x. 2Cr 8,9)”. (2) Việc lựa chọn người nghèo bắt nguồn từ niềm tin vào Đức Kitô; điều này được Hội nghị Aparecida lặp lại cách sáng suốt: “Sự dấn thân này phát sinh từ niềm tin của chúng ta vào Đức Giêsu Kitô, Đấng là Thiên Chúa đã trở nên người phàm”. (3)

Thánh Philipphê và Giacôbê hậu, Tông Ðồ (thế kỷ I)

Ngày 03 tháng 05
 
Thánh Philipphê là người cùng quê với thánh Phêrô và Anrê sinh tại Betsaiđê, một làng trên bờ biển Tibêriát. Trước kia ngài theo thánh Gioan Tiền Hô và đã trở thành một trong những môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu. Chính ngài đã bảo cho Nathan biết Ðấng Cứu Thế đã đến và dẫn ông ta đến gặp Chúa. Phúc Âm đã nói lên mối liên hệ mật thiết giữa ngài với Chúa Giêsu.
Trước khi làm phép lạ bách hóa nhiều, Chúa đã hỏi thử Philipphê tìm kiếm thức ăn cho mọi người. Cũng chính ngài đã được lương dân xúm lại hỏi han và yêu cầu cho xem Ðấng Cứu Thế. Rồi trong bữa tiệc ly, ngài đã xin Chúa Giêsu tỏ Ðức Chúa Cha cho mình và Chúa Giêsu đã trả lời: "Ai thấy Ta là thấy Chúa Cha".

Tòa Thánh Vatican và vấn đề các giám mục tại Trung Quốc


Đức Tổng giám mục Bắc Kinh Giuse Lý Sơn
WHĐ (02.05.2012) / Vatican Insider – Cách đây ít năm, Đức Bênêđictô XVI đã thiết lập một Ủy ban để bàn thảo và tư vấn cho ngài về những vấn đề quan trọng của Giáo Hội tại Trung Quốc. Mới đây, từ ngày 23 đến 25 tháng Tư 2012, Ủy ban đã nhóm họp tại Roma. Sau đó Tòa Thánh đã công bố bản thông báo được Đức Bênêđictô XVI chuẩn y, nhằm trình bày rõ hơn giáo huấn và kỷ luật của Giáo Hội liên quan đến các giám mục tại Trung Quốc.
Chủ đề chính của cuộc họp lần này là Đào tạo giáo dân. Các giám mục và linh mục được mời gọi “nỗ lực hết sức để giúp người giáo dân vững vàng trong hiểu biết về giáo huấn của Giáo Hội, cách riêng về giáo hội học và giáo huấn xã hội của Giáo Hội”. Việc đào tạo này có tầm quan trọng đặc biệt đối với 12 triệu tín hữu tại Trung Quốc, với hai khối chính: khối được Nhà Nước nhìn nhận và khối ‘hầm trú’.

Đức Thánh Cha tiếp kiến 40.000 tín hữu hành hương

VATICAN - Sáng thứ tư 2-5-2012, đã có khoảng 40.000 tín hữu hành hương đã tham dự buổi tiếp kiến chung hằng tuần của ĐTC tại Quảng trường Thánh Phêrô, dưới bầu trời nắng đẹp.

Đúng 10 giờ 30, ngài đã đi xe mui trần từ nội thành Vatican tiến ra quảng trường, đi qua các lối đi để chào thăm các tín hữu hành hương. Họ vẫy cờ và reo hò chào mừng khi xe chở ĐTC đi qua. Sau cùng, lên tới lễ đài ở thềm Đền thờ, ĐTC đã khai mạc buổi tiếp kiến với dấu Thánh Giá và lời chào phụng vụ, trước khi cùng với mọi người nghe đoạn Sách Thánh được công bố bằng 5 thứ tiếng khác nhau.

Toà Thánh ban hành quy chế mới và nội quy cho Caritas Quốc tế


VATICAN - Hôm 2-5-2012, Toà Thánh đã ban hành quy chế mới và nội quy của tổ chức Caritas quốc tế, cùng với một sắc luật của ĐHY Quốc vụ khanh Toà Thánh, về hoạt động của tổ chức bác ái quốc tế này. Từ nay, Caritas Quốc tế sẽ thuộc quyền kiểm soát của Hội đồng Toà Thánh Cor Unum (Đồng Tâm).

Theo Sắc luật, mọi hoạt động định chế của Caritas Quốc tế từ nay thuộc thẩm quyền của Hội đồng Toà Thánh Cor Unum (Đồng Tâm), là cơ quan bác ái của ĐTC. Sắc luật cũng xác định một số thẩm quyền của Phủ Quốc vụ khanh Toà Thánh về hoạt động của Caritas Quốc tế. Đây là một tổ chức quy tụ 165 Caritas địa phương và được Toà Thánh công nhận tư cách pháp nhân với thủ bút của ĐTC Gioan Phaolô II hồi năm 2004.

TGP Huế: Dâng hoa cho Đức Mẹ La Vang



VRNs (02.05.2012) – Quảng Trị – Ngày 01.05.2012 tại Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang, vào lúc 8 giờ sáng Giáo phận Huế đã cử hành Thánh Lễ trọng thể để khai mạc tháng hoa kính Đức Mẹ. Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Huế đại diện cho Giáo phận đảm trách chương trình dâng hoa này.
Dưới cái nắng mùa hè chói chang của vùng đất Quảng Trị, kèm theo gió Tây-Nam còn gọi là gió lào khô khốc thổi qua, mang theo hơi nóng như quạt lửa vào mặt. Thế nhưng đoàn con của Mẹ từ khắp nơi vẫn qui tụ về Linh Địa La Vang để dâng kính Mẹ những đóa hoa tươi thắm của đồng nội.
Đức cha phụ tá Phanxicô Xaviê chủ tế cùng với đức Tổng Giám mục, đức Viện phụ và các linh mục trong giáo phận đồng tế. Ca đoàn thánh Mactino Giáo xứ Thánh Tâm đến từ Giáo phận Xuân Lộc, và đội kèn đến từ Thái Bình. Cho dù nắng có gay gắt, gió có thổi hơi lửa hay những khó khăn nào khác cũng không thể cản được bước chân của những người con yêu dấu của Mẹ.

ĐGM Kontum: Cha, Mẹ Công giáo có quyền và trách nhiệm với sự phát triển của giáo phận


VRNs (03.05.2012) – Pleiku – Ngày 1 tháng 5 hàng năm là ngày lễ kính Thánh Giuse Thợ, theo lịch phụng vụ cũng là ngày "Người Cha Gia Đình Công Giáo” (NCGĐCG) tại giáo phận Kontum. Hòa với niềm vui của giáo phận trong ngày “NCGĐCG” giáo xứ Đức An, miền Pleiku, giáo phận Kontum đã tổ chức ngày lễ thật long trọng và chu đáo.
Trong khuôn viên nhà thờ, các pa-nô nói về người Cha mang nhiều nội dung thiết thực: “Bố là tất cả”, “Ba của tôi”, “Nhân chứng Em-mau”, “Lòng thương xót Chúa”, “Chúa chiên lành”, v.v… Ngay tại Cung Thánh, câu Lời Chúa chủ đề “Kính sợ Chúa là đầu mối khôn ngoan” nằm trên một phông chính lớn. Được biết, có khoảng hơn 400 tham dự viên miền Pleiku về tham dự. Vì điều kiện địa lý cách trở nên một số giáo xứ tổ chức tại giáo hạt của mình. 

Abba! Cha Ôi (số 112)

PHẢI CHO MỚI CỨU CHÁU ĐƯỢC
Các bác sĩ phải đóng cửa lại, để khỏi phải bị gia đình cháu Đỗ Thế Anh quấy rầy, vì cả bệnh viện ai cũng biết bệnh liệt não là "hết thuốc chữa rồi!" Nhưng cha mẹ nào lại không muốn con mình sống. "Còn nước còn tát", nên họ vẫn cứ đến đập cửa. Lúc đó, một ông trung niên sau khi thăm người quen của mình bệnh xong thấy cảnh đó, nên xin vào thăm cháu. Khi người nhà đưa đến bên giường cháu Anh, ông vừa đưa tay bắt mạch, vừa thầm thỉ gì đó rồi nói với gia đình:
– Nếu muốn cháu khỏi bệnh, gia đình phải giao cháu cho tôi luôn. Phải cho mới cứu được cháu!
Cả hoang mang lo lắng, rồi bàn non tính già với nhau. Cuối cùng ông bố trong tiếc nuối quyết định đồng ý trao đứa con trai, mà không chỉ ông, cả dòng họ nhà nội mong đợi. Ông nói:
– Thà thằng Anh nó phải xa mình, nhưng nó sống, còn hơn cứ giữ nó ở với mình để nó chết.
Thế là gia đình cháu Anh, nhà ở Lai Thanh, Kim Sơn, Ninh Bình đã trao cháu cho ông Stêphanô Vũ Mạnh Hùng, xứ Phú Hậu, Phát Diệm. Việc đầu tiên, sau khi nhận cháu Anh, ông Hùng rửa tội cho cháu và đặt tên thánh cho cháu là Phaolô. Sau đó ông đưa cháu về nhà và bắt đầu điều trị theo thuốc Bắc, đó là nghề của ba đời nhà ông truyền lại.

Abba! Cha Ôi (số 111)

TÌNH YÊU : MỘNG HAY THỰC
Tình yêu là một loại hình văn hóa cao cấp nhất của con người. Tuy nhiên "mộng" quá thì mất "thực" hoặc ngược lại. Mộng là cái ảo, cái hư, nhưng vẫn là cái thực. Đó là mộng của thực và là thực của mộng. Nói đến tình yêu, thường được liên tưởng ngay đến tình yêu nam nữ và tuổi trẻ. Rog Fuller nói: "Tuổi trẻ cần cả tình yêu và tình bạn. Tình yêu làm rực rỡ tuổi trẻ, còn tình bạn làm ngọt ngào tuổi trẻ". Có tin nhau mới phát sinh tình bạn, từ đó mà nảy mầm tình yêu. Chất lãng mạn là chất tất yếu liên kết hai con người khác phái, tâm hồn và thể xác. Cả mộng và thực hòa quyện để có tình yêu hai – trong – một.
Mỗi người là một nửa. Hai nửa khác nhau ghép lại thành một vòng tròn tình yêu. Dù là hạnh phúc tình yêu hay hạnh phúc hôn nhân cũng cần thiết như nhau. Cần thiết – thiết tha – tha thứ. Có vậy người ta mới yêu nhau. Do đó: Yêu thì phải kính, kính thì phải nể, nể thì phải trọng, trọng thì phải mong, mong thì phải nhớ, nhớ nghĩa là yêu. Một vòng tròn bắt đầu từ chữ yêu và kết thúc cũng bằng chữ yêu.

Abba! Cha Ôi (số 108)

THEO ĐẠO HAY LÀM HIỆU TRƯỞNG?
Câu chuyện chúng ta sắp kể nhau nghe cứ như là chuyện của tháng năm bắt đạo của Nhà Nguyễn, chứ ai ngờ lại là chuyện "thường ngày ở huyện".
Anh Rmah Nguc, sinh năm 1966 đã được rửa tội từ nhỏ, vì cha của anh đã từng là người đi giúp đồng đạo thời Đức cha Kim Paul Seizt. Sau năm 1975, tình hình xã hội mới ập đến quá nhanh, ngăn chặn mọi liên lạc tôn giáo của người dân tộc Jrai với các mục tử. Từ đó, mọi sự đều là mê tín. Cả những nét văn hóa oai hùng như tiếng coòng chiêng cũng bị chung số phận và bị cấm sử dụng. Chỉ tôn kính một mình bác Hồ là không mê tín.
Một cậu bé chín mười tuổi được khuyến khích đi học "cái chữ" () để giúp làng.
Trong khi đó, ông bố quá sợ hãi trước những đe dọa của những người có quyền nên không dám nói với ai về đạo nữa, kể cả nói cho con cái. Khi nghe điều này, có nhiều người trách ông bố đã bỏ đạo quá dễ dàng. Ở đây như một người kể chuyện, tôi không bênh vực, và cũng chẳng kết án, mà cung cấp thêm thông tin để mọi người rõ. Ở vùng sát biên giới Cambodia này, tối 24/12/2002 vừa qua, có một cộng đoàn ở một làng đã xin phép tổ chức cầu nguyện Giáng Sinh hẳn hoi và đã được cho phép, nhưng chỉ được phép cầu nguyện trong vòng 15 phút mà thôi!

Abba! Cha Ôi (số 107)

ĐIỀU GIẢN DỊ
Sáng giảng đường, chiều thư viện, tối lại tất tả đi dạy. Về đến phòng chỉ kịp nuốt vội tô mì là đã hết một ngày. Đám bạn cùng phòng thấy vậy, đặt cho nó biệt danh "lướt cùng tia chớp". Bởi tuy còn là một sinh viên nhưng nó không thua kém một ai, từ vòng vàng, xe cộ cho đến thứ mà sinh viên vẫn gọi là xa xỉ nhất – điện thoại di động nó đều có cả. Nó tự hào về điều đó vì so với bạn bè cùng trang lứa, nó thật bản lĩnh, nó vừa đi học vừa đi làm để nuôi sống chính mình lại có thể sắm sửa cho mình đầy đầy đủ tiện nghi mà không cần xoè tay xin bố mẹ một đồng xu nào. Nhớ ngày đầu tiên đi Thành Phố học nó phải đi nhờ nhờ xe của một đứa bạn đến trường. Rồi cuộc sống dạy cho nó biết làm mọi việc để kiếm tiền, để thoát khỏi cái nghèo. Nó bắt đầu lao mình vào những "cua" dạy thêm lúc đầu là một "cua" sau tăng lên hai "cua" và bây giờ là ba "cua". Lâu dần nó quyên mất mình là một mái ấm ở quê nhà, có lần mẹ nó điện lên và hỏi "Sao lâu quá không thấy con điện về quê thăm nhà?" Nó vội vã "Con còn phải đi dạy thêm kiếm tiền nữa mẹ! Tết rồi con về luôn. Thôi đã trễ giờ rồi con đi dạy đây. Mai mốt con điện cho mẹ sau nhé!" Nó tắt máy bỏ lại bên tai tiếng thở dài còn sót lại…

Abba! Cha Ôi (số 106)

VIẾT TỪ THỰC TẾ TÌNH TRẠNG GIA ĐÌNH
Nhân ngày lễ Thánh Gia Thất, và năm Thánh Gia Đình. Tôi và một số bạn học cùng tham gia nói chuyện rất sôi nổi về vấn đề gia đình và giá trị của nó trong xã hội hôm nay.
Có thể nói rằng đa số điều phải nhìn nhận rằng giá trị đích thực của gia đình đang ngày càng suy giảm trầm trọng. Tại Mỹ, cứ ba cặp vợ chồng thì có hai cặp ly dị và trong giới thanh niên nam nữ, có 70% đến 80% muốn sống "thử" trước hôn nhân. Ở Việt Nam, ngày xưa ông bà ta quan niệm "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" nên hầu như rất ít gia đình tan vỡ. Đôi khi tình yêu đến sau hôn nhân hoặc Nghĩa lớn hơn Tình, nhưng dù sau mái gia đình vẫn là nền tảng mọi thành viên luôn phải gìn giữ. Ngày nay trong sự tự do nhân quyền đôi khi người ta nhân danh tự do để phá vỡ những ràng buộc cần thiết khiến gia đình tan vỡ ngày càng nhiều và con trẻ là phải chịu hậu quả nặng nề nhất.
Lên đầu trang