Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thần Học Gia Phủ Giáo Hoàng: Về ơn Cứu Độ ngoài Kitô Giáo

LTS: Cha Raniero Cantalamessa, thần học gia Phủ Giáo Hoàng trong bài nhận định liên quan đến bài Tin Mừng Chúa Nhật tuần này đã đề cập đến vấn đề ơn Cứu Độ ngoài Kitô Giáo như sau:

Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta

Thánh Gioan, một trong các tông đồ, thấy một người không trong nhóm các môn đệ nhân danh Chúa Giêsu mà trừ quỷ liền cấm người này làm thế. Khi ông thuật lại điều này với Chúa Giêsu, Chúa phán với ông rằng “Đừng ngăn cản người ta …vì ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta” (Mc 9:39, 40).

Giáo phận Thượng Hải bầu giám mục mới

Lm. Thaddeus Ma Daqin dâng Thánh lễ
Ngày Cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc
hôm 24-5 tại Thượng Hải
Linh mục Thaddeus Ma Daqin dành được đa số phiếu bầu ứng viên tân giám mục phó của Giáo phận Thượng Hải hôm 30-5.

Trong số 205 đại diện gồm 86 linh mục triều, 55 nữ tu và 64 giáo dân, chỉ có 190 người tham dự cuộc họp bầu chọn.

Cha Ma ở tuổi 40 là ứng viên duy nhất. Ngài nhận được 160 phiếu theo cách chọn giám mục “dân chủ” do chính quyền yêu cầu. Có hai phiếu chống và 28 phiếu trắng. Gần đây ngài đã nhận được sự chấp thuận của Toà Thánh.

Các gia đình hãy trở nên mảnh đất màu mỡ vun trồng các ơn gọi

WHĐ (03.06.2012) / VIS – Ngày thứ hai trong chuyến viếng thăm mục vụ Milano, vào lúc 10 giờ, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã chủ sự buổi đọc kinh giờ thứ ba tại nhà thờ chính tòa Milano. Sau Thánh vịnh, ngài đã chia sẻ suy niệm với hàng giáo sĩ, chủng sinh, các phó tế và các tu sĩ. Sau đây là một số đoạn của bài suy niệm này:
“Chúng ta đang sống mầu nhiệm Giáo hội với hình thức diễn tả cao trọng nhất là giờ kinh phụng vụ. Trong cầu nguyện, giọng nói, con tim và tâm trí chúng ta cùng nói lên những nhu cầu và mong đợi của toàn thể nhân loại… Việc cử hành hằng ngày các giờ kinh phụng vụ là thiết yếu đối với các thừa tác viên có chức thánh. Trong các giờ kinh phụng vụ, kéo dài mầu nhiệm trung tâm của Thánh Thể suốt ngày, các linh mục được kết hiệp đặc biệt với Chúa… 

Đức Thánh Cha viếng thăm mục vụ Tổng giáo phận Milano



DTC_Milano_2012Sáng thứ Bẩy 2-6-2012 là ngày thứ hai Đức Thánh Cha viếng thăm Tổng giáo phận Milano nhân dịp đại hội kỳ VII các gia đình thế giới. Đức Thánh Cha đã có bốn sinh hoạt chính. Ban sáng lúc 10 giờ, ngài gặp gỡ các linh mục tu sĩ nam nữ và chủng sinh trong nhà thờ chính tòa. Tiếp đến vào lúc sau 11 giờ, ngài gặp gỡ các người trẻ sắp chịu phép Thêm Sức tại vận động trường Giuseppe Mazza. Vào ban chiều lúc 5 giờ, Đức Thánh Cha gặp gỡ các giới chức chính quyền dân sự, quân đội và giới doanh thương thành phố. Và lúc 8 giờ rưỡi tối, ngài sẽ chủ sự buổi canh thức với các gia đình và tín hữu tại công viên Bresso, nơi ngài sẽ chủ sự thánh lễ kết thúc đại hội các gia đình thế giới kỳ VII lúc 10 giờ sáng Chúa Nhật 3-6-2012. Sau đây là chi tiết các sinh hoạt của Đức Thánh Cha.

Đức Thánh Cha bắt đầu viếng thăm Tổng giáo phận Milano

 
VATICAN. Chiều thứ Sáu, 1-6-2012, ĐTC Biển Đức 16 đã đến viếng thăm Tổng giáo phận Milano bắc Italia, nhân dịp Đại hội kỳ 7 các gia đình Công Giáo thế giới.
Ngài lưu lại tại đây hơn 48 tiếng đồng hồ, cho đến gần 6 giờ chiều Chúa nhật 3-6-2012. Đây là chuyến viếng thăm dài nhất ĐTC thực hiện tại Italia từ trước đến nay và là chuyến viếng thăm đầu tiên của một vị Giáo Hoàng tại đây kể từ 28 năm nay.
Từ Vatican, vào lúc quá 4 giờ chiều, ĐTC đã dùng trực thăng đến phi trường Ciampino của thành Roma để từ đây đáp máy bay đến phi trường Milano-Linate cách đó gần 500 cây số về hướng bắc. Khi đến nơi vào lúc 5 giờ 15 chiều, Ngài đã được ĐHY Angelo Scola, TGM sở tại cùng với ĐHY Ennio Antonelli, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, và các HY, GM, cũng như chính quyền đón tiếp.

Fatima: Tội lỗi và việc đền bù phạt tạ

Các bài cùng chủ đề:
Bài: Sứ điệp Fatima
Bài: Sứ điệp Fatima (tiếp theo)
Bài: Sự khả tín của Sứ Điệp Fatima
Bài: Sứ Điệp Fatima, sứ điệp hòa bình

Bị ảnh hưởng và bị chi phối nặng nề bởi trào lưu vô thần, não trạng tôn thờ và hưởng thụ vật chất thái quá, con người ngày nay thường coi nhẹ tội lỗi, nên họ dễ dàng sa phạm tội. Từ quan niệm lệch lạc ấy, một số không nhỏ các Kitô hữu đã trở nên thờ ơ và ít quan tâm tới việc lãnh nhận Bí tích Cáo Giải và đồng thời vẫn tiếp tục rước Mình Thánh Chúa. Ở Đức vào thập niên 60 của thế kỷ vừa qua, triết gia Max Scheler (1928-2003) đã trình bày một hiện tượng – được coi là còn khá mới mẻ vào lúc bấy giờ – làm cho nhiều người đồng thời không khỏi bỡ ngỡ và thắc mắc, khi ông cho rằng, lúc làm trắc nghiệm một cách khách quan người ta thấy rằng khi tội lỗi càng nhiều thì ý thức về tội càng giảm thiểu và vơi nhẹ đi; trong khi đó, nếu việc sa ngã và phạm tội càng ít đi thì ý thức về tội càng tăng lên và càng nhạy bén hơn. Điều này muốn khẳng định rằng các người lành thánh thường cảm thấy mình là kẻ có tội, vì họ luôn ý thức được các tư tưởng và các hành động phải trái của mình, dù chúng nhỏ mọn đến đâu, và nhận ra được từng khiếm khuyết và lỗi lầm của mình, trong khi đó các kẻ phạm trọng tội lại cảm thấy hành động tội phạm của họ vẫn bình thường và lương tâm không hề cắn rứt chút nào. Dựa theo kết quả này, người ta chủ trương cứ sống bừa bãi và phạm tội, vì họ cho rằng việc ý thức có tội hay không hoàn toàn chỉ là một hiện tượng thuần tuý tâm lý mà thôi. Bởi thế, tình trạng luân lý của thế giới ngày nay đang trên đà xuống dốc một cách khủng khiếp: các trào lưu tục hóa, ăn chơi trụy lạc, truyền bá cách sống vô luân đồi trụy và khiêu dâm đang được phổ biến một cách công khai và rầm rộ trên các phương tiện truyền thông đại chúng, kể các phương diện truyền thông các nhà nước.

Án tử, an tử và lòng thương hại

Chết là quy luật muôn thuở. Sinh ký, tử quy. Không ai trường sinh, bất tử. Chúng ta không thể tạo được sự sống vậy tại sao lại dám cướp sự sống của người khác?
Cố triết gia Russell Kirk (đã gia nhập Công giáo) có thể là một trong các triết gia chính trị được yêu mến nhất. Không phải cái gì ông viết cũng đều hay, nhưng đa số những gì ông viết đều tuyệt vời. Nhưng ngay trong các tác phẩm lớn của ông tôi thấy là tiểu luận đặc biệt khiến tôi khâm phục. Ông viết về án tử (death penalty), chương “Tính chất Tội phạm và Lòng thương hại” (trong cuốn Redeeming the Time) là tác phẩm như vậy.
Lên đầu trang