Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Đối thoại trong sự tôn trọng lẫn nhau



WHĐ  (28.06.2012) – Mới đây, Đức hồng y Fernando Filoni, Bộ trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho Các Dân Tộc, đã dành cho nguyệt san 30 Giorni một cuộc phỏng vấn, trong đó ngài đề cập đến một số vấn đề quan trọng và tế nhị trong đời sống Giáo Hội.
Trong giai đoạn Đặng Tiểu Bình chủ trương chính sách mở cửa cho Trung Quốc, Đức hồng y Filoni là sứ thần Tòa Thánh tại Hồng Kông; vì thế từ lâu ngài đã biết đến tình hình Giáo Hội tại Trung Quốc. Được hỏi về tình trạng chia rẽ của người công giáo tại Trung Hoa lục địa, ngài nói: “Sự chia rẽ không phát xuất từ cách làm việc của Giáo Hội nhưng từ những hoàn cảnh lịch sử và chính trị. Đó là một hoàn cảnh nhiều khó khăn và đau khổ. Cần phải giúp đỡ Giáo Hội tại Trung Quốc, cả Giáo Hội được gọi là hầm trú và Giáo Hội được đặt tên không đúng là Giáo Hội yêu nước. Cả hai cộng đoàn giáo hội này cần hiệp nhất lại trong Chúa Kitô”.

Cổ võ ơn gọi linh mục là một thách đố thường xuyên cho Giáo Hội

WHĐ (26.06.2012) / VIS – Sáng 25 tháng Sáu, một cuộc họp báo đã được tổ chức tại Văn phòng báo chí Tòa Thánh để trình bày tài liệu Hướng dẫn Mục vụ Cổ võ Ơn gọi Linh mục. Chủ trì cuộc họp báo là Đức hồng y Zenon Grocholewski - Bộ trưởng Bộ Giáo dục Công giáo, Đức Tổng giám mục Jean-Louis Brugues OP - Thư ký, và Đức ông Angelo Vincenzo Zani - Phụ tá thư ký.

Môi trường sống có ảnh hưởng tới Thánh Phêrô và Phaolô

Ngày nay, người ta nói tới “môi trường” ảnh hưởng tới con người sống trong môi trường đó rất nhiều: sức khỏe, đạo đức v.v…, ngày xưa vẫn có.
Câu truyện chọn “đất cho con sống” của bà mẹ Thầy Mạnh Tử thời xưa vẫn con nóng hội đối với thời nay: bà sống ở gần nghĩa trang, bé Mạnh Tử bắt chước người ta đào huyệt, bắt chước người ta lăn ra khóc thảm thương, dời nhà đi sống gần chợ, bé Mạnh Tử bắt chước buôn bán, ăn nói gian dối, lại dời nhà đến bên cạnh trường học, bé Mạnh Tử bắt chước người ta sống lễ phép, học hành chữ nghĩa, bà mừng…
Thánh Barnaba sống ở Sip (Chypre), thánh Phaolô sống ở Tarxô vùng đất dân ngoại đối với Do thái mặc dầu cũng có người Do thái sống ở đó. Phải tiếp xúc với dân ngoại thờ nhiểu thứ thần, đời sống luân lý của dân ngoại đầy thứ “dâm ô” v.v…, nhưng các ngài đã sống là “sống với người ta” nên phải chấp nhận con ngừời của họ. Chắc chắn là không thể gọi họ là “đồ chó”, coi họ như chó mà Chúa Kytô cũng thỉnh thoảng nhắc đế: “Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con”(Mt 15, 26).

Hai con người, một nhân cách (Lễ kính Thánh Phê-rô và Thánh Phao-lô)

Con người sống ở trên đời thì cái “nhân tính” (人性: đức tính, tính chất, bản tính của con người) là do Trời (Thiên Chúa) ban tặng, ai cũng như ai (人之初性本善: “nhân chi sơ tính bản thiện”: Người mới sinh tính vốn lành); nhưng cái nôi, cái môi trường mà hạt giống “nhân tính” đó được gieo vào thì lại mỗi người mỗi khác và vì thế nhân tính thì giống nhau nhưng “nhân cách” (人格) có thể khác nhau (Từ nguyên: Theo tâm lí học thì “nhân cách” chỉ tính cách riêng biệt của từng cá thể trong lịch trình sinh hoạt đối với chính mình, người khác, sự, vật, hoàn cảnh; còn theo pháp luật thì “nhân cách” chỉ tư cách của chủ thể về phương diện quyền lợi và nghĩa vụ). Tuy nhiên, có 2 con người được sống ở 2 môi trường khác nhau, được giáo dục bởi 2 chiều hướng khác nhau, nhưng lại có chung một nhân cách: Đó là Thánh Phê-rô và Thánh Phao-lô, mà Giáo Hội mừng kính cách trọng thể vào ngày 29/6 hàng năm.

Khối óc và Trái tim

Phụng vụ công giáo mừng kính chung trong ngày 29-6 hai vị thánh: Phêrô và Phaolô. Các ngài được sánh ví như hai yếu tố căn bản làm nên tòa nhà Giáo Hội: Phêrô là nền đá, Phaolô là trụ đồng. Nhờ nền đá mà móng nhà chắc chắn, nhờ trụ đồng mà tòa nhà vững vàng. Hơn hai ngàn năm trôi qua, biết bao sóng gió bão táp không thể làm chuyển lay căn nhà Giáo Hội. Suốt bề dày lịch sử, biết bao phong ba dồn dập không thể tiêu hủy công trình của Chúa Kitô.
Lên đầu trang