Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Cái Tâm


Người đăng: DangTrinh | 31.08.2012
Buổi trưa, tại sân ga của một thành phố lớn, một người phụ nữ tầm ngoài 30 tuổi đang mướt mồ hôi để vác lên vai túi hành lý lỉnh kỉnh của mình. Trên khuôn mặt của người phụ nữ ấy hằn lên sự vất vả, cực nhọc của một người lao động từ xa đến tỉnh này. Chị đang đưa ánh mắt dường như vô vọng của mình khắp sân ga như để tìm kiếm một thứ gì đấy nhưng sau đấy lại tỏ vẻ thất vọng. Trông chị rất đáng thương.

Chú giải và chia sẻ Tin mừng Chúa Nhật XXII TN – năm B


Người đăng: hoctran | 31.08.2012

A. BẢN VĂN (Mc 7, 1-8a. 14-15. 21-23):

Khi ấy, những người biệt phái và mấy luật sĩ từ Giêrusalem tụ tập lại bên Chúa Giêsu, và họ thấy vài môn đệ Người dùng bữa với những bàn tay không tinh sạch, nghĩa là không rửa trước. Vì theo đúng tập tục của tiền nhân, những người biệt phái và mọi người Do-thái không dùng bữa mà không rửa tay trước, và ở nơi công cộng về, họ không dùng bữa mà không tắm rửa trước. Họ còn giữ nhiều tập tục khác nữa, như rửa chén, rửa bình, rửa các đồ đồng. Vậy những người biệt phái và luật sĩ hỏi Người: “Sao môn đệ ông không giữ tập tục của tiền nhân mà lại dùng bữa với những bàn tay không tinh sạch?” Người đáp: “Hỡi bọn giả hình, Isaia thật đã nói tiên tri rất chí lý về các ngươi, như lời chép rằng: ‘Dân này kính Ta ngoài môi miệng, nhưng lòng chúng ở xa Ta. Nó sùng kính Ta cách giả dối, bởi vì nó dạy những giáo lý và những luật lệ loài người’. Vì các ngươi bỏ qua các giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục loài người”.

Bộ ngoại giao Israel bác bỏ sự chống đối đức tân sứ thần tòa thánh


JERUSALEM. Bộ ngoại giao Israel bác bỏ lập luận của báo chí tại đây chống lại việc bổ nhiệm Đức TGM Giuseppe Lazzarotto làm Tân sứ thần Tòa Thánh tại nước này.
Đức TGM Lazzarotto đã từng làm Sứ thần Tòa Thánh tại Cộng hòa Ai Len, rồi tại Australia, trước khi được bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa Thánh tại Israel trong những ngày qua.
Sau khi có tin bổ nhiệm này, một nhật báo lớn ở Israel là tờ Yediot Aharonot, qua ngòi bút của ký giả Manachem Gantz, phái viên thường trú ở Roma, cho rằng việc bổ nhiệm Đức TGM Lazzarotto làm Sứ thần Tòa Thánh là “một cái tát vào mặt chính phủ Israel”, làm nhục cho đất nước này, đồng thời cho thấy rõ quan hệ căng thẳng giữa Nhà nước Israel và Tòa Thánh, xét vì Đức TGM Lazzarotto có liên lụy đến những vụ xì căng đan giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên ở Ai Len, vị này biết rõ những vụ đó mà cứ im lặng!

Tại sao nhiều "lời nguyện mở đầu" không còn sử dụng?


Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: "Ở đây, trong Tổng Giáo Phận Manila, chúng tôi đang dần dần sử dụng Phiên bản thứ ba của Sách Lễ Rôma, vốn sẽ được thực hiện đầy đủ trong tháng 12.2012. Trong ấn bản mà chúng tôi đang sử dụng hiện giờ (phiên bản xuất bản ở Mỹ) cho Thánh Lễ Chúa Nhật, trong Lời nguyện mở đầu có hai kinh (bao gồm cả một kinh tùy chọn). Kèm theo phần đầu của Lời nguyện mở đầu, một chủ đề kinh đề nghị được đưa ra (trong ngoặc vuông), và có một khoảng dừng ngắn để cầu nguyện thinh lặng. Bản văn của Lời nguyện mở đầu là như thế. Tuy nhiên, ở Phiên bản thứ ba mà chúng tôi sẽ sử dụng từ tháng 12.2012, không có lời nguyện thay thế được đưa ra, và thuật ngữ "Lời nguyện nhập lễ” (Collecta) được sử dụng thay cho “Lời nguyện mở đầu”. Tôi phỏng đoán rằng thuật ngữ "Lời nguyện nhập lễ” giả định rằng đã có các lời cầu nguyện thinh lặng được thu thập. Nhưng không có chủ đề cầu nguyện gợi ý được nêu ra, và không có gợi ý thinh lặng chốc lát để cầu nguyện riêng, trước khi "Lời nguyện nhập lễ” được chủ tế đọc. Phải chăng có sự quên sót của các vị chịu trách nhiệm bản văn lời nguyện này? Liệu linh mục chủ tế có thể dùng sự thận trọng của mình để cung cấp điều mà bản văn không nêu ra không? Liệu ngài được tự do đưa thêm những gì rõ ràng là còn thiếu không?" - Một độc giả, Philippines.

Hiểu và tin (4)


THỨ SÁU, 31 THÁNG 08 2012 13:04 BBT WTGP HN 
 
ĐỨC GIÊ-SU CHỊU PHÉP RỬA VÀ THỬ THÁCH
Đức Giê-su là Thiên Chúa bằng cách làm con người và cứu độ bằng cách làm con người tầm thường trải qua bao gian nan khốn khổ. Điều này còn được thấy rõ hơn nữa qua hai sự kiện đánh dấu ngày Ngài trưởng thành hay đánh đấu ngày Ngài vào đời : chịu phép rửa và chịu thử thách.
Cần nhắc lại hoàn cảnh lịch sử của người Do-thái lúc ấy để hiểu rõ việc Đức Giê-su chịu phép rửa bởi tay ông Gio-an. Hơn hai thế kỉ qua, người Do-thái hết làm nô lệ cho người Hi-lạp thì lại làm tôi cho người Rô-ma. Đang khi đó, không thấy một bóng dáng ngôn sứ nào xuất hiện để giúp họ đọc ra ý nghĩa của các sự kiện lịch sử ấy và giúp họ có thái độ xứng hợp, hầu được Thiên Chúa thương tình tha thứ và cứu độ.

Năm phút mỗi ngày: Suy niệm Lời Chúa tháng 09/2012





01/09/12 THỨ BẢY ĐẦU THÁNG TUẦN 21 TN
Mt 25,14-30

SIÊNG NĂNG VIỆC ĐỨC CHÚA TRỜI, CHỚ LÀM BIẾNG

“Cũng như có người kia sắp đi xa, liền gọi đầy tớ riêng của mình đến mà giao phó của cải mình cho họ. Ông cho người này năm yến, người kia hai yến, người khác nữa một yến, tùy khả năng riêng mỗi người.” (Mt 25,14-15)

Suy niệm: Một trong những bản văn Tin Mừng “dễ đọc” nhất cho con người hiện đại. Nghe như câu chuyện đăng trên chuyên mục kinh doanh của một tập san tạp chí nào vậy! Chúa nói về những chuyện “thời sự,” nào là tiền bạc, vốn, đầu tư, nào là ngân hàng, sổ sách kế toán… Càng “dễ đọc” vì điểm nhấn của nó cũng chính là mối quan tâm đệ nhất của con người: sinh lời! Tuy nhiên, mục đích của dụ ngôn này không phải là ở đó, mà là mời gọi chúng ta đầu tư vào cuộc kinh doanh với Chúa, đó là: ra sức làm việc, tuỳ theo khả năng Chúa ban, để sinh lời cho Nước Trời.

Mời Bạn: Sứ điệp ấy thật “hợp thời” cho chúng ta tại thời điểm đầu tháng chín này, thời điểm bắt đầu một năm học mới, một quí mới, một tài khoá mới. “Hợp thời” để cảnh báo cho chúng ta đề phòng những lời dỗ ngọt của con ma lười biếng. Có khi chúng ta cũng “ra công làm việc” thật đấy, nhưng chỉ để tìm kiếm “lương thực mau hư nát” (x. Ga 6,27). Đừng quên “Ai không làm việc thì không đáng ăn!” (2Tx 3,10). Nhất là đừng quên rằng Chúa Giêsu luôn xác nhận Cha của Ngài làm việc liên lỉ và Ngài cũng vậy (Ga 5,17).

Sống Lời Chúa: Thực hành lời dạy trong kinh Bảy Mối Tội Đầu: “Siêng năng việc Đức Chúa Trời chớ làm biếng.”

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho chúng con biết siêng năng làm việc theo khả năng, dù ít hay nhiều, mà Chúa ban cho chúng con để xây dựng Nước Chúa.

Đạo vào đời – Chương III: Thực hiện nước Trời thuộc về những người nghèo (1)

Người đăng: DangTrinh | 31.08.2012 
Nguyễn Đăng Trúc
Tin Mừng cho con người trần thế, Lời của Thiên Chúa nói với nhân loại, là chính Chúa Giêsu-Kitô đã nhập thể làm người, đã chịu khổ nạn và đã được Chúa Cha phục sinh.
Nước Trời là chính Chúa Giêsu-Kitô, Đấng đã thực hiện sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa nơi trần thế.
Mang thân phận con người trần thế như chúng ta, Chúa Giêsu-Kitô loan báo Hạnh phúc của thân phận làm người là Kẻ Nghèo, người đói khát Thiên Chúa.

Trái tim không ngủ yên


Giả như ngài rơi vào một hoàn cảnh chỉ có thể đem theo mình một vài cuốn sách, ngài sẽ đem những sách gì?” Khi được hỏi như thế, nhà thần học Joseph Ratzinger – nay là Đức Bênêđictô XVI – đã không ngần ngại trả lời: Kinh Thánh và cuốn Tự Thú (Confessio) của thánh Augustinô. Sẽ không lấy gì làm lạ khi biết rằng tâm hồn của Ratzinger đã gắn bó với thánh Augustinô từ rất lâu. Luận án tiến sĩ thần học của ngài năm 1950 mang tựa đề Dân Thiên Chúa và Nhà của Chúa trong giáo thuyết của Augustinô về Giáo Hội. Và trong suốt quá trình nghiên cứu, giảng dạy thần học – nhất là ngày nay, trong tư cách một vị giáo hoàng – ảnh hưởng của thánh Augustinô trên Đức Bênêđictô XVI thật rõ nét.
Lên đầu trang