Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ hai Tuần 2 Phục sinh 16.4.2012 "Được sinh ra từ trên"


Lời Chúa: Ga 3, 1-8
Khi ấy, trong nhóm Pharisêu, có một người tên là Nicôđêmô, một thủ lãnh của người Do Thái. Ông đến gặp Đức Giêsu ban đêm. Ông nói với Người: “Thưa Thầy, chúng tôi biết: Thầy là một vị tôn sư được Thiên Chúa sai đến. Quả vậy, chẳng ai làm được những dấu lạ Thầy làm, nếu Thiên Chúa không ở cùng người ấy.” Đức Giêsu trả lời: “Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa, nếu không được sinh ra từ trên.” Ông Nicôđêmô thưa: “Một người đã già rồi, làm sao có thể sinh ra được? Chẳng lẽ người đó có thể trở vào lòng mẹ lần thứ hai để sinh ra sao?” Đức Giêsu đáp: “Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí. Cái bởi xác thịt sinh ra là xác thịt; cái bởi Thần Khí sinh ra là thần khí. Ông đừng ngạc nhiên vì tôi đã nói: các ông cần phải được sinh ra từ trên. Gió muốn thổi đâu thì thổi; ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy.”

Chúc mừng sinh nhật thứ 85. Đức Thánh Cha Benedictô XVI

" Tôi gìa rồi, nhưng tôi vẫn còn có thể chu toàn bổn phận trách nhiệm của tôi được!"
Đức thánh Cha Benedictô XVI., sẽ đạt tới tuổi trời 85 vào ngày 16.04.2012, đã tâm sự như thế lúc kết thúc chuyến viếng thăm Cuba cuối tháng ba vừa qua.
Những lời tâm tình của ngài trên đây đã đánh tan những suy luận rằng ngài sẽ từ chưc về nghỉ hưu lúc mừng sinh nhật thứ 85. , hay vào năm 2013 lúc kết thúc năm " Đức Tin" mà ngài đã đề ra từ 11.10. 2012- 24.11. 2013 trong đời sống Giáo Hội.
Theo Giáo luật một đức giáo hoàng có thể từ chức. Và đức giáo hoàng đương kim Benedictô XVI. có thể dùng luật lệ này dùng cho mình. Nhưng với tình trạng sức khoẻ thể xác, nhất là tình trạng trí khôn tinh thần của ngài còn rất minh mẫn sáng suốt vào lúc này, nên vấn đề đó không là đề tài đem ra thảo luận bàn tán.
Theo thống kê về tuổi tác của các Đức giáo hoàng trong Giáo Hội, Đức thánh cha Benedictô XVI. với tuổi trời thứ 85. sẽ đứng vào hàng "Top ten" trong các vị Giáo hoàng cao niên từ xưa nay.
Đức Giáo hoàng cao niên nhất qua đời lúc 93 tuổi là Đức LeoXIII ( 1878-1903). Các vị giáo hoàng Gioan XXII. ( 1316-1334) qua đời lúc 84 tuổi; Đức Gregor XII. ( 1406-1417) qua đời lúc 85 tuổi; Đức Clemens XII. ( 1730-1740) qua đời lúc 87 tuổi; Đức Clemens X. ( 1670-1676) qua đời lúc 86 tuổi, Đức Pius IX. ( 1846-1878) qua đời lúc 85 tuổi. Đức Gioan Phaolo I I. qua đời năm 2005 sáu tuần trước khi đạt tới tuổi 85.
Đức thánh cha, Á Thánh Gioan Phaolô I I. trị vì trong Giáo hội 27 năm. Đức đương kim giáo hoàng Benedictô XVI. cho tới ngày 19.04.2012 được đủ tròn 07 năm trị vì.

Khuôn mặt Chúa Giêsu Kitô phục sinh

phucsinhHằng năm toàn thể Giáo Hội Công giáo trên hoàn cầu mừng lễ Chúa Giêsu Kito sống lại từ cõi chết. Lễ mừng Chúa sống lại là lễ mừng mầu nhiệm căn bản của đức tin. Như Thánh Phaolô đã viết về điều này với lòng xác tín: „ Nếu Chúa Kitô đã không chỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng." ( 1 cor 15.14)
Trong kinh Tín Kính chúng ta đọc có lời tuyên xưng: „ ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh kinh".
Chúng ta tin trong tâm hồn và tuyên xưng ra bên ngoài bằng môi miệng điều mình tin. Điều này thật phải đạo cùng chính đáng cần thiết.
Nhưng làm thế nào có thể nhận ra khuôn mặt Chúa Giêsu Kitô phục sinh?

LM Nguyễn Văn Bình bị đánh đến hôn mê



Linh mục Nguyễn Văn Bình bị đánh đến

 hôn mê hôm 14 tháng 4 năm 2012.

Photo courtesy of Nữ Vương Công Lý
Gia Minh - Sáng hôm nay, ngày 14 tháng 4 năm 2012, linh mục chính xứ Yên Kiện, thuộc tổng giáo phận Hà Nội, bị một nhóm người đánh đến hôn mê phải đưa đi bệnh viện.

Nguyên nhân vì sao?
Gia Minh trình bày trong phần sau.
Trái phép?
Người bị đánh là linh mục Nguyễn Văn Bình, hiện đang phụ trách xứ Yên Kiện. Tin cho biết ông là người trong thời gian qua trực tiếp giúp đỡ cho các cháu mồ côi. Để lo chỗ ăn ở cho các cháu này, vừa qua ông đã mua một ngôi nhà cấp 4 tại xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Ngôi nhà được xây sửa lại cũng như các ngôi nhà khác trong khu vực.

Abba! Cha Ôi (số 30)

ĐAU KHỔ! ĐIÊN !!! YÊU !
Bạn đã bao giờ đau khổ vì yêu chưa? Nếu chưa, đó chẳng phải là tình yêu. Tình yêu, ngoài sự nhớ nhung, nó còn có đau khổ. Chính đau khổ làm cho tình yêu thêm mạnh mẽ và nồng nàng hơn.
Một người mẹ đau đớn quằn quại sinh ra con, nhưng khi thấy con rồi, người mẹ sung sướng biết dường nào. Đứa con chính là tình yêu của mẹ.
Hai người yêu nhau, càng đau khổ vì nhau, tình yêu càng lớn. Đau khổ khi thấy bạn mình ưu tư trăn trở với cuộc sống, đau khổ khi thấy bạn mình lâm vào cảnh bế tắc mà mình chẳng gánh thay, cho dù mình rất muốn, chính lúc đau khổ dùm bạn là lúc tình yêu đang mạnh mẽ.
Thiên Chúa đang đau khổ, Thiên Chúa đang yêu. Ngài yêu con người đến điên dại cuồng si. Ngài đau khổ khi nhìn thấy con người ngày càng lánh mặt Ngài, đau khổ khi nhìn thấy con người bỏ Ngài trốn đi ngoại tình. Ngài đau khổ chấp nhận, đau khổ chờ đợi, vì Ngài đang yêu.

Abba! Cha Ôi (số 29)


THIÊN CHÚA, NGƯỜI LÀ CHA CỦA TÔI !
Nếu tôi có thể làm thơ, tôi sẽ viết nên những vần thơ đẹp nhất để kính dâng Người là Cha của tôi. Nếu tôi có thể viết, tôi sẽ viết nên những áng văn tuyệt nhất để bày tỏ niềm hạnh phúc khi được gọi Người là Cha của tôi. Và nếu tôi có thể dừng lại, tôi sẽ dừng lại trong vòng tay của Cha tôi, để gọi Người là Thiên Chúa của tôi.
Abba, Cha ơi, một ngôn từ bập bẹ tôi ước ao bập bẹ ngay cả khi chưa biết nói. Abba, Cha ơi, tôi muốn lập đi lập lại, một ngôn từ đơn giản nhưng chất chứa cả thái sơn yêu thương, Người đã yêu thương tôi và cho tôi được gọi Danh của Người. Abba, Cha ơi, lời mật ngọt đẫm ướt tâm hồn tôi mỗi giây phút đời tôi.
Tôi biết Người khá muộn màng trong cuộc đời của tôi. Thông thường, sự muộn màng mang nhiều tiếc nuối bởi thời gian vụt mất, nhưng tôi, sự muộn màng như thời gian cần nấu chín cuộc đời tôi trong tình yêu thương của Cha, Người là Thiên Chúa của tôi, là Cha của tôi, là Đấng minh quân nâng đỡ đời tôi. Hạnh phúc của sự muộn màng, hạnh phúc cũng đong đầy chén cuộc đời của tôi.
Tôi thích được gọi Abba, Cha Ơi, bởi Cha vừa là Người Cha nghiêm khắc nhưng cũng là Người Cha rất thật dễ thương. Sự nghiêm khắc cho tôi được trưởng thành, sự dễ thương để đôi khi tôi cũng cần nhõng nhẽo.

Abba! Cha Ôi (số 28)


ĐẾN VỚI NHỮNG NGƯỜI ANH EM ĐANG ĐÓI
Nhóm tu sĩ chúng tôi đang có mặt trong các buôn làng của bà con sắc tộc xin gởi đến các bạn những dòng chia sẻ này, để các bạn có dịp làm quen với những mảnh đất xa lạ nhưng lại rất thân thương. Mời các bạn cùng chúng tôi "đến mà xem".
Cũng phải nhắc nhỏ các bạn chút xíu, bởi lẽ khi tìm đến với những người anh em đang đói, các bạn lại nghĩ ngay đến chuyện phải đem theo cái gì cho họ chứ. Các bạn nhầm rồi, vì thực tế các bạn sẽ nhận được nhiều hơn là cho. Hãy nhận đã rồi muốn cho cái gì đó tuỳ ý.
Lần đầu tiên đặt chân vào làng, tất cả khung cảnh hoàn toàn xa lạ. Tuy nhiên ngay khi uống ‘cor’ rượu cần đầu tiên, chúng tôi thấy tất cả trở thành thân quen. Những con người ở đây thân thiết quá, đến nỗi khi rời làng, chân chúng tôi như bị giữ lại. Gặp nhau rồi sao khó chia tay, mấy cô bé cứ nắm tay chúng tôi khóc lóc bắt ngủ lại.

Abba! Cha Ôi (số 27)


THƯ GỞI MẸ
Mẹ Maria kính yêu!
Mẹ ơi! Hôm nay trong lúc đọc Kinh Thánh, con thấy Thiên Chúa tuyệt vời quá, dễ thương quá! Và Đức Kitô thì thật là đáng yêu! Ngay lúc đó con muốn "chia sẻ" cho một người nào đó, kể cho họ nghe về những gì con đã cảm nghiệm được và con nhớ đến Mẹ.
Mẹ ơi! Con thường đến với Mẹ và con chỉ chạy đến với Mẹ khi con buồn, khi con đau khổ hoặc khi con tuyệt vọng. Con đến với Mẹ để xin Mẹ cứu con, giải thoát con khỏi tình trạng khốn khó. Con cứ như một đứa con "đi xa", những lúc con vui sướng, con bình an thì con "lặn" mất tăm mất dạng và khi con gặp khó khăn thì con lại "mò về" với Mẹ để cầu cứu, để xin chuyện này, chuyện nọ rồi con lại "biến". Và có lẽ Mẹ đã quen nhìn thấy gương mặt thiểu não của con khi con đến với Mẹ.

Abba! Cha Ôi (số 26)


HỘI NGHỊ GIÁO DÂN Á CHÂU LẦN II (ALM2)
TẠI BANGKOK

Hội nghị giáo dân Châu Á lần thứ  hai do Văn phòng giáo dân của Liên hiệp Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC) tổ chức tại trung tâm Huấn luyện Mục vụ Baan Phu Waan, Samphran, giáo phận Bangkok, Thailand (từ  19 – 24 / 3/2001).
Thành phần đại biểu của đoàn Việt Nam đáp ứng đúng tiêu chuẩn của Ban tổ chức (BTC) (1 Giám mục đặc trách giáo dân, 1 Linh mục hay nữ  tu làm việc với giáo dân, 3-4 giáo dân có nam - nữ, lớn tuổi và giới trẻ) gồm có: Đức Cha F.X Nguyễn Văn Sang, giám mục giáo phận Thái Bình, chủ tịch Ủy ban Giáo dân Hội đồng giám mục Việt Nam (HĐGM VN), linh mục Phan Xuân Thành, giáo phận Huế, thư ký HĐGM VN, 3 giáo dân là chú G. Nguyễn Văn Noi, giáo phận Tp.HCM, chị M. Trần Thu Hằng, và tôi là M. Ngô Hương Giang, giáo phận Hà Nội. Mục tiêu của Hội nghị là:

Nỗi oan Tôma

  Đối với phần đông tín hữu Việt Nam, danh xưng Tôma khơi gợi về một thái độ, rất riêng tư nhưng cũng rất điển hình, chẳng những không tích cực mà xem ra còn để lại nhiều tai tiếng. Gặp một tâm hồn cứng cỏi trước những biểu cảm của niềm tin, người ta đã khéo ví von “cứng lòng như Tôma”; thấy ai biểu lộ do dự hoặc nghi ngờ trước những sự kiện tôn giáo, người ta đã vội đưa vào gia phả “con cháu thánh Tôma”. Kể cũng oan.

Sống với trái tim bình an

Lời nói đầu: Sau đây là cuộc phỏng vấn Đức cha Hán Chí Hải, là một Giám mục ở Trung Hoa chưa được nhà cầm quyền Bắc Kinh công nhận. Bài phỏng vấn này do phóng viên Gannivalente thực hiện, rất hữu ích cho những người công giáo ở Việt Nam. Đất nước công giáo Trung Hoa khổng lồ hiện nay về lãnh vực kinh tế gây nhiều ảnh hưởng tới Việt Nam. Nhưng trong lãnh vực tôn giáo chúng ta vẫn vui mừng vì thấy Giáo Hội trên đất nước này còn giữ được tinh thần hiệp nhất, và vẫn còn trung thành với Giáo hội mẹ ở Rôma do Đức Thánh Cha coi sóc.

Thực thi bác ái là loan báo Tin Mừng

WHĐ (14.04.2012) / CNA – Giới thiệu một cuốn sách mới nói về công việc của các tình nguyện viên trong Giáo Hội, Đức hồng y Robert Sarah, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum quả quyết: người Công giáo có thể loan báo Tin Mừng qua việc phục vụ tha nhân.
Ngài nói: “Tôi nghĩ rằng bác ái phải là một cách truyền giáo – tuy không trực tiếp rao giảng Tin Mừng, nhưng phải làm cho người ta biết Chúa Kitô là ai, và biết được tình yêu của Thiên Chúa. Chúng ta chỉ làm những gì Chúa Giêsu đã làm cho chúng ta”.

Thấy và tin


Thông thường, chúng ta quan sát một sự vật bằng thị giác và cảm nhận bằng lý trí. Nhờ con mắt, chúng ta nhìn thấy một sự việc; nhờ lý trí chúng ta quyết định sự việc đó có đáng tin hay không. Thấy và tin là hai tác động thường đi liền với nhau. Thấy thường đi trước tin. Tuy thế, trong lãnh vực đức tin, mối liên hệ giữa hai động từ này có những biến thái phức tạp. Người ta có thể tin khi trực tiếp nhìn thấy, nhưng tin cũng không chỉ hoàn toàn dựa vào những gì cảm nhận bằng giác quan, mà còn là một quyết định đỏi hỏi sự can thiệp của trái tim và tình mến. Vì vậy mà có thể tuy không nhìn thấy mà vẫn son sắt một niềm tin. Chúng ta cùng suy tư về mối liên hệ của hai động từ này.
Lên đầu trang