Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Abba! Cha Ôi (số 105)

ABBA – CHA ƠI.
ÁNH SAO TRONG ĐỜI THƯỜNG
"Ngôi lời đã làm người và ở giữa chúng ta." (Ga 1,14). Trong đêm hồng phúc, con Thiên Chúa đã hiển linh giữa loài người để nâng con người lên đia vị làm con Thiên Chúa. Ngôi lời đã Giáng Sinh không chỉ tỏ mình cho dân Israel, mà còn mặc khải cho mọi dân tộc trên thế giới để mọi người cùng tin nhận Ngài và được cứu độ.
Hình ảnh các nhà chiêm tinh ở đông phương mà ta quen gọi là ba vua – những người đại diện cho dân ngoại. Đối với họ, bầu trời là cuốn sách, tinh tú là trí thức, ánh sao lạ là điềm lành, thì Thiên Chúa cũng dùng những hình ảnh đó để mời gọi họ lên đường tìm gặp Đấng Cứu Thế. Họ đã lên đường và gặp được Đấng họ kiếm tìm: Vua bình an.

THÔNG BÁO


Chúng tôi xin thông báo đến tất cả bạn đọc và xin các bạn cầu nguyện cho chuyến đi của lớp chúng tôi đạt được nhiều ý nghĩa. Ngày mai lớp chúng tôi lên đường đến với thành phố Đà Lạt để tham dự trại tập huấn trước khi kết thúc khóa học. Trong đợt trại này chúng tôi đem hết tinh thần để tập trung vào việc huấn luyện, vì vào tháng 7 lớp chúng tôi giúp xứ cho nên đợt trại này để chúng tôi cùng học hỏi và trau dồi thêm nhiều kỹ năng. Xin quý vị cùng bạn đọc hiệp ý cầu nguyện cho lớp chúng tôi đạt được nhiều thành công trong đợt trại này. Xin chân thành cảm ơn quý vị và bạn đọc đã ủng hộ cho trang blog của lớp chúng tôi. Xin Chúa chúc lành cho tất cả mọi người và tràn đầy ơn Chúa Phục Sinh.

TẬP THỂ KHÓA XI

Abba! Cha Ôi (số 101)

"THẮP SÁNG NIỀM TIN VÀ HY VỌNG"
Trong không khí tưng bừng của một ngày hội lớn tại Giáo phận Tp.HCM, hàng ngàn bạn trẻ nô nức kéo về dự Đại Hội Giới Trẻ đầu Mùa Vọng được tổ chức tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse vào ngày 30/11/2002.
Theo dự kiến ban đầu, số lượng đăng ký cho ban tổ chức để nhận khăn quàng, đèn, logo… ước chừng khoảng 4000 người, nhưng con số phát sinh đã lên đến khoảng 4.250 người. Đúng 15h30 cánh cổng Đại Hội bắt đầu mở, hàng ngàn bạn trẻ tiến vào sân với khăn quàng Đại Hội trên vai và nụ cười hoan hỉ trên nét mặt vui tươi… Dòng người đông đúc lần lượt xếp kín khoảng sân ồn ào vui nhộn với bầu khí tập thể hào hứng. Đến 16h hầu như trong sân không còn một chổ nào trống. Đông Quân và Huy Hoàng đã dẫn mọi người cùng bước vào phần "Khởi động" với băng reo, bài ca chủ đề của Đại Hội "Hãy thắp sáng lên", biểu ngữ "Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên" (Lc 12,49)… Cùng một số tiết mục ca múa "Điểm Tựa Giêsu", "Dòng máu Lạc Hồng"… đã khiến cho bầu khí Đại Hội bắt đầu "nóng lên". Vào nghi thức khai mạc, theo bài ca cử điệu ngày ĐHGTTG XVII, mọi người cùng chào đón Cha chủ sự tiến lên lễ đài cùng một nhóm nhỏ rước đuốc, Sách Thánh, Thánh Giá, ngọn đuốc… trong trang phục Nam – Trung – Bắc. Ngọn đuốc của Đại Hội từ tay ba bạn trẻ đại diện ba miền đã bừng lên mạnh mẽ, rực rỡ… cháy sáng cho đến những giây phút cuối cùng của Đại Hội như biểu tượng của sự bền bỉ của ngọn đèn đức tin nơi giới trẻ. Ánh sáng của ngọn đuốc như tiếp thêm lửa cho lửa lòng của tất cả các bạn trẻ đang sống chứng nhân cho Đức KiTô và đặc biệt cho các bạn trẻ đang hiện diện trong Đại Hội.

Abba! Cha Ôi (số 102)

NHÌN LẠI TRONG MÙA VỌNG
Theo ước tính về thời gian, con người đãdựa chu kỳ quay của qũy đạo xung quanh mặt trời để tính bốn mùa: Xuân – Hạ – Thu – Đông, đó là một năm. Đồng thời một năm là một tuổi của con người lớn lên. Nhưng có một điều là trên thế giới người tây phương lại tính ngày tháng theo thái dương hệ (mặt trời) cũng có nghĩa là họ tính theo tây lịch (tính theo dương), đầu năm là ngày 1/1 và kết thúc là 31/12. Còn Việt Nam và Trung quốc… lại tính ngày tháng theo mặt trăng, cũng có nghĩa là họ tính theo âm lịch (tính theo âm). Ngày đầu năm mới là ngày 1 tháng Giêng và kết thúc thường là 30 tháng Chạp, có năm kết thúc năm cũ là 29 tháng Chạp. Vậy còn năm Phụng Vụ thì sao?
Về năm Phụng Vụ đã được trên toàn thế giớI nói chung và Giáo Hội nói riêng phân biệt tây hay ta mà là một điều ước chung tính như sau: Năm Phụng Vụ có tất cả 5 màu: Mùa Vọng, mùa Giáng Sinh, mùa Chay! Mùa Phục Sinh và Mùa Thường Niên hay còn gọi là Mùa Quanh Năm. Năm phụng vụ được bắt đầu là ngày thứ nhất mùa Vọng và kết thúc là ngày Chúa nhật Chúa Kitô Vua (hay lễ Chúa Giêsu Vua vũ Trụ).

Abba! Cha Ôi (sô 103)

ĐÓN CHÚA HÀI NHI NHƯ MẸ MARIA
Lễ Giáng Sinh không còn là một lễ riêng của người Công Giáo đã từ rất lâu. Người ta dù không có đạo vẫn nô nức đón lễ Giáng Sinh bằng rất nhiều cách.
Hãy nhìn thành phố trong những ngày này… Trên phố Hai Bà Trưng, dọc đường Kỳ Đồng, trong các sân thánh đường… Khắp nơi đầy ắp những thứ chỉ dành cho lễ Giáng Sinh: chuông, đèn chớp, sao, trái châu, dây kim tuyến đủ màu, những dòng chữ lấp lánh, cây thông hang đá, tượng… Tất cả như làm bùng lên một không khí Noel vui nhộn. Hãy nhìn con đường Bùi Thị Xuân, hãy ghé con đường "xóm đạo" của Q6, Q8… Khắp nơi chăng đèn, kết sao, dựng hang đá… Nhạc Noel mở ầm ĩ trong những quán xá ven đường, các siêu thị căng những biển hiệu giảm giá đặc biệt cho lễ Giáng Sinh… Người ta đón chờ ngày Chúa đến bằng những gì sống động, thiết thực nhất, nô nức nhất.
Trong các thánh đường, những buổi chia sẻ, tĩnh tâm tổ chức liên tiếp, người ta nô nức kéo nhau đi dự… Tôi nhìn lại mình và tự hỏi, liệu có bao nhiêu người cũng như tôi, đến dự theo đúng nghĩa của từ "dự" chứ không phải đến để dọn lòng, sửa hang đá tâm hồn chờ đón Chúa đến…
Tôi ghé nhà sách Đức Mẹ trên đường Kỳ Đồng… đứng rất lâu trước hang đá đã được làm rất to, rất đẹp lồng trong chữ Noel ngay trước cửa nhà sách. Tôi chiêm ngắm và bỗng ước ao mình có được tâm tình của Mẹ Maria khi chờ đón Hài Nhi Giêsu bé bỏng…

Abba! Cha Ôi (số 104)

ĐỨC GIÊSU : QUÀ TẶNG CỦA THIÊN CHÚA – NIỀM VUI CHO CON NGƯỜI.
Niềm vui Giáng Sinh không chỉ diễn ra trong một ngày rồi kết thúc trong sự tiếc nuối, mà niềm vui ấy đã được hưởng nếm trước và còn mãi dư âm nơi chúng ta trong nỗi nhớ. Bởi niềm vui của Đại lễ không chỉ diễn ra trong bầu khí vui nhộn bên ngoài, qua những hang đá lộng lẫy, cây thông lấp lánh ánh đèn, tiếng nhạc êm tai… tạo cảm giác thích thú vui chơi cho bằng niềm vui của con người trước quyết định táo bạo của Thiên Chúa: Người đã làm người và cư ngụ giữa lòng đời mà không sợ nhiễm uế; Trái lại, Người ở giữa con người, mang lấy hết khổ đau, rác rưởi của con người vào thân thể, người tự giải mã hóa giải chúng thành gương mẫu tựa đóa sen giữa bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Đức Giêsu, quà tặng của Thiên Chúa cho con người, một quà tặng của tình yêu vượt quá sức tưởng tượng và trí hiểu của con người. Khi Thiên Chúa tặng quà cho con người, tức hàm chứa ý địnhThiên Chúa đã bằng lòng nhận con người làm con, để rồi qua tặng phẩm ấy con người được làm con Thiên Chúa, đã là con thì cũng là thừa kế, mà được Thiên Chúa cho thừa kế tức là đồng thừa kế với Đức Giêsu (Rm 8,17).
Niềm vui là ở chỗ đó. Niềm vui Giáng Sinh là niềm vui hồng phúc, niềm vui cứu độ, niềm vui giải thoát.

Thứ hai Tuần 4 Phục sinh 30.4.2012 "Tôi là cửa cho chiên "

Lời Chúa: Ga 10, 1-10
Khi ấy, Đức Giêsu nói rằng: “Thật, tôi bảo thật các ông: Ai không đi qua cửa mà vào ràn chiên, nhưng trèo qua lối khác mà vào, người ấy là kẻ trộm, kẻ cướp. Còn ai đi qua cửa mà vào, người ấy là mục tử. Người giữ cửa mở cho anh ta vào, và chiên nghe tiếng của anh; anh gọi tên từng con, rồi dẫn chúng ra. Khi đã cho chiên ra hết, anh ta đi trước và chiên đi theo sau, vì chúng nhận biết tiếng của anh. Chúng sẽ không theo người lạ, nhưng sẽ chạy trốn, vì chúng không nhận biết tiếng người lạ”. Đức Giêsu kể cho họ nghe dụ ngôn đó. Nhưng họ không hiểu những điều Người nói với họ. Vậy, Đức Giêsu lại nói: “Thật, tôi bảo thật các ông: Tôi là cửa cho chiên ra vào. Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp; nhưng chiên đã không nghe họ. Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ. Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá huỷ. Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.”

Lòng heo thối hay lương tâm người... thối?



Gần đây báo chí đăng tải dồn dập những tin tức về vi phạm an toàn thực phẩm thật khủng khiếp, nếu chỉ “nghe nói” có lẽ nhiều người sẽ không tin. Chắc hẳn ít nơi nào lòng tham lam và ích kỷ của con người lên tới mức đó.

Nào là thịt thối, lòng heo thối liên tiếp bị phát hiện ; nào là nhà hàng đãi khách tiệc cưới với thịt thối, khiến thực khách bỏ ra về ; nào là thịt thối vừa được cơ quan chức năng phát hiện và đem chôn thì ngay sau đó, chính lái xe bị bắt quả tang chở thịt thối đã quay lại “giải cứu” (chữ của báo chí) và đưa về nơi tiêu thụ ở Bình Dương (có địa chỉ hẳn hòi với tên của chủ cơ sở chế biến…) ; rồi khi khám xét cơ sở đã nhận 2,2 tấn thịt thối được “giải cứu” này, công an phát hiện những 7,4 thịt thối ! Nhà báo Tuổi Trẻ (số ra ngày 16.4.2012), sau nhiều đêm theo dõi, còn biết rõ “đường đi” của một “đợt” lòng heo thối từ các tỉnh miền Bắc vào Nam vào tháng 3, tập kết ở khu vực cầu vượt Sóng Thần, sau đó được chở bằng xe máy đến cở sở chế biến để phù phép thành những món “tươi ngon” cho các quán nhậu trong thành phố. Một người nhận hàng có tiếng là T. ,biệt danh là “T. dồi trường”, có nhà hàng ở đường Nguyễn Quý Yên, Quận Tân Bình.

Tin Thờ Thánh Thể

Mỗi lần Chầu Thánh Thể là mỗi là ta được nghe câu hát "ta hãy lấy đức tin bù lại, nếu giác quan không cảm thấy gì". Tại sao lại phải lấy đức tin bù lại? Làm sao để tin rằng Tấm Bánh trên bàn thờ chính là Chúa Giêsu đang hiện diện? Và tin vào sự hiện diện của Chúa ta phải sống thế nào?
Trước hết, phải nhìn nhận rằng Bí tích Thánh Thể là Bí tích cao trọng hơn hết vì chính Chúa ban chính con người của Ngài cho chúng ta, nhưng lại là Bí tích đòi hỏi ta phải giục lòng tin nhiều nhất. Cũng tấm bánh này, cũng màu sắc này, cũng mùi vị này nhưng sau lời truyền phép của linh mục đã trở thành Mình và Máu Chúa. Đâu là điểm tựa cho niềm tin này? Giở lại Kinh thánh khi Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh Thể, thánh Maccô thuật lại như sau: "Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy. "Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. Người bảo các ông: "Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người. Thầy bảo thật anh em: chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày Thầy uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa". Khi Chúa Giêsu thực hiện hành vi này Ngài không nói: đây là đại diện cho mình Thầy, là hình ảnh mình Thầy mà Chúa nói: Đây là Mình Thầy. Tức là tấm bánh mà Chúa Giêsu cầm trên tay và con người của Ngài là một hay nói cách khác tấm bánh đã trở nên Mình Chúa. Và cũng cùng một nghi thức ấy khi Chúa Giêsu cầm chén rượu và trao cho các tông đồ. Vấn đề đặt ra ở đây là Chúa Giêsu có thể làm được điều đó không? Hỏi câu này xem ra có vẻ như thừa nhưng cũng phải biết rằng Chúa Giêsu có thể làm được mọi sự cho nên việc cho tấm bánh, cho chén rượu trở nên Thịt và Máu Ngài là việc quá dễ dàng.

Vị Chân Như - Đấng Ba Lần Phúc

Thiền-truyện Nhật Bản, chuyện kể rằng:
"Một hôm, hòa thượng Tường Nhụy từ thôn Trường Cốc Bộ đi đến làng Đức Đảo để thăm vị Cương Ốc Thập Binh Vệ của Tửu Tàng Gia. Vị này rất vui mừng, tiếp đãi hòa thượng hậu hĩ. Đêm ấy hòa thượng nghỉ lại tại tư gia của Thập Binh Vệ. Sáng hôm sau ông dậy thật sớm và vui vẻ nói:
- Ở vùng Đức Đảo này không có muỗi, hay thật! Cũng đã lâu lắm rồi, đêm hồi hôm tôi mới ngủ được một giấc thật ngon lành.
Thập Binh Vệ nghe vậy thì cứ thắc mắc lấy làm lạ rằng đến tháng 11 thì làm thế nào mà chẳng có muỗi được. Trong phòng thì sách vở và đồ đạc ngổn ngang, bụi đóng đầy. Thế mà lại có treo chiếc mùng nơi đó.
- Cái mùng này có lẽ treo mãi từ hồi mùa hè đến nay, hòa thượng bảo.
Khi ấy, thập Binh Vệ thử tháo mùng xuống, đem giũ mạnh hai ba lần, thì thấy có khoảng vài con muỗi bay ra.
Ông mới vỡ lẽ hiểu được câu nói không có muỗi của hòa thượng Tường Nhụy:
Vốn tự thiên nhiên, chẳng cần trau chuốt mài giũa gì chính là chân diện mục xưa nay vậy!"

GIÁO LUẬT MUỐN ĐƯỢC HƯỞNG ÂN XÁ, CẦN PHẢI CÓ ĐIỀU KIỆN NÀO?



1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHUNG ĐỂ LÃNH NHẬN ÂN XÁ
          Giáo luật, Điều 996 quy định như sau:
          §1. Để có thể hưởng ân xá, đương sự phải là người đã được Rửa Tội, không bị vạ tuyệt thông và sống trong tình trạng ân sủng, ít là vào lúc kết thúc các công việc đã được quy định.
          §2. Tuy nhiên, để có thể hưởng ân xá, đương sự phải có ý hướng ít là tổng quát muốn thủ đắc các ân xá và phải chu toàn những việc buộc phải làm trong thời gian đã được ấn định và với cách thức đã được quy định, theo tinh thần của việc ban ân xá.
          Như vậy, để có thể hưởng ân xá, đương sự cần phải có những điều kiện:
- phải là người đã được Rửa Tội,
- không bị vạ tuyệt thông,
- sống trong tình trạng ân sủng, ít là đến khi hoàn tất việc có ân xá,
- có ý lãnh nhận ân xá,
- chu toàn những việc buộc phải làm trong thời gian và theo cách thức mà giáo quyền ấn định.

Giáo lý "CHÚA NHẬT NGÀY CỦA CON NGƯỜI"


          1. Có sự nối kết nào giữa “ngày của Chúa” và “ngày của con người” không?
          Chắc chắn là có. Vì khi toàn thể công trình tạo dựng được kết thúc, đến ngày thứ bảy, Thiên Chúa đã chúc lành và thánh hiến. Ngày này nối kết liền sau công trình của ngày thứ sáu, là ngày Thiên Chúa tạo dựng con người “theo hình ảnh của Thiên Chúa, giống như Thiên Chúa” (x. St 1,26). Chính Thánh Ambrosiô, một trong các Thánh Giáo Phụ đã suy tư về đoạn Kinh Thánh tường thuật công cuộc tạo dựng như sau: “Lạy Chúa, chúng con tạ ơn Chúa là Thiên Chúa chúng con: Ngài đã dựng nên trái đất, nhưng con không đọc thấy rằng Ngài nghỉ ngơi. Ngài đã dựng nên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao, và con cũng không đọc thấy Ngài nghỉ ngơi. Nhưng con đọc thấy rằng, Ngài dựng nên con người và sau đó Ngài nghỉ”. “Ngày của Thiên Chúa” từ đây sẽ mãi mãi nối trực tiếp với “ngày của con người”.

          2. Khi ban điều răn “ngươi hãy nhớ đến ngày Sabbat để thánh hoá nó” (x.Xh 20,8), Chúa muốn chúng ta phải sống như thế nào?
          Đây là thời gian ngừng nghỉ nhằm để tôn trọng ngày được thánh hiến cho Chúa. Đây không phải là một điều răn đè nặng lên con người, nhưng đúng hơn là một trợ lực để giúp con người nhận ra sự lệ thuộc có tính sống còn của mình vào Đấng Tạo Hoá, đồng thời để con người nhận ra ơn gọi của mình là cộng tác vào công trình của Chúa và đón nhận ân sủng của Ngài. Vì khi tôn trọng việc Chúa “nghỉ ngơi”, con người lại tự khám phá ra chính mình. (DD 61)

GIÁO LÝ Thiên Chúa và Trần Thế (Gott und die Welt)


Joseph Ratzinger. Biển Đức XVI // Phạm Hồng Lam dịch 

CHƯƠNG II 
ĐỨC GIÊSU KITÔ 

          ** Thưa hồng y, có thể nói được rằng hình người trên khăn liệm ở Turin là Đức Giêsu thật?
          Khăn liệm Turin vẫn còn là một ẩn số, chưa có lời giải rõ ràng, dù có rất nhiều điểm cho thấy đó là tấm khăn thật. Dù sao, không ai trong chúng ta lại không cảm xúc trước sức hút đặc biệt của bóng người đó, trước các vết thương dễ sợ.

          ** Và trước khuôn mặt đầy ấn tượng.
          Cả cuộc khổ hình hiện lên một cách mãnh liệt trên khuôn mặt. Đồng thời ta cũng thấy một phẩm giá lớn lao trên đó. Khuôn mặt gợi lên nét yên tĩnh và thoải mái, bình an và thương xót. Như vậy, khăn có thể giúp ta mường tượng được Đức Kitô.

          ** Một con người với nét tự tin lớn...
          Nếu chỉ là một tự tin của con người, thì đó là một tình tự thái quá. Nhưng trên khuôn mặt đó có một cái gì khác và lớn hơn nhiều: Đức Giêsu biết rằng Ngài hoàn toàn làm một với Cha Ngài, với Chúa. Sự hợp nhất này có tính chất gia đình, nó vượt lên trên tất cả mọi thứ hợp nhất thần bí mà chúng ta biết. Vì vậy Đức Giêsu có lý do để dùng tên gọi Thiên Chúa cho mình – “Ta là điều đó”.

Chuyên đề Kinh Thánh tháng 05/2012


 CHÚA NHẬT V PHỤC SINH
Tin mừng Gioan 15,1-8

          Tóm tắt bài Tin mừng: Hình ảnh cây nho diễn tả mối liên kết sâu xa giữa Chúa Giêsu và các môn đệ của Người. Các môn đệ chỉ có thể sống và sinh ra hoa trái nếu gắn liền với cây nho là Chúa Kitô. Đời sống người môn đệ nhất thiết phải sinh hoa trái như Chúa muốn. Và để trổ sinh nhiều hoa trái thiêng liêng, chúng ta phải để cho Lời Chúa “cắt tỉa” chúng ta mỗi ngày.
          1. Ai là cây nho, ai là người trồng nho? (15,1) 2. Người trồng nho chặt cành nào và cắt tỉa cành nào? (15,2) 3. Hoa quả của Thần Khí là gì? (x. Gl 5,22-23) 4. Chúng ta được nên thanh sạch nhờ đâu? (15,3) 5. Nếu không gắn liền với cành nho chúng ta sẽ thế nào? (15,4) 6. Điều kiện gì giúp cho một người sinh nhiều hoa trái? (15,5) 7. Bất cứ cây nào không sinh quả tốt thì sẽ bị hậu quả gì? (x. Mt 3,10) 8. Điều gì sẽ xảy đến cho những người không ở lại trong Chúa? Người ta sẽ làm gì họ? (15, 6) 9. Chúng ta sẽ được như ý xin nếu thực hiện điều gì? (15,7) 10. Chúng ta phải tôn vinh Chúa Cha như thế nào? (15,8; x. Mt 5,16)
          &GLCG: Hội Thánh là sự hiệp thông với Chúa Kitô, Cây Nho: 755, 787-789; Để sinh nhiều hoa trái trong Chúa Kitô: 737, 2074

Làm chứng

“Làm chứng” trước hết là ngôn ngữ pháp đình. Trong phiên tòa xét xử một bị cáo, trước khi tuyên án, người ta cần đến những nhân chứng. Vai trò của những người này là nói lên sự thật, về những gì mình mắt thấy tai nghe có liên quan đến vụ việc đang được xét xử. Sự hiện diện của người làm chứng, trước hết là để bảo đảm tính trung thực của việc thi hành luật, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của những người có liên quan.
Người làm chứng có thể nói về một việc đã xảy ra rất lâu rồi hoặc về một sự kiện vừa xảy ra hoặc còn đang tiếp diễn. Trong lãnh vực pháp đình, không có việc làm chứng cho tương lai. Người làm chứng chỉ có thể nói về những gì mình đã mắt thấy tai nghe, chứ không được phép suy luận, vì những suy luận thường mang tính cá nhân và chủ quan, không có căn cứ.
Từ một khái niệm mang tính pháp đình, “làm chứng” đã được sử dụng trong lãnh vực đức tin, trở thành một phần căn bản của cuộc sống Kitô hữu. Chúng ta cùng suy tư về khái niệm này.

Tình yêu gửi Xơ

Shiv K. Kumar là một nhà văn Ấn Độ nổi tiếng, cũng là nhà viết kịch, nhà thơ.
Ông đã được tổng thống Ấn Độ trao giải thưởng Padma Vibbushan vì những đóng góp lớn lao của ông cho văn chương Anh tại Ấn Độ.
Ông từng làm Phó Viện trưởng đại học Osmania ở Hyderabad.
Truyện ngắn này trích trong tuyển tập “To Nun With Love & other Short Stories” của ông, được chọn đăng trong tạp chí India Perspective của Bộ ngoại giao Ấn Độ, tháng 4-2004.
Khi Xơ Jasmina cầm dao rọc giấy bằng nhựa để cắt chiếc phong bì màu xanh pha lẫn mùi nước hoa thơm phức, được gắn một hoa hồng đỏ bên góc trái, óc tò mò đã làm xuất hiện hai nếp nhăn trên cái trán khá phẳng lì của Xơ. Và khi đôi mắt Xơ bắt đầu lướt trên mấy hàng mở đầu, khuôn mặt Xơ càng đỏ dần lên bởi sự bối rối gia tăng.
Thân gửi Xơ Jasmina
Hiệu trưởng
Trường tiểu học Chúa Giêsu Gondapally
Tôi không biết liệu tôi có thể mở lòng ra với Xơ hay không, nhất là khi tôi vẫn là một người vô danh, Xơ chưa hề biết và chưa hề thấy. Điều này có thể làm cho tôi có lỗi hai lần trước mắt Xơ – cũng như một tài xế khi xe anh ta cán phải một người đi đường rồi bỏ chạy khỏi hiện trường. Nhưng có điều chắc chắn là, sự hiểu biết của Xơ về nỗi đau khổ nhân sinh, qua Đức Kitô, có thể giúp Xơ hiểu cũng như thông cảm với nỗi đau khổ tột cùng của tôi trong lúc này.
Xơ mến! tôi đã yêu Xơ. Tôi biết những lời này có lẽ sẽ xúc phạm Xơ, vì là phạm thượng. Thậm chí, chúng còn gợi ra sự loạn luân nữa. Nhưng tôi không biết phải làm gì hơn. Có thể con quỷ trong tôi đã nổi dậy, dường như tôi không còn là chính mình nữa. Tôi cảm thấy mình như đang bị nung trong lửa hỏa ngục – sự đau khổ của tôi là khủng khiếp, tội lỗi tôi thật đáng sợ và nỗi đau này tôi không thể chịu nổi. Nhưng tôi nghĩ không còn ai khác để tôi có thể đặt niềm tin giải bày. Mong Xơ thông cảm và hiểu cho tôi.

Một đời tìm kiếm

Ta phải chăng là một tiên đồng
Vỡ chén ngọc sa đầy trên hoang đảo
Để chiều chiều ra nghe thông ngàn réo,
Sóng triều dâng, mây lặn cõi trời xưa,
Và hồn quê thương hận đến bao giờ!*

Mục tiêu cuộc sống

Người ta không sợ lầm lẫn khi quả quyết rằng: đời sống con người là một cuộc tìm kiếm!
Sự tìm kiếm đó của con người được bày tỏ trong tính cách dự phóng của mình.
Là một hữu thể đặc biệt mà cuộc sống được phối hợp giữa ba thành tố: quá khứ, hiện tại và tương lai. Sự kết hợp diệu kỳ ấy đã làm nên cuộc sống đầy kỳ thú và nghĩa lý của con người. Thực vậy, con người không những chỉ sống cho giây phút hiện tại mà thôi, con người còn thường lai vảng trở về quá khứ để giải thích cho những gì đang hình thành trong hiện tại. Nhờ đặt nền tảng vào quá khứ, tòa nhà nhân sinh của con người như được nâng đỡ bởi một nền tảng của quá khứ, nhờ quá khứ, con người biết mình từ đâu đến, vững tâm được gốc cội ngọn nguồn của mình, đồng thời phóng mình vào tương lai để dự phóng cho những gì đang thành tựu trong hiện tại. Nếu quá khứ hiến dâng cho con người một bối cảnh, một nền tảng, một nơi nương tựa, một cái gọi là nhà để lui về, thì tương lai cống hiến cho con người ánh sáng soi chiếu quảng đường đang đi tới, đồng thời đảm bảo cho giây phút hiện tại, thực chất công việc của mình. Bởi vì sống đối với con người là một sáng tạo không ngừng, mà sáng tạo cần dự phóng vào tương lai. Dự phóng và sáng tạo là hai nhân tố làm cho cuộc sống con người trở nên tươi sáng, an vui và có lý do để sống. Dự phóng (projection) và sáng tạo (creation) bắt con người phải đi tìm kiếm, mà việc tìm kiếm thứ nhất của con người chính là đi tìm kiếm chính mình trong nhãn quan của những tư duy chất vấn: con người tự hỏi mình là ai?
Đâu là giá trị của mình trên cõi đời này?
Đâu là những nấc thang giá trị?

Chút suy tư nhân ngày lễ cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu nam nữ tu sĩ


Một ngày nọ, vào năm 1975, ngay giữa chợ trời tấp nập người qua lại nơi cuối đường Trương Minh Ký, Sài Gòn, thi sĩ “điên” Bùi Giáng thong thả bước đến một cửa hàng bán phụ tùng xe đạp cũ, lặng lẽ vơ lấy cái “ghi đông” xe rồi tỉnh bơ bỏ đi như không có chuyện gì xảy ra. Thế là, bà chủ cửa hàng hoảng hốt, tức tốc chạy nhào ra đường, la toáng um sùm nhờ thiên hạ bắt “cái thằng ăn cắp.” Chẳng cần ai đến bắt, ông bình thản đi trở lại để trả cái ghi-đông vào chỗ cũ và từ tốn nói: “Bà con thấy chưa, mất tất cả… mà phải câm, thế mà mất có cái ghi-đông thì la rầm trời! Kỳ khôi quá!”
Ồ! Nghĩ kỹ lại cũng nực cười cho phận kiếp người, nhưng sâu sa cũng thấy đáng thương làm sao ấy! Con người vẫn thường hoảng hốt hay giận dữ khi bị người khác lấy đi những cái “ghi-đông” của mình, hoặc có người suốt cả cuộc đời chỉ lo thu lượm mấy cái “ghi-đông”, và sẽ trở thành giống như con trẻ thét rống lên khi bị chúng bạn giật lấy cây cà rem trên tay nó. Thế giới của người lớn, hiểu theo cách nào đó, cũng chẳng khác gì trẻ con. Người lớn cũng có những trò chơi cho riêng mình, cũng muốn chơi, cũng muốn thay đổi những món lạ, món mới… như xe mới, nhà mới, công việc mới, quần áo mới, đầu tóc mới, tương quan mới, và thậm chí, cả vợ mới, chồng mới… Nếu không được toại nguyện thì bực dọc, điên tiết… Tại Bắc Ninh (Miền Bắc) Việt Nam vừa qua, một ông chồng đã lấy búa đập liên tiếp vào đầu vợ khiến vợ chết ngay lập tức chỉ vì vợ không cho ông đi hát quan họ. Một người anh ở Vĩnh Long đã giết đứa em gái chỉ vì một miếng cá bị mất trên mâm cơm… Rồi nhiều cái chết, nhiều xung đột vẫn đang xuất phát từ những nguyên nhân rất bé nhỏ, thậm chí rất nực cười. Xét cho cùng, nếu có dịp dừng chân lại một chút để ngắm nhìn thế giới người lớn, chúng ta không khỏi buột miệng cười thầm, hay bật tiếng ha… ha… vì hình như mọi cử chỉ, lời nói đều rất trẻ con! Các nhà nghiên cứu tâm lý học ngày nay cũng cho thấy điều đó.

Sống ơn gọi tình yêu giữa dòng lịch sử

 
1. Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ Người nhiều điều quan trọng. Trong những điều quan trọng ấy có một điều được kể là quan trọng hơn hết, đó là điều răn yêu thương. “Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34).
Lời Chúa trên đây là một mời gọi gởi tới mọi môn đệ Chúa ở khắp nơi, thuộc mọi thời. Chúa đợi mỗi môn đệ hãy trả lời Chúa.
Với nhận thức mình được Chúa yêu thương, tôi đã trả lời: “Vâng, con xin đón nhận điều răn mới Chúa ban. Con coi đời sống yêu thương là dấu chỉ con thuộc về Chúa và là con đường cứu độ”.

Ngày thế giới cầu nguyện cho ơn gọi 2012: Đức giám mục Rôma phong chức linh mục cho 9 phó tế


WHĐ (29.04.2012) / Zenit Vào lúc 9 giờ sáng Chúa nhật 29-04-2012, Ngày thế giới cầu nguyện cho ơn gọi lần thứ 49, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI – giám mục giáo phận Roma – sẽ chủ sự thánh lễ tại Vương cung thánh đường Vatican. Trong thánh lễ này ĐTC sẽ phong chức linh mục cho chín thầy phó tế, trong đó tám tân linh mục sẽ phục vụ giáo phận Rômamột linh mục phục vụ giáo phận Bùi Chu, Việt Nam. Tân linh mục người Việt Giuse Vũ Văn Hiếu, đã theo học tại Chủng viện Almo Capranica, Roma, nơi từng có hai vị giáo hoàng xuất thân từ đây (Bênêđictô XV và Piô XII).
Một tân chức khác cũng học tại chủng viện này Pietro Gallo, 42 tuổi, từng làm thẩm phán là một luật trong tám năm.

Làm chứng

        “Làm chứng” trước hết là ngôn ngữ pháp đình. Trong phiên tòa xét xử một bị cáo, trước khi tuyên án, người ta cần đến những nhân chứng. Vai trò của những người này là nói lên sự thật, về những gì mình mắt thấy tai nghe có liên quan đến vụ việc đang được xét xử. Sự hiện diện của người làm chứng, trước hết là để bảo đảm tính trung thực của việc thi hành luật, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của những người có liên quan.
 
Người làm chứng có thể nói về một việc đã xảy ra rất lâu rồi hoặc về một sự kiện vừa xảy ra hoặc còn đang tiếp diễn. Trong lãnh vực pháp đình, không có việc làm chứng cho tương lai. Người làm chứng chỉ có thể nói về những gì mình đã mắt thấy tai nghe, chứ không được phép suy luận, vì những suy luận thường mang tính cá nhân và chủ quan, không có căn cứ.
Từ một khái niệm mang tính pháp đình, “làm chứng” đã được sử dụng trong lãnh vực đức tin, trở thành một phần căn bản của cuộc sống Kitô hữu. Chúng ta cùng suy tư về khái niệm này.

Trung Quốc: Giáo phận Thượng Hải kỷ niệm 450 năm ngày sinh của vị Tôi tớ Chúa Phaolô Từ Quang Khải


WHĐ (28.04.2012) / Agenzia Fides – Ngày 24 tháng Tư 2012, giáo phận Thượng Hải đã long trọng kỷ niệm 450 năm ngày sinh của vị Tôi t Chúa Phaolô Từ Quang Khải. Lễ kỷ niệm cử hành trước ngôi mộ của ngài và những nơi liên quan đến ngài. Ngày nay, các Kitô hữu Trung Quốc, người Trung Quốc nói chung, vẫn luôn sùng mộ và biết ơn Phaolô Từ Quang Khải (24/4/1562 08/11/1633), gọi ngài bằng nhiều danh hiệu như “nhà hiền triết Thượng Hải, nhà thiên văn học, toán học, vị quan của triều đình... nhưng thường gọi nhất Tôi t Chúa, ngài đã đem đức tin Kitô giáo vào Thượng Hải Trung Quốc, nhờ tình bạn với cha Matteo Ricci, nhà truyền giáo dòng Tên đã cải đạo rửa tội cho ngài năm 1603.

Vài con số thống kê về tình hình ơn gọi tại Âu Mỹ

VATICAN - Chúa Nhật IV Phục Sinh, 29-4-2012, là Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn Gọi lần thứ 49, với chủ đề “Ơn gọi, hồng ân tình thương của Thiên Chúa”.

Tình hình ơn gọi trong Giáo Hội vừa mừng vừa lo: mừng vì sự gia tăng tại các Giáo Hội trẻ, nhưng tại các Giáo hội Kitô kỳ cựu, ơn gọi tiếp tục giảm sút, nhất là nơi các dòng tu. Tuy nhiên, cũng có một tin đặc biệt vui mừng đó là, tại Mỹ, sau 10 năm bão tố từ 2001 đến 2011, do những vụ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên gây ra, làm cho Giáo Hội này bị thiệt hại tài chính hàng tỷ mỹ kim, nhưng nay về phương diện ơn gọi, Giáo hội Công giáo Hoa Kỳ đang phục hồi đáng kể.

Abba! Cha Ôi (số 100)

SỐNG DỄ THƯƠNG
"Dễ thương" là một tính từ rất thường được chúng ta sử dụng để gán ghép cho một người, một vật khi người đó, vật đó có những tính chất, hành vi, cử chỉ, đặc điểm gợi lên trong ta niềm cảm mến tức thời. Luồng cảm mến ấy như luồng sóng điện truyền đến con tim bạn khiến bạn bật thốt ra lời khen "dễ thương".
"Dễ thương" không hẳn là" đẹp". Bạn đừng đồng hóa hai tính từ này. "Đẹp" là cái cụ thể được quy chiếu theo chuẩn mực. Bạn có thể khen một đồ vật là đẹp nếu nó được làm tinh xảo, khéo léo, hài hòa hơn những đồ vật khác, hơn những đồ vật cũ cùng loại. Bạn có thể khen một cô gái là đẹp nếu cô ấy có nét mặt thanh tao, đôi mắt sáng, cái miệng cười duyên,... hội đủ những nét "chuẩn" mà xã hội đã lên khuôn từ bao đời nay.
Còn "dễ thương" thì khác. "Dễ thương" không phải là cái rập khuôn, theo mẫu mà "dễ thương" là cái tinh tuý đặc biệt nổi lên và tạo cho bạn cảm xúc bất ngờ khi ngắm nhìn. Ta có thể khen một chiếc vỏ ốc đã bị biển bào mòn là dễ thương vì vô tình, sóng biển đã tạo cho vỏ ốc ấy một vẻ khác thường thoạt nhìn trông giống như búp hoa. Ta có thể khen một cô gái dễ thương khi bắt gặp cô ấy nâng một em bé té ngã giữa đường hay đỡ một bà cụ lên xe buýt. Cái "dễ thương" ấy không bắt nguồn từ vẻ mặt, sắc diện mà chính là từ trái tim, từ tâm hồn cô ấy.

Abba! Cha Ôi (số 99)

ĐỨC GIÊSU KITÔ, VUA VŨ TRỤ!
"Đáng lẽ tôi đã được rửa tội từ lâu. Nhưng vì vấn đề gia đình và làng xóm nên chưa được. Dù vậy tôi rất ư là Kitô hữu."
Đó là lời của nhạc sĩ Văn Cao trong một cuộc găp gỡ riêng tư năm1990. Cụ đã sung sướng khoe với mọi người như thế, và thẳng thắn nhìn nhận: "Chúng tôi đã được đào tạo, nhờ đức tin và âm nhạc Kitô giáo". "Chúng tôi" ở đây muốn ám chỉ giới trí thức và văn nghệ sĩ thế hệ của cụ. Đức tin đã thấm vào con người tài hoa ấy, và làm sản sinh những tác phẩm bất hủ. "Nếu tôi không hiểu Halêluia là gì, thì đã chẳng có bài ‘Làng Tôi’", cụ bảo vậy. Chẳng ai ngờ Văn Cao lại là con người say mê Giêsu, mà là Giêsu trên Thánh Giá.
Từ năm 1954, cụ vẫn treo một Thánh Giá trước mặt. Giêsu trần trụi Giêsu không còn gì. Nhưng đối với Văn Cao, có ai hơn Giêsu?
Bài Tin Mừng trong lễ Chúa Giêsu Vua vũ trụ lại đưa ta về với Chúa Giêsu trên Thập giá. Chẳng lúc nào Chúa làm vua rõ bằng lúc này, "Đây là vua người Do Thái", tấm bảng ghi như thế. Nhưng kiểu làm vua của Ngài thật khác thường. Không có vương niệm chỉ có vòng gai. Không có cẩm bào chỉ có trần trụi nhơ nhuốc. Không có câu tán tụng, chỉ có lời nhạo báng khinh chê. Bị treo trên Thập giá, Đức Giêsu nghe những lời mời mọc, ngọt ngào và tinh vi như các cơn cám dỗ buổi đầu. "Nếu ông là Đức Kitô thì hãy cứu lấy mình. Hãy xuống khỏi Thập giá." (MT 27,40)

Abba! Cha Ôi (số 98)

MỪNG LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
"… Truyền thồng còn ghi nhớ lịch sử chết vì đạo của Giáo Hội Việt Nam rất bao quát, phức tạp ngay từ lúc ban đầu. Từ năm 1533, nghĩa là từ lúc miền Đông Nam Á Châu vừa được truyền đạo, Giáo Hội Việt Nam đã chịu bách hại suốt ba thế kỷ, trừ một vài năm cách quãng, giống hệt ba thế kỷ bắt bớ của Giáo Hội Âu Châu thời xưa. Từng ngàn giáo dân tử đạo, từng trăm số người đã chết lưu lạc trên núi, trong rừng sâu nước độc!
Làm sao kể lại cho hết? Tất cả 117 vị Tử Đạo, trong đó 8 vị Giám Mục, 50 linh mục, 59 giáo dân, trong số đó một phụ nữ, Thánh Agnê Lê Thị Thành, mẹ sáu người con?
Để lấy một ví dụ trong các vị tử đạo hôm nay, đi tiên phong là Thánh Vinh Sơn Liêm, dòng Đaminh là người Việt tử đạo đầu tiên năm 1773. Rồi tới Linh mục Anrê Dũng Lạc, sinh trưởng trong một gia đình rất nghèo khó, bên lương, từ nhỏ đã phải "bán" cho một thầy giảng dạy giáo lý, nhưng rồi Chúa cho tới chức linh mục năm 1823, được bổ nhiệm chánh xứ và đương nhiên thành nhà truyền giáo trong nhiều địa hạt. Nhiều lần đã bị lao tù, nhưng vẫn được giáo dân tốt lành đem tiền chuộc về, trong khi bản thân Ngài mong chờ được chết vì Chúa, "Những người chết vì ĐỨC TIN – ngài nói – thì lên Thiên đàng thẳng rẵng; Tại sao chúng ta cứ phải ẩn náu, phải tốn tiền đút lót cho quan quyền: Thà để cho chúng tôi bị bắt và rồi tử đạo có phải hơn không?" Thực ra vẫn một ý chí hăng say và được ơn Chúa nâng đỡ, ngài đã anh dũng chịu trảm quyết tại Hà Nội 21/12/1839…"

Abba! Cha Ôi (số 97)

ĐẠO THEO CHỒNG
"Tôi đã cúng, đã đốt xuống tiền vàng bạc rồi, nhưng vẫn cứ cảm thấy nhà tôi chẳng hưởng được chút gì trong đó." Chị Thích nói với ông hào nhân ngày giỗ thứ hai của chồng vào năm 1990. Ông hào chỉ nói lại cách đơn giản:
Người công giáo khi chết thì nhận được ơn của Chúa nhờ lời cầu nguyện của thân nhân, chứ giấy, tiền, vàng bạc thì làm gì ?
Thế là chị Thích nhờ ông Hào cầu nguyện giúp, vì chị chỉ thấy các con bảo cầu nguyện, nhưng chưa bao giờ cầu nguyện nên không biết.
Chị Thích và chồng yêu nhau khi vừa vào tuổi cặp kê, lúc còn ở Hải Dương. Nhà chị đạo Phật, nhà anh đạo Chúa. Biết hai gia đình sẽ khó bề chấp nhận cho cuộc hôn nhân dị giáo này, anh chị đã rủ nhau xuôi Nam, vào làm công nhân cho công ty cà-phê Gia-lai từ năm 1977.
Từ đó, hai người sống với nhau như vợ chồng. Có lần chị nói với chồng:
– Mình đã có một con với nhau. Đạo của anh sẽ là đạo của em, như vậy ông bà sẽ chấp nhận con cái chúng ta.

Abba!! Cha Ôi (số 96)

THÁNG MÂN CÔI NGUYỆN CẦU
Năm xưa ngày mười ba
Mẹ hiện ra làng Fatima
Nhắn nhủ cùng Nhân loại
Hãy tôn sùng Mẫu Tâm.
Để xin Chúa thứ tha
Nước Nga sẽ trở lại!
Hãy lần hạt Mân côi
Hãy ăn năn đền tội.
Lạy Mẹ, tháng Mân Côi
Hải ngoại nơi xa xôi
La Vang con hướng vọng
Ngợi khen Mẹ Chúa Trời.
Xin hướng về Quê hương
Hiệp ý cầu Mẹ thương
Con cái nơi hải ngoại
Nhớ hướng khỏi lạc đường.
Mẹ Mân Côi nhiệm mầu
Hỡi những kẻ lo âu
Mệt mỏi và đau khổ
Hãy đến Mẹ nguyện cầu.
Khi nay con có thể
Xin chạy đến cùng Mẹ.
Mẹ sẽ đến với con
Khi con không có thể.
Amen.
NGUYỄN ĐỨC QUỲNH ( Úc Châu, Xa xôi nơi Hải ngoại. )

Tâm tình với thánh Giuse


Trong niềm vui đón mừng Thánh Quan Thầy của Lớp, Mừng Thánh Giuse Thợ 1/5, xin gửi đến toàn thể lớp chúng ta lời chúc mừng qua món ăn tinh thần là 2 bài hát “Mừng Thánh Quan Thầy” và “Mừng Cha Giuse” cùng một số bài khác. Mặc dù chưa được hay, nhưng tôi muốn gửi hết tâm tình vào những ca từ còn đơn sơ non kém, được cấy vào những nốt nhạc giản dị ngây ngô để cùng chia sẻ niềm vui với lớp chúng mình.
Nhưng có lẽ quan trọng hơn vẫn là: Dâng lên Thánh Bổn Mạng lời ca khen và lời cầu xin, Nguyện xin Thánh Quan Thầy Giuse luôn là đấng bảo trợ, gìn giữ cho mọi thành viên và cho cả lớp chúng mình. Xin Thánh Quan Thầy hằng đỡ nâng và che chở cho lớp Triết II luôn sống noi theo gương của Người, khiêm nhường, hiền lành, yêu thương nhau, và luôn trung thành theo Chúa đến cùng. Xin chúc cho lớp chúng mình luôn là một tập thể đoàn kết yêu mến nhau và gìn giữ cho nhau, cùng nhau tiến bước trên hành trình theo Chúa Kitô.                                  

Bài chia sẻ tâm tình mừng bổn mạng lớp "NGƯỜI BẠN ĐƯỜNG"


Thánh Giuse đến với lớp chúng ta là một sự tình cờ. Tình cờ là bởi vì chúng ta chọn ngày và những gì có thể làm trong ngày đó trước khi chọn Ngài. Ngài gật đầu, và với nụ cười hiền lành độ lượng, Ngài chấp nhận cùng đi, dù chúng ta chưa hỏi ý kiến Ngài. Đây là chặng đường đầu tiên mà Ngài đồng hành với lớp. Ngài sẽ đi vào cuộc sống của lớp chúng ta và của riêng mỗi người. Không chỉ những ngày tháng ở đại chủng viện, Ngài sẽ luôn hiện diện bên ta, cùng ta mến trải mọi khoảnh khắc vui buồn của cuộc sống. Sự tình cờ của một ngày lễ đã kéo Ngài đến gần chúng ta và còn gần hơn nữa trên những đoạn đường chông gai gập ghềnh hay đầy hoa thơm gió mát.

Bài giảng lễ Thánh Giuse thợ (bổn mạng lớp)


Anh em thân mến,
            Việc kính nhớ thánh Giu-se vào ngày Quốc tế Lao động chắc hẳn mời gọi chúng ta suy nghĩ về ý nghĩa của lao động trong cuộc sống con người. Là người có niềm tin, chúng ta đánh giá lao động như thế nào? Xin dựa vào các bản văn của phần Phụng vụ Lời Chúa hôm nay để đưa ra vài suy tư.
            Kinh thánh mở đầu những trang đầu tiên bằng công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Sách Sáng Thế nói rằng: Thiên Chúa hoàn thành công cuộc sáng tạo trong 6 ngày và ngày thứ 7 Ngài nghỉ ngơi. Thiên Chúa nghỉ ngơi, hay đúng hơn, Ngài dừng lại bởi vì Ngài muốn trao phó công trình của Ngài lại cho con người tiếp tục hoàn bị. Thiên Chúa có thể hoàn tất mọi sự một cách tuyệt hảo, nhưng dường như Ngài đã không muốn làm thế. Ngài trao phó vũ trụ trong tình trạng xem ra bất toàn để chính con người hoàn chỉnh và cảm nhận được niềm vui ngay trong công việc mình thực hiện.

Chúa nhật 4 Phục sinh - Chúa nhật Chúa chiên lành 29.4.2012 "MỤC TỬ NHÂN LÀNH"


Lời Chúa: Ga 10, 11-18
Khi ấy, Đức Giêsu nói: “Tôi chính là mục tử nhân lành. Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho chiên. Người làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn, vì anh ta là kẻ làm thuê và không thiết gì đến chiên. Tôi chính là mục tử nhân lành. Tôi biết các chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi, như Chúa Cha biết tôi và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho chiên. Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử. Sở dĩ Chúa Cha yêu mến tôi, là vì tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại. Mạng sống của tôi, không ai lấy được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Ðó là mệnh lệnh của Cha tôi mà tôi đã nhận được.”

Tháng Năm - Những đóa hoa dâng Mẹ

Tháng Năm về, một tháng trong năm với tên gọi thật thơ mộng, thật tươi vui: Tháng Hoa.

Mỗi độ tháng Hoa về, các Nhà thờ rộn rã mùa dâng hoa kính Đức Mẹ. Phụng vụ Mùa Hoa tưng bừng nhộn nhịp với nhiều thể loại phong phú Rước hoa và Dâng hoa tuỳ mỗi tập quán mỗi đặc trưng văn hoá địa phương.

Nói tới hoa là nghĩ về một kỳ công của Thiên Chúa. Hoa muôn màu muôn sắc, hoa tươi xinh, hoa thơm ngào ngạt. Hoa tô thắm vũ trụ nên xinh tươi. Hoa mời gọi ong bướm đến hút mật. Hoa khoe sắc thắm, nhoẻn cười với con người. Lời của hoa thật dịu huyền giữa thiên nhiên. Hoa hòa vào lòng người dâng lời cảm tạ Thiên Chúa.

Loài hoa nào cũng đẹp. Loài hoa nào cũng gởi cho ta một sứ điệp yêu thương. “Hoa Hướng Dương biểu trưng cho mặt trời toả sáng, sưởi ấm lòng người. Hoa Mười Giờ gởi ta một tình yêu thuỷ chung, son sắt. Dù đời em chỉ toả sáng lúc mười giờ, nhưng trọn đời em vẫn yêu thương. Thật vấn vương khi nhắc đến loài Hoa Phượng. Loài hoa gợi ta nhớ lại những phút giây vui đùa trên sân trường thuở nhỏ, một tuổi thơ mơ tiên, hồn nhiên, trong trắng, thơ ngây, tuổi ô mai, tuổi vấn vương, tuổi học trò. Màu hoa tươi tắn là tình yêu chan chứa cho cuộc đời khô cằn nắng cháy và cũng là ước nguyện, sức sống cho tương lai. Hoa Lưu Ly là lời tha thiết yêu thương “xin đừng quên tôi”. Cuộc đời là muôn đời liên kết “xin đừng quên tôi” hỡi người tôi yêu ! Đó phải chăng là những ai còn nhớ và những ai đã quên, nhất là khi ta vắng mặt sau cuộc đời trần thế.” (Sứ điệp loài hoa, trg 11.)



Tôi Là Mục Tử Nhân Lành


Lm. PX. Vũ Phan Long, ofm
Nơi bản thân Đức Giêsu, chủ đề cổ xưa về Thiên Chúa Mục Tử của Cựu Ước nay đã được trẻ-hóa cách tuyệt vời và được hoàn tất vượt quá mong ước mong.
1.- Ngữ cảnh
Bài Diễn từ về Cửa chuồng chiên và người Mục tử (Ga 10,1-21) vừa chấm dứt các Diễn từ dịp Lễ Lều vừa đưa vào Diễn từ dịp Lễ Cung hiến Đền Thờ.
Bản văn có thể được phân bố tổng quát như sau:
1) Các dụ ngôn (10,1-5);
2) Phản ứng của người Do Thái (10,6);
3) Các giải thích:
a) Cửa (10,7-10),
b) Người mục tử (10,11-18);
4) Phản ứng của người Do Thái (10,19-21).
Hôm nay, chúng ta đọc phần giải thích Người mục tử (10,11-18).

Dâng hiến cho Thiên Chúa, phải trả với giá nào?


THỨ SÁU, 28 THÁNG 04 2012 13:05 BBT WTGP Tan_hienChọn theo Chúa trên con đường thánh hiến hoàn hảo đòi hỏi phải từ bỏ và hy sinh nhiều. Nhưng đó cũng là một con đường được dệt với nhiều niềm vui và ân sủng mà Thiên Chúa dành cho những người Chúa đã tuyển chọn. Chúng tôi đã hỏi trực tiếp một tu sĩ và đây là lời chứng của Thầy về đời sống thánh hiến.HN

Thưa Thầy, đâu là ý nghĩa của sự cô đơn trong đời Thầy?
Cô đơn là một phúc lành và đồng thời cũng là một thử thách. Một tu sĩ trẻ của Dòng chia sẻ: "Sa mạc là một ngọn lửa thanh tẩy. Trong cô đơn, tất cả những cái chúng ta là thì thực sự diễn ra trước mắt chúng ta. Ở đây, các công trình xây dựng dở dang bị bỏ hoang, những bức tường dày mà chúng ta dựng lên  để bảo vệ chúng ta, tạo nên một con đường dốc đứng, đi trong bóng tối, một cách mò mẫm, nhưng đó là con đường của sự thật. Tất cả sự an toàn cá nhân dựa trên những lồi lõm của con đường đấy và đó là sự chắc chắn duy nhất, còn chúng ta cũng chẳng thể làm gì. "
Lên đầu trang