Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ sáu Tuần 5 Phục sinh 11.5.2012 "Yêu thương nhau như Thầy"


Lời Chúa: Ga 15, 12-17
Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết. Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em. Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau.”

SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI NHÂN NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI LẦN THỨ 46



( Lễ Chúa Thăng Thiên, Chúa Nhật ngày 20 tháng 5 năm 2012 )
Chủ đề:   “Thinh lặng và Lời nói: Con đường Phúc âm hóa”
  Anh chị em thân mến,
Gần đến Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội năm 2012, tôi muốn chia sẻ với anh chị em vài suy tư về một khía cạnh của tiến trình giao tiếp giữa con người; khía cạnh ấy quan trọng nhưng đôi khi lại bị coi thường. Đó là mối tương quan giữa thinh lặng và lời nói, mà tính cách quan trọng của nó ngày nay cần được đặc biệt nhấn mạnh. Thinh lặng và nói là hai khía cạnh của truyền thông cần được giữ cân bằng, tiếp nối nhau và bổ túc cho nhau, để có được một cuộc đối thoại đích thực, và tạo sự gần gũi sâu xa giữa người với người. Khi lời nói và sự thinh lặng loại trừ nhau, truyền thông sẽ thất bại, vì nó gây ra tình trạng hoang mang nào đó hoặc, trái lại, một bầu khí lạnh nhạt; còn nếu chúng bổ túc cho nhau một cách hài hòa, việc truyền thông sẽ đạt được giá trị và ý nghĩa.

Vui sống bên Mẹ


Thưa Mẹ, cũng vào tháng năm, năm 2011, con viết về Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Tháng năm năm nay, con viết cho Mẹ Ban ơn của con. Mẹ nào cũng là Mẹ Maria của con hết. Mẹ biết không tội nghiệp cháu trai con của đứa em gái có lần hỏi con:
Sao có nhiều Mẹ dữ vậy dì ba: Mẹ Lộ Đức , Mẹ Fatima,…là thế nào?”
Con giải thích sơ cho cháu nghe là Mẹ hiện ra ở xứ nào thì đặt tên cho Mẹ xứ ấy, như Mẹ Lộ Đức, Mẹ  Fatima… “
Cháu hỏi tiếp: “ Vậy có Mẹ Trà Vinh không?”
Vì cháu đang ở Trà Vinh. Con nói rồi sẽ có, con cầu nguyện để Mẹ hiện ra ở Trà Vinh cho con nha….
Hiện nay ở lầu một nhà cháu có kính thờ Mẹ Ban ơn mạ vàng thật xinh xắn. Lần con đi Pháp về 2004, các bạn tặng con tượng Mẹ Ban ơn rất đẹp. Con có tâm sự với Mẹ:
“Mẹ ơi, Mẹ đẹp và sang trọng quá, thờ trong nhà con thấy  tiếc làm sao, phải chi …!”
Thật vậy, con chỉ  ước thôi mà Mẹ hiểu ý con, lần đó con xuống thăm em gái, tự nhiên em nói:
“Chị ba, em muốn thờ Đức Mẹ..”

Phẩm giá con người trong GHXHCG (3)


Phẩm giá con người là nền tảng của đời sống xã hội.
Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội  (HDXHGH) về phẩm giá con người qua nhiều khuôn mẫu suy luận khác nhau, đã tìm cách cho thấy rằng ngay cả trong tư tưởng liên hệ cá biệt với trách nhiệm xã hội đòi buộc những suy tư của chúng ta cũng phải có liên hệ đến những gì là nền tảng nguyên cội của hành động con người, được hiểu một cách tổng quát.
Thông Điệp Veritatis Splendor (VS) hướng dẫn chúng ta cần phải liên tưởng đến mối tương quan giữa chân lý - tự do là những gì chuẩn bị cho trong mỗi thời điểm cuộc sống con người, dĩ nhiên hàm chứa cả cách sống xã hội ở mọi lãnh vực, tầng lớp, nói lên tầm quan trọng luân lý trong cuộc sống đó:
   - "Như vậy, trong mỗi lãnh vực cuộc sống cá nhân, xã hội và chính trị, luân lý - được đặt nền tảng trên chân lý và chân lý được mở ra cho một nền tự do đích thực - luân lý đem đến một phục vụ nguyên thủy, bất khả thay thế và có giá trị to lớn, không những đối với mỗi cá nhân con người và nhằm tăng trưởng con người trong thiện hảo, mà còn cả cho xã hội và sự phát triển đích thực của xã hội" (VS n.101). 
Xã hội, trong cách suy tư của Veritas Splendor, được coi như là một trong những yếu tố chính yếu kiến tạo nên tự do và tính cách hữu lý của con người, của bối cảnh trong đó con người được kêu gọi sống và tham dự vào (VS n. 55).

Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh hiện nay


Phỏng vấn Đức Hồng Y Reinhard Marx, Chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Âu châu.
Trong các ngày 27-4 tới 1-5-2012 Hàn Lâm Viện Tòa Thánh các khoa học xã hội đã khai mạc phiên họp khoáng đại lần thứ XVIII trong nội thành Vaticăn. Phiên họp có đề tài là“Mong ước của thế giới được trật tự yên hàn: Thông điệp Pacem in terris, Hòa bình dưới thế, 50 năm sau”.
Sau lời chào mừng của bà Mary Ann Glendon, Chủ tịch Hàn Lâm Viện Tòa Thánh các khoa học xã hội, là các bài thuyết trình do nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới đảm trách. Trong số các thuyết trình viên có các học giả và chuyên viên khoa học xã hội như: Gérard-Francois Dumont, Russel Hittinger, Pierre Manent, Joseph Stiglitz, Hans Tiermayer, Verabhadran Ramanathan, Margareth Archer, Partha Dasgupta. Trong số các thuyết trình viên người Ý có các chuyên viên kinh tế chính trị như: Mario Draghi, Ettore Gotti Tedeschi, Enrico Berti, Ombretta Fumagalli Carulli, Rocco Butiglione, Vittorio Possenti, Stefano Zamagni, Pierpaolo Donati.

Đức Giáo Hoàng xúc động về người mẹ trẻ với căn bệnh ung thư giai đoạn cuối


EMTY (Vatican, 04-5-2012, CNA/EWTN News) - Chiara, một bà mẹ trẻ ở Rôma đang bị ung thư giai đoạn cuối, đã làm Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI xúc động sâu sắc với câu chuyện của cô về việc chọn bảo vệ đứa con thứ 3 của mình bằng cách tránh việc điều trị.

Người phụ nữ 28 tuổi đã chào đón Đức Giáo hoàng trong cuối buổi tiếp kiến chung hôm thứ tư 2-5 tuần này, cùng với người chồng Enrico 33 tuổi của cô.

Vợ chồng Chiara đã từng mất 2 đứa con: bé Maria bị thiếu một phần não và chỉ sống được 30 phút sau khi chào đời, và bé David qua đời chỉ vài giờ sau khi sinh với cơ thể không có chân và không có các cơ quan nội  tạng khoẻ mạnh.

THỰC TẬP NẾP SỐNG NHÂN BẢN KITÔ GIAO- LM ĐAN VINH


PHONG CÁCH ĂN UỐNG VĂN HÓA

1.    1.                LỜI CHÚA: Thánh Phaolô khuyên các tín hữu Cô-rinh-tô như sau: “Dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa”. (1 Cr 10, 31).
1.    2.                SUY NIỆM:
“Học ăn học nói học gói học mở” là lời răn dạy của tiền nhân đối với con cháu trong gia đình dòng tộc: Ăn thế nào cho có văn hoá? Nói thế nào cho lễ độ lịch sự? Gói, mở thế nào cho đẹp mắt cả về hình thức và ý nghĩa về nội dung? Đây chính là những đức tính nhân bản mà mọi người đều phải học tập trong suốt cuộc sống nếu muốn làm người trưởng thành về nhân cách và được người khác kính trọng. Sở dĩ phải học ăn học nói, vì tuy chỉ là những việc ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng làm tốt, giống như treo một bức tranh lên tường ai cũng làm được, nhưng không phải mọi người đều treo được bức tranh cho ngay ngắn và hòa hợp với bức tường ở phía sau.

“Sân Chư dân” có thể được tổ chức tại Jerusalem


WHĐ (10.05.2012) / LPJ – Theo tin từ trang web vaticaninsider.it của Italia, chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Văn hóa, Đức hồng y Ravasi nói rằng ngài muốn tổ chức “Sân Chư dân” tại Jerusalem.
Trong một cuộc phỏng vấn đăng trên trang vaticaninsider.it, Đức hồng y Ravasi cho biết ngài muốn tổ chức “Sân Chư dân” tại Jerusalem, vì nơi đây hẳn một khởi điểm lý tưởng cho cuộc đối thoại giữa người tin và người không tin. Đức hồng y nói: “Tôi rất vui mừng tổ chức một cuộc gặp gỡJerusalem với các nhà trí thức và các nghệ sĩ Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo, người Do Thái và người Công giáo cùng chia sẻ nhiều giá trị chung. Và cả hai tôn giáo này đang phải đối mặt với mối lo về “sự bành trướng của chủ nghĩa thế tục hóa của xã hội. Thực tế, như Đức hồng y nhận định, “ngày nay, đối với nhiều người, biết Thiên Chúa hiện hữu hay không cũng chẳng quan trọng. Đó cũng là khẳng định của cha Pizzabella, Quản thủ Thánh Địa khi được hỏi về điều này. Ngài nói Thánh Địa “có ít người vô thần hơn những người không tin. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho sự kiện này để không rơi vào nguy cơ chỉ là một cuộc họp mang tính hàn lâm”, cha Pizzabella quả quyết một “Sân Chư dân” tại Jerusalem có thể là một thúc đẩy rất quan trọng cho việc suy tư gặp gỡ với những người tin.

Phỏng vấn ĐHY Reinhard Marx, Chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Âu châu, về cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính hiện nay

ĐHY Reinhard Marx,
Chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Âu châu
Trong các ngày từ 27-4 tới 1-5-2012, Hàn Lâm viện Toà Thánh các Khoa học Xã hội đã khai mạc phiên họp khoáng đại lần thứ XVIII trong nội thành Vatican. Phiên họp có đề tài là “Mong ước của thế giới được trật tự yên hàn: Thông điệp Pacem in Terries (Hoà bình Dưới thế), 50 năm sau”.

Sau lời chào mừng của bà Mary Ann Glendon, Chủ tịch Hàn Lâm viện Toà Thánh các Khoa học Xã hội, là các bài thuyết trình do nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới đảm trách. Trong số các thuyết trình viên có các học giả và chuyên viên khoa học xã hội như: Gérard-Francois Dumont, Russel Hittinger, Pierre Manent, Joseph Stiglitz, Hans Tiermayer, Verabhadran Ramanathan, Margareth Archer, Partha Dasgupta. Trong số các thuyết trình viên người Ý có các chuyên viên kinh tế chính trị như: Mario Draghi, Ettore Gotti Tedeschi, Enrico Berti, Ombretta Fumagalli Carulli, Rocco Butiglione, Vittorio Possenti, Stefano Zamagni, Pierpaolo Donati.

Tình hình bách hại các Kitô hữu tại Nigeria

Đức cha Ignatius Kaigama, Giám mục Jos
Trong 2 ngày 29 và 30-4-2012, tổ chức Boko Haram đã lại mở các vụ tấn công các Kitô hữu tại hai tỉnh miền bắc Nigeria là Kano và Maiduguri.

Vụ khủng bố tại Kano đã khiến cho 17 người chết, đang khi họ tham dự một lễ nghi phụng vụ trong nhà nguyện đại học. Vụ thứ hai xảy ra tại Maiduguri khiến cho 4 tín hữu và một mục sư bị thiệt mạng. Họ bị bắn trong một nhà thờ bởi một toán người vũ trang chắc chắn thuộc tổ chức Boko Haram. Trong cùng ngày 30-4-2012, Bộ Tài chính tại Jalingo, thủ phủ tiểu bang Taraba, cũng bị đặt bom khiến cho 11 người chết. Mục tiêu cuộc khủng bố chắc hẳn là để giết vị chỉ huy cảnh sát có văn phòng làm việc gần trụ sở bộ tài chánh.

Nguồn Gốc Tự Do Tôn Giáo



Đọc Dignitatis humanae*, bởi ĐC Minnerath
* Dignitatis Humanae là Tuyên Ngôn Về Tự Do Tôn Giáo của Công Đồng Vatican II, được Đại Hội Đồng biểu quyết trong ngày 07.12.1965 với 2208 phiếu thuận, 70 phiếu chống dưới triều đại của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI. Bản tuyên ngôn này đã trải qua 4 kỳ đại hội tranh luận sôi nổi vào những năm 1962, 1963, 1964 và 1965. Nó đặt nền tảng cho quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh với các chính quyền dân sự tại các quốc gia trên thế giới (MK).
Rôma, 04.04.2012 (Zenit.org) – Tự do tôn giáo xuất phát từ Kitô Giáo, và hiện là “mối quan hệ xã hội”, Đức Cha Minnerath tuyên bố trong một bài tham luận về Tuyên Ngôn Nhân Phẩm (Dignitatis Humanae) của Công Đồng Vaticanô II (1965) ở Rôma.
Lên đầu trang