Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ ba Tuần 7 Phục sinh 22.5.2012 "Con cầu nguyện cho họ"


Lời Chúa: Ga 17, 1-11a
Khi ấy, Đức Giêsu ngước mắt lên trời và cầu nguyện: “Lạy Cha, giờ đã đến! Xin Cha tôn vinh Con Cha để Con Cha tôn vinh Cha. Thật vậy, Cha đã ban cho Người quyền trên mọi phàm nhân là để Người ban sự sống đời đời cho tất cả những ai Cha đã ban cho Người. Mà sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Giêsu Kitô. Phần con, con đã tôn vinh Cha ở dưới đất, khi hoàn tất công trình Cha đã giao cho con làm. Vậy, lạy Cha, giờ đây, xin Cha tôn vinh con bên Cha: xin ban cho con vinh quang mà con vẫn được hưởng bên Cha trước khi có thế gian. Những kẻ Cha đã chọn từ giữa thế gian mà ban cho con, con đã cho họ biết danh Cha. Họ thuộc về Cha, Cha đã ban họ cho con, và họ đã tuân giữ lời Cha. Giờ đây, họ biết rằng tất cả những gì Cha ban cho con đều do bởi Cha, vì con đã ban cho họ lời mà Cha đã ban cho con; họ đã nhận những lời ấy, họ biết thật rằng con đã từ Cha mà đến, và họ đã tin là Cha đã sai con. Con cầu nguyện cho họ. Con không cầu nguyện cho thế gian, nhưng cho những kẻ Cha đã ban cho con, bởi vì họ thuộc về Cha. Tất cả những gì của con đều là của Cha, tất cả những gì của Cha đều là của con; và con được tôn vinh nơi họ. Con không còn ở trong thế gian nữa, nhưng họ, họ ở trong thế gian; phần con, con đến cùng Cha”.

KHÓA HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC GIÁM MỤC và CÁC NHÀ ĐÀO TẠO LINH MỤC về

“Những thách đố của thời đại về việc sống đời sống độc thân linh mục trong bối cảnh của khủng hoảng hôm nay trong Giáo Hội tại Á Châu”
1. Từ ngày 14 đến 19 tháng 5 năm 2012 vừa qua, tại Đại Học Đức Mẹ Lên Trời, Bangkok, Thailand, Ủy ban Giáo sĩ của Liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC-OC) tổ chức một KHÓA HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC GIÁM MỤC và CÁC NHÀ ĐÀO TẠO LINH MỤC về đề tài: “Những thách đố của thời đại về việc sống đời sống độc thân linh mục trong bối cảnh của khủng hoảng hôm nay trong Giáo Hội tại Á Châu” (“The Contemporary challenges in Living Priestly Celibacy in the Context of the Present day Crisis in the Church in Asia”). Tham dự Khóa Hội thảo có 91 thành viên từ 7 quốc gia (Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam,) gồm: 1 Hồng y, 2 Tổng giám mục, 5 Giám mục và 83 linh mục phụ trách đào tạo tại Chủng viện.

Để hưởng ứng “Nhận định” của ủy ban Công lý và Hoà bình

VRNs (20.05.2012) – Minnesota, USA – Tuy đang ở nước ngoài, đêm nào tôi cũng bỏ ra hằng mấy giờ để theo dõi tin tức trong nước. Nhìn vào đâu cũng thấy bức xúc, từ những khó khăn về kinh tế tài chính đến những bất ổn trong xã hội, từ những tệ nạn của thời cuộc đến cơn khủng hoảng tinh thần, văn hóa, nhân văn, kể cả cơn khủng hoảng tâm linh đang thách đố các tôn giáo. 

Càng bức xúc lại càng cảm thấy trân trọng từng lời nói, từng hành động, từng thái độ của những ai có tâm hồn, và có can đảm đứng lên đương đầu với các tiêu cực nhằm duy trì và xây dựng một xã hội nhân ái. Trong tâm trạng đó, tôi lấy làm mừng được đọc “Nhận định một số tình hình tại Việt Nam hiện nay” của Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình thuộc Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam ngày 15/5/2012 vừa qua.
Từ dăm năm nay, trong nước cũng như ngoài nước, có những dư luận tiêu cực, đôi khi được bày tỏ một cách rất nặng lời, về Giáo Hội Việt Nam. Khá nhiều người cho rằng Giáo Hội Việt Nam, và đặc biệt là hàng giáo phẩm, chỉ lo lễ bái và xây cất, mà dần dần trở nên xa lạ và vô cảm với những nhân tố đang đục khoét, đang lũng đoạn tinh thần và tâm linh của xã hội Việt Nam. Chúng ta không câm nhưng cam tâm làm giáo hội thầm lặng. Có người dùng đến từ “chó câm”, nghe rất xấc xược, nếu chúng ta không kịp nhớ lại rằng đó là một điển Thánh Kinh (Is 56, 10), mới đây còn được Ðức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI dùng lại.

30 NGÀN TÍN HỮU ĐỌC KINH LẠY NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG VỚI ĐỨC THÁNH CHA

VATICAN. Trưa chúa nhật 20.5.2012, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên đàng với hơn 30 ngàn tín hữu tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô.
Trong số các tín hữu tại Quảng trường, có đông đảo các em chịu phép thêm sức thuộc tổng giáo phận Genova, bắc Italia, và các tín hữu hành hương đến từ nước ngoài.

HAI ĐÙI ẾCH

WGPSG -- Bé út hớn hở trên đường đi học về trong buổi chiều tà. Nó hí hửng nghĩ tới cảnh thả diều cùng đám trẻ hàng xóm trên cánh đồng vừa mới gặt. Gió chiều lồng lộng, cứ tạt vào mặt bé nhỏ của nó làm nó không kiềm được sự vui sướng, nó thầm nghĩ “gió lớn thì diều mình sẽ bay cao, cao vút trong gió vi vu”. Trong suy nghĩ đó, đôi chân bé nhỏ của nó thoăn thoắt sải bước thật nhanh, chạy cho thật mau để về đến nhà.

ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI HỌC SINH HỌC GIÁO LÝ

Trong bài viết về những vui buồn trong một năm học giáo lý trên website Công giáo Vietcatholic News mới đây, chúng tôi đã nêu lên những băn khoăn khi thấy tinh thần thế tục của xã hội Việt nam ảnh hưởng đến các em giáo lý khá nhiều. Bây giờ nhìn vào khía cạnh khác, chúng ta lại thấy ảnh hưởng của xã hội cũng phần nào tác động đến giáo lý viên nữa, trong đó có việc trách mắng và xử phạt nặng nề đối với các em.

Đức Thánh Cha Benedict XVI kêu gọi nhân ngày Quốc Tế Gia Đình của Liên Hiệp Quốc

Đức Thánh Cha Benedict XVI kêu gọi nhân ngày Quốc Tế Gia Đình của Liên Hiệp Quốc
Ngài nói công trình này phải nâng đỡ và kết hiệp các gia đình thay vì gây trở ngại
Trong buổi triều kiến chung ngày thứ tư, Đức Thánh Cha ghi nhận về ngày Quốc Tế Gia Đình của Liên Hiệp Quốc (the United Nations’ International World Day of Families), được tổ chức ngày thứ ba. Chủ đề được Liên Hiệp Quốc chọn để đánh dấu ngày này là “gia đình và việc làm.”

Tuổi thơ gọi về

Chiều, một  buổi chiều êm ru của ngày đầu hạ khi cơn mưa rào vừa trút nước, tinh khôi một góc trời. Bên căn phòng của cô bé xóm trọ bỗng vang lên câu hát âm ấm mà xiết lòng: “Ngày ấy đâu rồi, ngày ấy đâu rồi, cho tôi tìm lại, một ngày ấu thơ…”. Tôi đã là thiếu nữ mười tám, đã đi qua mùa tuổi thơ chẳng bao giờ trở lại, chợt thấy rưng rưng, tiêng tiếc cái “ngày ấy” đã thành dĩ vãng xa xăm.
Tuổi thơ tôi là những tháng ngày vất vả, lấm láp. Tôi sinh ra ở miền quê với những dòng sông êm trôi, với nương dâu mươn mướt, với cánh đồng lúa vàng ươm nắng hạ. Kí ức tuổi thơ góp nhặt từ những buổi sáng tinh mơ theo mẹ đi cày, hay những ngày nắng cháy, hai mẹ con vẫn khom lưng cấy lúa. Nhớ những ngày cuốc từng nhát đất, gieo từng hạt mầm bé nhỏ, đất đai ấp ủ. Nhớ những ngày háo hức đuổi bắt chú cào cào, châu chấu bỏ vào chiếc bao tay của mẹ. Ruộng đồng đã bao bọc, chở che tôi. Cái hồn hậu của từng gốc lúa, bờ tre đã nuôi tuổi thơ lớn từng ngày.
Bỗng thèm biết mấy những “ngày ấy” có trái trứng gà vàng ươm ngọt lịm, có trái nhót chín mọng giấu trong mũ vải, có trái ổi thơm thơm nồng đượm bàn tay bà trồng, có chùm hoa dẻ thơm một cầu ao. Thèm biết mấy ngày lội đồng bắt ốc, bắt cua, lấm tấm bùn nhem mà vẫn cười tươi rạng rỡ. Nhớ biết mấy bạn tuổi thơ với những trò nghịch ngợm, những buổi trưa trốn mẹ thả diều, bắt bướm,…

Nếu em là Nữ hoàng

Tôi chẳng còn nhỏ dù chưa hẳn lớn. Đang lớn. Tôi mới độ tuổi “bẻ gãy sừng trâu” mà thôi. Khó chịu khi “bị” gọi là cô bé nhưng cũng chẳng ưa gì khi “được” tôn là… chị. Ngược đời và bướng bỉnh vậy đó. Thời gian như chạy nước rút. Thế mà đã mười năm rồi. Anh có giận Nữ Hoàng không?
Vốn năng động nên tôi chẳng ưa gì mấy “ông” lầm lì, cả ngày chẳng thèm nhếch môi lấy nửa lời. Tôi từng “thề độc” là không bao giờ chịu đội trời chung chứ đừng nói chi “hảo tâm” mà hé ngăn tim cho loại người như vậy. Đời làm gì có loài hoa nào cho ong Vò Vẽ!

Abba! Cha Ôi (số 234)


Á CHÂU TÌM KIẾM MÔ HÌNH ĐÀO TẠO
(Tiếp theo)
3. INDONESIA TỔ CHỨC KHÓA THẦN HỌC NỮ QUYỀN
Mạng lưới phụ nữ Công giáo và một trường đại học Công giáo đang tổ chức khóa thần học nữ quyền đầu tiên nhằm đẩy mạnh việc nghiên cứu thần học và bình đẳng giới tính nơi phụ nữ Công giáo Indonesia.
Augustin Nunuk P. Murniati, chủ tịch Mạng lưới Đối tác của Phụ nữ Yogyakarta, nói: "Việc giới thiệu sự bình đẳng về giới tính cho phụ nữ thường không thành bởi vì phụ nữ, nhất là những người ủng hộ nữ quyền, không thạo thần học." "Phụ nữ phải thực sự hiểu những điều Kinh Thánh nói về phụ nữ." Mạng lưới địa phương mà Murniati đứng đầu là một phần trong một mạng lưới quốc gia do Hội đồng Giám mục Công giáo Indonesia thành lập đã giới thiệu thần học nữ quyền cho phụ nữ từ năm 2000 bằng cách tổ chức các cuộc thảo luận về các chủ đề như "Phụ nữ Nói chuyện với Chúa," và Phụ nữ Đọc Kinh Thánh," là một phần trong khóa học hiện nay.

Abba! Cha ÔI (số 233)

CẢM ƠN CHÚA VÌ CON VÀ VỢ CON ĐAU
Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, cơm chạy ăn từng bữa. Từ nhỏ tôi luôn phải gánh chịu nhiều sự rẻ khinh của người đời. Nhục nhã ê chề vì cái nghèo, tôi đâm hận đời. Học xong Thêm Sức là tôi nghỉ giáo lý, kinh nguyện quên hết. Cũng may là hàng ngày tôi vẫn còn đọc sơ sài ba kinh: Lạy Cha, Kính Mừng và Sáng Danh. Gia đình tôi cũng chẳng còn đọc kinh chung với nhau nữa. Tôi chỉ giữ được một số điều răn, cứ phạm tội rồi lại đi xưng tội. Nhiều khi vừa xưng tội xong ra ngoài liền phạm tội tiếp. Đời sống tôi kéo dài trong nỗi ám ảnh: tôi chỉ biết có tiền và tiền. Cũng có những lúc tôi làm ra rất nhiều tiền, nhưng rồi lại nướng hết vào sòng bạc, đề đóm. Mối quan hệ giữa tôi và bố mẹ, gia đình ngày càng trở nên gay gắt vì tôi đã làm khổ họ quá nhiều.

Abba! Cha Ôi (số 232)

BÍ TÍCH THÁNH THỂ…
Niềm khát khao của một trái tim yêu đến cùng. (Lc 22,14-15)
Nơi Chúa Giêsu Phục Sinh đến gặp gỡ chúng ta. (Lc 24,30-31)
ĐẶC SẢN
Nói đến hai chữ "đặc sản" ai cũng biết? Nhưng bạn đã có bao giờ nghĩ đến có một thứ đặc sản rất cần thiết trong đời sống của bạn chưa?
Vùng nào có đặc sản vùng ấy. Ai đi đâu xa về cũng mua đặc sản làm quà cho người thân. Tôm chua, mắm ruốc Huế. Mực khô, nem nướng, nước mắm cá cơm Nha Trang. Phan Thiết lại có bánh rế, mực một nắng. Đà Lạt cũng ngon nhất dâu tây, khoai lang dẻo. Bến Tre kẹo dừa, Châu Đốc các loại mắm cá đồng không gì ngon bằng,…

Abba! Cha Ôi (số 231)

BÍ TÍCH THÁNH THỂ…
Nơi các tín hữu bẻ ra và chia cho nhau tấm bánh Giêsu. (Cv 2,42)
Nơi ta ở lại trong Chúa Giêsu và ta sống nhờ Ngài. (Ga 6,56-57)

YÊSU GIAN LẬN ?!
Trước khi nói đến điều này, tôi muốn cùng bạn tuyên xưng niềm tin:
Bạn có tin Tấm Bánh trăng trắng mà bạn lãnh nhận trong Thánh Lễ là chính Chúa Yêsu không?
- Tin!
Bạn có tin khi chịu lễ, Chúa Yêsu sẽ đi vào trong cuộc đời của bạn không?
-Tin!

Abba! Cha Ôi (số 230)

GIÁO HỘI Á CHÂU : TRUYỀN GIÁO TRONG GIÁ TRỊ LÀM NGƯỜI
1. KHÔNG TẠO RA MỘT THẾ HỆ ĐẠO GẠO MỚI
Sứ thần Tòa Thánh tại Ấn Độ là Đức Tổng Giám mục Pedro Lopez Quintana vừa kêu gọi cần có một cách "tiếp cận ôn hòa" trong việc rao giảng Tin Mừng. "Chúng ta nên biết cách nói chuyện và cách giữ im lặng," Đức Tổng Giám mục Quintana phát biểu với 300 giáo sĩ và tu sĩ của giáo phận Ootacamund tại bang miền nam Ấn Độ là Tamil Nadu. Đức tổng giám mục nói tại cuộc họp hôm 5.5 được tổ chức như là một phần trong hoạt động mừng kỷ niệm 50 năm thành lập giáo phận: "Đừng bao giờ ép buộc bất kỳ người nào theo đường lối của mình. Chúng ta phải khôn ngoan."
Đây là lời cảnh báo đối với những nhà truyền giáo muốn mau chóng có kết quả, đã dùng các biện pháp phát triển xã hội như là cơ hội để lôi kéo người ngoại theo đạo hay để tiếp cận họ.

“Sân chư dân” tại Tây Ban Nha: thảo luận về nghệ thuật, văn hóa và siêu việt




WHĐ (20.05.2012) / ZENIT – Hôm thứ Năm 17 tháng Năm 2012, chương trình “Sân Chư dân” đã khai mạc phiên họp mới tại Barcelona. Sân Chư dân là sáng kiến ​​của Hội đồng Tòa Thánh về Văn hóa đã được tổ chức ở nhiều nơi thế giới, theo tư tưởng của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, người kêu gọi mở ra các “Sân Chư dân” mới để giúp con người hiện đại gặp gỡ Thiên Chúa, “Đấng mà họ không biết.
Vì vậy, người tin người không tin đã tụ họp tại Viện Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Barcelona, ​​để chiêm ngắm các công trình nghệ thuật như là con đường của siêu việt. Ngay lập tức đã hàng ngàn tweets được đăng tải trên Twitter– một Sân Chư dân mới của thời đại chúng ta.

Chủ nghĩa bài Do Thái phản bội đức tin Kitô giáo

WHĐ (19.05.2012) – Tại một Hội nghị về đối thoại giữa Kitô hữu và người Do Thái diễn ra ngày 16 tháng Năm 2012 ở Roma, Đức hồng y Kurt Koch đã nhấn mạnh: chủ nghĩa bài Do Thái và chủ thuyết Marcio đã phản bội chính đức tin Kitô giáo.

Đức hồng y nói: “Hiểm họa của việc bài Do Thái dường như vẫn còn đó trong thế giới ngày nay, ngay cả trong thần học Kitô giáo, chủ thuyết Marcio cổ và chủ nghĩa bài Do Thái lại tái xuất hiện với một sự trả thù và không chỉ trong trào lưu bảo thủ mà còn cả ở trong trào lưu tự do của nền thần học hiện đại”. Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Cổ võ sự Hiệp nhất Kitô giáo và cũng là Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh Đặc trách Quan hệ với người Do Thái, Đức hồng y Kurt Koch đã nói như trên trong bài thuyết trình tại Đại Học giáo hoàng Thánh Thomas Aquinas (Angelicum). Theo lời mời của Trung tâm Đối thoại Liên tôn Gioan Phaolô II, do Rabbi Jack Bemporad làm giám đốc, Đức hồng y Koch đã trình bày về đối thoại giữa Kitô hữu và người Do Thái, dựa trên Tuyên ngôn của Công đồng về các tôn giáo ngoài Kitô giáo.

Những Lo âu và Hy vọng của Giáo Hội Công giáo Pháp

Phỏng vấn Đức Cha Claude Dagens, Giám Mục Angoulême, thành viên Ủy ban giáo lý của Hội Đồng Giám Mục Pháp, về những Lo âu và Hy vọng của Giáo Hội công giáo Pháp đối với chính quyền tả phái của tân tổng thống François Hollande

Hôm mùng 6-5-2012 trong vòng hai của cuộc bầu phiếu ông François Hollande thuộc đảng Xã Hội đã đắc cử tổng thống với 51,64% tổng số phiếu trong vòng hai của cuộc bầu cử; trong khi tổng thống mãn nhiệm Nicolas Sarkozy thuộc đảng Hiệp nhất Phong trào nhân dân được 48,35% số phiếu. Đảng Mặt trận quốc gia với ứng cử viên Marine Le Pen được 17,90%; đảng Mặt trận cánh tả với ông Jean-Luc Mélenchon chiếm 11,10%; đảng Phong trào dân chủ với ông François Bayrou được 9,13%; đảng Xanh với bà Eva Joly chiếm 2,31%; đảng Cộng Hòa đứng lên với ông Nicolas Dupont-Aignan được 1,7%; Tân đảng chống tư bản với ông Phiulippe Poutou chiếm 1,15%; đảng Đấu tranh công nhân với bà Nathalie Arthaud được 0,56% và đảng Liên đới và Tiến bộ của ông Jacques Chaminade chiếm 0,25%.

Đức Thánh Cha tiếp kiến 8.000 tín hữu thuộc các phong trào

VATICAN - Trong buổi tiếp kiến sáng thứ bảy 19-5-2012, dành cho 8.000 tín hữu thuộc các phong trào và tổ chức Kitô, ĐTC khích lệ anh chị em giáo dân dấn thân thực thi tình liên đới và yêu thương theo tinh thần Kitô.

Buổi tiếp kiến diễn ra nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Phong trào Giáo hội Dấn thân Văn hoá, 40 năm thành lập Liên hiệp các tổ chức Kitô Phục vụ Thiện nguyện Quốc tế, và Phong trào Công nhân Kitô. Hiện diện tại buổi tiếp kiến tại Đại Thính đường Phaolô VI còn có một số giám mục Italia và nước ngoài, các linh mục tuyên uý cũng như giới lãnh đạo các phong trào và tổ chức này.
Lên đầu trang