Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ ba Tuần 20 Thường niên 21.8.2012 "Lạc đà qua lỗ kim"



Lời Chúa: Mt 19, 23-30
Khi ấy, Ðức Giêsu nói với các môn đệ của Người: “Thầy bảo thật anh em, người giàu có khó vào Nước Trời.  Thầy còn nói cho anh em biết: con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa.” Nghe nói vậy, các môn đệ vô cùng sửng sốt và nói: “Thế thì ai có thể được cứu?” Ðức Giêsu nhìn thẳng vào các ông và nói: “Ðối với loài người thì điều đó không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa, thì mọi sự đều có thể được.” Bấy giờ ông Phêrô lên tiếng thưa Người: “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy. Vậy chúng con sẽ được gì?” Ðức Giêsu đáp: “Thầy bảo thật anh em: anh em là những người đã theo Thầy, thì đến thời tái sinh, khi Con Người ngự tòa vinh hiển, anh em cũng sẽ được ngự trên mười hai tòa mà xét xử mười hai chi tộc Israel. Và phàm ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất, vì danh Thầy, thì sẽ được gấp bội và còn được sự sống đời đời làm gia nghiệp. Nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, và nhiều kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu.”

Giữ lời hứa


Nhà giáo dục Carmel Wynne nói: “Khi cha mẹ không chân thật với con cái hoặc thường xuyên không giữ lời hứa, điều đó có thể phá hủy niềm tin và gây rắc rối trong các mối quan hệ”. Dạy con cái chân thật và trung thực là một trong những nhiệm vụ khó nhất đối với các bậc cha mẹ ngày nay. Dù chúng ta chấp nhận điều đó hay không, chúng ta vẫn sống trong một xã hội mà việc nói dối được chấp nhận như một phần bình thường của cuộc sống hàng ngày. Người ta cho rằng ai cũng nói dối, vậy vấn đề là gì?

Ham muốn


…Người chủ mạnh nhất đang lãnh đạo nhân loại hiện nay là ai? Theo tôi, đó là lòng ham muốn.
Có nhiều thứ ham muốn, nhưng ham muốn được coi là khá mạnh hiện nay chính là ham muốn thỏa mãn những gì mình ưa thích, mà coi nhẹ hoặc loại trừ những gì Chúa muốn.
Theo cách nói của Phúc Âm, thì những gì mà phần đông nhân loại ham muốn như thế, chính là “cửa rộng và con đường thênh thang” (Mt 7, 13).

Những nụ cười


Nụ cười là một sức mạnh đích thực, không chỉ hấp dẫn người khác, nhưng còn trấn tĩnh chính mình.
Một nụ cười không phí tổn gì nhưng cho nhiều. Nó làm người nhận phong phú, mà không làm người khác cho nghèo đi. Nó chỉ mất một lúc, nhưng kỷ niệm về nó đôi khi kéo dài mãi mãi. Không một ai giàu có và mạnh mẽ bằng người có thể mang theo nó dù không có nó và không ai nghèo nàn bằng người không thể làm mình phong phú nhờ có nó.

Đạo Chúa với duy thức

Từ trước tới nay, vấn đề gai góc nhất của Thần học vẫn là mối quan hệ giữa sự dữ và Thiên Chúa. “Vấn đề sự dữ và đau khổ” được nhiều người coi là lý luận mạnh mẽ nhất để chống với sự hiện hữu của Thiên Chúa. Họ lý luận thế này: Nếu có Thiên Chúa thì Người phải toàn năng. Nếu Người toàn năng Người có thể chấm dứt sự dữ và đau khổ. Nhưng qua kinh nghiệm chúng ta biết rằng sự dữ và đau khổ vẫn tiếp tục một cách tàn nhẫn ngay cả không cân xứng hay không công bằng chút nào.

Mối hiểm nguy của việc hỏi Thiên Chúa: Tại sao lại là con?


Người đăng: DangTrinh | 20.08.2012
 
Khi tôi được chẩn đoán bị ung thư, câu hỏi “Sao lại là tôi?” là một câu hỏi tự nhiên.
Về sau,khi tôi sống sót, nhưng những người khác cũng với loại ung thư đó, bị chết, tôi cũng đã phải hỏi “Sao lại là tôi?”.
Đau khổ và cái chết dường như ngẫu nhiên, vô nghĩa.
Vụ xả súng bắn giết Aurora, Colorado vừa qua – trong đó một số người thoát chết, còn một số thiệt mạng – là ví dụ sinh động gần đây nhất của điều nầy, nhưng có rất nhiều những ví dụ như thế hằng ngảy: từ những thương vong trong cuộc nổi dậy ở Syria cho tới các nạn nhân những vụ tai nạn trên đường sá ở Mỹ. Sóng thần, lốc xoáy, tai nạn ở nhà – danh sách nầy dài lắm.
Với tư cách một thừa tác viên [mục sư.ND], tôi đã trải qua vô số giờ với những người chịu đau khổ kêu gào: “Tại sao Thiên Chúa để điều nầy xảy ra?”. Nói chung, tôi nghe bốn câu trả lời cho câu hỏi nầy. Mỗi câu trả lời đều sai hoặc chí ít không thỏa đáng

Tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Israel dấn thân đối thoại hòa bình


ROMA. Tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Israel, Đức TGM Giuseppe Lazzarotto, tuyên bố sẽ tận tụy hoạt động cho sự đối thoại và hòa bình tại Trung Đông.
Đức TGM Lazzarotto người Italia, năm nay 70 tuổi, cho đến nay là Sứ Thần Tòa Thánh tại Australia. Hôm 18-8-2012), Ngài đã được ĐTC bổ nhiệm làm tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Israel và làm Khâm Sứ Tòa Thánh tại Jerusalem tức là nơi chính quyền Palestine.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican, Đức TGM Lazzarotto nói: “Đây là một thách đố mà tôi vui mừng chấp nhận, vì tôi nghĩ rằng điều quan trọng là tiếp tục công việc đã được các vị tiền nhiệm của tôi tận tụy và quảng đại thi hành trong những năm gần đây. Tôi sẽ theo vết các vị ấy, và tiếp tục góp phần trọn vẹn vào công cuộc đối thoại và hòa bình”.

Đồng xu của người ăn xin


Năm 1979, tại thủ đô Oslo nước Na Uy, trong diễn văn nhận giải thưởng Nobel Hòa bình, Mẹ Teresa phát biểu: “Tôi chọn sự khó nghèo của người nghèo chúng ta”.
Nhưng tôi lấy làm biết ơn mà nhận giải Nobel nhân danh những người đói khát, những người trần trụi, những người không nhà, những người tàn tật, những người mù lòa, những người phong cùi, tất cả những người cảm thấy mình bị vứt bỏ, không được yêu thương, chẳng được đoái hoài khắp trong xã hội, những người bấy lâu nay đã trở thành gánh nặng cho xã hội và bị mọi người xa lánh.

Thánh Bernađô, Tu Viện Trưởng, Tiến Sĩ Hội Thánh (1090-1153)


Bernađô sinh năm 1090 tại Fontaine miền Bourgogne nước Pháp. Trong số 7 anh em, Bernađô thường được mẹ nuông chiều hơn cả, vì thế cậu thường rụt rè và nhát sợ. Khuyết điểm đó, sau này nhờ ơn Chúa, cậu đã vượt qua và trở nên một người mạnh dạn rao giảng Lời Chúa.
Bernađô vào dòng Citô năm 22 tuổi. Sau ba năm nhà tập, ngài được cử đi làm tu viện trưởng tại Clairvaux, một chi nhánh của dòng.
Ðời sống tu viện trong giai đoạn đầu hết sức kham khổ: đói khát, lạnh lẽo và thiếu thốn đủ thứ đã làm cho các tu sĩ ngã lòng nản chí. Nhưng ngài vẫn một mực kiên trì và làm gương cho các thầy bằng sự hy sinh hãm mình, dù sức khỏe ngài rất yếu kém.

Đại hội đầu tiên của giới trẻ Canđê Âu châu

MUNICH: Trong các ngày 6-10 tháng 8 vừa qua hàng trăm bạn trẻ Kitô Canđê đến từ nhiều nước Âu châu đã nhóm đại hội lần đầu tiên tại Munich trong vùng Bavière Nam Đức.
Mục đích đại hội là đáp lại lời Đức Thánh Cha Biển Đức XVI kêu gọi chuẩn bị Năm Đức Tin bằng cách trở về với nguồn gốc nền tu đức của Giáo Hội Đông Phương, một Giáo Hội tử đạo khổ đau, nhưng vẫn trao ban dấu chỉ sức sống và niềm hy vọng trong các giáo xứ.

Đức Thánh Cha kêu gọi tái khám phá Bí tích Thánh Thể


CASTELGANDOLFO. ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi các tín hữu tái khám phá Bí tích Thánh Thể và đón nhận Chúa Giêsu trong đức tin.
Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa nhật 19-8-2012 với hàng ngàn tín hữu hành hương tại khuôn viên dinh thự Castel Gandolfo.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC đã giải thích về sự kiện Chúa Giêsu không tìm sự đồng thuận của người nghe, nhưng Ngài thúc giục các môn đệ phải đi đến một quyết định, đón nhận Chúa trong đức tin, không vấp phạm vì nhân tính của Ngài, nhưng đích thân kết hiệp với ngài một cách sâu xa. Tái khám phá “phép Thánh Thể diễn tả trọn vẹn lòng khiêm tốn và sự thánh thiện của Thiên Chúa: Ngài trở nên bé nhỏ, trở thành một mảnh của vũ trụ để hòa giải trọn vẹn vũ trụ trong tình thương”. ĐTC nói

Hành trình 10 năm - Một chặng đường


WTGPHN - Bằng Sở được biết đến vì nơi đây là quê hương của Cha Thánh Tử đạo Lê Tuỳ. Từ buổi sơ khai, Giáo họ được hình thành bởi ba Gò là Gò Thượng, Gò Hạ và Gò Trung, mỗi Gò có một đặc điểm riêng. Thời gian đã làm cho việc xác định vị trí địa lý như vậy mất đi.
Nhằm khơi dậy những giá trị tồn tâm, ngày 10 tháng 10 năm 2002, Cha Bản hương Phê-rô Bùi Ngọc Tuấn đã khởi hứng cho một số cụ già và lớp thế hệ trẻ kế cận xây dựng một khu xóm thờ kính Mẹ Maria với danh xưng Đức Mẹ La Vang.

Syria bị tước tư cách thành viên tổ chức hợp tác các nước Hồi giáo


Tổ chức Hợp tác các nước Hồi giáo (OIC)) đã đình chỉ tư cách thành viên của Syria trong khối gồm 57 nước này.
Hoa Kỳ đã ra tuyên bố ca ngợi quyết định của OIC, nói rằng hành động này nêu bật tình trạng ngày càng bị cô lập của chế độ Assad, và cùng lúc, bày tỏ sự ủng hộ đối với nỗ lực của người dân Syria theo đuổi một đất nước dân chủ, đại diện cho nguyện vọng của nhân dân Syria và tôn trọng các quyền con người của họ.

Tình yêu tận hiến


Khi nói về thân phận phụ nữ tần tảo “một nắng hai sương”, người ta thường nhớ đến câu thơ bất hủ của Tú Xương đã nói về vợ mình như sau:
“Quanh năm buôn bán ở ven sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”.
Và những ai thích ca cổ cải lương sẽ nhớ mãi câu chuyện huyền thoại thật cảm động về Thoại Khanh - Châu Tuấn. Chuyện kể về một người vợ chung thuỷ, một nàng dâu hiếu thảo. Nàng lấy chồng nhưng không phải để được sống sung sướng hạnh phúc. Nàng lấy chồng không phải để có chỗ nương tựa như bao người phụ nữ khác. Nàng lấy chồng để được “nâng khăn sửa túi” cho chồng, và nhất là thay chồng để gánh lấy “giang sơn nhà chồng”. Nàng cặm cụi dệt cửi thêu thùa để lo cho chồng ăn học. Và rồi tai hoạ đã đổ ập xuống trên cuộc đời nàng, khi chồng đang mãi ứng thí trên kinh thành, thiên tai lũ lụt đã tàn phá quê nhà đến nỗi nhiều gia đình phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất. Đói khổ bần cùng. Nàng cùng mẹ chồng sống lây lất qua ngày. Lương thực thiếu thốn. Mẹ chồng già yếu, lại thêm mù loà. Nàng đã hằng ngày róc thịt mình cho mẹ ăn. Nàng đã chấp nhận róc từng thớ thịt của mình để nuôi mẹ già sống cho tới ngày chồng trở về để “vinh quy bái tổ”.

Liên kết với Chúa

Chuyện cổ tích Ấn Độ có kể lại dụ ngôn sau đây về chiếc lá khô và miếng đất sét. Một hôm, cả hai cùng đồng ý giúp đỡ nhau để đi hành hương đến thành thánh Benares. Vì biết rõ hai kẻ thù nguy hiểm nhất là Mưa và Gió, nên chiếc lá khô và miếng đất sét ký hợp đồng với nhau như sau: nếu gặp gió thổi, thì miếng đất sét sẽ ngồi trên chiếc lá khô, để lá khô khỏi bay đi. Nhưng nếu gặp trời mưa, thì chiếc lá khô sẽ che trên miếng đất sét, để đất sét đừng bị tan thành bùn. Như thế cả hai đã thành công đi hơn một nửa đường hành hương, vượt qua những lần gặp gió to hay gặp mưa lớn. Nhưng rồi một hôm, cả hai chiếc lá khô và miếng đất sét gặp phải hai nguy hiểm cùng một lúc, nghĩa là vừa gió lại vừa mưa. Hậu quả của thử thách cuối cùng này là chiếc lá khô bị gió thổi bay đi mất, và miếng đất sét bị tan thành bùn nằm tại chỗ. Cuộc hành hương của cả hai hoàn toàn bị thất bại.

Tại Phi Luật Tân, người Công Giáo chuẩn bị đón mừng một vị thánh vị thành niên


MANILA, Phi Luật Tân (CNS) -- Người Công Giáo tại Phi Luật Tân và tại Hoa Kỳ đang chuẩn bị để chào mừng việc phong thánh ngày 21 tháng 10 cho Chân Phước Pedro Calungsod, một giáo lý viên vị thành niên bị giết hại tại Guam vào thế kỷ 17.
Các nhân chứng đã kể lại trong hồ sơ của các vị thừa sai Dòng Tên cho biết Chân Phước Pedro đã chết trong khi cố gắng bảo vệ người đỡ đầu của mình là linh mục Diego Jose Luis San Vitores, một vị thừa sai đã bị giết trong vụ tấn công. Hai bộ lạc trưởng Chamorro đuổi theo các vị thừa sai khi được biết cha San Vitores đã rửa tội cho một người con gái của họ mà không có sự ưng thuận của họ.

Đi tìm ý nghĩa cho cuộc sống


Các bạn trẻ thân mến, cuộc đời này là một hành trình đi tìm. Có người đi tìm cho mình một công việc thật nhiều tiền. Nhiều người đàn ông giàu có, thành đạt lại muốn tìm cho mình một người vợ đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Nhiều bạn trẻ lo tìm cho mình một trường dạy anh văn thật nổi tiếng để hy vọng có một chỗ làm cho nhiều công ty nước ngoài thu nhập rất cao. Gần tới ngày tựu trường, nhiều sinh viên tất bật lo đi tìm cho mình một chỗ ở trọ như ý muốn v.v… Tựu trung lại, ai cũng muốn đi tìm hạnh phúc cho đời mình. Đó là hành trình đi tìm nhiều thứ. Thế nhưng, có bao giờ bạn và tôi thử đi tìm chính mình. Vậy, đi tìm chính mình nghĩa là gì? Phải chăng sống là đi tìm chính mình cũng là hành trình đi tìm người khác và đi tìm Thiên Chúa?
Lên đầu trang