Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ Sáu Tuần Thánh 6.4.2012 "Thế là đã hoàn tất"


Lời Chúa: Ga 18,1 – 19,42
Khi ấy, Đức Giêsu đi ra cùng với các môn đệ, sang bên kia suối Kítrôn. Ở đó, có một thửa vườn, Người cùng với các môn đệ đi vào. Giuđa, kẻ nộp Người, cũng biết nơi này, vì Người thường tụ họp ở đó với các môn đệ. Vậy, Giuđa tới đó, dẫn một toán quân cùng đám thuộc hạ của các thượng tế và nhóm Pharisêu; họ mang theo đèn đuốc và khí giới. Đức Giêsu biết mọi việc sắp xảy đến cho mình, nên tiến ra và hỏi: “Các anh tìm ai?” Họ đáp: “Tìm Giêsu Nadarét.” Người nói: “Chính tôi đây.” Giuđa, kẻ nộp Người, cũng đứng chung với họ. Khi Người vừa nói: “Chính tôi đây”, thì họ lùi lại và ngã xuống đất. Người lại hỏi một lần nữa: “Các anh tìm ai?” Họ đáp: “Tìm Giêsu Nadarét.” Đức Giêsu nói: “Tôi đã bảo các anh là chính tôi đây. Vậy, nếu các anh tìm bắt tôi, thì hãy để cho những người này đi.” Thế là ứng nghiệm lời Đức Giêsu đã nói: “Những người Cha đã ban cho con, con không để mất một ai.”

MỘT LINH MỤC BỊ GIÁO DÂN GIẾT CHẾT

Thứ Năm 05.04.2012
 Một người linh mục là bạn rất thân của tôi đã bị những người giáo dân là chính con chiên của mình giết chết !

Giáo dân là con chiên của Ngài đã giết Ngài một cách dã man, tàn nhẫn. Họ đánh đập Ngài không nương tay. Những vết thương bầm dập và máu me chảy ra phát sợ. Vì vết thương quá nhiều nên Ngài đã qua đời rất nhanh chóng. Tôi không nghĩ rằng giáo dân của Ngài lại độc ác, tàn nhẫn đến như thế. Tôi cứ thắc mắc cùng với bao người khác….

THỨ SÁU TUẦN THÁNH - Kỷ Niệm Cuộc Khổ Nạn Của Chúa

 Phần Thứ Nhất: Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: Is 52, 13-53, 12
"Người đã bị thương tích vì tội lỗi chúng ta".
(Bài ca thứ tư của người Tôi Tớ Chúa)
Trích sách Tiên tri Isaia.
Này tôi tớ Ta sẽ được cao minh, sẽ vinh thăng tấn phát, cao cả tuyệt vời. Cũng như nhiều người đã kinh ngạc, vì thấy người tàn tạ mất hết vẻ người, dung nhan người cũng không còn nữa, cũng thế, muôn dân sẽ sửng sốt, các vua không còn biết nói chi trước mặt người. Vì họ sẽ thấy việc chưa ai kể cho mình, sẽ biết điều mình chưa hề được nghe.
Ai mà tin được điều chúng ta nghe? Và Chúa đã tỏ ra sức mạnh cho ai? Người sẽ lớn lên trước mặt Ngài như một chồi non, như một rễ cây, tự đất khô khan. Người chẳng còn hình dáng, cũng chẳng còn sắc đẹp để chúng ta nhìn ngắm, không còn vẻ bên ngoài, để chúng ta yêu thích; bị người đời khinh dể như kẻ thấp hèn nhất, như kẻ đớn đau nhất, như kẻ bệnh hoạn, như một người bị che mặt và bị khinh dể, bởi đó, chúng ta không kể chi đến người.

NẾN CHÁY



Jorathe Nắng Tím
Giây phút lung linh phấn khởi và cảm động ấm lòng nhất với tôi trong đêm vọng Phục Sinh là lúc lửa từ cây nến lớn Phục Sinh được chuyền đến các cây nến nhỏ trên tay mọi người. Lửa Phục Sinh bừng cháy, sáng rực nhà thờ, rạng rỡ từng khuôn mặt, ấm áp mọi tâm hồn. Lửa Phục Sinh nhẩy nhót mừng vui trên đôi mi chớp nhanh vừa quen ánh sáng, trên đôi tay gầy xương xẩu  của tuổi già, trên má hồng au đỏ rạng rỡ muà tình yêu. Lửa Phục Sinh xua  khỏi nhà thờ  màn đêm ảm đạm như đuổi đêm tối lạnh lùng ra khỏi lòng ai băng giá. Lửa cho ánh sáng tràn đầy, Lửa cho niềm vui  chan chứa, Lửa cho tình yêu rạo rực, Lửa trả về sự sống nguyên vẹn sau những ngày buồn, tang chế.

Ôi Niềm Hy Vọng Lạ Lùng!


Vinc.M. Lê Quốc Hưng O.P.
“Ôi niềm hy vọng lạ lùng[1]!” Vâng, kể cũng lạ! Đang khi bên cạnh giường cha thánh Đa Minh, một người đang hấp hối, đang xa rời sự sống, đang từng bước bước vào “cõi thinh lặng ngàn thu”, ấy vậy mà anh em Đa Minh lại nhận thấy có một niềm hy vọng đang bừng cháy trong lòng mỗi người. Một niềm hy vọng lạ lùng vì cha thánh hứa sẽ chuyển cầu cho anh em trước tòa Thiên Chúa. Và rồi mỗi khi có một người anh em qua đời, mọi người lại tụ họp chung quanh, cùng hát vang bài hát lạ lùng này. Người ta bảo rằng chết là hết, là chia cắt thì còn gì nữa đâu mà hy vọng, mà trông mong. Đó là quy luật sống ta phải chấp nhận vì đời vốn vô nghĩa và phi lý, hiện hữu của con người trên cuộc đời này cũng phi lý không kém, hy vọng chỉ là ảo tưởng hão huyền, như J.P.Sartre đã nói. Không. Đối với anh em Đa Minh và nhất là đối với mọi kitô hữu, cái chết không phải là sự chia cắt, là việc chấm dứt sự sống, chấm dứt cuộc hiện sinh vô lý của con người nhưng là cánh cửa mở ra một sự sống mới, sự sống sung mãn trong Đức Kitô và mở ra một sự hiệp thông sâu xa, trọn vẹn giữa con người với con người, con người với vũ trụ và với Thiên Chúa. Đó chính là niềm hy vọng của anh em Đa Minh, của mọi Kitô hữu. Niềm hy vọng này không hề giả tạo, hão huyền hay là một sự tự lừa bản thân.

“Anh lánh mùa xuân, nép cửa sầu,”




Đêm nằm ghe gió, lạnh canh thâu.”
(dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Ga 3: 14-21
Cửa sầu anh nép, cơn gió anh nghe suốt canh thâu, kể thì cũng lạnh bởi anh cứ sống theo khuôn phép âu sầu kiểu cổ xưa. Nhà Đạo mình, nay chỉ cho anh cung cách giản đơn để anh vui, với trình thuật.
Trình thuật thánh sử nay ghi, là ghi về tin rất mừng Chúa Yêu Thương thế giới/thế gian, biết chừng nào. Chúa rất yêu trần thế, nhưng ta lại cứ hỏi: Chúa có chấp nhận lối sống thế trần của ta không? Và cung cách nguyện cầu kiểu người trần có làm Chúa bận tâm mà lắng nghe không? Đó chính là vấn đề mà Hội thánh nay cần đặt lại, chứ đừng noi theo cổ tục lập đi lập lại theo kiểu xưa cũ chẳng có gì đổi mới.

Vai trò của người linh mục hôm nay


LTS: Ban biên tập Nữ Vương Công lý nhận được loạt bài của tác giả Phêrô Trần Đình Thuần, một giáo dân gốc Can lộc giáo phận Vinh, viết về đời sống và ơn gọi của người linh mục trong xã hội hôm nay.

Trong lá thư gửi tới Nữ Vương Công Lý, tác giả cho biết: “Chúng con là giáo dân thuộc giáo phận Vinh hiện đang sống và làm việc tại TP hồ chí minh. Chúng con đã ra đi và hiểu được cuộc sống của xã hội, nhưng cũng băn khoăn cho giáo phận nhà. Dịp mùa chay này, chúng con gửi bài này tới nữ vương công lý hòa bình hy vọng được quan tâm bài viết và đăng tin, vì giáo phận Vinh chúng con có nhiều vị linh mục sống chưa đúng vai trò chức sắc linh mục của mình như môn đệ Chúa Kitô.”

Chúng tôi thiết nghĩ, đây là tấm lòng của người giáo dân đối với Giáo hội, đặc biệt đối với các nhà lãnh đạo Giáo hội. Những chia sẻ này thật đáng trân trọng và ý nghĩa nhất là trong những ngày của Tuần Thánh sắp tới đây.

Thứ Năm Tuần Thánh "Chữ Yêu"



Xưa nay, từ cổ chí kim, chưa có một định nghĩa nào về tình yêu trọn vẹn nhất khiến người ta thỏa mãn. Chữ Yêu rất đơn giản mà cũng rất nhiêu khê. Chỉ có một tình yêu đích thực nhưng được nhìn với nhiều lăng kính, mỗi người yêu mỗi cách và mức độ cũng rất khác nhau. Nói chung, yêu là CHO nhiều hơn NHẬN, yêu đến quên mình, đó mới là Tình Yêu chân chính. Việt Nam có chuyện tình Đồi Thông Hai Mộ và chuyện tình Lan và Điệp, còn Tây phương có chuyện tình Romeo và Juliette. Những chuyện tình thật lãng mạn và đẹp nhưng cũng đầy chất bi thương!
Yêu là chết trong lòng một ít. Yêu là khổ, không yêu thì lỗ, nên thà chịu khổ hơn chịu lỗ. Người ta còn có cách gọi đó là “thú đau thương”. Chúa Giêsu đã xác định: Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình (Ga 15:13). Sau những ngày tháng hoang đàng, Thánh Giám mục Tiến sĩ Augustinô đã hối tiếc: “Con yêu Chúa quá muộn màng”, và rồi ngài nói: “Mức độ yêu Chúa là yêu vô hạn”. Một mức độ kỳ lạ: mức-độ-không-giới-hạn!

Chúc tụng THIÊN CHÚA là Đấng dạy con nên người thiện chiến, luyện thành tay võ nghệ cao cường. (Tv 144, 1)

elias.jpgCuộc đời mỗi người được ví như một chiến trường, ở đó con người phải luôn chiến đấu với những trận chiến đôi khi rất cam go và quyết liệt. Chúng ta phải chiến đấu với ngoại cảnh mọi lúc và mọi nơi và nhất là chiến đấu với chính mình. Đây chính là  trận chiến giữa thiện và ác trong chính bản thân mỗi người. Sở dĩ cuộc chiến đấu với chính mình là cuộc chiến cam go nhất  bởi vì đàng sau đó tiềm ẩn một sức mạnh vô hình của Xa-tan với những cơn cám dỗ mà sức con người tưởng chừng không thể thắng được. Do đó, chúng ta không thể chỉ cậy dựa vào sức của riêng mình mà cần phải để cho Thiên Chúa huấn luyện trở thành những tay võ nghệ cao cường. Mùa Chay là thời gian đặc biệt nhằm giúp các tín hữu bước vào cuộc chiến đấu thiêng liêng này.

RỬA CHÂN - BÀI HỌC KHIÊM NHƯỜNG TRONG YÊU THƯƠNG

Jorathe Nắng Tím
Tìm Thiên Chúa trong những dấu lạ, sự lạ, phép lạ phi thường, lớn lao là khuynh hướng của phần đông  con người. Người đương thời với Đức Kitô cũng đổ xô đi xem Đức Kitô làm phép lạ như  thiên hạ ngày nay lũ lượt, tấp nập  rủ nhau  đi xem mặt trời quay chỗ này, tượng Chúa khóc chỗ nọ, tượng Mẹ cười chỗ kia. Chuyện kỳ lạ hấp dẫn tính hiếu kỳ và con người thích gặp Thiên Chúa trong những chuyện thần kỳ, khác lạ hơn tìm gặp Ngài giữa đời thường, trong sinh hoạt bình thường của những ngày thường, bên những con người tầm thường.

MP3 Chuyện Phím Đạo Đời

 
MỜI NGHE VÀ DOWNLOAD MP3 CHUYẾN PHIẾM ĐẠO ĐỜI (TẬP IV)





trân trọng giới thiệu
bộ mp3 Chuyến Phiếm Đạo Đời (Tập IV)
của tác giả Trần Ngọc Mười Hai.

“Gió gây hương nhớ, nâng tiếng đàn xa xưa,”


“Sầu vương vấn gây mơ, khóc trên giây tơ.” 
(Nguyễn Mỹ Ca/Hoàng Mai Lưu – Dạ Khúc)
(Titô 3:1-3 )
Ngôn ngữ thời đương đại, có người từng nói: “Cái này nghe hay đấy, nhưng thiếu lửa.” Hoặc, thay vì lửa, có vị lại phán: “Cái này hay đấy, nhưng chẳng có tí gió nào hết!” Gió là gió gì? Gió lạ thổi theo luồng, hay gió nồm Nam thổi vào miệt dưới, xứ Kangaroo?
Về gió luồng nồm Nam dù có lạ, thì người nghệ sĩ trích dẫn ở trên vẫn coi đó như ngọn gió “gây hương nhớ”, rất “sầu vương vấn”. Cũng vì sầu vương vấn gây nhung nhớ, nên có bạn Đạo nọ lại cứ bảo: “đâu thấy tình xưa mơ màng.” Nói hay bảo, vẫn cứ thì thào: “Này! Gió ngọn nào đưa anh đến đây thế?”

Sự Khiêm Hạ và Hủy Mình của Chúa Giêsu

Lm. Antôn Trần Thế Phiệt, DCCT
Cùng với gia đình, họ hàng và cả dân tộc mình, Đức Yêsu  đã nhiều lần mừng lễ Vượt Qua
1. Cũng như nhiều người đồng hương của mình, vào mỗi dịp lễ ấy, Ngài lại được nghe bậc cha anh ôn nhắc hoặc chính mình nhớ đến tình thương đặc biệt của Yavê trong biến cố Vuợt qua ngày xưa. Cũng như họ, Ngài sâu xa  xúc động trước sự dấn thân tận tình của Yavê, trước sự can thiệp bằng quyền năng phi thường và biết bao dấu lạ điềm thiêng của Người. Tất cả mọi thế hệ trong dân tộc Ngài đều say mê, không biết chán, khi nghe kể lại các việc lạ lùng Thiên Chúa thực hiện và các tai ương Yavê giáng xuống dân Ai cập. Quá khứ như sống lại. Sự chào đời của dân tộc họ như vừa mới xảy ra, thậm chí như đang xảy ra. Họ sống lại niềm tin tưởng mãnh liệt đối với Yavê. Họ cảm nghiệm lại trong xương trong thịt mình niềm tự hào của một dân tộc được Yavê  yêu riêng. Họ xác tín mình là dân tộc duy nhất có diễm phúc lớn lao và không một dân tộc nào khác được gần Yavê như họ.

Rao giảng vị Thiên Chúa “nhỏ bé và gần gũi”

Theo dõi chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Bênêđictô XVI tại Mexico và Cuba, tôi quan tâm đặc biệt đến phát biểu của ngài trong buổi trò chuyện với các phóng viên trên chuyến bay từ Rôma sang Mexico. Thông thường, những phát biểu ngay khởi đầu chuyến đi sẽ cho biết đâu là những mối quan tâm chính của Đức Thánh Cha. Trong cuộc phỏng vấn ấy, ngài nói đến việc phải chú tâm vào những gì cốt yếu nhất của Kitô giáo, cụ thể là “tái khám phá Thiên Chúa như sự hướng dẫn nền tảng cho đời sống, như niềm hi vọng nền tảng của cuộc đời, và là nền móng cho những giá trị thực sự xây dựng xã hội”. Ở trung tâm những điều cốt lõi ấy là dung nhan vị Thiên Chúa “bé nhỏ và gần gũi” với từng con người, chứ không chỉ là vị Thiên Chúa “vĩ đại và uy quyền” vẫn thường được rao giảng.

Tài liệu về Phụng vụ Thánh lễ

La-Cene_-Pseudo-Monvearni_-
Huấn thị của Bộ Tu Sị "Bắt đầu lại từ Chúa Kitô", khi nói về mối ưu tư lớn nhất của việc canh tân đời sống thiêng liêng, xác quyết cách khá rõ ràng: "Điều này có nghĩa là tìm lại chỗ đứng trung tâm của việc cử hành Thánh Thể" (số 26). Trong cái nhìn hướng dẫn này, hôm nay chúng ta nói truyện với nhau về Thánh Lễ và đời sống linh mục. Các linh mục đ dng lễ hằng ngy, cĩ ngy 2 Lễ; ngy Chủ Nhật dng tới 3 lễ . . .
Tuy nhiên chúng ta phải nhớ rằng, xác quyết trên của Huấn Thị đ khai triển rộng ri hơn điều Công đồng chung Vaticanô II đã nĩi về Thánh Thể. Khi nói về Thánh lễ và đời sống linh mục, chúng ta muốn áp dụng câu nói của Công đồng chung Vaticanô II về Thánh Thể cho cc Linh mục, như sau: "Vì thế, các bí tích, cũng như các tác vụ trong Giáo hội và các phận vụ tông đồ, đều nối liền với Thánh Thể và hướng về Thánh Thể. Vì Thánh Thể chứa đựng tất cả kho tàng siêu nhiên của Giáo hội, là chính Chúa Kitô ..." (Sắc lệnh về chức vụ và đời sống linh mục, số 5). Điều này cũng được gợi tới cách tổng quát khi Công đồng nói về phụng vụ, như sau:" Do đó phụng vụ là tột đỉnh các hoạt động của Giáo hội, và nguồn nguồn năng lực từ đó phát sinh ra" (PV số 10).

Sách Công Giáo Tổng Hợp (file PDF)

1. Download  Kinh nguyện trong đời sống Kitô hữu (PDF)
2. Download sư phạm giáo lý (PDF)
3. Download sơ lược Tin Mừng (PDF)
4. Download Sách tìm hiểu các thư thánh Phaolô tập II (PDF)
5. Download Linh đạo giáo lý viên (PDF)
6. Download sách tìm hiểu các thư thánh Phaolô tập I (PDF)
7. Download sách Lịch sử cứu độ (PDF)
8. Download sách lịch sử cứu độ - dẫn vào Kinh Thánh (PDF)
9. Download sách giáo trình nhân bản (PDF)
10. Download tài liệu kỹ năng sinh hoạt (PDF)
11. Download Giáo lý vào đời (PDF)
12. Download sách những nền tảng đức tin công giáo (PDF)
13. Download sách cử hành các mầu nhiệm Kitô giáo (PDF)
14. Download sách sống trong Chúa Kitô (PDF)
15. Download sách các thư thánh Phaolô (PDF)
16. Download sách làm phụ nữ để yêu Chúa (PDF)
17. Download sách những nẻo đường theo Chúa Kitô (PDF)
18. Download sách người Kitô hữu trẻ trên lối vào nội tâm (PDF)
19. Download sách Giêsu nhà giáo ưu việt (PDF)

Đức Thánh Cha tiếp kiến 20 ngàn tín hữu hành hương

DTC_Benoit_XVI_copy_copyVATICAN. Trong buổi tiếp kiến chung dành cho 20 ngàn tín hữu hành hương sáng ngày 4-4-2012, ĐTC Biển Đức 16 đã hài lòng kể lại cuộc tông du của ngài tại Mêhicô và Cuba.
Vì mới viếng thăm mục vụ tại Mêhicô và Cuba từ ngày 23 đến 29-3-2012, ĐTC đã dành bài huấn dụ để thuật lại cho các tín hữu những nét nổi bật cũng như cảm tưởng của ngài về chuyến viếng thăm, đồng thời ngài không quên nhắc nhở các tín hữu về ý nghĩa Tam Nhật Thánh.

Tâm sự với ông Giuđa

Thưa ông Giuđa,
Cứ mỗi lần Tuần Thánh về, thiết tưởng ông là người khổ tâm nhất vì ông bị mọi người chĩa đủ thứ "mũi dùi" vào một mình ông với những ánh mắt "sắc như dao cau", đầy căm phẫn hơn là cảm thông. Cái định kiến và cách nhìn đầy "ác ý" ấy của mọi người đã và đang khiến ông luôn bị xét đoán rất nghiêm khắc từ hơn 2000 năm qua rồi, chứ chưa cần Chúa xét xử ông đâu. Thật là tội nghiệp ông quá!
Chắc hẳn ông cũng bị lương tâm cắn rứt nhiều lắm. Ông ray rứt vì ông đã dùng nụ hôn (ngôn ngữ yêu thương) để "chỉ điểm" và bán chính Thầy mình mà có tiền xài. Hậu thế chỉ nhìn "gần" như thế, chứ người thời nay "bán" Chúa còn tinh vi hơn mà người ta vẫn tưởng mình chân chính.

Giọt nước mắt

Ai sinh ra cũng khóc. Đứa bé khóc được là thân nhân vui mừng, đứa bé không khóc thì thân nhân... lo. Vậy khóc là "tín hiệu tốt" chứ không phải là cười.
Rồi khôn lớn dần, trong cuộc sống, ai cũng đã từng hơn một lần rưng rưng nước mắt hoặc đầm đìa nước mắt. Mà nói đến nước mắt là nói đến trạng thái khóc. Thường thì khóc là thể hiện tâm trạng buồn. Nhưng cũng có thể khóc vì vui, như thi hào Nguyễn Công Trứ mô tả: "Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười". Buồn mà lại cười, đó là lúc người ta quá buồn, buồn muốn phát điên, buồn muốn khóc, và rồi khóc đến cạn nước mắt. Có thể đó là "cái bí ẩn" trong cách nói của người Việt Nam thường nói: "Buồn cười quá!".

Đồng hành với Giêsu

...Khi con bước đi bằng đôi chân của chính mình
Rảo qua từng ngóc ngách cuộc đời
Mắt chạm phải những hành lang u tối
Tay chạm phải lớp bụi bay mù lối
Và nhọc nhằn qua từng phút nghi nan
Thì con thấy mình càng gần Chúa hơn,

Thực tập sống đời kitô (1)

BÀI MỘT
NGHĨ ĐẾN NGƯỜI KHÁC
Song_doi_kito
Lên đầu trang