Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Tài liệu về Phụng vụ Thánh lễ

La-Cene_-Pseudo-Monvearni_-
Huấn thị của Bộ Tu Sị "Bắt đầu lại từ Chúa Kitô", khi nói về mối ưu tư lớn nhất của việc canh tân đời sống thiêng liêng, xác quyết cách khá rõ ràng: "Điều này có nghĩa là tìm lại chỗ đứng trung tâm của việc cử hành Thánh Thể" (số 26). Trong cái nhìn hướng dẫn này, hôm nay chúng ta nói truyện với nhau về Thánh Lễ và đời sống linh mục. Các linh mục đ dng lễ hằng ngy, cĩ ngy 2 Lễ; ngy Chủ Nhật dng tới 3 lễ . . .
Tuy nhiên chúng ta phải nhớ rằng, xác quyết trên của Huấn Thị đ khai triển rộng ri hơn điều Công đồng chung Vaticanô II đã nĩi về Thánh Thể. Khi nói về Thánh lễ và đời sống linh mục, chúng ta muốn áp dụng câu nói của Công đồng chung Vaticanô II về Thánh Thể cho cc Linh mục, như sau: "Vì thế, các bí tích, cũng như các tác vụ trong Giáo hội và các phận vụ tông đồ, đều nối liền với Thánh Thể và hướng về Thánh Thể. Vì Thánh Thể chứa đựng tất cả kho tàng siêu nhiên của Giáo hội, là chính Chúa Kitô ..." (Sắc lệnh về chức vụ và đời sống linh mục, số 5). Điều này cũng được gợi tới cách tổng quát khi Công đồng nói về phụng vụ, như sau:" Do đó phụng vụ là tột đỉnh các hoạt động của Giáo hội, và nguồn nguồn năng lực từ đó phát sinh ra" (PV số 10).

Hiến chế Giáo hội " Ánh sáng muôn dân", số 28 cũng đ khẳng định như sau: "Theo cấp bậc thừa tác của mình tham dự vo nhiệm vụ của Cha Kitơ, Đấng trung gian duy nhất (x. 1Tm 2, 5), cc linh mục loan báo Lời Thiên Chúa cho mọi người. Nhưng các ngài thực hành thánh vụ của mình cch tuyệt hảo nhất l trong Thnh Lễ hoặc cộng đồng tạ ơn, trong đó các ngài thay thế Chúa Kitô,(1) cơng bố mầu nhiệm của Cha, (2) kết hợp những ước nguyện của tín hữu vo (3) hy tế của thủ lnh họ, (5) đồng thời trong hy tế Thánh Lễ, các (5) ngi hiện tại hĩa và áp dụng hy tế duy nhất của Tân Ước là hy tế tinh tuyền của Chúa Kitô đ một lần tự dng ln Cha Cha cho tới khi Cha lại đến" (x. 1 Cor 11, 26).
Với cc Tu Sĩ, Tông huấn về đời sống thánh hiến số 95, thì nói tiếp: "Thánh Thể là trung tâm điểm của đời sống Giáo hội và cũng là trung tâm điểm của đời sống thánh hiến". Còn Huấn thị Bắt đầu lại từ Chúa Kitô số 26, thì trình bày Thánh Thể như là nơi đặc biệt để gặp gỡ Chúa Kitô.
Qua các trích dẫn trên đây, chúng ta có những cái nhìn về Thánh Thể trong mối liên hệ với đời sống linh mục :
• Thánh Thể là một buổi cử hành phụng vụ cao quý nhất mà linh mục thực hiện khi thi hành tác vụ tư tế.
• Trong Thánh Thể, linh mục hiện tại hĩa hý tế thnh gi xưa, và hy tê này như là kho tàng siêu nhiên của Giáo Hội.
• Và sau cùng Thánh Thể là một nơi thuận tiện nhất để gặp gỡ Chúa Kitô.
Để có được những tâm tình và thái độ trên đây, chúng ta bắt chuớc Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong Năm thánh 2000, khi đến viếng Nhà Tiệc ly và cử hành Thánh lễ tại đó, Ngài đã cho thấy là phải bắt đầu từ Nhà Tiệc Ly, nghĩa l từ Thnh Thể v Thnh Lễ.
Trong bài nói truyện đầu tiên này, tôi muốn trình bày sơ lược về lịch sử việc thành hình nghi thức cử hành Thánh Lễ.
1. "Hãy làm việc này mà nhớ đến Ta"
Thnh Luca ghi lại cho chng ta lệnh truyền ny (x. Lc 22, 19). Lệnh truyền trên đây sau khi Chúa Giêsu cử hành thánh lễ đầu tiên là một lời mở đầu cho việc thành hình Nghi thức cử hành Thánh Lễ.
Vậy Chúa Giêsu đã làm gì và dạy Giáo hội làm gì? Các thánh ký, trừ Thánh Gioan, đã ghi lại việc Chúa lập Phép Thánh Thể như sau: "Đương khi họ ăn, thì Chúa Giêsu cầm lấy bánh, chúc tụng, rồi bẻ ra và trao cho họ mà nói: Hãy cầm lấy mà ăn, này là mình Thày. Đoạn cầm lầy chén rượu và tạ ơn, Ngài trao cho họ và nói: Hãy uống chén này hết thảy, vì này là máu tôi, máu giao ước, đổ ra vì nhiều người để tha tội: (Mt 26, 26-28). Theo lệnh truyền của Chúa Giêsu, Cộng đoàn tín hữu sơ khởi đã làm lại việc Chúa Giêsu đã làm, họ đã cử hành Thánh lễ.
Nhưng họ đã cử hành thế nào? Như chúng ta biết, một buổi cử hành phụng vụ phải có: cĩ mầu nhiệm cử hnh, cĩ thừa tác viên, phải có nghi thức, bản văn, phải được cử hành theo thời gian đã xác định để cử hành, phải cử hành ở nơi nào, theo các luật lệ nào cho diễn tiến xứng đáng, và có những yếu tố nào khác giúp vào để cử hành như âm nhạc, biểu hiệu (đồ thờ phượng, y phục đặc biệt ...). Chúng ta theo các yếu tố từ ci nhn từ Nh Tiệc Ly này để tìm hiểu tiến trình thành hình Nghi thức cử hành Thánh lễ.
2. Cái Nhân đầu tiên của Nghi thức
Chúng ta biết Cộng đoàn tín hữu tiên khởi còn lệ thuộc vào các sinh hoạt của Do Thái giáo. Vì thế họ tiếp tục đến Đền thờ để nghe đọc Lời Chúa rồi về nhà tư để bẻ bánh (xc. Cv 2, 46). Từ đây, chúng ta đã có những yếu tố của một buổi cử hành Thánh Lễ, đó là: phụng vụ Lời Chúa, Phụng vụ Thánh thể, cộng đoàn và các tông đồ, và nơi cử hành, ở hai nơi khác nhau, và nghi thức bẻ bánh. Nghi thức bẻ bánh này đ được dùng để chỉ việc cử hành Thánh Thể : "Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bnh, v cầu nguyện khơng ngừng"(Cv 2, 42). Lời Chúa đây là Kinh Thánh Cựu Ước, gồm có Sách Luật, Ngôn sứ, thánh vịnh (xc. Lc 24, 27); về sau còn thêm phúc âm và các thư của các Tông đồ (xc. Cv 2,42). Như vậy Sách Kinh Thánh là sách phụng vụ đầu tiên.
Còn nghi thức cử hnh Thnh Thể, chúng có các yếu tố như được viết trong bài tường thuật trên đây:
- dâng bánh
- đọc lời chúc tụng
- bẻ bánh
- trao bánh cho các môn đệ
- đọc lời truyền phép.
Những cử chỉ này về sau đã trở thành các phần của Phụng vụ thánh Thể, gồm có :
- Nghi thức dâng lễ vật (cầm lấy bánh)
- Kinh nguyện thánh thể (chúc tụng)
- Truyền phép (mà phán: ...)
- Bẻ bánh (bẻ ra)
- Hiệp lễ (trao cho các môn đệ)
3. Giữa thế kỷ thứ II
Vào giữa thế kỷ thứ II, chúng ta đã có được một nghi thức khá đầy đủ, trong bài tường thuật minh giáo thứ nhất (la 1ère Apologie, ch. 65 và 67) của Thánh Giustinô (khoảng 150) gửi Hoàng đế Antonin le Pieux (138-161), với mục đích minh chứng Kitô giáo là một tôn giáo mới, nhưng có giáo huấn, có nghi thức minh bạch không giấu giếm.
Thánh Giustinô đã cho chúng ta chứng từ về việc cử hành Thánh Thể tại Roma như sau: "Vào ngày mà nguời ta gọi l ngày của mặt trời có cuộc hội họp taị một nơi tất cả những người ở trong thành hay ở thôn quê.
Nguời ta đọc các bài tường thuật của các Thánh Tông đồ và các sách của các Ngôn sứ, tùy theo thời giờ cho phép.
Khi thừa tác viên đã đọc xong, vị chủ sự ban lời để khích lệ và khuyên nhủ để mọi người bắt chước các điều hay.
Rồi tất cả chúng tôi đứng dậy để cùng cầu nguyện.
Sau đó, như chúng tôi đã nói, khi chúng tôi cầu nguyện xong, thì người ta mang bánh và rượu có pha chút nước lên cho vị chủ sự.
Và vị chủ sự cũng dâng lên trời những lời cầu nguyện và và lời tạ ơn, tùy theo sức ngài có thể.
Và tất cả thốt lên lời tung hô: Amen.
Rồi có việc phân chia và chia sẻ các lễ vật đã được "tạ ơn" cho mọi người và còn cho người vắng mặt thì người ta gửi phần cho họ do các vị phó tế đem tới" (Apol. 67).
Trong đoạn thứ 65 của bài Minh giáo, thánh Giustinô còn cho chúng ta biết thêm về việc tham dự Thánh Thể là những người đã chịu phép rửa tội, tuyên xưng cùng một đức tin và nên anh chị em với nhau; việc cầu nguyện chung cho mọi nhu cầu của cộng đoàn, việc ban bình an cho nhau; lời tạ ơn của vị chủ sự mang nội dung tôn vinh Chúa Cha, nhờ Chúa Con và Thánh Thần. Chúng ta ghi nhận ở đây một điểm quan trọng về hướng cầu nguyện của Phụng Vụ Latinh: đó là hướng về Chúa Cha, nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Thần. Chỉ một số lời cầu nguyện mới đây, mới thấy hướng lời cầu nguyện về Chúa Kitô.
Với hai bài tường thuật của Thnh Giustinơ, chúng ta có được hai phần chính yếu của việc cử hành Thánh Thể vào thế kỷ thứ II, và còn giữ cho tới ngày nay, đó là:
- việc tập họp vào ngày Chúa Nhật
- phần phụng vụ Lời Chúa
- bài giảng của chủ sự
- lời nguyện chung
- ban bình an
- dâng bánh rượu và chút nước
- kinh nguyện tạ ơn
- lời tung hô Amen
- việc rước lễ
- đem Mình thánh về cho người vắng mặt.
4. Nghi thức Thánh lễ vào những thế kỷ sau
Chúng ta có thể nhận xét về nghi thức cử hành Thánh Thể vào thế kỷ thứ II tại Rôma như sau: chưa có bản văn lời nguyện và kinh nguyện thánh thể nhất định. Vị chủ sự tùy ý sáng tác theo khả năng của ngài. Có một số lời nguyện thật hay và sâu xa, người ta ghi chép lại để dùng. Từ đây chúng ta có những Tuyển tập như "Sacramentarium veronense" vào khoảng thế kỷ thứ 3. Hầu hết các lời nguyện trong Mủa Vọng của Sách Lễ Rôma ngày nay đều lấy từ Tuyển tập "Sacramentarium Veronense" này, với thây đổi một vài từ cho phù hợp hơn với tâm thức ngay nay.
Cịn cc bi đọc Sách thánh, cũng chưa được xác định và đọc tùy theo thời giờ cho phép, tùy theo vị chủ sự thấy đủ rồi, thì ngi bảo ngừng đọc. Chng ta thấy cĩ cc sch gọi l "Comes", vì cĩ những chỗ ghi dấu đ đọc đến cho nào rồi để lần sau đọc tiếp. .
Ngồi ra cịn thấy cĩ việc rước lễ ngoài thánh lễ, tức là đem Mình Thnh về cho những người vắng mặt ở nhà chịu lễ.
Hơn nữa việc cử hành Thánh Thể cũng theo các nghi thức riêng của từng vùng, lấy và đem vào đó các yếu tố địa phương.
Về sau này qua các thế kỷ, Nghi thức cử hành Thánh lễ đã có thêm các yếu tố khác, như nghi thức đầu lễ, việc đọc kinh Lạy Cha, nghi thức kết lễ.
Kinh nguyện thánh thể
Vào thế kỷ thứ III, chúng ta có chứng cớ cụ thể đầu tiên về một kinh nguyện thánh thể được dùng tại Rôma, đó là Kinh nguyện thánh thể được dùng trong buổi lễ truyền chức giám mục mà thánh Hyppolito thành Rôma đã ghi lại vào khoảng năm 250, trong sch Truyền Thống Các Thánh Tông Đồ (Traditio Apostolica). Vào thời kỳ canh tân Nghi thức Thánh lễ, sau Công đồng chung Vaticanô II, Kinh nguyện thánh thể này được sửa lại một chút và được đưa vào Sách Lễ Rôma, tức là Kinh nguyện thánh thể thứ II hiện nay. Còn Kinh nguyện thánh thể thứ I, tức là Lễ Quy Rôma, chúng ta biết được vào khoảng thế kỷ thứ V, nhưng chắc chắn đã có truớc thế kỷ thứ V. Và đây là Kinh nguyện thánh thể duy nhất được dùng trong phụng vụ Rôma từ thế kỷ thứ V cho tới ngày nay.
Các Lời nguyện
Riêng về các lời nguyện trong Thánh lễ, vào thời kỳ đầu, cũng như với Kinh nguyện thánh thể, các vị chủ sự được tự do sáng tác lời nguyện. Nhưng dần có những lời nguyện kém về nội dung thần học, và văn chương, hơn nữa lại có thêm những sai lầm về tín lý, nên dần dần đã có những giới hạn trong việc sáng tác các lời nguyện, như vào năm 393, Công đồng Hippone (bắc Phi Châu) đã truyền cho các vị chủ tế phải đem các kinh nguyện do mình sáng tác cho những vị có khả năng thần học sâu rộng xem trước. Có nơi chính các giám mục sáng tác các kinh nguyện dùng trong giáo phận của mình. Sau này người ta đã suy tập các lời nguyện hay, có nội dung thần học sâu xa, được góp nhặt lại thành những tập kinh nguyện dùng để cử hành Thánh lễ. Các bộ suy tập này có từ thế kỷ thứ VI trở đi. Ngày nay trong Sách Lễ Rôma, chúng ta có rất nhiều kinh nguyện, hầu hết lấy từ các Bộ thu tập này.
Các bài đọc sách thánh
Còn về các bài đọc sách thánh, như chúng ta thấy vào thời kỳ đầu, việc đọc sách thánh hết sức tự do, chưa có sự sắp xếp như chúng ta thấy trong các bài đọc ngày nay. Vị chủ sự cho đọc lần lượt theo từng sách, và ngài cho ngừng việc đọc nếu thấy là đủ. Thánh lễ hôm sau sẽ đọc tiếp. Dần dần có việc đọc một số bài đọc có liên hệ tới các lễ cử hành, như các bài tường thuật biến cố phục sinh, trong lễ phục sinh; biến cố lên trời trong Lễ Lên trời. ... Ở khắp nơi vẫn có thói quen đọc bài Phúc âm sau các bài sách thánh khác và được cử hành trọng thể hơn các bài đọc khác, vì bài phúc âm được coi như là tột đỉnh của mặc khải. Sau này các nơi mới xác định số các bài đọc và chỉ định bài đọc cho từng buổi cử hành. Ngay từ thế kỷ thứ IV, Công đồng miền Hippone (bắc Phi châu) đã cấm đọc các bài sách không phải là sách thánh. Ngoài ra ngay từ thời Thánh Augustino (thế kỷ thứ V), người ta đã thấy có dấu vết của Thánh vịnh đáp ca sau các bài đọc. Alleluia (vào khoảng thế kỷ thứ V).
Kinh Tin Kính
Kinh Tin Kính phát xuất từ do sự kiện các bè rối về một số điểm đức tin. Trước tiên Kinh tin kính đọc trong khi lãnh nhận phép rửa tội, thường gọi là Kinh Tin Kính Các Thánh Tông Đồ (Symbolum Apostolorum). Sau Công Đồng Niceno v Constantinipoli, thì cĩ Kinh Tin Kính của hai Cơng đồng này. Khoảng cuối thế kỷ thứ VIII, Kinh Tin kính được đọc sau phúc âm.
Các lễ nghi khác
Trong Nghi thức cử hành Thnh Lể, chúng ta còn nhận ra các nghi thức khác. Tất cả được thêm vào dần dần qua các thế kỷ, như cuộc rước kiệu giám mục vào nhà thờ (thế kỷ thứ IV), ca nhập lễ, Kinh thuơng xót (khoảng trước thế kỷ thứ VII), Kinh Vinh danh Thiên Chúa (khoảng thế kỷ thứ VI), Kinh Lạy Chiên Thiên Chúa được hát khi bẻ bánh thánh (khoảng thế kỷ thứ VII).
Thời kỳ Trung cổ có thêm nhiều nghi lễ cũng như lời kinh trong các giai đoạn khác nhau vào Nghi thức cử hành Thánh lễ, nhất là các lời kinh riêng của linh mục đọc.
5. Công đồng chung Vaticanô II
Công Đồng chung Vaticanô II, trong ý muốn canh tân phụng vụ, đã lưu tâm đặc biệt tới việc canh tân Nghi thức cử hành thánh lễ, như chúng ta nhận thấy ngày nay. Tất cả chương II của Hiến chế về phụng vụ bàn tới việc canh tân này.
Chúng ta nhắc lại một số điểm sau đây:
- xem lại Nghi thức cử hành Thánh lễ để có tính cách đơn sơ dễ hiểu, cơ cấu các yếu tố được xếp đặt hợp lý.
- làm sao để tín hữu có thể tham dự tích cực vào Thánh lễ (tích cực, trọn vẹn, sốt sắng v hữu hiệu).
- làm sao để các bài đọc sách thánh được xếp đặt cách dồi dào hơn và thay đổi hơn. Từ đây chúng ta có việc xếp đặt theo chu kỳ ba năm cho Ngày Chủ Nhật và chu kỳ hai năm cho ngày thường trong tuần.
- lấy lại truyền thống giảng trong Thánh lễ, nhất là các ngày Chúa Nhật cũng như lễ buộc
- lấy lại truyền thống đọc lời nguyện chung (hay lời nguyện giáo dân) nhất là khi có giáo dân tham dự. Và nguồn của bài giảng là Các Bài đọc sch thnh, cc kinh phụng vụ, cc biểu hiệu phụng vụ.
- cho phép dùng tiếng bản xứ khi cử hành Thánh lễ
- khuyến khích việc rước lễ; cho phép giáo dân rước lễ dưới hai hình trong một số trường hợp
- cho phép đồng tế trong thánh lễ
- nhấn mạnh tới tính cách duy nhất của Thánh lễ giữa Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh Thể.
Kết luận
Chúng ta vừa làm một cuộc trở về nguồn đối với Nghi thức cử hành Thánh lễ: về với biến cố Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể tại nhà Tiệc ly, rồi thời kỳ các tông đồ, Giáo hội sơ khai, và các thế kỷ sau cho tới Công đồng chung Vaticanô II với các chỉ dẫn canh tân Nghi thức này.
Với cái nhìn lịch sử, tuy rất vắn tắt, chúng ta có thể rút ra một vài hệ luận liên hệ tới đời sống thiêng liêng của linh mục:
- Việc cử hành thánh lễ có tính cách liên tục qua các thời đại cho tới ngày nay.
- Giáo hội luôn lưu tâm để qua các thời đại, để làm cho mầu nhiệm cử hành được biểu lộ cách rõ ràng hơn, đơn giản, thanh đạm hơn, theo đúng tinh thần của Phụng Vụ Latinh (Rôma).
- Các tín hữu, trong mỗi thời đại, qua việc tham dự Thánh lễ, đã múc kín lấy nguồn ơn thánh của Chúa Giêsu Thánh Thể để sống đời sống đức tin của mình, như hình ảnh Chn Phước Gioan 23, "như giếng nước đầu làng", mà mọi người kín múc từ đó (Phụng Vụ nói chung và Thánh Thể) nguồn nước ơn thánh cho đời sống đức tin. Hôm nay Thánh lễ vẫn còn là trung tâm của đời sống của mỗi tín hữu và mỗi linh mục.
***
Bài 2
NGHI THỨC MỞ ĐẦU
ĐẶT MÌNH TRƯỚC NGAI UY LINH THIÊN CHÚA
1) Yếu tố nghi lễ
Hôm nay chúng ta bắt đầu với phần các nghi thức mở đầu thánh lễ. Chúng ta có các lễ nghi sau đây:
a) Dấu Thánh Giá : "Nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Thánh Thần. Amen". Sau khi linh mục tới bàn thờ cùng với các thừa tác viên, ngài hôn kính bàn thờ, xông hương, rồi quay về phía cộng đoàn và làm dấu Thánh giá. Với Dấu Thánh Giá, chúng ta đặt mình trước tôn nhan Chúa Ba Ngôi.
• Vài nét lịch sử phụng vụ về Dấu Thánh Giá. Dấu Thánh giá là một trong những yếu tố của nghi thức đầu lễ. Phần đầu lễ này được bắt đầu có trong nghi thức cử hành thánh lễ từ thế kỷ thứ 4, với các yếu tố được thêm vào dần dần qua các thời đại. Trước đó thánh lễ bắt đầu ngay với phần phụng vụ Lời Chúa. Cũng trong thế kỷ thứ 4, dấu Thánh giá được coi như là dấu hiệu của người kitô hữu. Các nhà thờ có ghi nhiều dấu Thánh giá. Ngày nay chúng ta có việc ghi dấu Thánh giá ở đầu lễ, khi công bố phúc âm, khi đọc lời cầu khẩn trước lúc truyền phép, khi ban phép lành cuối lễ. Hầu hết các dấu Thánh giá này được thêm vào trong khi cử hành thánh lễ từ sau thế kỷ thứ 11. Vị linh mục cũng làm nhiều dấu thánh giá, giáo dân cũng làm dấu thánh giá. Sau này dấu Thánh giá được làm với lời cầu khẩn Thiên Chúa Ba Ngôi.
• Ý nghĩa Dấu Thánh Giá: dấu Thánh giá mang ý nghĩa biểu hiệu ơn cứu rỗi được thực hiện nhờ Thánh giá Chúa Kitô. Đó là dấu của người tin vào Chúa Kitô. Khi người tín hữu làm dấu Thánh giá và tuyên xưng Ba Ngôi Thiên Chúa, họ tuyên xưng ơn cứu rỗi là do Ba Ngôi Thiên Chúa thực hiện cho nhân loại.
Trong Thánh Lễ, dấu Thánh Giá có ý nghĩa:
-
- như một lời tuyên xưng đức tin (1).
- như một dấu chỉ buổi cử hành phụng vụ Kitô giáo (2).
- như một biểu hiệu sự chúc lành (3).
- như một dấu hiệu biểu thị sự vật, các lễ vật (4).
• Sự hiện diện của Chúa Ba Ngôi trong cuộc sống chúng ta. Khi làm dấu Thánh giá và đọc lời tuyên xưng Chúa Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần, chúng ta nói lên sự hiện diện, có mặt của Thiên Chúa Ba Ngôi trong lịch sử nhân loại và nơi mỗi người chúng ta. Dấu hiệu rõ ràng nhất của sự hiện diện này là ơn cứu rỗi trên Thánh giá. Như vậy Thiên Chúa Ba Ngôi không xa lạ, hoặc chỉ ở tận chỗ cao xanh. Ngài đến với chúng ta và đi vào cuộc đời chúng ta. Ngài cứu rỗi, nghĩa là hủy bỏ tội lỗi nơi chúng ta và đem chúng ta vào trong sự hiệp thông với Ngài.
Giờ đây khi cử hành Thánh Lễ, chúng ta đặt mình trước sự hiện diện của Ngài, để nhận ra uy linh cao cả của Ngài, để dâng lên Ngài hy tế tạ ơn, ca tụng, đền tội, và cầu xin. Như vậy dấu Thánh giá đem chúng ta vào trong mối liên hệ mật thiết với Thiên Chúa, ngay từ khi bắt đầu Thánh Lễ.
b) Lời chào của linh mục chủ tế: "Chúa ở cùng Anh Chị Em" – "Và ở cùng Cha": với lời chào này, chúng ta đặt mình trước tôn nhan Chúa Kitô, Ngôi Lời nhập thể. Khi đi tham dự Thánh lễ, giáo dân nghe linh mục chào với kiểu chào "Chúa ở cùng anh chị em". Vậy việc chào cộng đoàn trong Thánh lễ có ý nghĩa gì?
Như chúng ta biết, trong cơ cấu buổi cử hành Thánh Lễ, ngoài các kinh nguyện, các bài đọc Sách thánh, còn có các lời khác: như lời nhắn nhủ (monitiones), rồi các lời chào cộng đoàn (salutationes), hoặc các bản văn chữ đỏ (rubricae). By giờ chng ta tìm hiểu về Lời cho của linh mục chủ tế.
Với các Lời chào trong Thánh Lễ, chúng ta bắt đầu tìm hiểu những yếu tố nhỏ và đơn sơ trong cơ cấu Thánh Lễ, như bản văn ngắn vọn trong Thánh Lễ, để hiểu biết ý nghĩa của chúng. Từ đó chúng ta thấy được những cử chỉ đơn sơ, những câu văn ngắn ngủi này, - đôi khi chúng ta không lưu ý tới, vì quá ngắn, đọc lên quá nhanh, tuy nhiên không vì tính cách nhỏ nhặt và câu văn ngắn ngủi mà chúng không có ý nghĩa gì trong cơ cấu của buổi cử hành phụng vụ và không có ý nghĩa thần học, tu đức giúp chúng ta sống đức tin và ý thức cử hành phụng vụ cách tích cực và sốt sắng hơn.
Về lời chào trong phụng vụ Thánh Lễ, chúng ta có những công thức sau đây: công thức đơn sơ, nhưng lâu đời: "Chúa ở cùng anh chị em", lời chào này được lặp lại 3 lần trong Thánh Lễ; rồi công thức dài hơn : "Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em"hoặc công thức dài khác: "Nguyện xin ân sủng và bình an của Thiên Chúa, Cha chúng ta, và của Chúa Giêsu Kitô ở cùng anh chị em". Hoặc lời chào của Giám mục khi Ngài cử hành Thánh Lễ: "Bình an của Chúa ở cùng anh chị em". Hoặc lời chào trước khi ban bình an trong nghi lễ hiệp lễ: "Bình an của Chúa hằng ở cùng anh chị em". Hoặc lời chào cuối lễ: "Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an".
Chúng ta nhớ lại mỗi lần đi tham dự Thánh lễ, chúng ta đã nghe linh mục đọc một số các lời chào "Chúa ở cùng anh chị em": lúc đầu lễ, khi công bố bài Phúc âm, khi bắt đầu đọc Kinh Tiền tụng, trước khi ban bình an, và trước khi kết thúc Thánh lễ.
Lời chào "Chúa ở cùng anh chị em" đã có từ lâu đời. Lời chào của giám mục và lời chào chúc bình an cũng đã có từ lâu đời. Còn hai lời chào "Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em", và công thức Nguyện xin ân sủng và bình an của Thiên Chúa, Cha chúng ta, và của Chúa Giêsu Kitô ở cùng anh chị em", mới được thêm vào trong Nghi thức Thánh lễ từ sau Công đồng Vaticanô II. Nhưng chúng ta sẽ nói rõ hơn trong phần sau đây.
Trên đây chúng ta vừa kể sơ qua các lời chào trong Thánh lễ. Nhưng về nguồn gốc của chúng và chỗ đứng của các lời chào này ở chỗ nào trong cơ cấu của Thánh lễ?
• Vài nét lịch sử phụng vụ và kinh thánh về lời chào này . Chúng ta có lời chào này 4 lần trong thánh lễ: đầu lễ, khi công bố Phúc âm, khi đọc Kinh tiền tụng, và cuối lễ.
Lời chào này có nguồn gốc Thánh Kinh, như khi Ông Booz chào những người gặt lúa: "Chúa ở cùng anh em" (Ruth 2, 4; x. Lc 1,28; Qa 6,12; 2Ks 15,2; 2Tx 3,16). Đó là lời chào thường ngày của người Do thái. Những người gặt lúa trả lời lại ông Booz: "Xin Chúa chúc phúc cho ông". Phụng vụ đã đổi câu đáp: "Và ở cùng cha" và chúng ta có nhiều chỗ Phaolô đã nói về kiểu này, như : "Chúa ở cùng thần trí anh. Chúc anh em được ân sủng" ( 2Tm 4,22; x. Plm 25; Gl 6,18; Pl 4,23; Mt 28, 20).
Ý NGHĨA LỜI CHÀO CỦA LINH MỤC
TRONG THÁNH LỄ
• Ý nghĩa Lời chào :
Chúa ở đây là Chúa Kitô phục sinh. Như vậy vị linh mục chúc cho cộng đoàn tín hữu được Chúa Kitô phục sinh hiện diện giữa họ. Cộng đoàn chúc lại cho vị linh mục chủ sự: "Và ở cùng Cha" (hoặc: và cũng ở cùng Cha). Trong tiếng Latin và tiếng Pháp, Ý: "Et cum spiritu tuo" (et avec votre esprit, e con il tuo spirito). Theo nghĩa tiếng "spiritu", lời chúc này cầu mong cho vị linh mục được khả năng cao cả nhất, xứng đáng nhất để có thể cử hành Thánh Lễ. Như vậy cả đối với cộng đoàn, cả đối với vị linh mục, lời chào này mang tính cách Kitô học và tính cch vượt qua rõ ràng. Sự hiện diện của Chúa Kitô trong Thánh Lễ là sự hiện diện hiến tế, vinh quang, và giữa một cộng đoàn. Đó là sự hiện diện cứu rỗi.
Lời chào nói chung, nhất là khi ở đầu Thánh lễ, là một hành động tự nhiên, ngay trong đời sống xã hội, khi gập nhau người ta vẫn chào nhau và chúc nhau những điều may lành. Còn trong phụng vụ Thánh lễ lời chào "Chúa ở cùng anh chị em", ở đầu Thánh lễ, điều này càng cho cuộc họp tín hữu một ý nghĩa đặc biệt: vì đó là lời chào có tính cách xã giao, và nhất là một lời chào mở đầu cho buổi cử hành phụng vụ, một lời chào linh mục gửi tới tín hữu tham dự Thánh lễ, một lời nguyện ước, một lời xác quyết : Chúa ở giữa cộng đoàn đang tập họp lại để cử hành Thánh Lễ. Lời chào này đã có nguồn gốc rất cổ xưa và nằm trong truyền thống tôn giáo và phụng vụ. Chúng ta thấy lời chào này nhiều lần trong Kinh Thánh, như trong sách Bà Rut, khi Ông Boaz chào những người thợ gặt ở cánh đồng Belem: "Chúa ở cùng anh em" (Rut 2, 4; x. Xh 10, 10; Tb 7, 15). Khi thiên thần đến truyền tin cho Mẹ Maria, thiên thần cũng nói cho Mẹ Maria biết Thiên Chúa ở cùng Mẹ và ơn sủng của Ngài tràn ngập nơi Mẹ, nhất là khi Mẹ chấp thuận làm Mẹ Ngôi Hai Thiên Chúa làm người.
c) Khi bắt đầu Thánh lễ, chúng ta ý thức mình đang đến trước tôn nhan uy linh Thiên Chúa Ba Ngôi và trước Chúa Kitô là hy tế, của ăn và hiện diện bên chúng ta.
Nhưng sự hiện diện của Chúa Ba Ngôi và của Chúa Kitô có ý nghĩa gì trong tu đức học. Đó là sự hiện diện nền tảng của đời sống con người. Ba Ngôi Thiên Chúa là nguyên ủy của cuộc sống chúng ta, của toàn thể vũ trụ. Chúng ta hoàn toàn tùy thuộc vào sự hiện diện này. Con người chỉ có ý nghĩa khi biết nhìn nhận ra sự hiện diện này.
Còn Chúa Kitô phục sinh cũng là nguyên lý của cuộc sống mới, của nhân loại mới. Chính Ngài sống lại để chúng ta được sống. Thế giới này và các thực tại trần gian chỉ có ý nghĩa khi hướng về Chúa Kitô phục sinh.
d) Mỗi người cần ý thức Chúa hiện diện trong cuộc đời chúng ta và chúng ta luôn có Chúa ở trước mặt.
Về ý nghĩa của các lời chào phụng vụ này, chúng ta có thể ghi ra những điểm nào đáng ghi nhận ra đây như sau:
Tóm lại, qua các lời chào phụng vụ này, chúng ta nhận ra nội dung lời chào thật caa quý, vì đó là sự hiện diện của Thiên Chúa, vì đó là bình an của Chúa, vì đó là ơn sủng và bình an của Chúa Giêsu Kitô. Sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa con người là một đặc điểm của Kitô giáo: Thiên Chúa ỡ giữa nhân loại, và điều này được cụ thể hóa cách lạ lùng và đầy yêu thương do việc Con Thiên Chúa làm người và ở giữa chúng ta (x. Ga 1, 18). Các lời chào này rải rác trong tất cả buổi cử hành Thánh lễ, nên vừa là lời cầu chúc, vừa là lời xác quyết, lại vừa là lời nhắc nhở sự hiện diện và ơn huệ của Thiên Chúa ban cho cộng đoàn đang tụ tập dể cử hành Thánh lễ. Ở đây, lời chào này không phải là nói tới một sự hiện diện của Chúa theo một cách thế nào đó, nhưng là một sự hiện diện đích thực của Chúa Kitô qua dấu hiệu hữu hình bánh và rượu, và qua Lời Ngài được công bố cho cộng đoàn.
Còn lời chào bình an của Chúa được thể hiện chẳng những trong ước muốn, mà còn được thực hiện qua hy tế thánh giá, là hy tế đem lại sự bình an, hòa giải cho con người với Thiên Chúa.
Các lời chào phụng vụ này được linh mục nói lên với hai tay giang ra về phía cộng đoàn để nói lên lời chúc gửi tới cộng đoàn. Và thường được hát lên trong các Thánh lễ trọng thể, nếu linh mục có thể hát được. Điều này giúp cộng đoàn hiểu thêm về tính cách long trọng của lời chào, vì đó là lời chúc như đem Thiên Chúa đến với cộng đoàn và cho họ thấy Thiên Chúa ở giữa họ trong buổi tập họp để cử hành phụng vu này.
Đến đây chúng ta mhận thấy lời chào phụng vụ, cho dù ngắn ngủi, nhưng mang nhiều ý nghĩa, nhất là cho thấy sự hiện diện của Thiên Chúa giữa cộng đoàn phụng vụ.
Trong khía cạnh mục vụ, lời chào này gợi ý gì cho tín hữu ngày nay đi tham dự Thánh Lễ ?
Khi chúng ta đã hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của các lời chào phụng vụ, mỗi người sẽ tự tìm ra những áp dụng cụ thể cho mình, khi tham dự phụng vụ và khi trở về cuộc sống thường nhật.
Trước tiên, hãy chú ý lắng nghe các lời chào phụng vụ– phải chú ý lắng nghe, vì các lời chào rất ngắn. Các lời chào phụng vụ này như là lời đang được gửi gắm tới chính mình. Lắng nghe linh mục chào "Chúa ở cùng anh chị em" , hoặc các công thức chào khác, với thái độ tham dự trực tiếp, đón nhận cụ thể lời chào đó, và thưa lại cách sốt sắng thữc sự, thay vì chỉ đáp một cách máy móc. Một lời chào nói vào đám đông, không có nghĩa là lời chào trở nên mơ hồ, trống rỗng, không nhắm vào từng người, nhưng mỗi người ý thức rằng lời chào đó đang gửi tới chính mình.
Khi ý thức như vậy, thì bầu khí thánh thiêng sẽ được bảo tồn và tăng thêm. Mỗi người ý thức Thiên Chúa đang ở giữa cộng đoàn cử hành này. Mỗi người sẽ tạo cho mình cách dễ dàng thái độ tôn thờ, cảm tạ, đền bù tội lỗi và khẩn khoản nài xin ơn Thiên Chúa ban cho. Họ biểu lộ các tâm tình này, không phải với một đấng ở xa vời, nhưng là với Thiên Chúa đang ở giữa họ và trong cộng đoàn.
Với thái độ bên ngoài, cộng đoàn cũng sẽ có được một tâm tình thờ lạy khi làm các cử chỉ, khi hát, khi đọc kinh, khi đối đáp, vì họ không làm có thái đo, làm các cử chỉ đó vì thói quen, mà vì đang thể hiện các thái độ với Thiên Chúa ở giữa cộng đoàn phụng vụ.
Khi ra khỏi nhà thờ, các tín hữu cũng ý thức Thiên Chúa ở giữa họ và cùng đồng hành với họ trong cuộc đời thường ngày. Do đó cuộc sống sẽ khác và trở nên chứng nhân rõ ràng cho những người chung quanh. Đàng khác, khi biết Thiên Chúa hiên diện trong cuộc đời, tín hữu sẽ kết hiệp với Ngài thực sự và cuộc đời như vây sẽ mang tính cách chiêm niệm, dù tín hữu sống giữa đời với nhiều cảnh huống khác nhau, có nhiều náo động ồn ào, và có khi có cả những tiếng nói, những điều ngược lại Thiên Chúa, hoặc chống lại Thiên Chúa. Nhự vậy phụng vụ giúp tín hữu sống trọn vẹn cuộc sống đức tin của mình.
NGHI THỨC THỐNG HỐI TRONG THÁNH LỄ
Chúng ta đã nói một số điểm liên quan đến Lời chào của Linh mục vào lúc đầu Thánh Lễ. Hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp về Nghi thức thông hối vào lúc đầu. Nghi thức này gồm những yếu tố nào và ý nghĩa về việc thống hối được diễn tả thế nào?
Chúng ta nói tới "Nghi thức thống hối", nhưng Sách Nghi thức Thánh lễ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, ấn bản mẫu năm 2005, thì ghi là "Hành động thống hối". Hành động này gồm có các yếu tố sau đây:
- lời mời của Chủ tế
- giây phút thinh lặng
- đọc kinh cáo mình hay đọc các công thức
- Lời cầu khẩn xin ơn tha tội của linh mục, kết thức hành động thống hối.
- Các điểm chữ đỏ đi theo các yếu tố trên đây.
Riêng kinh "Xin Chúa Thương xót chúng con", nếu đọc chung với Hành động thống hối, thì có ý nghĩa thống hối chung với các yếu tố khác, nhưng nêu đọc riêng thì có ý nghĩa một lời cầu khẩn, như chúng ta sẽ nói về sau này.
Các yếu tố này đi chung với các yếu tố khác như "lời chào", Kinh "Xin Chúa Thương xót chúng con", Kinh "Vinh Danh Thiên Chúa", "Lời nguyện nhập lễ", tất cả làm thành nghi thức mở đầu và có tính cách mở đầu, dẫn nhập và chuẩn bị. Mục đích các nghi thức này là giúp cho các tín hữu đã tập họp được hiệp thông với nhau và chuẩn bị tâm hồn để nghe Lời Chúa cho nghiêm chỉnh và để cử hành thánh lễ cho xứng đáng" (xem Phần nhập đề Sách Lễ Rôma). Hoặc sau đó Phần nhập này nói rõ hơn như sau: "Sau lời chào linh mục hay một hay một thừa tác viên xứng hợp có thể nói rất vắn tắt đưa giáo dân vào thánh lễ ngày hôm ấy. Tiếp đến linh mục mới mọi người sám hối. Tất cả cộng đoàn thú tộo chung và linh mục đọc lời xá giải kết thúc".
Chúng ta sẽ lần lượt nói từng yếu tố của Hành động thống hối này.
Vậy lời mời của linh mục chủ tế đọc ở đầu Hành động thống hối có ý nghĩa gì?
Để thấy được ý nghĩa của từng yếu tố, chúng ta sẽ đọc lại chính bản văn của từng yếu tố này.
Linh mục nói như sau: "Anh Chị em, chúng ta hãy nhìn nhận tội lỗi chúng ta để xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh". Lời mời mở đầu này gồm 4 điểm: (1) nhìn nhận (2) tội lỗi, (3) cử hành mầu nhiệm thánh và (4) cách thức cử hành làm sao cho tâm hồn được trong sạch và xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh.
Từ đây chúng ta thấy ý nghĩa của động từ "nhìn nhận" không phải chỉ là việc xét lại, việc nhớ lại, việc phơi bày ra mà thôi, nhưng còn là một hành động mang tâm tình và ý chí thống hối ăn năn thực sự. Điều này được gợi ra do những lời nói tiếp sau: để xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh.
Rồi cụm từ "tội lỗi" diễn tả một cách chung: các tội lỗi của từng người, nhưng cũng nhắc tới thân phận con người đã bị liên lụy với tới lỗi từ xa xưa, và cùng với tự do của mỗi người, chúng trở nên nguyên nhân các tội mình phạm. Cụm từ "chúng ta" không mang tính cách xã hội, nghĩa là những hành động chung của cả một tập thể, hay một cộng đoàn, như xưa trong Cụu Ước, các tiên tri kêu gọi tập thể Israel hãy thống hối; nhưng là củ từng cá nhân đang có mặt trong buổi cử hành này. Nó bao gồm linh mục chủ tế, các vị đồng tế, các thừa tác viên giúp lễ, cộng đoàn giáo dân tham dự.
Sau khi đã mời cộng đoàn cùng nhau thống hối chung, linh mục qua lời mời này, đã cho cộng đoàn biết mục đích của việc thống hối mà họ làm trong mỗi buổi lễ, là chuẩn bị cho việc cử hành mầu nhiệm thánh. Mầu nhiệm thánh này : lời Chúa, là Hy tế Thánh Thể và sự hiệp thông với nhau, qua sự hiệp thông cới ChúaKitô khi họ lên rước lễ. Điều này được nói rõ trong lời giải thích ở Phần Nhập đầu Thánh Lễ như sau: có mục đích giúp cho các tín hữu đã tập họp được hiệp thông với nhau và chuẩn bị tâm hồn để nghe Lời Chúa cho nghiêm chỉnh và để cử hành thánh lễ cho xứng đáng: đó là để giúp họ hiệp thông với nhau trong buổi lễ này, và từ đó họ lắng nghe Lời Chúa và cử hành Thánh lễ cho nghiêm chỉnh xứng đáng.
Sau cùng thái độ mà việc thống hối muốn tạo ra nơi tín hữu, muốn đưa họ tới là : cử hành cách xứng đáng, nghiêm chỉnh. Những ai chăm chú ngay từ đầu lễ sẽ được nhắc nhở cho có thái độ nội tâm và bên ngoài này. Điều này có ý muốn đưa tín hữu ý thức độ đức tin phải có khi đứng trước mầu nhiệm của Thiên Chúa, như xưa ông Maisen nhận thấy mình đứng trước Thiên Chúa Giavê. Thái độ cung kính này không chỉ trong lúc tham dự Thánh lễ, nhưng cả những lúc khác nữa, như khi họ tham dự buổi cử hành các bí tích, khi họ vào nhà thờ để viếng, để chầu Mình Thánh Chúa Giêsu; hoặc như khi họ chiêm ngắm thiên nhiên. Đó là thái độ thờ lạy, bái kính Thiên Chúa. Bản dịch Nghi thức Thánh Lễ ần bản mẫu lần thứ III, năm 2005, đã lấu lại cụmg từ "mầu nhiệm" như trong tbản văn Latin, vì bản dịch năm 1992 đã dịch với suy diễn cụ thể về "mầu nhiệm" đây là "Thánh Lễ, nên đã nói. "để xứng đáng cử hành Thánh Lễ". Như vậy từ "mầu nhiệm" đã được thay thế, hay nói cho đúng đã dịch cách trung thành với bản văn Latin, thay vì dịch cách tự do.
Nói tóm lại, Lời mời của linh mục trước khi thực hiện hành động thống hối, tuy rất vắn gọn, có khi chúng ta không để ý tới, nhưng lại cho chúng ta hiểu biết thêm về những chân lý quan trọng của đời sống đức tin Kitô giáo, từ việc xin các tín hữu chuẩn bị tâm hồn để thanh luyện khỏi tội lỗi hầu xứng đáng cử hành, mầu nhiệm thánh.
Đi từ suy tư trên đây về lời mời thống hối ở đầu Thánh lễ, chúng ta có thể gợi ý gì thêm trong đời sống hằng ngày của tín hữu không?
Quả thực, chính công thức chào và những suy tư trên đây, chúng ta có thể nghĩ thêm rằng: hành động chân thành nhận tội lỗi mình là một hành động chính yếu quan trọng trong đời sống đức tin. Vì nó giúp chúng ta đặt lại đúng mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa: chúng ta là tạo vật do Thiên Chúa làm nên, và phải sống luôn trong sự hiệp thông căn bản này. Tuy nhiên tội lỗi đã đến trong thế gian, qua tội của nguyên tổ loài người, và rồi các tội của chúng ta nữa, làm cho con người không còn nhận ra mối liên hệ giữa ta và Thiên Chúa là chính yếu, và phải sống mối liên hệ này cách xác tín. Nhưng tội lỗi đã làm đứt mối liên hệ này. Vì thế con người phải lấy lại nó bằng tâm tình thống hối ăn năn. Và thái độ này phải có luôn trong đời sống chúng ta.
Nhưng giờ tham dự Thánh Lễ là một hành động chính yếu quan trọng, vì thế tín hữu phải thực hành cộng việc này một cách nghiêm chỉnh. Để giúp tín hữu ý thức điều này, linh mục đã mời gọi họ thành tâm thống hối ăn năn các tội lỗi của mình. Các tội này đã được tha qua bí tích giải tội, nhưng hành động thống hối này làm chio tín hữu thêm ý thức và thanh luyện lương tâm của hõ, đem họ mỗi ngày đi vào mối liên hệ trong sáng hơn.
Ý thức về hành động thống hối như lời mơờ của linh mục lúc đầu lễ, tín hữu khi về nhà sau Thánh Lễ, sẽ có ý chí cương quyết chiừa tội và xa tránh tội. Làm như thế họ chuẩn bị cho lần tham dự Thánh Lễ sắp tới và sống kết hiệp với Thiên Chúa mỗi ngày gần gũi hơn.
Tôi nhớ lại, ở Việt Nam trước đây, đầu mỗi giờ kinh chung, ở nhà thờ hay ở trong gia đình, sau Kinh nguyện Chúa Thánh Thần, đều có đọc Kinh An năn tội. Việc sắp xếp này chắc cũng phát khởi từ mẫu mực đã có trong Thánh Lễ. Chúng ta có thể giữ thói quen này, và đọc Kinh An năn tội một cách ý thức hơn.
Một thói quen khác cũng khá quan trọng và nghiều ý nghĩa, đó là trước mỗi dịp tín hữu lãnh nhận một bí tích, hay một dịp lễ trọng nào đó, họ thường đi xưng tội. Đây cũng là thói quen có thể do lời mời gọi trong Thánh Lễ, với mục đích giúp tín hữu chuẩn bị đón nhận mầu nhiệm thánh cách xứng đáng và nghiệm chỉnh. Chúng ta cố gắng làm việc này với tâm tình tôn thờ Thiên Chúa cách chân thành, dọn tâm hồn mình trong trắng để luôn có thể tiến đến với một mầu nhiệm thánh nào đó.
KINH CÁO MÌNH
Trước đây chúng ta đã nói về một số điểm liên quan đến Lời mời thống hối của của Linh mục vào lúc đầu Thánh Lễ. Hôm nay xin Đức Ông cho biết về những công thức thống hối vào lúc đầu Thánh Lễ. Những công thức này là những công thức nào và ý nghĩa của chúng được hiểu như thế nào?
Mở Sách Lễ Rôma, phần Nghi Thức Thánh Lễ, chúng ta sẽ biết được các công thức Thống hối : đó là Kinh cáo mình (Confiteor) như chúng ta vẫn thường gọi và thường đọc, và 2 Công thức khác mà linh mục có thể chọn đọc thay cho Kinh cáo mình. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu Kinh cáo mmình.
Vậy có những điểm gì có liên quan tới Kinh cáo mình này?
Chúng ta cùng nhau đọc lại bản văn Kinh cáo mình:
"Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng, và cùng anh chị em:
tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót.
Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng.
Vì vậy tôi xin Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh,
các Thiên thần,
các Thánh và anh chị em,
khẩn cầu cho tôi trước tòa Thiên Chúa, Chúa chúng ta.
Tiếp theo là lời xá giải của linh mục.
Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội và dẫn đưa chúng ta đến sự sống muôn đời.
Trước tiên chúng ta trở về với lịch sử việc đọc Kinh cáo mình này trong phần mở đầu Thánh lễ. Trong việc thành hình phần đầu của Nghi thức cử hành Thánh lễ, chúng ta thấy rằng, vào những thế kỷ X và XI, người ta nhận thấy có nhiều kinh linh mục đọc riêng để chuẩn bị cho việc dâng Thánh lễ một cách xứng đáng (apologies). Những kinh vắn gọn và chỉ có linh mục đọc nhắm xưng thú các tội lỗi của mình và xin Chúa rộng lòng thương xót thứ tha để có thể xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh. Nhưng về sau nhiều kinh này biến đi, có lẽ vì việc xưng tội riêng đã trở thành thông dụng trong giáo dân và giáo sĩ. Vào thời sau Công đồng Triđentinô (thế kỷ 16), khi Đức Giáo Hoàng Piô V tu chính Nghi thức cử hành Thánh Lễ, thì chỉ còn thấy Kinh cáo mình và việc đọc thánh vịnh 42 và một vài kinh vắn khác ở dưới bậc bàn thờ. Linh mục đọc với người giúp lễ. Nhưng linh mục đọc Kinh cáo mình riêng và người giúp lễ đọc Kinh cáo mình riêng. Vào thời kỳ canh tân Nghi thức cử hành Thánh Lễ sau Công đồng chung Vaticanô II, thì chỉ còn giữ Kinh cáo mình, nhưng linh mục và người giúp lễ cũng như cộng đoàn cùng đọc Kinh cáo mình chung với nhau. Có lẽ Kinh cáo mình đã có nguồn gốc từ nghi thức thống hối xuất hiện vào thế kỷ thứ IX và trong nghi thức thống hối này chỉ có hối nhân đọc mà thôi. Trong công thức này hối nhân cáo các tội mình một cách chung chung, nhưng lại nói tới nhiều thứ tội hơn.
Rồi một truyền thống khác về việc cáo các tội của mình, đó thói quen các thày dòng khi đọc các giờ kinh phụng vụ, lúc đầu mỗi giờ có việc xưng thú các tội của mình, nhưng viêc xưng thú này rất ngắn và không kể ra các loại tội như công thức các hối nhận đọc khi đi xưng tội.
Một điểm khác cũng nên ghi nhận ở đây, là việc xưng thú các tội trong truyền thống các dòng tu và sau này các Sách nghi thức cử hành Thánh Lễ ở các vùng khác nhau, như việc cử hành Thánh Lễ do các Kinh sĩ Nhà thờ Thánh Gioan ở Laterano, Rôma, thì việc cáo giải này là một hành động riêng của Đức Giáo Hoàng chủ sự Thánh Lễ. Chỉ trong cơ cấu cử hành Thánh lễ trong truyền thống các dòng tu, thì việc cáo tội này được thực hiện qua hình thức đối thoại: một bên xưng thú và một bên cầu xin ơn tha tội. Điều này chúng ta còn nhận ra ngày nay: là sau khi đọc Kinh cáo mình, thì có công thức đọc lời xá giải, như chúng ta vừa đọc trên đây. Về sau có sự biến đổi quan trọng khác, đó là việc cáo mình được thực hiện đối thoại: một bên là linh mục chủ sự và một bên là cộng đoàn. Ngày nay thì việc cáo giải này có tính cách trung dung, nghĩa là cả linh mục chủ sự, cả các thừa tác vĩên và cả dân chúng, cùng đọc Kinh cáo mình chung với nhau. Sau đó, chỉ có kinh mục đọc công thức tha tội : Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội và dẫn đưa chúng ta đến sự sống muôn đời.
Như vậy qua cái nhìn lịch sử việc đọc Kinh cáo mình và cách đọc Kinh cáo mình qua các thời đại, chúng nhận ra phần nào ý nghĩa của chính Kinh cáo mình.
Đó là việc thành hình cách đọc Kinh cáo mình. Bây giờ chúng ta tìm hiểu cho biết ý nghĩa của chính bản văn này. Vậy ý nghĩa của Kinh cáo mình là gì và nó có phận vụ gì trong Nghi thức mở đầu Thánh Lễ?
Đọc lại các bản Kinh cáo mình từ thế kỷ thứ IX đến nay, chúng ta nhận ra những điểm sau đây:
• Kinh này là một hành động nhằm vào mỗi người dù đọc theo hình thức đối thoại hay hình thức chung với nhau do linh mục và người giúp lễ hay cộng đoàn. Vì thế động từ cáo mình ở ngôi thứ nhất số ít "Tôi thú nhận". Như vậy nó vẫn có một phận vụ như một lời kinh cá nhân (apologies) để xin ơn tha tội hay để xin ơn nào khác. Động từ "thú nhận" trong Kinh cáo mình dù mang tính cách thống hối một cách hết sức rõ ràng, nhưng việc cáo mình này vẫn nằm trong truyền thống Kinh thánh, đó là một lời xưng tụng, như chúng ta thấy trong nhiều thánh vịnh trong Kinh thánh Cựu Ước. Việc xưng thú các tội là một hành động tín hữu làm với tâm tình khiêm nhường và nhận biết các tội của mình và xin ơn tha thứ trước mặt Thiên Chúa, nhưng hành động xưng thú các tội lại là một hành động tuyên xưng lòng nhân từ thương xót của Thiên Chúa. Do đó xưng thú các tội có hai nghĩa: nghĩa tiêu cực là tố cáo các tội mình trước mặt Thiên Chúa và trước mặt người khác, và nghĩa tích cực là đi vào biển cả của lòng thương xót Chúa và chúc tụng lòng thương xót này với tất cả cộng đoàn tế lễ. Thái độ xưng tụng Thiên Chúa là "sự toàn năng" của Ngài : "Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng". Và đây là một điều lạ trong lối hành văn của phụng vụ. Chúng ta có thể nói rằng: có lẽ nên đọc là "Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa đầy lòng thương xót" thì đúng hơn. Tuy nhiên phụng vụ xưng tụng Thiên Chúa dưới nhiều kiểu nói: toàn năng, thương xót, đời đời, cực thánh, vô biên . . . như chúng ta thường thấy ở câu mở đầu các lời nguyện, Nhưng tất cả các khía cạnh này đối với chúng ta là những thực tại tách rồi, còn nơi Thiên Chúa thì không, tất cả là một và cái "Một", cái "Đơn thuần" nơi Thiên Chúa như được phân ra nhiều để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Thiên Chúa, theo cái giới hạn của khả năng đón nhận và hiểu biết của chúng ta. Cho nên Thiên Chúa "toàn năng" cũng chứa đựng "lòng thương xót " của Ngài.
• Rồi Kinh cáo mình được đọc trong tư thế một cá nhân "Tôi thú nhận". Ở đây thái độ khiêm nhường nhận biết tội của mình, phải là của mỗi người. Và mỗi người nằm trong cái toàn thể cộng đồng của Giáo Hội. Và khi cá nhân thanh luyện chính mình thì cũng đồng thời làm cho bộ mặt của Giáo Hội trong sáng hơn. Do đó chúng ta hiểu rằng: Giáo hội luôn sám hối nơi con cái của mình, điều này không có nghĩa là Giáo hội mang vướng tội gì, nhưng là mang lấy gánh nặng do tội của con cái mình và luôn xin Chúa thứ tha các tội của con cái. Điều này càng rõ hơn trong lúc cử hành Thánh Lễ.
Việc đọc Kinh cáo mình trong nghi thức đầu Thánh lễ còn mang ý nghĩa sau đây nữa.
Chúng ta đọc tiếp Kinh cáo mình, sẽ nhận ra ý nghĩa khác nữa của Kinh này. Phần tiếp theo của Kinh này đọc lên như sau: "và cùng anh chị em". Đây cũng là một điều mang nhiều ý nghĩa. Kinh cáo mình trước công cuộc canh tân phụng vụ của Công đồng Vaticanô II đọc lên như sau: "Tôi cáo mình cùng Đức Chúa Trời là Thiên Chúa toàn năng, và rất thánh Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh, Tổng lãnh Thiên Thần Micae, Thánh Gioan Baotixita, các Thánh Tông đồ, cùng các Thánh và cùng anh chị em". Nhưng trong bản văn mới chỉ còn việc "cáo mình cùng Thiên Chúa toàn năng và cùng anh chị em" : Tại sao có việc bỏ bớt một số yếu tố như chúng ta vừa thấy? Điều này được giải thích là vì lý các tiêu chuẩn để thực hiện công cuộc cải tổ phụng vụ là (1) làm đơn giản các lễ nghi và các bản văn, cũng như (2) bỏ bớt những điều có tính cách lặp đi lặp lại, mà xem ra không cần thiết. Trong Kinh cáo mình, chúng ta nhận thấy ở phần thứ hai, có việc cầu khẩn Đức Trinh Nữ Maria, các thiên thần, các thánh, để xin các Ngài cầu bầu trước Tòa Chúa ơn tha tội cho chúng ta. Và như vậy việc xưng thú các tội trước mặt triều thần Thiên quốc cũng được gói ghém trong lời cầu khẩn ở phần thứ hai này.
Nhưng ttại sao trong Kinh cáo mình lại có hai lần nhắc tới "anh chị em" đang cùng dâng Thánh Lễ?
Khi nhắc lại hai lần trong Kinh cáo mình, "và cùng anh chị em", điều này nhằm mục đích làm sáng tỏ tính cách cộng đồng của hành động tham dự Thánh Lễ. Người anh chị em mà chúng ta đang xưng thú các tội lỗi của mình, thì cũng là người anh chị em đang cùng chúng ta dâng hy tế Thánh Thể, cũng như họ đang thú nhận các tội và xin ơn tha thứ như chúng ta. Đàng khác hành động xưng thú các tội với anh chị em, cũng là điều nhằm cho thấy, có lẽ chúng ta cũng đã làm điều xấu cho họ, và vì thế chúng ta xin lỗi họ trước khi đến dâng của lễ, như Chúa Giêsu đã căn dặn trong Phúc âm.
Một lý do khác, đó là hành động xưng thú các tội, là một dấu vết còn lại của việc thống hối công cộng thời xưa. Hối nhân xưng thú các tội trước mặt mọi người trong cộng đoàn, để rồi sau đó họ được cộng đoàn ra việc đền tội, cầu khẩn cho và họ ra đứng ngoài nhà thờ trong suốt thời gian thống hối.
Đến đây chúng ta đã tìm hiểu một phần của Kinh cáo mình. Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm phần còn lại vào một dịp khác.
Với những giải thích này, chúng ta sẽ ý thức hơn khi đi lễ và đọc Kinh cáo mình: đọc với sự hiểu biết và thực lòng xưng thú các tội của mình, để xin ơn tha thứ và để xứng đáng cử hành Thánh Lễ.
Trên đây chúng ta đã nói về lịch sử của "Kinh Cáo mình" đọc trong phần đầu của Thánh Lễ và giải thích ý nghĩa của Kinh thống hối này. Bây giờ chúng ta nói tiếp về "Kinh Cáo mình" này. Nội dung của việc xưng thú này là gì? Và có ý nghĩa như thế nào?
Chúng ta đã nói tới việc xưng thú các tội, và hành động xưng thú này hướng về ai, về Thiên Chúa toàn năng và tất cả anh chị em trong cộng đoàn. Vậy nội dung của hành động xưng thú này là xưng thú các tội lỗi mình đã phạm tới Thiên Chúa và người khác.
Ở đây tôi phải nói thêm một điểm nữa, đó là việc xưng thú các tội với người khác như chúng đọc: "và cùng anh chị em" là một nét đặc thù trong "Kinh Cáo mình" vì trong các lời xưng thú các tội ở trong các chỗ khác trong phụng vụ, người thấy chỉ có việc xưng thú tội lỗi của mình với Thiên Chúa thôi. Còn trong "Kinh Cáo mình" chúng ta xưng thú tội mình cả với người khác.
Nội dung việc xứng thú này là: "Tôi đã phạm tội mình trong tư tưởng, lời nói việc làm và những điều thiếu sót: lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng". Như chúng ta đã nói đây là một hình thức xưng tội chung, cách trống, mà không kể ra một thứ tội nào rõ ràng cả.
Xuyên qua lịch sử việc kể các tội cũng đã có những thay đổi tùy theo địa phương hay và những giai đoạn khác nhau. Theo Sách Nghi Lễ do Đức Thánh Cha cử hành quyển I (Ordo), lúc đầu thì chỉ là một cử chỉ quỳ gối, hay phủ phục để cầu nguyện riêng mà thôi, chưa có việc nói ra các tội của mình cũng như cầu xin ơn tha tội. Rồi sau đó cộng đoàn xướng kinh "Xin Chúa thương xót" (Kyrie, eleison) và kinh này được coi như là công thức thống hối chung. Rồi vào khoảng thế kỷ thứ IV và thứ V, trước các giờ kinh sáng và kinh chiều của phụng vụ giờ kinh có việc đọc thánh vịnh 150, Miserere mei Deus. Các thày dòng thánh Beneđetto thì luôn đọc thánh vịnh 150 sau phần mở đầu của Giờ Kinh đầu (Invitatorium). Còn trong Giờ Kinh sáng theo truyền thống phụng vụ Rôma thời xưa, thánh vịnh 150 luôn là thánh vịnh đầu tiên của giờ Kinh Sáng các ngày trong tuần. Như chúng ta biết, ngày nay chỉ ngày thứ sáu mới vó việc đọc thánh vịnh 150 này ở đầu giờ Kinh Sáng. Tại một số nơi như ở Amiens bên Pháp, thánh vịnh 150 với một vài cầu xướng đáp và lời nguyện thống hối, được linh mục đọc khi mặc áo ra làm lễ.
Đó là những loại kinh thống hối trong những thế kỷ đầu. Còn những thế kỷ tiếp theo thì loại kinh thống hối được biến chuyển như thế nào?
Trong lịch sử thành hình "Kinh Cáo mình" (Confiteor), những giai đoạn tiếp theo đã có những thay đổi khá đặc biệt.
Vào thời Trung cổ, người ta dựa vào lời khuyên của Thánh Giacobê Tông đồ trong thư Ngài viết như sau: "Anh em hãy thú tội với nhau và cầu xin cho nhau để được ơn chữa lành" (5, 16). Lời khuyên này đã cho chúng ta thêm một yếu tố khác đó là không phải xin ơn thống hối mà còn có việc xưng thú tội mình nữa, và thú tội với nhau. Hình thức thú tội với nhau được coi là quan trọng, và có sức tha tôi cả những tội năng, tuy dù không phải là hình thức bí tích. Rồi chính các giáo dân cũng xưng thú tội với nhau, một cách chung chung thôi, và tha tội cho nhau, chứ không nguyên chỉ giữa những thày dòng mà thôi. Chắc chắn là có những công thức của lời xưng thú tội và kinh đọc vừa để xưng thú vừa để xin ơn tha tội, như kinh "Xin Thiên Chúa thương xót anh, tha thứ các tội cho anh và dẫn đưa anh tới sự sống đời đời". Các thày dòng thường làm việc xưng thú này như là hành động đạo đức để tập đức khiêm nhường và để cầu xin ơn tha tội cho nhau, như Dòng Benedettô ban sáng và ban chiều vào giờ Kinh sáng, Kinh Chiều, rồi cả giờ Kinh nhất và giờ Kinh tối. Và sau đó được đưa vào Thánh Lễ.
Vào thế kỷ thứ 8, chúng ta thấy có công thức thối trong Giờ Kinh Nhất, và trong Thánh Lễ, của tu viện tại Metz (bên Pháp) được ghi trong Hiến pháp của Dòng như sau: "Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa và cùng anh, thưa anh, vì tôi đã phạm tội, trong tư tưởng, và trong lời nói, việc làm; vì vậy tôi xin anh, hãy cầu nguyện cho tôi", và rồi thày dòng kia trả lời lại nhu sau: "Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót anh, và tha thứ mọi tội cho anh, cứu anh khỏi mọi sự dữ, gìn giữ anh trong điều lành, và dẫn đưa anh tới sự sống đời đời". Thày dòng kia thưa lại: "Amen".
Vào thế kỷ thứ 11, tại tu viện Xitô Cluny bên Pháp, trong Hiến pháp cũng thấy ghi việc xưng thú tội với nhau và có khi một Kinh Cáo mình, giống như bản văn chúng ta vừa nói trên đây tại Metz.
Như vậy chúng ta nhận thấy bản văn xưng thú các tội thay đổi qua các thế kỷ. Nhưng Kinh Cáo Mình (Confiteor) bắt đầu với từ "confiteor" được xử dụng nhiều hơn và dần dần trở thành công thức chính thức và duy nhất trong khi cử hành các giờ kinh phụng vụ và trong Thánh Lễ. Kinh Confiteor có lẽ do Nghi thức thống hối được dùng trong Giáo Hội từ thời xa xưa. Những chứng cớ rõ ràng nhất về Kinh Cáo Mình – Confiteor này có từ khoảng thế kỷ thứ IX và ghi trong Ordo III của tác giả Martène sưu tập. Kinh Cáo mình này trở nên bản văn mẫu cho các hành động thống hối tư riêng hay công cộng.
Bản văn này được đọc lên như sau:
"Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng, và cùng tất cả các thánh, và cùng anh em: vì tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, lòng ham muốn, những điều ưng thuận không đúng và việc làm: Lỗi tại tôi.
Vì vậy tôi xin anh em, khẩn cầu cho tôi".
"Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót anh em, tha tội cho anh em, cứu anh em khỏi mọi sự dữ và cho anh em ở trong điều lành và dẫn đưa anh em đến sự sống muôn đời".
Trong các nhà thờ ngoài các dòng tu, cũng có những bản văn Kinh Cáo mình, tượng tự như Kinh Cáo mình trên đây, như tại nhà thờ Thánh Gioan Lateranô vào thế kỷ 12, hoặc trong Sách Lễ của vùng Basilea bên Thụy Sĩ. Rồi vào thời Công đồng Triđentinô Kinh Cáo Mình được hoàn chỉnh và đưa vào trong Sách Lễ năm 1570. Sau Công đồng chung Vaticanô, Kinh Cáo mình nay được đơn giản hơn như chúng ta thấy trong Sách Lễ năm 1970.
Tóm lại các bản văn xưng thú tội và xin ơn tha tội, các hình thức Kinh Cáo Mình (Confiteor) đã thay đổi với những điểm thêm vào hay bớt đi, nhưng nội dung vẫn là xưng thú một cách chung các tội với Thiên Chúa, với người anh chị em tín hữu, rồi thường được đọc theo kiểu đối đáp hai bên: một bên là linh mục, đọc Kinh Cáo mình, một bên kia là người giúp lễ, đọc Kinh xin Chúa thương xót (Misereatur); hoặc mỗi bên đọc Kinh Cáo mình và đọc Kinh xin Chúa thương xót (Misereatur), rồi bên kia cũng đọc lại như vậy.
Ngoài Kinh Cáo Mình, còn có bản văn khác nhữa không?
Ngày nay Nghi thức cử hành Thánh Lễ còn ghi thêm hai công thức khác để linh mục có thể dùng và thay đổi trong khi cử hành Thánh Lễ. Các Hội đồng Giám mục cũng có thể dọn một số công thức khác để dùng trong vùng của mình. Như Hội Dồng Giám Mục Ý đã dọn thêm 16 công thức khác in trong Sách Lễ Rôma sau khi đã được Tòa Thánh chuẩn y cho phép dùng.
Công thức thứ I được đọc đối đáp giữa linh mục và cộng đoàn như sau:
Linh mục mở đầu cũng giống như trước khi đọc Kinh Cáo Mình.
Lm. : Lạy Chúa, xin thương xót chúng con.
Cđ,: Vì chúng con đã phạm đến Chúa.
Lm. : Lm.: Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con.
Cđ. : Và ban ơn cứu độ cho chúng con.
Lm. Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội, và dẫn đưa chúng con đến sự sống muôn đời.
Công thức thứ II:
Lm. : Lạy Chúa, Chúa đã được sai đến để cứu chữa những tâm hồn thống hối:
- Xin Chúa thương xót chúng con.
CĐ. : Xin Chúa thương xót chúng con.
Lm. : Lạy Chúa Kitô, Chúa đã đến kêu gọi những ngưới tội lỗi:
- Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
CĐ.: Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
Lm.: Lạy Chúa, Chúa ngự bên hữu Đức Chúa Cha để chuyển cầu cho chúng con:
- Xin Chúa thương xót chúng con.
Lm.: Xin Thiên Chúa toàn năng thương xót, tha tội, và dẫn đưa chúng con đến sự sống muôn đời.
Chúng ta lưu ý mấy điểm sau đây về hai công thức mới này;
Điểm lưu ý thứ nhất: đó là hình thức đối đáp được thực hiện cách rõ ràng hơn. Linh mục đọc lên các lời cầu xin ơn thống hối, cộng đoàn tung hô đáp lại cùng cầu xin ơn thống hối.
Điểm lưu ý thứ hai, đó là Công thức thứ hai hướng Lời cầu xin ơn thống hối được hướng về Chúa Kitô. Đây cũng là một thay đổi khá lớn, vì thường trong Thánh lễ trong phụng vụ Rôma, lời cầu của Giáo Hội hướng về Chúa Cha, qua trung gian của Chúa Con và hiệp nhất với Chúa Thánh Thần.
Điểm lưu ý thứ ba: là khi đọc Công thức thứ II, thì không đọc Kinh Xin Chúa thương xót (Kyrie) nữa, vì đã đọc trong Công thức này rồi.
Điểm lưu ý thứ bốn: Việc xưng thú các tội không được rõ ràng như trong Kinh Cáo Mình, mà nhấn mạnh tới việc Thiên Chúa tha thứ và ban ơn cứu độ cho mọi người.
Điểm lưu ý thứ năm : đó là Công thức thứ hai gợi lại hành trình cứu rỗi của Chúa Kitô: xuống thế, rao giảng và về trời. Tất cả các hành động của Chúa Kitô đề hướng về tội nhân, kêu gọi họ, ban ơn tha thứ và cầu bầu cho họ.
Tóm lại các công thức thống hối trong Thánh lễ, có một ý nghĩa đặc biệt đó là để chuẩn bị linh mục và tín hữu xứng đáng cử hành Thánh Lễ.
Về hình thức, là một lời cầu khẩn xin ơn thống hối, tha thứ các tội.
Về cách đọc, ngày từ thời xưa đã là đọc đối đáp giữa linh mục và cộng đoàn.


Bài 3
KINH VINH DANH THIÊN CHÚA
Khi đi lễ ngày Chúa Nhật, chúng ta thấy cộng đoàn hoặc ca đoàn hát các phần chung gọi là phần thường lễ, như Kinh thương xót, Kinh Vinh Danh Thiên Chúa, Kinh Tin Kính, Kinh Thánh Thánh, lời tung hô sau truyền phép, Kinh Lạy Chiên Thiên Chúa, Kinh Lạy Cha, các lời tung hô sau các bài đọc,... Đôi khi chúng ta còn thấy có những điệu nhạc khác nhau cho các bản văn này, hoặc có cả những lời khác nhau... về việc này con không rõ thế nào, vì trong tiếng latinh, thì chỉ có một lời duy nhất, cho dù có các điệu nhạc khác nhau. Vậy chúng ta tìm hiểu thêm về vấn đề này.
Nhận xét này là một hướng mở cho chúng ta về việc sáng tác các điệu nhạc cho các yếu tố dùng trong Phụng Vụ. Nhận xét này rất hay và hữu ích. Bây giờ chúng ta sẽ nói qua về vấn đề sáng tác điệu nhạc, và xử dụng bản văn phụng vụ cho các điệu nhạc này. Khi tham dự việc cử hành thánh lễ cũng như những buổi cử hành các bí tích, chúng ta dễ nhận ra các sự khác biệt giữa buổi cử hành này và buổi cử hành khác, giữa buổi cử hành thánh lễ và buổi cử hành bí tích. Rồi những bản văn của một số phần thường lễ mà giáo dân vẫn đọc trong thánh lễ, nhưng khi hát, thì lại thấy khác đi đôi chút, hay khác đi khá nhiều; đôi khi có sự khác biệt giữa các điệu nhạc được sáng tác cho các bản văn này.
Chúng ta lấy một thí dụ để cho thấy rõ hơn, đó là Kinh Vinh Danh Thiên Chúa (Gloria in excelsis Deo) . Ở đây chúng ta chỉ nói tới bản văn được dùng khi sáng tác các điệu nhạc để hát các phần thường lễ, còn về các điệu nhạc thì để cho các nhạc sĩ và những người có thẩm quyền.
Khi tham dự một thánh lễ trọng thể bằng tiếng Việt, chúng ta cũng có một nhận xét, khi hát Kinh Vinh Danh và sau đó khi đọc Kinh Tin Kính. Kinh Vinh Danh có điệu nhạc hay là bài hát được sáng tác với cung cách đối đáp, để giáo dân tham dự khi hát lặp lại câu đối đáp này, sau khi ca đoàn hát các phần khác của tất cả Kinh Vinh Danh. Về hai điểm này, thì không có gì đáng thắc mắc. Tuy nhiên chúng ta thấy có một điều lạ, lý do là khi đọc Kinh Tin Kính, thì chúng ta thấy nội dung của Kinh Vinh Danh Thiên Chúa cũng gần giống như nội dung Kinh Tin Kính. Đây là điều làm chúng ta lưu tâm và muốn nói tới hôm nay.
Vậy bản văn của Kinh Vinh Danh hát hôm đó như thế nào, mà lại có nội dung gần giống như bản văn Kinh Tin Kính?
Tác giả bản Kinh Vinh Danh này đã sáng tác điệu nhạc cho Kinh Vinh Danh Thiên Chúa, với sự thay đổi lời văn hầu như hoàn toàn bản văn, tuy rằng ý nghĩa thì có thể nói là còn giữ lại, tức là việc ngợi khen Thiên Chúa: Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần. Bản văn được đại ý như sau: (Câu đáp) : tung hô Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, từ trời cao đem bình đến cho người lòng ngay.Tiếp theo là ba câu nói lên lý do để tôn vinh từng Ngôi Thiên Chúa: (đối với Ngôi Cha, bản văn nói tới quyền năng của Ngài, việc tạo dựng của Ngài, việc Ngài ban sự sống cho muôn loài. Đối với Ngôi Hai Thiên Chúa, lý do của lời tuyên xưng, là việc Chúa đến trong trần gian, hy sinh chịu chết, phục sinh; còn đối với Chúa Thánh Thần, bản văn đã khai triển việc Ngôi Ba Thiên Chúa bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra, việc Ngài đến đổi mới nhân loại. Đọc lại mấy điểm sau đây tôi thấy bản văn này rất giống với bản văn Kinh Tin Kính.
Có lẽ tác giả đã thay đổi bản văn vì nhu cầu của điệu nhạc; hoặc có lẽ tác giả đã sáng tác bài này với mục đích để hát trong thánh lễ, trong đó không có việc hát Kinh Tin Kinh; hoặc có lẽ tác giả gợi hứng từ Kinh Vinh Danh Thiên Chúa để làm thành một bài thánh ca ngợi khen Thiên Chúa Ba Ngôi, dùng trong các dịp khác, như khi hội họp cầu nguyện, khi họp để học hỏi Kinh thánh...Rồi sau đó bài này được chọn hát trong thánh lễ. Chúng ta không rõ tác giả đã có lý do nào khi sáng tác bài này và để dùng trong dịp nào? Sau này người ta chọn lọc các bài thánh ca dùng trong phụng vụ thánh lễ, thấy có thể xếp vào mục các Bộ lễ cho phần thường lễ (Kyriale). Cho dù chủ đích của tác giả thế nào đi nữa, khi hát bài này thay thế Kinh Vinh Danh Thiên Chúa, và hát trong Thánh lễ, có hát Kinh Tin Kính, thì nó làm cho tôi chú ý.
Vậy khi đọc bản văn Kinh Vinh Danh Thiên Chúa và Kinh Tin Kính như vừa được nói tới, thì đâu là điều làm chúng ta thấy khác lạ và chú ý?
Như chúnga ta nói trên đây, khi hát Kinh Vinh Danh Thiên Chúa, thì chúng ta chưa ngạc nhiên lắm, nhưng sau đó khi đọc Kinh Tin Kính, thì chúng ta ngạc nhiên nhiều, vì hai bản Kinh có một nội dung giống nhau, tuy dù về loại văn, thì khác nhau, một đàng là văn loại ca tụng, một đàng là lời tuyên xưng đức tin. Nhưng nội dung thì cả bài ca Vinh Danh Thiên Chúa, như vừa ghi trên đây, và Bản Kinh Tin Kính đều nói tới các kỳ công của Chúa Cha, như tạo dựng...; các kỳ công của Chúa Con: như nhập thể, cứu chuộc ... ; các kỳ công của Chúa Thánh Thần, là Đấng từ Cha và Con mà sinh ra, đến gian trần để đổi mới, là tình yêu liên kết con người. Như vậy có sự lặp lại một nội dung về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi trong hai trường hợp. Điều này không đúng tinh thần canh tân phụng vụ của Công đồng Vaticanô II, vì việc canh tân phụng vụ muốn tránh những gì lặp lại, như bản văn, như cử chỉ, dáng điệu ...để nghi thức cử hành thánh lễ đươc trong sáng hơn, đỡ nặng nề, giáo dân dễ nhận ra ý nghĩa của nghi thức chính yếu hơn. Như vậy, nếu dùng hai bài ca này trong cùng một thánh lễ, thì không được ổn cho lắm.
Nếu vậy hát bài ca Kinh Vinh Danh có nội dung giống Kinh Tin Kính trong cùng một thánh lễ, có cả Kinh Tin Kính, thì có thích hợp hay được phép hay không? Theo điều vừa được trình bày trên đây, thì không được!
Quả thực, cũng có vẻ ngặt nghèo, làm cho đôi khi khó mà theo nổi. Chúng ta cũng biết thế, nhưng dầu sao cũng phải trình bày cho hết lời hết lẽ.
Trước tiên vì bài ca theo bản văn như nói trên đây, đã đổi lời khá nhiều so với chính bản văn Kinh Vinh Danh Thiên Chúa trong Sách lễ Rôma. Chủ đích đầu tiên của Kinh Vinh Danh khi được sáng tác ra từ thời xa xưa, vào khoảng thế kỷ thứ V, gợi hứng từ lời ca hát của đạo binh Thiên Thần trong đêm giáng sinh. Sau đó được thêm vào một số câu khác. Xét về cơ cấu thì Kinh Vinh Danh có ba phần, nhưng không đều nhau : phần về Chúa Thánh Thần ngắn hơn. Còn phần về Chúa Cha và Chúa Kitô được khai triển sâu rộng hơn, nhất là phần về Chúa Kitô. Lý do của sự khai triển rộng hơn trong phần về Chúa Kitô, là do khía cạnh minh giáo, nghĩ là vào thế kỷ thứ IV và thứ V, kitô học gặp khủng hoảng khá trầm trọng, vì có bè chối thiên tính của Chúa Kitô, có bè khác lại chối nhân tính của Chúa Kitô. Vì thế các Công đồng thời này đã khẳng định rất rõ ràng giáo lý về Chúa Kitô vừa là Thiên Chúa, vừa là người. Điều tuyên xưng này được thêm vào trong Kinh Vinh Danh Thiên Chúa như một lời cầu khẩn dâng lên Chúa Kitô. Như vậy những gì Giáo hội tin, thì Giáo hội cũng cử hành và cầu nguyện, đó là luật lex credendi, lex orandi.
Về việc đem bài thánh ca Kinh Vinh Danh Thiên Chúa này vào trong thánh lễ, thì cũng có thời gian chuyển tiếp và chuẩn bị. Đầu tiên người ta chỉ hát Kinh Vinh Danh Thiên Chúa trong giờ kinh sáng, như trong Nghi lễ bên Phương Đông, trong các tu viện tại vùng Ái Nhĩ Lan và vùng Pháp. Vào thế cuối kỷ thứ 4 sang thế kỷ thứ V thì Kinh Vinh Danh Thiên Chúa được hát trong lễ Đêm Giáng sinh mà thôi. Vào thời Đức Giáo hoàng Simmaco (489-514), Ngài truyền hát kinh này trong các lễ Chúa Nhật và lễ các thánh tử đạo, nhưng còn giới hạn, chỉ khi nào các lễ đó do một vị giám mục chủ sự. Về sau thì cho phép các linh mục được hát kinh này trong lễ Phúc sinh và vào thế kỷ thứ 9, thì cho phép các linh mục hát kinh này trong thánh lễ đầu tiên sau khi chịu chức. Xét như vậy thì Kinh Vinh Danh Thiên Chúa còn bị nhiều giới hạn trong việc dùng trong phụng vụ. Vào năm 1085, thì có luật chữ đỏ không cho phép đọc kinh này trong Mùa Vọng, Mùa Chay, lễ các Thánh Anh hài, các lễ trong tuần. Mãi về sau này, Kinh này mới được phép hát trong các Lễ trọng và lễ Kính, như chúng ta thấy ngày nay. Vì thế bài Kinh Vinh danh Thiên Chúa có ý nghĩa khá quan trọng, xét về kitô học và về việc thành hình sáng tác, và việc hát trong thánh lễ. Chính vì thế, người ta phải tôn trọng bản văn khi sáng tác và khi hát. .Có ca trưởng thấy một điệu nhạc nào đó hay cho dù bản văn có khác nhiều với bản văn chính, rồi thấy nhiều nơi cũng hát, nên ca đoàn của mình cũng hát. Đây là điều phải tránh trong khi chọn bản nhạc hát trong thánh lễ. Nhiều nơi hát, vì không hiểu rõ ý nghĩa lịch sử việc thành hình bản văn, việc xử dụng bản văn phụng vụ của bài ca này và chỗ đứng của nó trong cơ cấu thánh lễ. Nếu hiểu rõ, sẽ từ từ không hát bài đó nữa, và dần dần sẽ chọn lựa bài hát theo đúng tiêu chuẩn của phụng vụ. Ngày 24-9-1994, Ủy Ban Thánh Nhạc đã ra thông cáo thứ II về việc phải dùng các bản văn phụng vụ chính thức khi sáng tác các điệu nhạc cho phần thường lễ này.
Hy vọng các điều trên đây soi sáng cho việc huấn luyện phụng vụ, trong việc sáng tác các điệu nhạc cho các bản văn phụng vụ của phần thường lễ.

Bài 4
CÁC LỜI NGUYỆN TRONG THÁNH LỄ
Trong Phần nhập đề sách lễ Rôma, số 32, Lời nguyện nhập lễ được trình bày như sau: "Tiếp đến, linh mục mời giáo dân cầu nguyện; và mọi người cùng linh mục thinh lặng trong giây lát, để ý thức mình đang ở trước thánh nhan Chúa và có thể gợi lại trong tâm hồn các ước nguyện của mình. Rồi linh mục đọc lời nguyện nhập lễ, cũng gọi là lời "tổng nguyện". Lời nguyện này nói lên đặc tính của buổi lễ, và qua tiếng nói của linh mục, lời kêu xin hướng về Chúa Cha, qua Đức Kitô, trong Chúa Thánh Thần".
Chúng ta đi từ Lời nguyện nhập lễ để giúp chúng ta suy tư trong tuần tĩnh tâm này. Ở đây tôi cũng có ý bao gồm cả Lời nguyện trên lễ vật và Lời nguyện hiệp lễ.
Lời chỉ dẫn vừa đọc trên đây cho chúng ta nội dung và ý nghĩa, cũng như thái độ của thân xác khi cầu nguyện. Chúng ta sẽ lần lượt bàn tới sau đây.
1) Lịch sử phụng vụ về Lời nguyện nhập lễ, lời nguyện trên lễ vật và Lời nguyện hiệp lễ.
Nói chung về các lời nguyện. chúng ta có hai loại lời nguyện:
11) Lời nguyện quan trọng (euchologia maior): có nội dung phong phú dồi dào hơn và lối hành văn cũng trang trọng hơn. Các lời nguyện này, như Kinh nguyện thánh thể, Kinh truyền chức .....,
12) Lời nguyện thông thường (euchologia minor) : như các lời nguyện nhập lễ, trên lễ vật, hiệp lễ, trên dân chúng.
Trong lịch sử việc thành hình Nghi thức cử hành thánh lễ, thì Lời nguyện nhập lễ được coi như làđiểm kết thúc nghi thức rước kiệu vào nhà thờ và nghi thức mở đầu thánh lễ. Thời xưa, đây là lần đầu tiên linh mục quay ra và nói với cộng đoàn. Theo lịch sử, lời nguyện hiệp lễ bắt đầu xuất hiện trong phụng vụ ở vùng Pháp, sau đó được đưa vào trong phụng vụ Rôma. Lời nguyện này có tên gọi là "Lời cầu" (oratio), chỉ việc cầu khẩn của cộng đoàn; hoặc có tên là "lờ nguyện tổng hợp" (collecta), để chỉ việc thu góp lại các ý nguyện của cộng đoàn.
Đây là lời nguyện thứ I. Sau đó có lời nguyện trên lễ vật và lời nguyện hiệp lễ.
Lời nguyện nhập lễ là đỉnh chót của cuộc rước kiệu đầu lễ vào nhà thờ; còn lời nguyện trên lễ vật là đỉnh chót và kết thúc cuộc rước các lễ vật lên bàn thờ; sau cùng lời nguyện hiệp lễ là đỉnh chót của cuộc rước kiệu lên bàn thánh để rước lễ. Như vậy ba lời nguyện có liên hệ với nhau trong cấu trúc của thánh lễ của ba cuộc kiệu trong thánh lễ.
Về các lời nguyện, người ta còn phân biệt ra hai loại:
• Lời nguyện quan trọng: như các Kinh nguyện thánh thể, các kinh nguyện truyền chức linh mục, lời chúc hôn trong lễ hôn phối, lời nguyện thánh hiến trong nghi thức khấn dòng, nghi thức chúc lành Đan viện phụ và Đan viện mẫu, các kinh cầu các thánh; lời chúc lành trọng thể cuối thánh lễ.
• Và lời nguyện bình thường: đó là các lời nguyện trong thánh lễ, như vừa nêu trên đây.
2) Các yếu tố của các lời nguyện trong Thánh Lễ
Khi phân tích 3 lời nguyện trên đây, chúng ta nhận ra các yếu tố chính của mỗi lời nguyện.
Lời nguyện nhập lễ gồm có các yếu tố sau đây:
• kêu cầu Thiên Chúa: thường là: "Lạy Chúa", và kèm theo một đặc tính của Thiên Chúa, như "toàn năng", "hằng hữu", "nhân hậu" ...
• sau đó là gợi ý tới buổi cử hành thánh lễ:
- các Mùa: nói tới đặc tính của Mùa
- lễ các thánh: một đặc điểm của các thánh.
• ơn xin, và lý do xin ơn này
• kết thúc là công thức truyền thống: hướng lên Chúa Cha, nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Thần.
Chúng ta đọc một vài lời nguyện làm thí dụ:
Lời nguyện nhập lễ, Chúa Nhật thứ I Mùa Vọng:
Lạy Chúa Cha toàn năng,
xin cho đoàn tín hữu chúng con
hằng quyết tâm làm việc thiện,
để đón chào Con Chúa đang ngự đên xét xử trần gian.
nhờ đó, chúng con sẽ được Người cho ở bên hữu,
và gọi vào hưởng phúc Nước Trời.
người là Thiên Chúa hằng sống vè hiển trị cùng Chúa,
hiêp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.
Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Gioan Vianney linh mục (4/8):
Lạy Thiên Chúa toàn năng và nhân hậu,
Chúa đã làm cho thánh Gioan Maria Vianney
nên một tấm ngương tuyệt vời
về lòng tận tụy hy sinh của người mục tử.
vì lời thánh nhân cầu thay nguyện giúp,
xin cho chúng con hằng noi theo lòng bác ái của Người
mà cố gắng đem nhiều anh em về với Đức Kitô
để muôn đời cùng nhau hưởng nguồn vinh phúc.
Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô Con Chúa
là Thiên Chúa và là Chúa chúng con.
Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa,
Hiệp nhất với Chúa Thánh Thần, đến muôn thuở muôn đời.
Lời nguyện trên lễ vật có đặc điểm là nhắc tới các lễ vật vừa được đưa lên bàn thờ, và xin ơn để cũng trở nên lễ vật dâng lên Thiên Chúa.
Lời nguyện hiệp lễ có đặc điểm là nhắc tới việc rước lễ vừa thực hiện, rồi xin ơn do hiệu quả của Thánh Thể, ơn hiệp nhất và bao giờ cũng có ơn về cuộc sống mai sau.
3) Ý nghĩa các lời nguyện trong Thánh lễ
Đọc lời chỉ dẫn về các Lời nguyện trong thánh lễ, như đối với Lời nguyện nhập lễ: ".... để ý thức mình đang ở trước thánh nhan Chúa và có thể gợi lại trong tâm hồn các ước nguyện của mình. Rồi linh mục đọc lời nguyện nhập lễ, cũng gọi là lời "tổng nguyện". Lời nguyện này nói lên đặc tính của buổi lễ, và qua tiếng nói của linh mục, lời kêu xin hướng về Chúa Cha, qua Đức Kitô, trong Chúa Thánh Thần", chúng ta có thể đem ra một vài ý nghĩa của các lời nguyện này:
• đó là một lời nguyện đem chúng ta đặ mình trước mặt Thiên Chúa, cùng với các nghi thức và kinh đọc ở phần đầu lễ
• đó là lời nguyện cho chúng ta biết đặ tính của buổi lễ cộng đoàn đang cử hành
• đó là tâm tình của cộng đoàn khiêm nhường bày tỏ các nhu cầu trước Thiên Chúa toàn năng và thương xót
• đó là hành động đem chúng ta hướng về sự hiệp nhất với Chúa Ba Ngôi
• sau cùng đó là một hành động chung của cả cộng đoàn.
4) Phụng vụ là nguồn mạch cho đời sống cầu nguyện
Đời sống của mỗi người tín hữu phải thể hiện mệnh lệnh của Chúa Giêsu Kitô cũng như của các tông đồ: Hãy cầu nguyện luôn. Vậy việc cầu nguyện là một yếu tố căn bản của tín hữu. Chúng ta đã hiểu rõ điều này.
Đàng khác, câu châm ngôn thần học chúng ta thường nghe: Luật đức tin là luật cầu nguyện. Chúng ta thường nghe giải thích nhiều về câu châm ngôn này. Nhưng một ý nghĩa cụ thể, đó là đức tin phải đưa tới việc cầu nguyện. Đức tin đòi hỏi phải có cầu nguyện, đức tin cần được tăng trưởng, nâng đỡ nhờ việc cầu nguyện. Theo như câu châm ngôn thần học này, việc cầu nguyện phải là căn bản cho đời sống chúng ta. Đối với người thánh hiến, thì việc cầu nguyện lại càng cần thiết.
Như chúng ta vừa đề cập trên đây, phụng vụ cho chúng ta những yếu tố căn bản của việc cầu nguyện trong đời sống của chúng ta. Chúng ta có thể nói phụng vụ là nguồn mạch cho việc cầu nguyện của chúng ta. Sau đây là các điểm giúp chúng ta hiểu thêm về vấn đề này:
• trước tiên phụng vụ là lời cầu nguyện chính thức của Giáo hội: trong đó Giáo hội cầu nguyện nhân danh Chúa Kitô, Giáo hội thi hành thừa tác vụ chuyển cầu mà Chúa Kitô giao phó cho Giáo hội và muốn Giáo hội tiếp tục. Chính Giáo hội chọn lựa các yếu tố, như bản văn, lễ nghi, thời giờ, các cử chỉ thích hợp nhất với việc cầu nguyện và đề ra cho các con cái thi hành.
• Lời cầu nguyện của Giáo hội bao gồm những yếu tố nền tảng của đức tin chúng ta: như Kinh thánh, thánh vịnh, truyền thống các giáo phụ, truyền thống cầu nguyện xuyên qua các thế hệ, và mỗi ngày dược thêm phong phú hơn.
• Lời kinh của Giáo hội trải dài theo năm phụng vụ: nghĩa là cầu nguyện theo các mầu nhiệm được cử hành trong năm phụng vụ. Cho nên nội dung cầu nguyện này rất phong phú, đầy đủ.
• Từ đây phụng vụ nên gương mẫu và là nguồn phong phú cho chúng ta:
- chúng ta cầu nguyện theo phụng vụ
- chúng ta cầu nguyện theo hướng định của phụng vu
- chúng ta cầu nguyện cá nhân dựa theo các kinh nguyện của phụng vụ.
• Áp dụng cụ thể:
- chúng ta sốt sắng cầu nguyện theo phụng vụ: các lời nguyện của phụng vụ; các giờ kinh phụng vụ đọc hằng ngày
- chúng ta tìm hiểu thêm về lời cầu nguyện phụng vụ
- khi cầu nguyện riêng, chúng ta biết dựa theo một lời kinh phụng vụ để gợi hứng cho việc cầu nguyện của chúng ta.

Bài 5
LỜI CHÚA TRONG THÁNH LỄ (1)
Sau Nghi thức đầu lễ, chúng ta bắt đầu Phụng vụ Lời Chúa. Đây là một trong hai phần chính yếu của thánh lễ.
1) Suy niệm phụng vụ Lời Chúa
Chúng ta suy niệm về phần này trong tuần tĩnh tâm với mục đích:
• để nhờ Lời Chúa, chúng ta sẽ thanh luyện cuộc sống của mình
• để nhờ Lời Chúa, chúng ta có được các tiêu chuẩn để sáp xếp lại cuộc đời chúng ta
• để nhờ Lời Chúa, chúng ta nhận ra thánh ý Thiên Chúa trong cuộc đời chúng ta, nhất là cuộc đời của con người thánh hiến
• và sau cùng để qua Lời Chúa chúng ta có thể nhận ra chân dung đích thực của Chúa Giês Kitô, Đấng chúng ta dâng hiến cả cuộc đời của mình để theo Ngài và cũng là gương mẫu cuộc sống chúng ta.
Hiểu biết một lần về phần phụng vụ Lời Chúa, chúng ta sẽ ý thức tham dự và rút ra những áp dụng cho cuộc sống, vì chúng ta có được may mắn là tham dự thánh lễ mỗi ngày.
2) Việc sắp xếp các bài đọc Sách thánh trong thánh lễ
• Phần phụng vụ Lời Chúa gồm các yếu tố sau đây:
- các bài đọc Sách thánh (3 bài cho ngày Chúa Nhật, với chu kỳ 3 năm và các lễ trọng; 2 bài cho các ngày trong tuần, với chu kỳ 2 năm): Bài Phúc âm là tột đỉnh của các bài đọc Sách thánh. Thương bài phúc âm được chọn trước và sau đó bài sách Cựu ước; rồi bài sách các Tông đồ. Giáo dân có thể biết được hầu như tất cả các đoạn chính yếu của lịch sử cứu rỗi.
- thánh vịnh dáp ca
- Alleluia hoặc câu trước Phúc âm
- Bài phúc âm
- Bài giảng
- Kinh Tin kính
- Lời nguyện giáo dân
Các cử chỉ và lễ nghi thực hiện trong phần phụng vụ Lời Chúa:
- rước kiệu
- đèn, hương
- hôn kính sách phúc âm
- giữ thinh lặng để nghe va suy niệm
2) Lịch sử phụng vụ về các bài đọc Sáhc thánh trong thánh lễ
Cộng đoàn tín hữu đầu tiên còn tiếp tục đi Đền thờ Giêrusalem để tham dự phụng vụ Do Thái, trong đó phần chính yếu là công bố Lời Chúa (gồm một bài Sách Luật và một bài Sách Ngôn sứ), sau đó họ trở về nhà tư và cử hành nghi thức Bẻ bánh.
Dần dần cộng đoàn này tách rời hẳn với cộng đoàn Do thái và cử hành Thánh Thể tại nhà tư, rồi nhà thờ và sau đó là tại các vương cung thánh đường, dành riêng để lo việc phụng tự. Trong việc cử hành này, việc đọc Lời Chúa vẫn là một trong những phần chính yếu. Do đó chúng ta có thể nói Sách Kinh thánh được coi là sách phụng vụ đầu tiên trong sinh hoạt phụng vụ kitô giáo.
Vào thời Tertulliano, có việc đọc ít nhất là 2 bài Sách thánh, mà bài cuối cùng luôn là bài phúc âm, và hát thánh vịnh, cũng như bài huấn dụ của người chủ sự. Ngưới ta không có Sách bái đọc như chúng ta bây giờ, nhưng tùy theo vị chủ sự, bảo đọc đến đâu thì đọc, và ngày hôm sau sẽ đọc tiếp theo. Có một số đoạn phúc âm được chọn và đọc trong các lễ nhất định, như lễ Chúa Giêsu biến hình, lễ Chúa Giêsu lên trời, ngày đầu mùa chay ... số các bài đọc tùy theo phụng vụ, có phụng vụ đọc tời 5 bài sách thánh: hai bài từ Cựu Ước (Luật và Ngôn sứ), hai bài từ Tân ước (thánh thư và Công vụ các Tông đồ) và sau cùng là bài Phúc âm. Có vùng chỉ đọc 3 bài: một từ Cựu Ước, một từ Tân Ước và bài Phúc âm. Để tôn kính Lời Chúa, nhất là Phúc âm, người ta thấy có những cử chỉ tôn kính dần dần được đem vào trong khi đọc Lời Chúa.
3) Ý nghĩa Lời Chúa trong phụngvụ và trong đời sống Giáo hội
• để làm lại lịch sử cưu rỗi khi nghe đọc lại các biến bố Kinh thánh.
• để làm cho nghi lễ có một ý nghĩa chân chính: có lời và biểu hiệu.
• để giáo huấn tín hữu bằng chính Lời Chúa.
• để trở nên môi trường cho cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người: Thiên Chúa nói và con người nghe rồi đáp lại tiếng Chúa.
• Để trở nên môi trừng hoạt động của Chúa Thánh Thần: như Ngài đã làm cho Ngôi Lời nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria, thì ngày nay Chúa Thánh Thần cũng làm cho Lời Chúa được bé rê sâu vào tâm hồn các tín hữu.
• Để làm cho Giáo hội thành hình và tăng trưởng: Lời Chúa triệu tập, tạo thành Dân Chúa và hướng dẫn Dân Chúa.
• Để nên ánh sáng soi cho tín hữu trong cuộc sống đức tin của họ.
3) Ý nghĩa Lời Chúa trong đời sống người thánh hiến
- thái độ với Lời Chúa: linh mục chuẩn bị, hương nến khi công bố Lời Chúa
- đọc và học hỏi Lời Chúa
- cảm nghiệm Lời Chúa: nếm thử sự ngọt ngào của Lời Chúa, nuốt vào lòng
- đọc với tâm tình ca tụng, tạ ơn: "Đó là Lời Chúa, Lạy Chúa Kitô ngợi khen Chúa".
- Tìm ra chân dung của Chúa Kitô: qua Lời Chúa trong cựu Ước và nhất là trong Tân Ước
- Tìm ra thánh ý của Thiên Chúa: nhiều vị thánh đã được Lời Chúa hướng dẫn, soi sáng và có một quyết định tận căn về đời của mình.
LỜI CHÚA ĐƯA CHÚNG TA VÀO TRONG LỊCH SỬ CỨU RỖI (II)
Chúng ta đã nói về việc công bố Lời Chúa và lịch sử của phần này. Chúng ta sẽ suy niệm thêm một điểm được nhắc tới ngày trên đây: đó là Lời Chúa đem chúng ta vào trong lịch sử cứu rỗi.
I. THẾ NÀO LÀ LỊCH SỬ CỨU RỖI
Đó là lịch sử của Israel và thông qua lịch sử này Thiên Chúa đã can thiệp để thực hiện công việc cứu rỗi nhân loại. Như vậy lịch sử này bao gồm các biến cố vinh quang hoặc tủi nhục của Dân Israel, những cuộc thăng trầm. Lịch sử này cũng bao gồm các nhân vật, được coi như là làm nên lịch sử, như ông Abraham và các tổ phụ, như ông Maisen, ngôn sứ Samuel và các ngôn sứ, như các quan án, như Samson, Geđeon; gồm các vua như Vua Đavít, Samuel ... Lịch sử Israel cũng bao gồm cả một số người tầm thường như Bà Rút.
Trên đây là cái nhìn của một lịch sử đời. Trong cái nhìn của lịch sữ cứu rỗi, thì tất cả những yếu tố trên chỉ là diễn tiến của kế đồ do Thiên Chúa xếp đặt để thực hiện công việc cứu rỗi của Ngài. Ngoài ra lịch sử cứu rỗi còn có một hướng định, đó là Chúa Kitô. Vì thế lịch sử thánh có yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần và một hướng định kitô học.
Tất cả lịch sử cứu rỗi gồm hai yếu tố trên đây được ghi lại trong Kinh thánh Cựu ước và Tân ước. Cựu ước được coi như là chuẩn bị cho Tân ước, tức là chuẩn bị cho Chúa Kitô đến. Giá trị của Cựu ước, của các biến cố được nhận ra qua cái nhìn này.
Khi Chúa Kitô đến, Ngài hoàn tất lịch sử này và cho nó ý nghĩa trọn vẹn. Cuộc đời của Chúa, cùng với lời rao giảng, các phép lạ, nhất là những ngày đau khổ, việc chết trên thập giá và sống lại vinh quang, là những điểm của lịch sử cứu rỗi vào thời kỳ sau hết. Tất cả được ghi lại trong 4 Phúc âm để lại cho chúng ta chiêm ngắm và suy niệm.
Về sau, các tông đồ rao giảng kế đồ cứu rỗi của Thiên Chúa muôn dân, đi từ Chúa Kitô và giáo huấn của Ngài, và dẫn chứng từ các biến cố tiên báo trong Cựu ước, để rồi giúp mọi người chọn lựa và sống theo Chúa Kitô. Từ đây chúng ta có các thư các tông đồ để lại cho chúng ta.
II. THẦN HỌC VỀ LỊCH SỬ CỨU RỖI
Trên đây là đại cương về lịch sử cứu rỗi, và từ các dữ kiện này, Giáo hội đã suy tư và giúp tín hữu suy tư về lịch sự cứu rỗi. Sau đây là một suy tư mẫy về lịch sử cứu rỗi này, được Công đồng Vaticanô II trình bày trong Hiến chế về phụng vụ, số 5, như sau: "Thiên Chúa muốn mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lý (1Tm 2,4), 'trước kia Ngài đã dùng các ngôn sứ mà phán bảo tổ phụ nhiều lần , nhiều cách (Dt 1,1) và khi đã đến thời kỳ viên mãn, Ngài đã sai Con Mình, Ngôi Lời nhập thể, được Thánh Thần xức dầu, để rao giảng Phúc âm cho người nghèo, cứu chữa những người khổ tâm như là "thầy thuốc của thể xác và tinh thần:, Trung gian giữa Thiên Chúa và nhân loại. Vì thế, chính bản tính nhân loại của Người, hiệp làm một với Ngôi Lời, đã nên khí cụ phần rỗi chúng ta. Cho nên , nhờ Chúa Kitô "Thiên Chúa đã hoàn toàn nguôi lòng để chúng ta được giao hòa với Ngài và cho chúng ta được phụng thờ Ngài một cách hoàn bị.
Công cuộc cứu chuộc nhân loại và tôn vinh Thiên Chúa cách hoàn bị như thế đã được tiên báo trong dân Cựu Ước qua những kỳ công vĩ đại của Chúa nay lại được Chúa Kitô hoàn tất, nhất là nhờ mầu nhiệm vượt qua gồm cuộc khổ nạn hồng phúc, việc sống lại từ cõi chết và lên trời vinh hiển của Người, Nhờ đó "Người đã chết đê tiêu diệt sự chết cho chúng ta và sống lại để tái lập sự sống. Vì chính từ cạnh sườn Chúa Kitô chịu chết trên thập giá, đã phát sinh bí tích lạ lùng là Giáo hội".
Bài suy tư này về lịch sử cứu rỗi rất vắn gọn, nhưng khá đầy đủ. Chúng ta có thể đọc thêm trong Hiến chế về Giáo hội, số 2-4; hoặc sắc lệnh về truyền giáo, số 2-4. Chúng ta có thể rút ra những điểm sau đây:
- không còn kể ra chi tiết các biến cố cụ thể, những chỉ nói một cách tổng quát là "các kỳ công vĩ đại của Chúa", mà tột đỉnh là mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô.
- tất cả là kiệt tác của Ba Ngôi Thiên Chúa.
- Ngôi Lời nhập thể được ủy thác cho sứ mệnh thực hiện công cuộc này.
- Nhờ đó chúng ta đuợc giải thoát khỏi vùng sự chết và được đưa vào trong nước của sự sống.
- Ngày nay Thiên Chúa vẫn còn tái diễn các kỳ công này qua các bí tích trong Giáo hội.
III. GiÁO HỘI CỬ HÀNH LỊCH SỬ CỨU RỖI
Lịch sử cứu rỗi là một biến cố đã qua, nằm trong thời gian và không gian có hạn. Nhưng Thiên Chúa còn muốn rằng, lịch sử này sẽ được làm lại trong các thế hệ cho tới khi Chúa lại đến. Vì thế kế đồ bí tích được Chúa Kitô thiết lập. Ngày nay phụng vụ cử hành các kỳ công vĩ đại Thiên Chúa đã làm xưa. Phụng vụ này được trao phó cho Giáo hội đã cử hành và bảo toàn. Đó là ý nghĩa thần học của buổi cử hành phụng vụ.
Cụ thể chúng ta cùng nhau đọc lại Kinh nguyện thánh thể thứ IV sẽ thấy việc cử hành lịch sử cứu rỗi trong lịch sử cứu rỗi, hay nói một kiểu khác, lịch sử cứu rỗi đã được lồng vào trong một kinh nguyện phụng vụ, một kinh nguyện quan trọng nhất, đó là Kinh nguyện thánh thể. Điều này có nghĩa là lịch sử cứu rỗi được coi như là lý do của việc tạ ơn Thiên Chúa, ca tụng Thiên Chúa.
Kinh tiền tụng: tạ ơn vì công cuộc tạo dựng do lòng từ bi của Thiên Chúa.
Sau Kinh Thánh ... là bài tường thuật và suy tư về lịch sử cứu rỗi: hạnh phúc nguyên thủy của con người, tội lỗi đầu tiên, Thiên Chúa tiếp tục yêu thương con người và thực hiện ơn cứu rỗi qua giai đoạn Cựu ước, rồi Chúa Kitô vàlời kinh đạt tới tột đỉnh trong giây phút truyền phép. Sau đó các lời kinh giống như các Kinh nguyện thánh thể khác.
Cho tới đây chúng ta hiểu được lịch sử cứu rỗi là gì và có liên hệ với Thiên Chúa, con người chúng ta như thế nào.
IV. LỊCH SỬ CỨU RỖI CŨNG LÀ LỊCH SỬ CỦA CHÚNG TA
Đi từ những suy tư trên đây, chúng ta có thể đưa ra một cái nhìn về mối liên hệ giữa Lịch sử cứu rỗi và đời sống của chúng ta, những con người thánh hiến.
• chúng ta được cứu rỗi, vì thế chúng ta nằm trong lịch sử cứu rỗi của Thiên Chúa
• trong lịch sử cứu rỗi, các nhân vật có một ơn gọi riêng để chu toàn một nhiệm vụ của Thiên Chúa trao cho.
• Còn chúng ta cũng có một ơn gọi, và ơn gọi này phải được nhìn trong lịch sử cứu rỗi. Bây giờ chúng ta đã rõ ràng về ơn gọi này. Chúng ta có thể tưởng nhớ lại tất cả quãng đường Thiên Chúa đã dẫn đưa chúng ta đi cho tới ngày nay.
• Nhưng lịch sử cứu rỗi luôn luôn được nhìn như là một sự chọn lựa giữa Thiên Chúa và vật khác, người khác.
• Dịp này, chúng ta nhìn lại sự chọn lựa bao quát cũng như sự chọn lựa cụ thể hằng ngày. Sự chọn lựa này đã được thực hiện như thế nào:
- có tiêu chuẩn rõ ràng cứ theo đó mà chọn lựa: Phúc âm, luật dòng, sự thăng tiến đời sống siêu nhiên và nhân bản;
- những lúc khó khăn chúng ta chọn lựa thế nào?
- Sự chọn lựa này có đem lại niềm vui và sự hăng say trong cuộc sống?

Bài 6
Sách Các Bài Đọc trong Thánh Lễ
Thành hình và ý nghĩa
Trong năm 1997 này, năm thứ nhất chuẩn bị Năm Thánh 2000, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh tới việc học hỏi và đào sâu Kinh Thánh, nhất là qua phụng vụ (xc. Tông thư Tiến tới Thiên Niên kỷ thứ ba, số 39). Nhân dịp này con muốn nói tới Cuốn Sách Phụng Vụ chứa đựng các Bài Sách Kinh thánh, tức là Sách các Bài đọc trong thánh lễ. Vậy theo khía cạnh phụng vụ cuốn sách này có ý nghĩa gì và đã thành hình ra sao trong các thế kỷ ?
Khi nói tới cuốn sách Các Bài Đọc, chúng ta phải coi đó như là một cuốn sách phụng vụ, nghĩa là một cuốn sách bao gồm các Bản Văn Kinh Thánh được chọn lọc và sắp xếp, và có những nghi thức đi kèm, để cử hành Thánh Lễ; tiếp theo, chúng ta phải nhìn sách này chứa đựng Lời Chúa. Từ cái nhìn theo hai khía cạnh này, chúng ta nhận ra thái độ phải có thế nào đối với cuốn Sách Bài Đọc.
Đi vào lịch sử việc thành hình nghi thức cử hành thánh lễ, chúng ta phải nói rằng , cuốn Kinh Thánh là cuốn sách phụng vụ thứ nhất và lâu đời nhất. Điều này có nghĩa là : vào các thế kỷ đầu, khi Giáo Hôi cử hành thánh lễ, cộng đoàn chỉ có Sách Kinh Thánh Cựu Ước, rồi sau có thư các thánh tông đồ. Các bản văn phụng vụ khác như Lời nguyện, các bài thánh ca, đều do linh mục hay cộng đoàn sáng tác ra cho mỗi lần, kể cả Kinh nguyện Thánh Thể. Mãi cho tới thế kỷ thứ ba, thì mới có các bản văn phụng vụ được quy định rõ ràng, ngoài bản văn Kinh Thánh, để tránh các sai lầm về tín lý, hoặc những bản văn tầm thường, do những người không có khả năng cao về thần học, về văn chương.
Rồi vào những thế kỷ đầu, chưa có một cuốn Sách Bài đọc được soạn ra như chúng ta có ngày nay. Thời đó vào mỗi buổi cử hành Thánh lễ, vị chủ sự cho đọc một sách Kinh Thánh nào đó, hoặc một đoạn nào đó, có khi dài, có khi ngắn ... tùy ngài cho ngắt ra để chú giải trong bài giảng. Buổi cử hành tiếp theo sau, ngài cho đọc tiếp một đoạn sách khác đoạn đã đọc lần trước. Dần dần các đoạn thường được chọn đọc cho một lễ, như lễ Lên Trời, Lễ Hiện xuống ... hoặc các đoạn được chọn theo mùa phụng vụ .... tất cả được xếp lại với nhau, và từ đây chúng ta có việc thành hình Sách Các Bài Đọc. Mỗi nơi có những sách Bài Đọc riêng, tùy theo sự chọn lựa và cách xếp đặt.
Một điểm khác cần chú ý, đó là trong lịch sử việc thành hình Thánh Lễ, khi cử hành Thánh Lễ, người ta chỉ thấy có việc đọc Kinh Thánh, mà không cho đọc các tác phẩm của các tác giả đạo đức thời danh. Đôi khi cho đọc Sách thuật lại cuộc tử đạo của một vị thánh, nhưng là nằm trong phần Giáo Hội kính nhớ Ngài trong Kinh nguyện thánh thể hoặc trong lời nguyện giáo dân mà thội. Lý do dễ hiểu, là niềm tin vào Lời Chúa thật sâu xa. Tín hữu không thể thay thế lời người khác với Lời Chúa được ! Xác tín này vẫn còn trong Giáo Hội và Giáo Hội không thể chấp thuận cho đọc một tác phẩm khác của một tác giả, dù là của các Thánh thay thế cho Bài đọc Lời Chúa.
Khi đi lễ, nhất là hi tham dự Thánh lễ do vị Giám mục cử hành, con thấy có mấy cuốn sách khác nhau dùng trong buổi cử hành này : như lúc đầu có việc rước Sách Phúc âm; rồi tại tòa công bố Lời Chúa, con thấy có một cuốn sách Bài đọc khác; ngoài ra còn có một cuốn sách cho người hát hoặc đọc thánh vịnh đáp ca, câu Alleluia trước khi công bố Phúc âm; khi đọc Lời nguyện giáo dân, lại có một cuốn sách khác; sau cùng trên bàn thờ có Sách Lễ Rôma. Tại sao có nhiều sách như thế làm gì cho phiền phức ? Tại sao không cho vào một cuốn cho tiện ?
Khi nói tới tiện lợi, thì cũng đã có sự sắp xếp theo tiện lợi : như trước Công đồng Vaticanô II, tất cả chỉ gồm trong một cuốn sách mà thôi.
Sau Công đồng, trong công cuộc cải tổ phụng vụ, chúng ta thấy có hai cuốn dùng trong khi cử hành Thánh Lễ : đó là Sách Bài Đọc và Sách Lễ Rôma.
Ngoài ra nếu thi hành cho đúng hơn, thì phân chia ra nhiều sách như Chị vừa nói trên đây. Và việc phân chia này là lý tưởng nhất và có lý do của nó.
Thường người ta phân chia ra làm hai loại : Sách Bài đọc gồm các sách khác, như sách Phúc âm, sách các bài đọc khác, sách thánh vịnh đáp ca, và sách lời nguyện giáo dân. Cuốn sách thứ hai là Sách Lễ Rôma.
Chúng ta vừa nói tới lý do để phân chia ra các loại sách dùng trong Thánh Lễ, vậy đó là các lý do nào vậy ?
Lý do thứ nhất nằm trong cơ cấu buổi cử hành phụng vụ : bao gồm các phận vụ khác nhau : nên có những sách chứa đựng các bản văn cho các thừa tác viên khác nhau : như Sách Phúc âm cho phó tế công bố Phúc âm; Sách các bài đọc cho thày đọc sách ; sách Thánh vịnh đáp ca cho ca viên hát thánh vịnh; sách các lời nguyện giáo dân : cho phó tế hay thày đọc sách ; còn sách Lễ Rôma gồm các lời nguyện, các Kinh nguyện thánh thể, các công thức ban phép lành trọng thể cho linh mục chủ sự.
Một lý do thần học đi từ hiến tế của Chúa Kitô : Ngài nên hy tế dâng tiến Thiên Chúa và nên của ăn cho tín hữu. Ngài nên của ăn, với Mình và Máu Ngài, và qua lời của Ngài. Giáo Hội vẫn lo lắng dọn cho tín hữ hai bàn tiệc này : Bàn tiệc Mình Thánh Chúa và Bàn tiệc Lời Chúa. Do đó chúng ta có hai phần trong Thánh Lễ : đó là Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh Thể; Hai phần phụng vụ này được cử hành tại hai nơi khác nhau : tại tòa công bố Lời Chúa và tại Bàn thờ. Rồi hai phần này cũng được cử hành với hai Sách khác nhau cho mỗi phần. Điều này có tính cách sư phạm giáo huấn tín hữu và có những áp dụng cụ thể.
Đâu là những áp dụng cụ thể trong vấn đề này?
Áp dụng thứ nhất là : khi có thể được, nên in ra làm hai cuốn sách khác nhau : Sách Lễ Rôma và Sách Các Bài Đọc, và những sách khác thuộc phần phụng vụ Lời Chúa, như Chị vừa nhắc trên đây.
Áp dụng thứ hai : vì hai Sách này chứa đựng những bản văn có tính cách thánh thiện : như Sách Lễ Rôma chứa đựng các Kinh nguyện Thánh Thể, các lời nguyện đọc trong Thánh Lễ; còn Sách Các Bài đọc chứa đựng Lời Chúa, nên cần dịch thuật và in ấn công phu, mỹ thuật, xứng đáng với việc cử hành Mầu Nhiệm Thánh Thể. Khi sách dùng đã cũ, thì nên thay thế bằng một cuốn sách mới cho xứng đáng. Cùng lắm thì mới in thành một cuốn. Sách Lễ Giáo dân được in với mục đích giúp giáo dân dùng khi tham dự Thánh Lễ. Không nên dùng các tờ rời in cho giáo dân để trên bàn thờ hay trên tòa công bố Lời Chúa khi cử hành Thánh Lễ.
Áp dụng thứ ba : khi xây cất gian cung thánh, người ta phải lưu tâm xây cất cho đúng tinh thần phụng vụ hai nơi này : bàn thờ và tòa công bố Lời Chúa. Cần xây cất cho mỹ thuật, đơn sơ, giúp tín hữu từ đó hướng về hai bàn tiệc Thánh Thể và Lời Chúa. Tránh những trang hoàng có tính cách lố bịch, như tại Bàn thờ lại có hình vẽ các thánh ....tại tòa công bố Lời Chúa lại có hình chim bồ nông ... Chúng ta nhận thấy còn một thiếu sót khá lớn về việc xây cất Tòa công bố Lời Chúa. Đôi khi đây chỉ là một giá sách lưu động, đến giờ lễ thì các chú giúp lễ đem ra ... sau đó cất đi và để trong xó phòng thánh nơi bụi bặm... Cũng không nên dùng Tòa Công bố Lời Chúa vào các việc khác, như rao lịch, đọc các thông cáo trong tuần..
Áp dụng thứ tư : cần phân chia các phận vụ khi cử hành thánh lễ : như khi có phó tế, thì linh mục không đọc bài phúc âm; khi có thày đọc sách, thì phó tế không đọc bài đọc trước phúc âm ....
Áp dụng thứ năm : cần lưu tâm tới chính việc cử hành hai phần phụng vụ này : như khi cử hành phụng vụ Thánh Thể, chúng ta nhận ra tất cả sự trang nghiêm, sốt sắng ... còn khi cử hành Lời Chúa, thì không mấy được chú ý : cho dù trong Sách các Bài đọc đã có hững chỉ dẫn về các cử chỉ, biểu hiệu ... như việc dùng hương, hôn kính Sách Phúc âm, việc rước sách Phúc âm đến tòa công bố Lời Chúa; việc phó tế hay linh mục xin ơn đọc Phúc âm sốt sắng. Nếu ngày thường không thể thực hiện được, thì ít ra khi giám mục cử hành Thánh Lễ ngày Chúa Nhật tại nhà thờ chính tòa, hoặc trong các họ đạo, khi Ngài đến viếng thăm mục vụ, hoặc ban cac bí tích.
Trên đây là các điểm liên hệ tới việc tôn kính Lời Chúa ... và Sách Các Bài Đọc. Còn về nội dung Sách Các Bài Đọc. Nội dung này thế nào?
Chắc chắn Sách Các Bài đọc chứa đựng các bản văn Kinh Thánh được dùng để cử hành trong Thánh Lễ, tức là chứa đựng Lời Chúa.
Nhưng, như chúng ta nói trên đây, việc đọc kinh Thánh trong Thánh Lễ dần dần được xếp đặt theo một số tiêu chuẩn , từ bản tính của Lời Chúa, của phụng vụ và của các Mùa, các ngày Lễ phụng vụ.
Về việc sắp đặt nội dung Sách Các Bài đọc, chúng ta ghi nhận lại ở đây hai nguyên tắc mà Công đồng Vaticanô II đã nêu ra : nguyên tắc thứ nhất : phải cho đọc Lời Chúa cách dồi dào; nguyên tắc thứ hai : phải sắp xếp cho có sự thay đổi. Hai nguyên tắc này đã được tuân theo trong việc cải tổ Sách Các Bài đọc trong Thánh Lễ và Các Sách Nghi thức cử hành các bí tích.
Ở đây chúng ta nói riêng về về sắp đặt các Bài đọc trong Thánh Lễ dựa theo hai nguyên tắc trên đây, để thấy được ý nghĩa của Sách Các Bài đọc như chúng ta có ngày nay.
Trước tiên, chúng ta nhận thấy việc sắp xếp các bài đọc Sách Thánh theo chu kỳ 3 năm A.B. và C cho các Chúa Nhật và một số ngày lễ trọng của Chúa. Rồi trong ngày thường, thì có chu kỳ hai năm, năm một và năm hai. Như vậy ta đã nhận ra các bài đọc dồi dào và thay đổi. Sách Các Bài đọc có nhiều bản văn Kinh Thánh hơn, và co sự thay đổi, không lặp lại từng năm như trước đây. Nhưng ba năm lặp lại, hoặc hai năm lặp lại.
Vào các Chúa Nhật các đoạn chính yếu của lịch sử cứu đội được chọn lựa để đọc trong Thánh Lễ. Như vậy theo chu kỳ ba năm, nhất là trong các Mùa lớn, các tín hữu sẽ có được một cái nhìn tổng quát về lịch sử cứu rỗi, ngay từ chính các bản văn Kinh Thánh được đọc lên. Và hầu như là đọc hết các Sách Thánh.
Vào các ngày thường, có việc đọc liên tục các sách trong Kinh Thánh. Và như vậy trong hai năm người tín hữu sẽ lần lượt nghe đọc hết các Sách trong Kinh Thánh.
Đây là một điểm lợi khá quan trọng cho việc làm quen với Kinh Thánh, ngay từ các buổi cử hành Thánh Lễ, mà có lẽ chúng ta chưa nhận ra và chưa ý thức quý trọng.
Đến đây tôi tạm dừng lại việc trình bày Sách Các Bài Đọc Sáhc Thánh trong Thánh Lễ. Hy vọng rằng các điểm cụ thể này sẽ tạo ra được lòng sùng mộ Lời Chúa qua việc tham dự Thánh Lễ, và đón nhận ơn phúc dồi dào từ Bàn tiệc Lời Chúa mà Giáo Hội chuyên cần dọn ra cho ta.

Bài 7
THỪA TÁC VIÊN ĐỌC SÁCH THÁNH
Ngày nay khi đi tham dự Thánh lễ, chng ta thấy cĩ cc thừa tc vin khc nhau lên tòa công bố Lời Chúa. Vậy việc đọc Sách Thánh do những ai thể hiện và có đòi họ điều kiện gì không?
Ngày nay trên tòa công bố Lời Chúa, chúng ta thấy có linh mục, phó tế, các thừa tác viên đọc sách, rồi cả giáo dân cũng lên đọc Sách thánh nữa. Đây là một thay đổi khá lớn trong công cuộc canh tân phụng vụ sau Công đồng chung Vaticanô II, mà chủ đích là làm cho dễ dàng việc tham dự vào phụng vụ để có tính cách tích cực, linh động, sốt sắng và hữu hiệu; và để cho thấy các phần của buổi cử hành phụng vụ, cũng như ý nghĩa của chúng được rõ ràng và liên hệ với nhau một cách hợp lý hơn. Từ đây, chúng ta thấy có việc dùng tiếng bản xứ trong khi cử hành phụng vụ, rồi việc phân chia các phần trong một buổi cử hành phụng vụ và những thừa tác viên thi hành các phận vụ đó. Sau cùng là việc duyệt xét lại các thừa tác vụ, theo đó chỉ còn có thừa tác vụ thánh, là giám mục, linh mục và phó tế, và các thừa tác vụ giúp lễ và đọc sách. Thêm vào đó, khi có các nhu cầu, thì có các thừa tác vụ do các Hội đồng giám mục thiết lập, hay các thừa tác vụ ngoại lệ.
Bàn về thừa tác vụ đọc sách, chúng ta có được các nguồn từ Phần đầu của Sách lễ Rôma, ấn bản mầu thứ III, năm 2000, tức là các nguyên tắc tổng quát (Institutio Generalis Missalis Romani ở các số 98. 99 và 101. 128. 194-198) ở một số chỗ đã bàn về phận vụ và cách thế phải theo khi thi hành thừa tác vụ đọc sách này.
Rồi Sách chỉ dẫn các bài đọc sách thánh trong Thánh Lễ (Ordo Lectionum Missae năm 1981), Phần nhập đề tổng quát (Praenotanda), trong các số 49 đến 55.
Sau cùng Nghi thức Thánh Lễ (Ordo Missae), năm 2000, cũng đã có những điểm chữ đỏ cụ thể liên hệ tới các thừa tác viên đọc Sách Thánh trong Thánh Lễ, các thừa đác viên được đặt cử (institutus) hay là các giáo dân được chọn đọc khi không có các thừa tác viên được đặt cử này.
Đi vào cụ thể, các sách phụng vụ đã nói gì về thừa tác vụ đọc Sách Thánh và những điều kiện họ phải có hay những việc họ phải làm?
Trước tiên Phần Các nguyên tắc tổng quát sách Lễ Rôma đã nói tới công việc của Thày đọc sách như sau: "Thày đọc sách được đặt cử để tuyên đọc Sách Thánh, trừ bài sách Phúc âm. Cũng có thể đọc các lời nguyện tín hữu, và nếu không có ca viên hát thánh vịnh, thì có thể đọc hay hát thánh vịnh giữa các bài Sách Thánh" (s. 98). Ngoài ra khi không có phó tế, thì Thày đọc sách cũng có thể cầm phúc âm trong đoàn kiệu vào nhà thờ cử hành Thánh lễ (s. 194 và 195). Thày đọc sách cũng đọc Ca tiền xướng nhập lễ và Ca chịu lễ, khi các bài ca này không được hát lên (s. 98).
Trong Sách chỉ dẫn các bài đọc sách thánh trong Thánh Lễ (Ordo Lectionum Missae năm 1981), Phần nhập đề, cũng nhắc lại phận vụ của Thày đọc sách là tuyên đọc các bài Sách Thánh trước Phúc âm (xc. số 49 và 51). Sách phụng vụ cũng nhắc nhở là khi có Thày đọc sách này thì chính họ tuyên đọc các bài Sách Thánh trước Phúc âm, dù có các linh mục hay phó tế. Các Thày cũng cần thi hành nhiệm vụ của mình trong các Thánh lễ, ít ra là trong các Ngày Chúa Nhật và Lễ trọng: các Thày cũng có nhiệm vụ thu xếp cho việc cử hành Lời Chúa và chuẩn bị cho các giáo dân khi được chỉ định đọc bài Sách Thánh. Vì thế người ta cần kính trọng các Thày đọc sách được đặt cử theo nghi thức phụng vụ.
Sau cùng chúng ta nói tới việc duyệt lại các Thừa tác vụ trong Giáo Hội Latinh sau Công đồng chung Vaticanô II. Việc duyệt xét này được Đức Giáo hoàng Phaolô VI thực hiện vào năm 1972, khi Ngài công bố Tự sắc Ministeria Quaedam, vào ngày 15 tháng 8 năm 1972. Theo Tự sắc này, không còn có thừa tác vụ "phụ phó tế (subdiaconatus), tác vụ "giữ cửa" (ostirariatus), tác vụ "trừ quỷ" (exorcista), nghi lễ cắt tóc (Tonsura). Các Hội đồng giám mục, nếu thấy cần, thì có thể thiết lập tác vụ trừ quỷ và giữ cửa. Ngày nay chỉ còn tác vụ "giúp lễ" (acolythus) và tác vụ "đọc sách" (lectoratus). Nhưng hai tác vụ này có một ý nghĩa riêng của chúng, tức là để phục vụ bàn thờ (acolythus) và phục vụ Lời Chúa (lectoratus). Cho nên, có thể đặt cử cho tín hữu đàn ông, và chỉ đặt cử đàn ông mà thôi, không lên lãnh nhận chức phó tế hay linh mục. Nhưng những ai sẽ chịu chịu chức linh mục, phó tế, thì bắt buộc phải lãnh nhận hai tác vụ giúp lễ và đọc sách.
Tóm lại, theo các sách phụng vụ chúng ta vừa nói trên đây, thừa tác vụ đọc sách là một thừa tác vụ riêng; theo giáo luật khoản 230, điều 1), chỉ đặt cử các người đàn ông vào chức vụ này theo một nghi thức phụng vụ (Ritus institutionis). Thày đọc sách có phận vụ công bố các bài Sách Thánh trước phúc âm, và khi không có phó tế, thì có thể đọc lời nguyện giáo dân; cũng như khi không có người hát đáp ca, thì có thể hát đáp ca; khi không hát ca tiền xướng nhập lễ và chịu lễ, thì thày đọc sách đọc hai ca tiền xướng này. Khi đã lãnh tác vụ đọc sách, thì thày phải thi hành tác vụ này. Đây là một tác vụ trong Hội thánh và cần được kính trọng. Thày đọc sách thi hành phận vụ của mình, nhưng không nhận lãnh lương bổng nào (Giáo luật khoản 239, điều 1).
Nhưng chúng ta thấy các giáo dân khác, kể cả nam và nữ giới, cũng lên đọc sách thánh. Điều này được hiểu như thế nào?
Khoản giáo luật 230, chúng ta vừa nhắc trên đây, ở điều 2 nói thêm như sau: "Các giáo dân được chỉ định tạm thời đảm nhiệm đọc Sách Thánh trong các buổi cử hành phụng vụ". Như vậy phận vụ này là mang tính cách tạm thời và khi không có các thày đọc sách đã được đặt cử theo nghi lễ phụng vụ. Tại nhiều nơi, các giám mục không đặt cử các thày đọc sách theo nghi lễ phụng vụ (Institutio), nên trong các thánh lễ và các buổi cử hành phụng vụ khác, giáo dân nam nữ đã được chỉ định đọc các bài sách thánh trước phúc âm.
Ngoài ra họ cũng còn có thể thi hành một số công tác khác như chú giải, thi hành chức vụ ca trưởng, chủ sự buổi cừ hành Lời Chúa, buổi cầu nguyện, cử hành bí tích rửa tội và cho rước lễ, khi không có các thừa tác viên chính thức (Giáo luật, khoản 230, điều 3). Từ đây chúng ta có các thừa tác vụ ngoại lệ cho rước lễ và rửa tội.
Trong Giáo hội, thường có chủng viện để huấn luyện chủng sinh lên chức thánh. Còn việc huấn luyện các thừa tác viên giúp lễ và đọc sách được thể hiện như thế nào?
Chắc chắn là phải có việc huấn luyện các thày giúp lễ và đọc sách trước khi cử hành nghi thức phụng vụ đặt cử họ vào các thừa tác vụ này. Điều này đã được Giáo luật nói trong khoản 229, điều 1, nói chung cho mọi giáo dân như sau: "Để có thể sống theo đạo lý Kitô giáo, và để có thể loan báo và bảo vệ đạo lý ấy khi cần, và để có thể thi hành phận vụ mình trong việc tông đồ, các giáo dân có nghĩa vụ và quyền lợi thủ đắc sự hiểu biết đạo lý hợp với khả năng và điều kiện của mỗi người". Còn khoản luật 230 nói riêng về những người đàn ông lãnh nhận thừa tác vụ đọc sách và giúp lễ, như sau: "Các giáo dân thuộc nam giới có đủ tuổi và điều kiện do nghị định của Hội đồng giám muc ấn định có thể lãnh tác vụ đọc sách hoặc giúp lễ, qua một nghi lễ phụng vụ đã qui định". Như vậy theo hai khoản Giáo lựat này, cần có việc huấn luyện các thừa tác viên đọc sách, như là một giáo dân và như là người thi hành một thừa tác vụ đặc biệt trong phụng vụ.
Việc huấn luyện này nhằm cho họ những hiểu biết về thừa tác vụ họ sắp lãnh nhận, vai trò trong Giáo hội, trong các buổi cử hành phụng vụ, các luật lệ phụng vụ liên hệ tới việc thi hành các thừa tác vụ này. Rồi họ phải được huấn luyện để có được kiến thức tối thiểu về phụng vụ của Giáo hội, về thần học, nhất là về kinh thánh, về mục vụ, về tu đức, về đời sống chứng tá của họ trong cộng đồng giáo xứ và cộng đồng phụng vụ. Họ cũng cần có những thời gian tĩnh tâm để có được một đời sống đạo đi vào chiều sâu.
Cách thức huấn luyện và thời gian huấn luyện được quy định do các Hội đồng giám mục mỗi nước hay các giám mục giáo phận.
Các điều này cũng áp dụng cho các thừa tác viên ngoại lệ đọc sách thánh và cho rước lễ.
Đến đây chúng ta hiểu được ý nghĩa của thừa tác vụ của thày đọc sách, phận vụ của họ, việc chuẩn bị, huấn luyện họ. Chúng ta cũng hiểu vai trò của các người đọc sách thánh, tuy không lãnh nhận thừa tác vụ này. Những ai được trao phó cho việc đọc Lời Chúa trong cộng đoàn phụng vụ, hãy quý trọng công việc này và chửan bị kỹ càng, cũng như thi hành một cách nghiêm chỉnh sốt sắng, hầu xây dựng cộng đoàn họ đang phục vụ. Ngược lại cộng đoàn cũng tỏ bày sự trân tôn trọng đối với họ.
***
Thừa tác viên công bố Lời Chúa trong Thánh lễ
Linh mục hay phó tế đọc bài Phúc âm, sau đó cộng đoàn đọc lại bài phúc âm này; hay cùng đọc với linh mục, phó tế? Làm như vậy có được không?
Đáp: Không được.
1) Thừa tác viên công bố bài phúc âm phó tế, nếu không có phó tế, thì linh mục công bố bài phúc âm (xc. Sách Mục lục các bài Sách Thánh trong Thánh lễ, {SML}ấn bản mẫu thứ hai, năm 1981, Phần nhập đề tổng quát số 49 = Ordo lectionum Missae, Praenotanda; Sách lễ Rôma, ấn bản mẫu thứ ba, năm 2002 {SLRM}, Các Quy tắc Tổng quát Sách lễ Rôma, số 60 = Missale Romanum, Institutio generalis Missalis Romani, n. 60).
2) Phận vụ của cộng đoàn giáo dân là nghe đọc Lời Chúa, nghe giải thích trong bài giảng của linh mục hay phó tế, và biến thành của mình qua giây phút thinh lặng, việc đáp lại các câu tung hô của thừa tác viên Lời Chúa, việc tuyên xưng đức tin và lời nguyện giáo dân (xc. SML, số 45; SLRM, số 55.56).
3) Như vậy phận vụ của thừa tác viên và cộng đoàn đã được xác định rõ ràng. Mồi người làm đúng theo phận vụ đã được chỉ định và chỉ làm những phận vụ đó mà thôi (xc. Hiến chế về phụng vụ Thánh công đồng chung, số 28; SLR. Các quy tắc tổng quát, số 5). Không được lẫn lộn phận vụ của thừa tác viên này với phận vụ của thừa tác viên khác.
4) Trường hợp phó tế hay linh mục đọc phúc âm, rồi cộng đoàn đọc lại chính bài phúc âm đó, như một vài nơi áp dụng trong thánh lễ cử hành với trẻ em, cũng không đúng tinh thần luật phụng vụ:
• vì như vậy cộng đoàn thi hành phận vụ dành riêng cho phó tế và linh mục khi đọc lại bài phúc âm đã đọc. Đừng làm cho trẻ em lẫn lộn vai trò của linh mục và vài trò của chúng, cũng như lẫn lộn phận vụ dành cho linh mục và phận vụ của chúng.
• vì như vậy là lặp lại một hành động phụng vụ trong cùng một buổi cử hành phụng vụ, khi không có lý do chính đáng. Đây chính là một nguyên tắc hướng dẫn việc tu chính nghi thức cử hành thánh lễ: không lặp lại nhiều lần một nghi lễ, một cử chỉ; một số lễ nghi đã bỏ đi và chỉ làm một lần ...
• trong phụng vụ Rôma, chỉ có lễ do Đức Giáo Hoàng chủ sự, và trong một vài trường hợp trọng thể, có việc thày phó tế đọc cùng một bài phúc âm bằng tiếng latinh trước, sau đó một phó tế khác đọc bằng tiếng hy lạp, để giữ lại một truyền thống xa xưa tiếng hy lạp đã được dùng cử hành phụng vụ trong Nghi lễ Rôma, trước khi tiếng latinh được dùng thay thế tiếng hy lạp.
• việc công bố bài phúc âm đòi hỏi một sự tôn kính đặc biệt, vì đó là tột đỉnh của phần phụng vụ lời Chúa: vì thế phải có sự tôn kính hơn các bài sách thánh khác: về phía thừa tác viên phải là có chức thánh và được đề cử, phó tế xin phép lành của linh mục chủ tế trước khi công bố phúc âm; về phía giáo dân, cộng đoàn: đứng và sốt sắng nghe phúc âm; ngoài ra còn có xông hương, nến sáng, kiệu lên bục công bố phúc âm, hôn kính sách phúc âm (xc. SLR, Các quy tắc tổng quát, số 60). Hãy tập cho các em có được sự tôn kính như phụng vụ đòi hỏi.
• lý do mục vụ có thể đưa ra để biện minh cho việc cộng đoàn, nhất là cộng đoàn trẻ con, như để trẻ em học thuộc bài phúc âm, hoặc các bài sách thánh khác, không đủ và đi ngược với nguyên tắc chung: thừa tác viên công bố Lời Chúa, cộng đoàn lắng nghe. Nguyên tắc này được nhấn mạnh rất nhiều. Người ta có thể giúp tín hữu đọc Kinh thánh và học thuộc Kinh thánh bằng những phương pháp mục vụ khác, ngoài giờ Thánh lễ, như tại một vài giáo xư ở Sàigòn, cho các em học thuộc một số đoạn sách Phúc âm hay Tân ước, rồi thi. Hoặc khuyến khích các em đọc Kinh thánh mỗi ngày ...
• Văn kiện Chỉ nam cho Thánh lễ cử hành với trẻ em (Directorium de Missis cum pueris 1-11-1973, AAS 66 {1973} 30-46), không cho phép điều này: linh mục đọc, rồi trẻ em đọc lại bài phúc âm. Trong văn kiện Chỉ Nam này, việc phân biệt hai phận vụ vẫn được nhấn mạnh, với mục huấn luyện dần dần trẻ em nhập cuộc với người lớn trong việc tham dự Thánh lễ, và phận biệt giữa thừa tác viên có chức thánh và cộng đoàn giáo dân.
Một đôi khi bản văn Kinh thánh cho phép, thì có thể công bố theo kiểu công bố bài thương khó Chúa Kitô như trong tuần thánh, như linh mục đọc phần cho Chúa Giêsu, một trẻ đọc một phần dành cho một hạng người trong bài sách thánh, .... (xc. Chỉ Nam, số 47: "Ubi textus lectionis id suadet, utile esse potest ut ipsi pueri eum distributis partibus legant, quemadomodum pro lectione Passionis Domini in Hebdomada Sancta statutum est"). Đây chỉ là trường hợp ngoại lệ.
• Phải luôn giáo huấn các em lắng nghe và sốt sắng khi nghe công bố Lời Chúa trong Thánh lễ, qua thái độ của tâm hồn, thân xác, và chuyên cần đọc Lời Chúa ngoài giờ Thánh Lễ. Đây là điều quan trọng phải lưu ý tới trong việc mục vụ cho trẻ em.
***

Bài 8
KINH TIN KÍNH CÁC THÁNH TÔNG ĐỒ
TRONG SÁCH LỄ RÔMA, ẤN BẢN MẪU THỨ III, NĂM 2000
Ngày 20 tháng 4 năm 2000, do Sắc lệnh mang số 143/00/L Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đã công bố Sách Lễ Rôma, ấn bản mẫu thứ ba. Trong Nghi Thức Thánh Lễ, cùng với Kinh Tin Kính của Công đồng chung Nicenô và Constantinopolitano, còn có Kinh Tin Kính các Thánh Tông Đồ (Symbolum Apostolorum). Đó là một yếu tố mới trong Sách Lễ Rôma. Vậy việc đọc hai kinh Tin Kính này có theo luật lệ gì không?
Sách lễ Rôma, ấn bản mới đã cho phép dùng Kinh Tin Kinh các Thánh Tông đồ vào buổi cử hành Thánh lễ. Truớc đây trong Thánh Lễ, chỉ đọc Kinh Tin Kính Công đồng Nicenô và Constantinopolitano thôi. Từ thời kỳ cải tổ Nghi thức Thánh Lễ sau Công đồng chung Vaticanô II cho tới khi ban hành Sách Lễ năm 2000, Kinh Tin kính các Thánh Tông đồ cũng được đọc trong Thánh Lễ, với những phép đặc biệt của Tòa Thánh và những điều kiện phải giữ. Nhưng ngày nay thì việc đọc Kinh Tin Kính các Thánh Tông đồ trong Thánh lễ là một việc bình thường rồi. Đó là khía cạnh luật pháp lei6n hệ tới việc đọc Kinh Tin Kính các Thánh Tông đồ.
Như vậy việc xử dụng Kinh Tin Kính các Thánh Tông đồ trong Phụng Vụ Rôma đã có một tiến trình qua thời gian trong lịch sử Phụng Vụ.
Trong phụng vụ Rôma, người ta có thể nhận ra rằng Kinh Tin Kính các Thánh Tông đồ đã được dùng trong các nghi thức khác nhau, nhất là trong Nghi thức rửa tội và Nghi thức Khai Tâm Kitô giáo. Kinh Tin Kính này cũng là Kinh Tin Kính mà chúng ta vẫn đọc các giờ khác ngoài Thánh Lễ.
Trước tiên chúng ta nói về việc dùng Kinh Tin Kính này trong cơ cấu Nghi thức Khai Tâm Kitô giáo, sau đó chúng ta sẽ nói tới việc xử dụng trong Thánh Lễ.
Trong cơ cấu Nghi Thức Khai Tâm Kitô giáo chúng ta nhận ra rằng truyền thống bên Phi châu, truyền thống tại Rôma cũng như tại Milanô có việc trao Kinh Tin Kính các Thánh Tông đồ cho các dự tòng. Vì thế Kinh Tín Kính này được gọi là bản tuyên xưng đức tin của những người nhập đạo. Những người này không phải viết lại bản văn Kinh Tin Kính, nhưng trái lại họ phải học thuộc lòng Kinh Tin Kính này. Thánh Augustinô viết như sau: "Họ không cần phải viết gì cả để có thể giữ lại một lời nào của Kinh Tin Kính này, nhưng khi nghe đọc lên họ sẽ phải học cho thuộc, cả khi anh em học, cũng không phải viết gì; nhưng luôn phải thuộc lòng và nhớ thuộc lòng" (Bài giảng 122). Nghi thức trao Kinh Tin Kính được cử hành vào Chúa Nhật thứ IV Mùa Chay và lễ nghi khảo hạch Kinh Tin Kinh vaò Chúa Nhật thứ V Mùa Chay, về sau cử hành vào sáng thứ bảy Tuần Thánh.
Vào thế kỷ thứ VI và thứ VII, Lễ nghi trả bài Kinh Tin Kinh còn thực hiện tại Rôma, và người ta còn thêm vào lễ nghi trao Sách Phúc âm. Về việc khảo hạch Kinh Tin Kính, người ta dùng Kinh Tin Kính của Công đồng chung Niceno Constantinopolitano. Việc trả bài Kinh Tin Kính ngày nay còn ghi trong Sách Nghi Thức Khai Tâm Kitô Giáo người lớn.
Sau đây là diễn tiến iệc xử dụng Kinh Tin Kính các Thánh Tông đồ trong khi cử hành Thánh lễ.
Thói quen đọc Kinh Tin Kính trong Thánh Lễ bắt đầu bên Đông Phương, rồi từ đó lan sang Tây Phương, đầu tiên tại vùng Tây Ban Nha với Công Đồng Toledo năm 589. Ngày xưa và ngày nay, bên Đông Phương, người ta thích đọc Kinh Tin Kính của Công đồng chung Nicenô Constantinopolitano hơn. Sau đó tục lệ này được tuân giữ tại Tây Phương, từ thế kỷ thứ X, và còn giữ cho tới ngày nay. Sau Công đồng chung Vaticanô II, còn có các trường hợp cho phép đặc biệt dùng Kinh Tin Kính các Thánh Tông đồ trong khi cử hành Thánh Lễ như chúng ta đã nói trên đây.
Bên Tây Phương, Kinh Tin Kính các Thánh Tông Đồ được coi như là một bản văn rất phổ thông và được giáo hữu biết đến rất nhiều, cũng như đọc hằng ngày. Kinh Tin Kính các thánh Tông đồ cũng được các Cộng đoàn Kitô giáo ngoài Công giáo, các Anh em Tin Lành đọc. Ngoài ra Kinh Tin Kính này được coi như là gia sản riêng của Giáo Hội Rôma. Kinh Tin Kính này có thể được đọc lên một vài trường hợp thay vì Kinh Tin Kính của Công đồng chung Nicenô và Constantinopolitanô, trong khi đó, tại Đông Phương, người ta thích đọc Kinh Tin Kính của Công đồng chung Nicenô và Constantinopolitanô.
Trên đây chúng ta đã nói tới tiến trình cho phép xử dụng Kinh Tin Kính các Thánh Tông đồ trong khi cử hành Thánh lễ từ sau Công đồng chung Vaticanô II. Việc cho phép này diễn tiến như thế nào?
Vậy trong khi duyệt lại Nghi thức cử Hành Thánh Lễ (Ordo Missae), "Hội đồng thực thi hiến chế phụng vụ" (Consilium ad exsequendam Constitutionem de sacra Liturgia) vào năm 1964, đã đề cập tới việc cho phép đọc Kinh Tin Kính các Thánh Tông đồ trong Thánh Lễ.
Vấn đề này đã được bàn cãi trong nhiều các cuộc họp của Uỷ Ban chuyên trách và giữa các chuyên viên. Sau cùng một giải pháp đã được đề nghị, đó là cho phép dùng Kinh Tin Kính Các Thánh Tông Đồ, với các điều kiện được xác định cách rõ rệt và Uỷ Ban đề nghị đệ trình giải pháp này lên Đức Thánh Cha Phaolô VI.
Phần Đức Thánh Cha Phaolô VI, Ngài muốn giữ Kinh Tin Kính của Công đồng chung Nicenô và Constantinopolitanô vì những lý do đại kết. Tuy nhiên, Ngài chấp thuận đề nghị của "Hội đồng thực thi hiến chế phụng vụ" là cho phép các Hội Đồng Giám Mục vì những lý do mục vụ đặc biệt, có thể dùng Kinh Tin Kính các Thánh Tông Đồ trong khi cử hành Thánh Lễ, với điều kiện là trong Sách Lễ phải in cả hai bản văn Kinh Tin Kính. Cũng nên nhớ rằng, trong các lễ cử hành với trẻ em, việc cho phép này đã trở thành như luật chung. Nhưng Đức Thánh Cha Phalô VI đã muốn vấn đề được đưa ra bàn cãi biểu quyết trong cuộc họp của Thượng Hội Đồng Giám Mục, khóa thứ I vào năm 1967
Vì thế vấn đề đã được trình bày cho các Nghi phụ khóa thứ I của Thượng Hội đồng Giám mục thế giới, vào năm 1967 để bàn cãi, vào ngày 18-9-1967. Sau khi bàn cải, các Nghi phụ đã biểu quyết đề nghị của "Hội đồng thực thi hiến chế phụng vụ" với 142 phiếu thuận và 22 phiếu chống, 19 phiếu phiếu thuận với các đề nghị sửa chữa (iuxta modum).
Đề nghi đã có những điều kiện sau đây kèm theo phép dùng:
1) Chỉ có Tòa Thánh mới có quyền cho phép rộng này, và chỉ những nơi mà tín hữu không biết đọc biết viết, và như vậy là chỉ trong các trường hợp khá đặc biệt.
2) Phải tránh thói quen chỉ đọc Kinh Tin Kính này mà thôi; ngoài ra Kinh Tin Kính của Công đồng chung Nicenô và Constantinopolitanô phải đọc trong các Thánh lễ hát.
3) Kinh Tinh Kính các Thánh Tông Đồ chỉ cho phép trong các Thánh lễ cử hành với trẻ em, cũng như trong các Thánh Lễ có trính cách đơn sơ, như trong tuần, hay trong các dịp khác tương rtự.
4) Trong mỗi xứ, không nên chỉ có một bản văn với mục đích giúp cho việc tham dự được dễ dàng.
Sau quyết định này, các Hội Đồng Giám mục đã làm đơn xin Tòa Thánh cho phép dùng Kinh Tin Kính các Thánh Tông đồ trong khi cử hành Thánh lễ, nhưng chỉ có hai điều kiện là phải in các hai Kinh Tin Kính trong Sách lễ, và không được phép chỉ đọc Kinh Tin Kính này mà thôi. Ngày nay với ấn bản mẫu thứ III của Sách Lễ Rôma, Kinh Tin Kính các Thánh Tông đồ được in trong Nghi thức cử hành Thánh Lễ, cùng với Kinh Tin Kính của Công đồng Nicenô và Constantinopolitano, Nhưng cò thêm một điểm chữ đỏ, là thời gian đọc Kinh Tin Kính các Thánh tông đồ, "nhất là trong Mùa Chay và Mùa Phục Sinh", lý do là vì liên hệ của nó với định chế khai tâm Kitô giáo.
Chúng ta hy vọng có dịp trình bày về việc thành hình Kinh Tin Kính các Thánh Tông đồ, cũng như bản văn và nội dung của nó.

Bài 9
PHẦN CHUẨN BỊ LỄ VẬT
Với những bài trên đây, chúng ta đã có được một số hiểu biết về Nghi thức cử hành thánh lễ. Đông thời chúng ta đã đặt một số điểm nền tảng cho đời sống thiêng liêng của chúng ta, như liên hệ giữa chúng ta và Thiên Chúa, thân phận tội lỗi trước mặt Chúa, ý chí canh tân trở về, cũng như phương thế để kết hiệp với Thiên Chúa là cầu nguyện, đọc Lời Chúa. Sau cùng là nhìn lại chương trình của Thiên Chúa trong cuộc đời chúng ta.
Bây giờ chúng ta bước vào Phần Phụng vụ thánh thể, là trung tâm của buổi cử hành thánh lễ. Vì thế suy niệm một số yếu tố của phần này sẽ giúp hướng dẫn đời sống thiêng liêng của chúng ta.
Hôm nay chúng sẽ nói về phần dâng lễ vật.
I. LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA PHẦN DÂNG LỄ VẬT
1. Lịch sử nghi lễ dâng lễ vật
Đây có lẽ là nghi lễ lôi kéo chú ý của chúng ta nhiều, vì một số lần chúng ta đã được chứng kiến phần dâng lễ vật với những người mang y phục cổ truyền của vùng mình, và những loại lễ vật có tính cách địa phương; hoăc được chứng kiến nghi lễ có kèm theo những kiểu vũ phụng vụ tháp tùng đoàn đem lễ vật lên trên bàn thờ Chúa.
Trong lịch sử việc thành hình nghi thức cử hành thánh lễ, chúng ta nhận ra chi tiết rất đơn sơ trong bài tường thuật việc Chúa lập Phép Thánh thể trong bữa tiệc ly xưa. Đó là bánh và rượu cùng với nước đã được đặt trên bàn tiệc và Chúa cầm lầy bánh và rượu cùng với nước, để làm phép, tạ ơn và bẻ ra trao cho các môn đệ.
Sau đó vào giữa thế kỷ thứ 2, khi thánh Giustinô viết bài minh giáo cho Hoàng đế Antonin le Pieux (138-161), thì thánh nhân mô tả như sau: " ... Rồi người ta mang lên cho vị chủ sự cộng đoàn anh em bánh và một chén rượu có pha nước. Vị chủ sự nhận lấy các lễ vật này và dâng lên lời chúc tụng và tôn vinh ...." (Apologì I, đoạn 65).
Từ đây, nghi lễ dâng lễ vật tiếp tục được cử hành và qua các thế kỷ có một số kinh, cũng như nghi lễ khác kèm theo, như chúng ta thấy ngày nay.
Ngày nay chúng thấy có các nghi lễ: dọn bàn thờ, giáo dân dâng lễ vật, linh mục nhận và đem lên bàn thờ cùng với công thức dâng riêng cho bánh và rượu, xông hương, mấy kinh linh mục đọc riêng, rửa tay.
2. Ý nghĩa nghi lễ dâng lễ vật
Trong Nghi thức cử hành thánh lễ, chúng ta nhận ra ý nghĩa của việc giáo dân dâng lễ vật như sau: "Nên để giáo dân biểu lộ sự tham dự của họ qua việc dâng của lễ: mang bánh, rượu để cử hành Thánh Thể, hoặc những lễ vật khác để phụ giúp những nhu cầu của Hội thánh hay để nâng đỡ những người nghèo".
Ngày xưa khi đi lễ, giáo dân mang theo bánh rượu và các đồ vật khác. Ngày nay không còn việc này nữa, nhưng cử chỉ đem lễ vật lên cũng cho thấy ý nghĩa của sự tham dự này. Ngoài ra còn có việc quyên tiền trong thánh lễ và việc xin lễ. Như vậy nghi thức này biểu lộ cách khá rõ ràng việc tham dự cụ thể của giáo dân vào trong thánh lễ: bằng sự đóng góp lễ vật sẽ được truyền nên Mình và Máu thánh Chúa Kitô, để sau đó họ sẽ lãnh nhận, và rồi còn đem về cho những bệnh và những người ở nhà không thể tham dự thánh lễ được.
Lễ vật được chọn lựa trong các của Chúa đã ban cho con người. Đây là điều mà phụng vụ nói tới cách rõ ràng. Các lễ vật chúng ta dâng lại là chính những ơn lành Chúa ban cho chúng ta. Lời nguyện trên lễ vật Chúa nhật thứ 17 Quanh năm, Giáo hội đã cầu nguyện như sau: "Lạy Chúa, chúng con dâng lên những của lễ Chúa đã rộng ban cho chúng con ..." . Lời nguyện trên lễ vật của Chuá nhật thứ 18 Quanh năm, đã nói lên như sau: "Lạy Chúa, Chúa đã ban cho Giáo hội bánh và rượu này, để Giáo hội dùng làm của lễ dâng lên Chúa ... ". Và nhiếu lới kinh khác cũng diễn tả một tâm tình trên đây. Trong công thức linh mục đọc khi dâng bánh và rượu, ngài đọc công thức với cùng một tâm tình trên đây: "Lạy Chúa là Chúa tể càn khôn, chúc tụng Chúa đã rộn ban cho cho chúng con bánh này là hoa mày ruộng đất và công lao của con người, xin dâng lên Chúa đê bánh này trở nên bánh trường sinh nuôi dưỡng chúng con"; "Lạy Chúa là Chúa tể càn khôn, chúc tụng Chúa đã rộn ban cho cho chúng con rượu này là sản phẩm từ cây nho và công lao của con người, xin dâng lên Chúa đê bánh này trở nên ruợu này trở nên của uống thiêng liêng nuôi dưỡng chúng con".
Như vậy việc dâng lễ vật trở nên một biểu lộ chúng ta hoàn toàn tùy thuộc nơi Thiên Chúa. Đó là tâm tình căn bản của mọi tạo vật có lý trí, hiểu biết Thiên Chúa là ai, Ngài làm gì cho chúng ta, và thái độ của chúng ta là gì đối với Thiên Chúa. Khi chúng ta lãnh nhận ơn của Thiên Chúa cũng là một thái độ tùy thuộc hoàn toàn nở nơi Ngài: còn khi chúng ta dâng lên các lễ vật này, chúng ta cũng tôn vinh và tuyên nhận uy quyền tuyệt đối của Ngài đối với chúng ta.
Với nghi lễ dâng lễ vật này, chúng ta được nhắc nhở biết đánh giá đúng mực các thực tại trần gian; biết nhìn vũ trụ bao la và kỳ diệu với bao sự vật Thiên Chúa làm cho chúng ta và để mưu cầu hạnh phúc cho chúng ta. Tất cả vì chúng ta và cho chúng ta. Nhưng các tạo vật có mục đích làm cho chúng ta được hạnh phúc và đưa chúng ta tới Thiên Chúa, đạt tới sự hiệp thông với Thiên Chúa. Kinh tiền tụng của Kinh nguyện thánh thể thứ IV cho chúng ta hiểu rõ chân lý này: "... Cha còn là Đấng duy nhất tốt lành và là nguồn mạch sự sống đã tác tạo mọi loài để ban cho chúng đầy tràn hạnh phúc và cho nhiều thọ tạo được vui hưởng ánh sáng huy hoàng của Cha".
III. TẠO VẬT VÀ LINH MỤC, CC NGƯỜI THÁNH HIẾN
Đi từ những suy tư trên đây từ phụng vụ và thần học, chúng ta có thể rút ra một số áp dụng vào đời sống thiêng liêng của người thánh hiến.
1. Cách thế xử dụng tạo vật
Các tạo vật được dựng nên cho con người, và được trao phó cho con người xử dụng cho xứng đáng. Về cách thế xử dụng, chúng ta có thể đưa ra mấy điểm sau đây:
• Hãy nhìn tạo vật như chúng được Thiên Chúa dựng nên: là phản ảnh của sự tốt lành của Thiên Chúa; là con đường và phương thế đưa chúng ta tới Thiên Chúa.
• Hãy xử dụng tạo vật với một tâm hồn thanh thoát, từ bỏ, không bán víu, không ki cóp, không hoang phí khi tiêu xài. Hãy có thái độ nhửng nhưng khi chọn lựa tạo vật và công việc mình làm: miễn làm sao giúp ta làm theo thánh ý Chúa và thực hiện ý định cứu rỗi của Ngài. Đây là điều rất quan trọng, khi phải dứt khoát với của cải, với một số vật ta ưa thích; cũng như khi phải chọn công việc mình làm, hoặc khi được trao phó việc mình làm.
• Hãy dùng của cải trong tinh thần chia sẻ với người khác, ngay trong cộng đoàn củachúng ta, hay với những người túng thiếu nhất. Chấp nhận sự khác biệt về tài năng, phận vụ của mỗi người, mà không đem lòng ghen tương, hiềm tị nhau. Tất cả để mưu cầu ích lợi cho người khác, cho cộng đoàn và thăng tiến cá nhân.
• Theo gương Chúa Kitô khó nghèo, dù Ngài rất giầu có. Ngài đã từ bỏ tất cả để đến sống với chúng ta và để cứu rỗi chúng ta, vì thế chúng ta cũng phải từ bỏ tất cả để đến với Chúa và đón nhận ơn cứu rỗi.
2. Ý nghĩa việc sống đức khó nghèo
Từ đây chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa của lời khấn đức khó ngheo mà mỗi người đã tuyên khấn trong dòng tu, v cc linh mục, cc tín hữu theo bậc sống của mình tun giữ lời khuyn Phc m ny để theo gương Chúa Giêsu.
Trong đời sống thánh hiến, lời khấn khó ngheo là một hình thức để theo Chúa Kitô nghèo khó cách tận căn;
Đây là một cách thế để nói lên sự nhửng nhưng của ta đối với của cải;
Đây là một hình thức để nói lên tính cách lệ thuộc hoàn toàn tuyệt đối của chúng ta đối với Thiên Chúa.
Đây là một cách thể để chúng có được của cải đầy đủ nhất, tức là được tự do hoàn toàn trước mặt Thiên Chúa đối với tạo vật.

Bài 10
KINH NGUYỆN THÁNH THỂ
I. LỊCH SỬ KINH NGUYỆN THÁNH THÁNH THỂ
Để hiểu Lời Kinh trọng đại này, chúng ta thử lược qua lịch sử của nó trong truyền thống phụng vụ bên Đông và Bên Tây.
Trong các bài tường thuật việc Chúa Kitô lập phép Thánh Thể, các thánh ký đã ghi lại một số tác động Chúa Kitô đã làm. Ngày nay phần này đã được ghi lại trong lời mở đầu trước khi truyền phép như sau: "Khi bị nộp và tự hiến chịu khổ hình, Người cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra và trao cho các môn đệ và nói: ... " . Các tác động được ghi lại là: Chúa cầm lấy bánh, và chén rượu, Chúa đọc lời tạ ơn, Chúa bẻ tấm bánh ra, và Chúa trao ban cho các môn đệ. Lời tạ ơn mà Chúa Kitô đọc trong bữa tiệc ly, là lời chúc tụng các vị chủ gia đình đọc trong bữa ăn hằng ngày. Nguời Do thái tạ ơn và ca tụng Thiên Chúa, vì của ăn và vì đất đai Thiên Chúa ban cho. Họ cũng xin Thiên Chúa hoàn tất những gì Ngài muốn làm cho Dân của Ngài.
Ban đầu Giáo hội lời tạ ơn và ca tụng được vị chủ sự đọc lên tùy ý và tùy sức của ngài. Dần dần một số công thức được thành hình như bản văn Kinh nguyện thánh thể trong sách Truyền thống các tông đồ của thánh Hippolitô, cuối thế kỷ thứ II, mà ngày nay trở thánh Kinh nguyện thánh thể thứ II, mà chúng ta đọc trong Sách Lễ Rôma. Kinh nguyện thánh thể được ghi lại trong Sách truyền thống các Thánh Tông đồ (Traditio apostolica) của thánh Hippolitô thành Rôma; sau đó có Kinh nguyện thánh thể thứ I hay lễ Quy Rôma. Thế rồi vào khoảngthế kỷ thứ IV và thứ V có rất nhiều Kinh nguyện thánh thể được thành hình. Khả năng sáng tác Kinh nguyện thánh thể rất dồi dào, nhất là bên phụng vụ Đông phương, như Kinh nguyện thánh thể của Thánh Basiliô. Bên Rôma, chúng ta có được rất ít dấu tích của Kinh nguyện thánh thể, ngoài Kinh nguyện thánh thể thứ I hay Lễ Quy Rôma. Kinh nguyện thánh thể thứ I cũng rất lâu đời, từ thế kỷ thứ IV. Còn Kinh nguyện thánh thể thứ III và thứ IV, là những sáng tác mới dựa theo một vài mẫu của phụng vụ bên Đông.
Về hình thức kinh nguyện thánh thể, chúng ta có thể nói cách tổng quát rằng, hình thức tạ ơn trong bữa ăn theo tục lệ của người Do thái đã phần nào ảnh hưởng tới hình thức văn chương của Kinh nguyện thánh thể kitô giáo. Người Do Thái đã có công thức tạ ơn khi dùng bữa ăn, như lời chúc tụng khi uống tuần rượu thứ I và khi bẻ bánh chia cho nguời đồng bàn: "Chúc tụng Chúa là Thiên Chúa chúng con, vua vũ trụ, vì Chúa ban cho chúng con hoa quả của cây nho; Chúc tụng Chúa là Thiên Chúa chúng con, vua vũ trụ, vì Chúa làm sinh ra bánh này từ ruộng đất".
Và sau bữa ăn, họ đọc lời chúc tụng sau đây: "Chúc tụng Chúa, Lạy Chúa, Thiên Chúa chúng con, vua vũ trụ, vì Chúa nuôi tất cả thế giới vì lòng tốt của Chúa, do lòng nhân ái của Chúa, do lòng thương xót của Chúa. Chúc tụng Chúa, đã nuôi tất cả chúng con. Chúng con cảm tạ Chúa, lạy Chúa, là Thiên Chúa chúng con, vì Chúa đã ban cho chúng con phần gia nghiệp là mảnh đất dễ thương, có giá và rộng rãi, vì Chúa ban cho chúng con giao uớc, lề luật, sự sống và lương thực. Ví tất cả những thứ đó, chúng con tạ ơn Chúa và chúc tụng thánh danh Chúa muôn đời. Chúc tụng Chúa, Lạy Chúa, vì xứ sở này và vì lương thực nuôi sống chúng con".
Sau đó họ khẩn nài ơn lành Chúa ban cho họ: "Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, xin thương xót Israel dân Chúa, xin thương xót thành Giêrusalem, thành trì của Chúa, xin thương xót Sion, nơi vinh quang Chúa ngự, xin thương tái thiết Giêrusalem".
Chúng ta có thể nói rằng Chúa Giêsu, trong bữa tối sau hết, cũng đã đọc lời chúc tụng này.
Trong phạm vi Kinh nguyện thánh thể, vào thời kỳ đầu, các kinh nguyện thánh thể chúng ta biết được đã có những điểm giống nhau với lời chúc tụng của người Do thái. Nhưng nội dung đã đổi thành lời chúc tụng vì Chúa Giêsu, vì công việc cứu rỗi của Ngài. Như trong Kinh đọc khi cử hành thánh thể, lời chúc tụng trên chén nói như sau:
"Chúng con tạ ơn Chúa, Lạy Cha,
vì nhánh nho thánh thiện này thuộc nhà Davít, tôi tớ của Chúa,
mà Chúa dã mặc khải cho chúng con nhờ Chúa Giêsu, tôi tớ của Chúa.
Tôn vinh Cha muôn đời!".
Do đó các nhà học hỏi phụng vụ đã kết luận Kinh nguyện thánh thể kitô giáo đã phần nào gợi hứng từ Lời chúc tụng trong bữa ăn của người Do thái, cùng chúc tụng Thiên Chúa vì những kỳ công của Ngài và tạ ơn Chúa, vì Chúa Giêsu Kitô và ơn cứu chuộc do Ngài mang lại.
III. CÁC KINH NGUYỆN THÁNH THỂ TRONG SÁCH LỄ RÔMA
Trong Nghi thức cử hành Thánh lễ, Kinh nguyện thánh thể là trung tâm của tất cả buổi cử hành, như văn kiện Các Quy Chế tổng quát Sách lễ Rôma số 54 nói như sau: "Bây giờ bắt đầu diểm trung tâm và cao nhất của toàn bộ việc cử hành nghĩa là chính Kinh nguyện thánh Thể (Kinh tạ ơn), gồm có việc tạ ơn và thánh hóa".
Vì thế chúng ta sẽ nói về phần này trong cái nhìn, thánh lễ và đời sống thánh hiến.
1. Các Kinh nguyện thánh thể trong Sách lễ Rôma
a) Tôi xin nhắc lại đây là trong Sách lễ Rôma, chúng ta có những Kinh nguyện thánh thể sau đây:
• Kinh nguyện thánh thể I (hay Lễ Quy Rôma), Kinh nguyện thánh thể II, Kinh nguyện thánh thể III và Kinh nguyện thánh thể IV. Kinh nguyện thánh thể I (khoảng thế kỷ thứ V, và được dùng từ đó cho tới ngày nay) và Kinh nguyện thánh thể II (từ khoảng giữa thế kỷ III) là Kinh nguyện thánh thể lâu đời nhất trong phụng vụ Rôma. Kinh nguyện thánh III và IV là những bản văn mới sau Công đồng chung Vaticano II. Kinh nguyện thánh thể III sáng tác theo mẫu một Kinh nguyện thánh thể bên phụng vụ đông phương. Kinh nguyện thánh thể IV là bản văn mới hoàn toàn, có nội dung thần học rất sâu xa trình bày kế đồ cứu rỗi của Thiên Chúa và Thánh thể là tột dỉnh của kế đồ này, vì cử hành chính mẩu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô, và Chúa Kitô hiện diện qua Mình và Máu Ngài.
• Hai Kinh nguyện dùng trong Thánh lễ mang tính cách thống hối và hòa giải.
• Kinh nguyện thánh thể dùng trong các Thánh lễ cử hành theo các nhu cầu đặc biệt
• 3 Kinh nguyện thánh thể dùng trong các Thánh lễ cử hành với trẻ em.
• 3 Kinh Nguyện Thánh Thể cho các dịp đặc biệt, có nguồn gốc từ Kinh Nguyện Thánh Thể của Giáo Hội tại Thụy Sĩ. Nhưng Bộ Phụng tự đ xem lại v cơng bố cho tồn thể Gio Hội.
2. Các yếu tố chính của Kinh nguyện thánh thể
Kinh nguyện thánh thể được trình bày như là một lời tạ ơn và tôn vinh Thiên Chúa. Ý nghĩa của Kinh nguyện thánh thể là toàn thể cộng đoàn tín hữu kết hiệp với Đức Kitô mà tuyên xưng các kỳ công của Thiên Chúa và hiến dâng hy tế (xc. Những Quy chế Sách lễ Rôma, số 54).
Các phần của Kinh nguyện thánh thể là: kinh tiền tụng, các lời tung hô Thánh thánh thánh, phần khai triển sau kinh tiền tụng, hai lời cầu khẩn Chúa Thánh Thần trước và sau truyền phép, bài tường thuật Chúa Kitô lập phép thánh thể và công thức truyền chức, kinh tưởng niệm và dâng hiến sau truyền phép; việc tưởng nhớ người sống và người chết; sau cùng là lời tôn vinh đại thể kết thúc kinh nguyện thánh thể.
Kinh nguyện thánh thể gồm các phần sau đây:
• Việc tạ ơn, nhất là trong Kinh tiền tụng, vì kỳ công cứu chuộc của Thiên Chúa;
• Lời tung hô: khi đọc kinh Thánh, Thánh Thánh: tạ ơn trong sự hiệp thông với các thánh trên trời
• Lời cầu khẩn Chúa Thánh Thần
i. trước truyền phép: để xin Chúa sai Thánh Thần xuống để làm cho bánh hóa thành Mình Thánh Chúa và rượu trở thành Máu Thánh Chúa Kitô. Khi đọc lời cầu khẩn này, linh mục đặt tay trên lễ vật, một cử chỉ xin ơn Chúa Thánh Thần.
ii.sau truyền phép: để xin Chúa Thánh Thần làm cho những người đón nhận Mình và Máu Thánh Chúa Kitô được hiệp nhất thành một thân thể trong Chúa Kitô.
• Bài tường thuật việc Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể và Lời truyền phép
• Phần tưởng niệm: Giáo hội tuân theo lệnh Chúa Kitô cử hành hy tế làm cho Chúa Kitô hiện thực trên bàn thờ này
• Dâng tiến: Giáo hội dâng lên Thiên Chúa hy tế của Chúa Kitô vừa được làm cho hiện thực trên bàn thờ này
• Chuyển cầu: Khi dâng hy tế của Chúa Kitô, Giáo hội chuyển cầu cho các phần tử của Giáo hội, kẻ sống và người đã qua đời, trong tình hiệp thông với Đức Giáo hoàng, Đức giám mục sở tại, và dân Chúa
• Lời tung hô đại thể: dâng lên Chúa Cha lời tôn vinh cùng với hy tế của Chúa Kitô và trong sự hiệp nhất với Chúa Thánh Thần.
Dân chúng thinh lặng hiệp ý với linh mục và đáp lại: Amen để hiệp ý tôn vinh ca tụng.
II. Ý NGHĨA KINH NGUYỆN THÁNH THỂ
Về ý nghĩa của Kinh nguyện thánh thể, chúng ta có thể đọc được trong Sách lễ Rôma như sau: "Bây giờ bắt đầu điểm trung tâm và cao nhất của toàn bộ việc cử hành nghĩa là chính Kinh nguyện thánh thể, gồm việc tạ ơn và thánh hóa. Linh mục mời giáo dân hướng tâm hồn lên để cầu nguyện và tạ ơn Thiên Chúa... Ý nghĩa của lời cầu nguyện này là toàn thể cộng đoàn tín hữu kết hiệp với Đức Kitô mà tuyên xưng những kỳ công của Thiên Chúa và hiến dâng hy tế" (IGMR, số 54).
Lý do của những lời tạ ơn này là công cuộc cứu chuộc của Thiên Chúa, hoặc một cách tổng quát, hoặc một điểm nào đó trong công cuộc cứu rỗi. Hai tư tưởng tạ ơn và dâng hiến hy tế rất quan trọng và bao trùm tất cả Kinh nguyện thánh thể.
Kinh nguyện thánh thể và đời sống sống thiêng liêng của linh mục và người thánh hiến
Sau khi đã trình bày sơ lược một số điểm về Kinh nguyện thánh thể, mà chúng ta nghe đọc khi tham dự thánh lễ, tôi xin gợi ra những điểm sau đây để áp dụng vào đời sống linh mục, cc người thánh hiến v tín hữu nĩi chung.
Thánh Lễ là nơi ưu tiên để gặp gỡ Chúa Kitô hiến tế
Tư tưởng này đưa chúng ta suy tư về cuộc gặp gỡ thánh thể mà chúng ta thực hiện hằng ngày, mỗi khi đi tham dự Thánh lễ. Chúng ta chiêm ngăm vẻ mặt của Chúa Kitô. Nhưng Thánh Thể giới thiệu cho chúng ta Chúa Kitô nào đây? Kinh nguyện thánh thể trình bày cho chúng ta Chúa Kitô hiến tế theo chương trình cứu độ của Chúa Cha. Ngài đã vâng lời Chúa Cha và vâng lời cho tới chết trên thánh giá để dâng hy tế lên Chúa Cha. Ngày nay qua Kinh nguyện thánh thể, Chúa Kitô còn tái diễn lại hành động hy tế và nhất là tâm tình hiếu thảo tuân phục hoàn toàn từ bên trong đối với Chúa Cha. Hy tế này bây giờ được tái diễn lại qua các dấu chỉ của bánh và rượu. Vì thế tình trạng hiến tế của Chúa lại càng được biểu lộ một cách tận căn hơn nữa. Ngài không chỉ chết đi để hiến tế, mà bây giờ còn thực hiện hiến tế này trong trang thái thật đơn sơ, bé nhỏ và xem ra rất tầm thường.
Vì thế khi tham dự Thánh lễ, khi chiêm ngắm Chúa Kitô hiến tế, các tín hữu và những người thánh hiến, trong bậc sống đặc biệt, càng nhận thấy bị thôi thúc để sống tinh thần hiến tế một cách tận căn hơn. Tình thần này là tinh thần: "Này con xin đến để thực thi ý Chúa!".
Thánh Lễ đem Chúa Thánh Thần đến với chúng ta
Trong Kinh nguyện thánh thể, vai trò của Chúa Thánh Thần được mô tả cách rất rõ ràng qua hai lời cầu khẩn tới Ngài: trước truyền phép và sau truyền phép. Trong cuộc sống của Chúa Giêsu dưới thế, Chúa Thánh Thần đã gắn liền với Chúa Kitô, từ khi Chúa Giêsu thụ thai, sinh ra, trong khi rao giảng Tin mừng, làm phép lạ, cho tới chết. Chúa Thánh Thần cộng tác với Chúa Kitô để đem ơn cứu rỗi cho nhân loại. Ngày này Ngài còn tiếp tục và được ủy thác cho để thánh hóa nhân loại cho tới khi Chúa Kitô lại đến.
Với mỗi người thánh hiến, Chúa Thánh Thần cũng có một vai trò đó. Tất cả các biến cố trong cuộc sống thiêng liêng của họ, tác động của Chúa Thánh Thần thật rõ nét: qua bí tích rửa tội, thêm sức, Thánh Thể, giải tội, xức dầu bệnh nhân. Các công thức bí tích đều gợi tới Chúa Thánh Thần như là tác nhân chính của việc ban ơn bí tích. Như vậy người thánh hiến, mỗi khi tham dự Thánh lễ, nghe đọc lời cầu khẩn Chúa Thánh Thần, họ được nhắc nhở về vai trò của Ngài và việc hợp tác với Chúa Thánh Thần, để xin Chúa Thánh Thần cũng biến đổi họ, như đã biến đổi bánh và rượu nên Mình và Máu Chúa Kitô. Họ cũng xin Chúa Thánh Thần liên kết họ thêm chặt chẽ hơn với Chúa Kitô, như Giáo hội cầu khẩn Chúa Thành Thần làm cho mọi người rước lễ nên một thân thể trong Chúa Kitô.
Thánh Lễ tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Kitô
Kinh nguyện thánh thể có yếu tố tưởng niệm cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa Kitô. Việc tưởng niệm này không chỉ là một việc tưởng nhớ một kỷ niệm trong dĩ vãng, nhưng là một việc làm lại chính cái chết và sống lại của Chúa Kitô. Trong lời tung hô sau truyền phép, chúng ta đọc: "Chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại, cho tới khi Chúa lại đến". Phải, chúng ta loan truyền cuộc khổ nạn và sống lại của Chúa, không phải bằng lời nói, bằng môi miệng, mà còn phải làm lại chính cuộc khổ nạn đó nơi chúng ta. Hằng ngày, khi tham dự thánh lễ, người thánh hiến nhớ mình được kêu gọi cách đặc biệt để theo Chúa Kitô chịu đóng đinh và làm cho cuộc khổ nạn của Chúa Kitô trở nên của chính chúng ta. Hành động tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Kitô là hành động sống cuộc khổ nạn đó. Nếu Chúa Kitô còn muốn cuộc khổ nạn của Ngài mỗi ngày được làm lại trong hy tế thánh thể, không phải một lần, nhưng do bao nhiêu linh mục dâng thánh lễ mỗi ngày, thì Ngài cũng muốn chúng ta mỗi ngày chấp nhận cuộc khổ nạn của Ngài nơi chúng ta một cách ý thức hơn và sâu xa hơn. Mỗi lần chúng ta tham dự Thánh lễ là chúng ta dâng hy tế của Chúa Giêsu, thì mỗi lần chúng hiệp dâng chính hy tế cuộc sống chúng ta cho Thiên Chúa. Thánh lễ giúp chúng ta nên giống Chúa Kitô khổ nạn và phục sinh.
Thánh Lễ tăng thêm thái độ chuyển cầu nơi linh mục v con người thánh hiến, cc tín hữu
Khi nghe đọc Kinh nguyện thánh thể, chúng ta thấy có lời chuyển cầu cho Giáo hội, Đức Thánh Cha, Đức giám mục sở tại, các thành phần dân Chúa, cho kẻ sống và kẻ chết và sống trong tình hiệp thông với toàn thể Giáo hội. Điều này chỉ là nói rõ giá trị phổ quát của hy tế thánh thể. Chúa Kitô chết và đổ máu ra để cho nhiều người được tha tội. Khi Giáo hội cầu khẩn cho mọi thành phần của mình, nhờ hy tế của Chúa Kitô, Giáo hội thực thi tác vụ chuyển cầu và giúp Chúa Kitô thực thi tác vụ này trên trần thế này, như ở trên trời Ngài vẫn tiếp tục chuyển cầu cho nhân loại. Lời chuyển cầu này có giá trị và hiệu lực chắc chắn, vì lời chuyển cầu của Giáo hội đi kèm theo việc dâng hy tế của Chúa Kitô.
Người thánh hiến, mỗi ngày dâng hy tế thánh thể, hay tham dự vào hy tế này, họ đang thực hiện tác vụ chuyển cầu mà Giáo hội ủy thác cho họ một cách đặc biệt. Giáo hội muốn cc linh mục, người thánh hiến như là ngừơi bầu của cho anh chị em đồng loại của mình. Vì thế khi tham dự Thánh lễ họ được nhắc nhở cho tác vụ này. Khi họ cử hành các giờ kinh phụng vụ, họ đang thực thi tác vụ chuyển cầu cho thế giới mà Giáo hội ủy thác cho họ.Nhưng lời kinh này sẽ có hiệu lực hơn nếu họ biết kết hiệp với thánh lễ mà họ đã tham dự ban sáng hay ban chiều. Đôi khi có việc đọc chung một giờ kinh phụng vụ trong Thánh lễ, không chỉ nhằm cái tiện, nhưng cho thấy sự hiệp nhất giữa hy tế thánh thể và tác vụ chuyển cầu của giờ kinh phụng vụ và làm cho giờ kinh này có hiệu lực hơn.
Đàng khác, khi tham dự Thánh lễ, linh mục v những người thánh hiến chuyển cầu cho thế giới và cho Giáo hội. Điều này nhắc nhở họ, về sự sẵn sàng của họ trong đời sống biết dâng lời kinh cầu nguyện cho thế giới, các nhu cầu của nhân loại; hay biết thinh lặng trước Thánh Thể để cầu bầu cho một ý chỉ nào đó, hay một người nào đó đang gặp khó khăn trong cuộc sống, nhất là cuộc sống đức tin. Người thánh hiến như vậy là một "Môisen" giữa dân của mình và giữa lòng nhân loại .
Kết luận
Thánh Lễ, qua Kinh nguyện thánh thể, gợi ra cho chng ta những tâm tình, thái dộ căn bản trong đời sống của mình. Họ trtở nên hy tề, tràn đầy Chúa Thánh Thần, sống cuộc khổ nạn của Chúa Kitô và nên người chuyển cầu ơn lành cho nhân loaị. Như vậy Thánh lễ đem lại cho chng ta hướng đi để sống và sức mạnh để thăng tiến cuộc đời của mình.

Bài 11
NGHI THỨC TRUYỀN PHÉP
VÀ VIỆC TƯỞNG NIỆM HY TẾ THÁNH GIÁ
Đi vào nghi thức truyền phép và việc tưởng niệm hy tế Thánh giá, chúng ta đi vào trung tâm điểm của Kinh nguyện thánh thể và của buổi cử hành thánh lễ. Vì thế chúng cố gắng để hiểu thêm về nghi lễ này.
I. LỊCH SỬ NGHI THỨC TRUYỀN PHÉP
Sau khi đọc Lời cầu khẩn Chúa Thánh Thần và đặt tay trên lễ vật, vị linh mục đọc lại bài tường thuật việc Chúa Kitô lập phép Thánh thể trong bữa tiệc ly, trong đó có công thức truyền phép Mình Thánh và Máu Thánh Chúa Giêsu Kitô.
Trong lịch sử việc thành hình nghi thức cử hành thánh lễ, phần đọc lại bài tường thuật việc Chúa lập phép Thánh Thể, là phần khá đồng nhất và giống nhau trong các Kinh nguyện thánh thể được sáng tác ở các vùng khác nhau, bên Đông và bên Tây. Tuy nhiên người ta không thể đọc được một bản văn y hệt giống nhau trong hai Kinh nguyện thánh thể. Các bản văn này lấy nguồn chính thức trong Phúc âm nhất lãm và thư gửi Corintô I, với một số đeỉm từ các chỗ khác trong Tân ước, hay các tác giả Kinh nguyện thêm vào để tăng cường một vài quan niệm thần học hay một thái độ phải có đối với Thánh Thể.
Tại Giáo hội ở Rôma, chúng ta có được chứng cớ đầu tiên trong Sách Truyền thống các tông đồ, vào khoảng thế kỷ thứ 3 của thánh Hippolito thành Rôma. Trong sách này, chúng ta có một Kinh nguyện thánh thể. Bài tường thuật việc lập phép Thánh Thể được thánh Hippolito diễn tả như sau: "Trong khi tự nộp mình chịu khổ hình, để phá hủy sự chết và đập tan xiềng xích của ma quỷ, đạp tan hỏa ngục dưới chân, dẫn đưa các người lành tới vùng ánh sáng, xác định luật đức tin và bày tỏ sự sống lại, Người cầm lấy bánh, tạ ơn Cha và nói: Các con hãy cầm lấy mà ăn, này là Mình ta bị đánh ra tan nát vì chúng con". Cùng một thể thức ấy, đối với chén, Người nói: Này là máu Ta đổ ra cho các con. Khi các con làm việc này, các con hãy làm mà nhớ đến ta".
Sau đó vào thế kỷ thứ 7 trong Kinh nguyện thánh thể thứ I, bài tường thuật việc Chúa Kitô lập phép Thánh Thể được ghi lại và như chúng ta thấy trong Sách lễ Rôma ngày nay.
Thường bài tường thuật này có mở đầu bằng nhớ đến Chúa Kiot và chịu nạn và đi theo với việc tưởng niệm và dâng hy tế.
II. Ý NGHĨA VIỆC ĐỌC LẠI BÀI TƯỜNG THUẬT VIỆC LẬP PHÉP THÁNH THỂ
Khi thuật lại việc Chúa Kitô, ngoài mục đích nhớ lại khung cảnh và hành động Chúa Kitô đã làm xưa, nghi thức này còn ghi lại chính lời Chúa Kitô đã nói xưa khi lập phép Thánh Thể và ngày nay trở thành công thức truyền bánh nên Mình Thánh Chúa Kitô và rượu nên Máu Chúa Kitô. Đây là sự biến đổi thức sự và làm cho có hy tế thánh giá trên bàn thờ.
Sự biến đổi này có tính cách tận căn, vì chất bánh không còn nữa, mà đã là Mình Chúa Kitô; chất rượu cũng không còn nữa, mà đã nên Máu thánh Chúa Kitô. Đó là hiệu quả của lời truyền phép.
Như vậy nghi thức này được coi là trung tâm của buổi cử hành Thánh Thể. Và nó cũng gợi ra cho chúng ta ý nghĩa thiêng liêng cho đời sống của chúng ta.
IV. VIỆC BIẾN ĐỔI TẬN CĂN ĐỂ THEO CHÚA KITÔ
Nghi thức truyền phép gợi ra cho chúng ta sự biến đổi mà Chúa Giêsu Kitô đã thực hiện qua lời truyền phép của linh mục. Như vậy hánh thể là biến đổi. Và những ai lãnh nhận Thánh Thể cần biến đổi đời sống mình nên giống Chúa Kitô, như bánh hoàn toàn nên một chất khác, đó là Mình Thánh Chúa, và rượu nên một chất khác, là Máu Chúa Kitô. Biến đổi đây là biến đổi nên như Chúa Kitô và nên giống Chúa Kitô. Đây là một ước mong của mỗi người chúng ta. Đây cũng là một hành động chúng ta làm hằng ngày.
Điều này có thể được thực hiện qua việc chiêm ngưỡng cuộc đời của Chúa và các biến cố đời sống Chúa Kitô. Khi chiêm ngắm các biến cố này, chúng ta biết được những hành động, tâm tình, lối suy tư, cách phán đoán của Chúa. Chúng ta đem những tâm tình đó vào trong đời sống hằng ngày của mình.
Các thánh là những người đã thường xuyên chiêm ngắm cuộc đời của Chúa, và cố gắng đem vào cuộc đời những nét tiêu biểu của cuộc sống của Chúa. Rồi một ngày nào đó, các ngài được thu hút bởi một biến cố đặc biệt. Từ đây đã sống trọn vẹn cho biến cố này, kết hiệp hoàn toàn với Chúa Kitô qua biến cố này.
Chúng ta không có được những ơn lạ này, nhưng một điều chúng ta có thể làm được, đó là suy niệm và chiêm ngắm cuộc đời của Chúa Kitô, làm đi làm lại nhiều lần để trở nên quen thuộc, trở nên gần gũi và như là chính cuộc đời của ta.
V. TINH THẦN HY TẾ TRONG ĐỜI SỐNG
Một điều khác nghi thức truyền phép gợi ra cho chúng ta: đó là tinh thần hiến tế của Chúa Kitô. Khi truyền phép, Chúa Kitô hiện diện, nhưng sự hiện diện này là một sự hiện diện có tính cách hiến tế. Vì thế khi chúng ta muốn sống nghi thức truyền phép, cần lưu ý tới tinh thần hiến tế trong cuộc đời của mình. Tinh thấn này được thể hiện trong những điểm sau đây:
• có sự sát tế, từ bỏ để nên lễ vật;
• có tính cách tôn thờ Thiên Chúa, là một hành động tôn thờ;
• có tính cách tự nguyện nơi chúng ta
Đời tu được coi như là lễ hiến tế dâng lên Thiên Chúa. Vì thế cần mang những nét của một hy tế. Có sự sát tế: qua các đau khổ, của mình; có tính cách tôn thờ: đời tu là một hành động tôn thơ Thiên Chúa; có tính cách tự nguyện trước nhan Thiên Chúa.

Bài 12
KINH NGUYỆN THÁNH THỂ
CÁC LỜI CẦU KHẨN CHÚA THÁNH THẦN
Một yếu tố khác trong Kinh nguyện thánh thể, đó là hai lời cầu khẩn Chúa Thánh Thần trước và sau truyền phép. Riêng Kinh nguyện thánh thểthứ I, lời cầu khẩn Chúa Thánh Thần, không được mô tả cách rõ rệt.
I. HAI LỜI CẦU KHẨN CHÚA THÁNH THẦN
Lời cầu khần trước lúc truyền phép xin Thiên Chúa sai Thánh Thần đến để thánh hóa các lễ vật và làm cho nên Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Kèm theo với lời cầu khẩn này còn có cử chị vị linh mục đặt hai tay trên lễ vật. Cử chỉ này đã có trong Cựu Ước và nhất là trong Tân ước, để biểu thị uy quyền của Chúa Thánh Thần.
Còn với lời cầu khẩn Chúa Thánh Thần sau truyền phép, Giáo hội cầu xin Thánh Thần thánh hóa và hiệp nhất những ngườ sẽ rước Mình và Máu Thánh Chúa Kitô để họ trở thành một thân mình trong Chúa Kitô.
II. LỊCH SỬ CÁC LỜI CẦU KHẨN CHÚA THÁNH THẦN TRONG KINH NGUYỆN THÁNH THỂ
Về phương diện lịch sử, chúng ta có thể nói rằng, lời cầu khẩn Chúa Thánh Thần là một biến thể từ yếu tố của kinh chúc tụng tạ ơn và cầu xin trong truyền thống Do thái. Khi việc cử hành thánh thể tách rời khỏi truyền thống Do thái, thì lời chúc tụng dần dần đã biến đổi từ hình thức tới nội dung.
Về hình thức đây là một lời kinh tạ ơn được thành hình theo lời kinh chúc tụng của người Do thái đọc trong bữa ăn, gồm có hai phần là tạ ơn và xin ơn. Về nội dung, Kinh nguyện thánh thể mang tính cách kitô học, nghĩa là tạ ơn vì ơn cứu rỗi ban cho nhân loại qua Chúa Giêsu Kitô.
Trong phần cầu xin, Kinh nguyện Thánh Thể, đã dâng lên Thiên Chúa nhiều ý nguyện, mà chính yếu là xin ơn Chúa Thánh Thần .
Một lời cầu khẩn Chúa Thánh Thần trong Kinh nguyện thánh thể của Thánh Basilio, Alexandria, có thể là mẫu cho các lời cầu khẩn Chúa Thánh Thần về sau này. Lời cầu khẩn đọc lên như sau: "Xin Chúa rủ lòng thương xót mà sai Thánh Thần đến trên chúng con và trên các lễ vật được dâng tiến đây. Xin Ngài chúc phúc các lễ vật này, thánh hóa và thánh hiến bánh này như là thân mình đáng kính và riêng của Chúa chúng con, là Thiên Chúa và là Chúa cứu chuộc chúng con, Đức Giêsu Kitô; và chén này như là máu cực thánh và của Chúa chúng con, là Thiên Chúa, và là Chúa cứu chuộc chúng con, Đức Giêsu Kitô, đổ ra vì sự sống của thế gian. Và cả chúng con nữa, là những người tham dự và Mình và chén này, xin làm cho chúng con hiệp nhất với nhau trong việc hiệp thông vào cùng một Chúa Thánh Thần".
Từ lời kinh này, chúng ta có các yếu tố sau đây:
1. Chúa Cha được cầu khẩn ban Thánh Thần
2. xuống trên chúng con
3. xuống trên lễ vật
- để thánh hóa, chúc phúc
- để nên Mình và Máu thánh Chúa Kitô
4. như vậy việc tham dự vào Mình vào Máu thánh Chúa, sẽ tạo ra sự hiệp nhất mọi người vào trong cùng một Chúa Thánh Thần.
Về sau này, một điểm chung trong các Lời cầu khẩn Chúa Thánh Thần là việc Thánh Thần thánh hóa lễ vật để những ai tham dự vào cũng sẽ được thánh hóa.
Từ đây, Lời cầu khẩn Chúa Thánh Thần được chia thành hai: trướcc truyền phép: xin Chúa Cha sai Thánh Thần xuống thánh hóa lễ vật và biến thành Mình và Máu thánh Chúa Kitô. Còn Lời cầu khẩn sau truyền phép, xin ơn hiệp nhất thành một thân thể trong Chúa Thánh Thần giữa những người lãnh nhận Mình và Máu thánh Chúa Kitô.
III. Ý NGHĨA CÁC LỜI CẦU KHẨN CHÚA THÁNH THẦN TRONG KINH NGUYỆN THÁNH THỂ
Với những điều vừa nói trên đây, chúng ta đã hiểu được ý nghĩa của Lời cầu khẩn Chúa Thánh Thần trong Kinh nguyện thánh thể. Giáo hội đã cầu khẩn Chúa Thánh Thần trong lúc quan trong nhất trong thánh lễ và trong việc quan trọng nhất, đó là xin Thánh Thần biến đổi bánh và rượu nên Mình và Máu thánh Chúa Kitô. Ngày xưa trong bữa tiệc ly, Chúa Kitô đã đọc lời truyền phép, và việc này Ngài đã làm với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Vì Thánh Thần Chúa, như lời ngôn sứ Isaia nói, tràn ngập Đức Messia. Ngài nay Chúa Kitô trao phó việc cử hành thánh thể cho Giáo hội, và Giáo hội đã thành khẩn kêu cầu Chúa Thánh Thần trợ giúp.
Ngày xưa Mẹ Maria đã được thần sứ Gabriel loan báo Thánh Thần sẽ ngự trên Mẹ và việc Mẹ thu thai sinh Chúa Kitô Ngôi Lời nhập thể, là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Ngày nay Giáo hội cũng xin Chúa Thánh Thần đến để làm cho Chúa Kitô sinh lại trên bàn thờ, không phải một lần, những mỗi lần có linh mục dâng thánh lễ.
Việc đặt tay là biểu hiệu quyền lực và hoạt động của Chúa Thánh Thần, vì thế phụng vụ đã dùng cử chỉ này trong việc cử hành một số bi tích và phụ tích: như đặt tay trên các tiến chức chịu chức phó tế, linh mục và giám mục, đặt tay khi ban bí tích thêm sức, khi xức dầu bệnh nhân .... Trong thánh lễ việc đặt tay trên lễ vật cũng có mục đích để trao ban Chúa Thánh Thần. Ngàu đến, không phải chỉ để ban ơn và sức mạnh, nhưng là để ban chính Đấng là nguồn mạch các ơn lành và là Chúa các chúa.
Như vậy ý nghĩa của Lời cầu khẩn Chúa Thánh Thần mang một ý nghĩa khá rõ ràng và làm cho chúng ta lưu tâm đặc biệt khi tham dự thánh lễ, tới lúc đọc lời cầu khẩn này, trước và sau khi truyền phép Mình thánh.
IV. CHÚA THÁNH THẦN TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI TÍN HỮU, LINH MỤC VÀ THÁNH HIẾN
Từ suy tư về Lời cầu khẩn Chúa Thánh Thần trong thánh lễ, chúng ta có thể rút ra một số điểm áp dụng vào trong cuộc sống tu trì của chúng ta.
1. Chúa Thánh Thần biến đổi chúng ta nên Chúa Kitô
Từ Lời cầu khẩn Chúa Thánh Thần trước truyền phép, để Ngài biến đổi bánh và rượu nên Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, chúng ta cũng nhận thấy vai trò của Chúa Thánh Thần trong đời sống chúng ta. Mỗi người cũng sẽ cầu xin Chúa Thánh Thần biến đổi con người của mình nên nhu Chúa Kitô. Việc nên giống Chúa Kitô là một linh đạo mà Phaolô nhấn mạnh rất nhiều. Thánh nhân cố gắng mặc lấy hình ảnh của Chúa Kitô nơi mình, mang lấy sự đau khổ của Chúa Kitô nơi mình. Thánh nhân cũng khuyên nhủ các tín hữu hãy nên giống Chúa Kitô, hãy bắt chước thánh nhân, như chính thánh nhân đã bắt chước Chúa Kitô.
Điều này tự sức chúng ta không thể làm được, vì chúng ta bắt chước Mẹ Maria, để Chúa Thánh Thần đem Chúa Kitô đến trong đời sống chúng ta, làm cho chúng ta nên giống Chúa Kitô mỗi ngày thêm hơn nữa. Chúa Thánh Thần là Thày, là người thợ tài ba để làm cho chúng ta nên như Chúa Kitô. Ngài biết Chúa Kitô, Ngài biết chúng ta. Ngài đã là Đấng sáng tạo nên chúng ta. Vì thế Ngài biết hình ảnh nguyên thủy nơi chúng ta là gì. Bây giờ phải sửa chữa thế nào cho trở lại hình hài cũ mà Thiên Chúa đã đặt để nơi chúng ta.
Vì thế chúng ta phải cầu xin ơn Thánh Thần uốn nắn chúng ta mỗi ngày giống hình ảnh Chúa Kitô.
2. Chúa Thánh Thần làm cho ta trưởng thành trong đời sống đức tin
Chúng ta cầu xin nhiều với Chúa Thánh Thần, nhưng có lẽ phải cầu xin đặc biệt ơn được nên trưởng thành trong đời sống đức tin. Một trong những lý do của bí tích thêm sức, là làm cho người tín hữu nên trưởng thành với ơn Chúa Thánh Thần ban cho họ. Điều này không phải chỉ là có được một lần trong khi chịu bí tích thêm sức, nhưng là ơn chúng ta phải xin luôn với Chúa Thánh Thần.
Sự trưởng thành đức tin có được khi tín hữu có được những nguyên tắc do Tin mừng hướng dẫn trong đời sống của mình, khi họ biết áp dụng những nguyên tắc đó trong các hoàn cảnh của đời sống; khi lo cho mình có được các yếu tố căn bản của đời sống đức tin: như cầu nguyện, bí tích, bác ái, khổ chế, thăng tiến bản thân. Tất cả những điều này chỉ có thể có được với ơn của Chúa Thánh Thần.
Đàng khác đời sống trưởng thành còn đòi hỏi một người tín hữu biết nhận định ra rõ rệt các thực tại của Thiên Chúa, các giá trị đạo đức chân chính, các điều phả làm cho đức tin được phát triển. Điều này là ơn của Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta.
3. Chúa Thánh Thần ban ơn hiệp nhất trong cộng đòan
Ơn hiệp nhất là điều mà Lời cầu khẩn Chúa Thánh Thần lúc sau truyền phép nhắm tới: xin cho các người tham dự cùng một bánh và một chén được Thánh Thần làm cho nên một với nhau.
Vậy mỗi lần tham dự thánh lễ, các phần tử của xứ đạo, của cộng đoàn phải ý thức xin ơn này và cố gắng sống điều mình xin. Chúa Thánh Thần là nguyên ủy của sự hiệp nhất.
VIỆC TÔN KÍNH CHÚA THÁNH THẦN
TRONG PHỤNG VỤ VÀ TRONG SÁCH LỄ RÔMA
Mỗi năm Giáo hội Mừng Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, vì thế hôm nay chúng ta muốn hỏi một số điểm về việc tôn kính Chúa Thánh Thần trong phụng vụ. Vậy Phụng vụ đã diễn tả thế nào về viêc tôn kính Chúa Thánh Thần ?
Câu hỏi này cần một câu trả lời thật sâu rộng và thật dài . Vì thế chúng ta cần giới hạn vào trong Sách lễ Rôma mà thôi. Vì khi nói về Chúa Ba Ngôi trong phụng vụ, thì cũng đã nói về Chúa Thánh Thần rồi.
Nói chung một điểm rất quan hệ mà công cuộc canh tân phụng vụ đã đạt được, đó là làm nổi bật vai trò của Chúa Thánh Thần. Lời cầu khẩn Chúa Thánh Thần được coi là trọng tâm của các buổi cử hành bí tích. Ngay sách Giáo lý chung của Giáo hội công giáo cũng dành cả bốn trang để nói về Chúa Thánh Thần trong việc cử hành các bí tích, trong khi đó một trang để nói về Chúa Cha và hai trang để nói về Chúa Kitô. Điều này cho thấy đang có một phát động mới trong Giáo hội liên hệ tới ý thức về Chúa Thánh Thần trong Giáo hội và trong thế giới hôm nay, điều mà thời trung cổ đã lãng quên.
Bây giờ chúng ta trở lại với Sách Lễ Rôma. Trong khi phân tích Sách lễ Rôma, chúng ta sẽ nói tới các lễ nói trực tiếp nói lên lòng tôn kính Chúa Thánh Thần và các Kinh nguyện thánh thể.
Về các lễ liên hệ trực tiếp tới Chúa Thánh Thần, chúng ta có các lễ sau đây : Lễ Chúa Kitô chịu phép rửa; lễ Hiện xuống; lễ cử hành khi ban bí tích thêm sức và ba lễ ngoại lịch kính Chúa Thánh Thần.
Trong lễ Chúa Kitô chịu phép rửa, Chúa Thánh Thần được trình bày như thế nào ?
Về lễ này, chúng ta nhận ra nội dung của biến cố đầu tiên trong cuộc đời công khai của Chúa Kitô, đó là việc thánh hiến Chúa Kitô và khai mạc sứ vụ rao giảng cứu rỗi của Ngài. Ở đây các Phúc âm nhất lãm đã trinh bày Chúa Ba Ngôi cách thật rõ rệt : như tiếng Chúa Cha nói với và nói về Chúa Kitô; Chúa Thánh Thần xuất hiện như chim bồ câu. Chi tiết trình bày Chúa Thánh Thần dưới hình chim bồ câu còn được nhận ra trong Kinh nguyện đầu lễ, trong Kinh tiền tụng. Chúa Thánh Thẩn ngự đến trên Chúa Kitô để thánh hiến và đễ cùng hợp tác với Chúa Kitô trong công cuộc cứu rỗi nhân loại.
Còn trong lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Giáo hội đã cho ta biết gì về Chúa Thánh Thần ?
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống có hai bản văn lễ : Lễ Vọng chiều hôm trước và Thánh lễ ban ngày. Trong lễ trọng này, chúng ta nhận ra tính cách duy nhất của biến cố phục sinh và biến cố hiện xuống. Đây là một điểm quan trọng mà công cuộc canh tân phụng vụ đã lấy lại truyền thống của thế kỷ đầu, một truyền thống có nguồn từ kinh thánh.
Trong thánh lễ vọng chiều hôm trước, Chúa Thánh Thần được mô tả như là ngọn lửa soi chiếu mọi người đã được tái sinh ( Lời nguyện đầu lễ), là Đấng được ban cho chúng ta để an ủi nâng đỡ chúng ta (Rm 8,22-23), Đấng làm cho Dân giao ước mới thành Dân cứu thế, vì từ nơi tâm hồn họ, một mạch nước vọt lên, tức là Chúa Thánh Thần (Ga 7,37-39). Như vậy đích điểm của việc nhập thể của Chúa Kitô, là chính việc ban Thánh Thần cho nhân loại. Các giáo phụ đông phương đã hấn mạnh tới diểm này. Chính vì thế trong lời nguyện hiệp lễ Giáo hội đã cầu xin để việc rước Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, ban cho tín hữu được lòng nhiệt thành hăng say của Chúa Thánh Thần.
Sang tới thánh lễ ban ngày của Ngày lễ hiện xuống, với Phần phụng vụ Lời Chúa, chúng ta đọc lại chính biến cố Chúa Thánh Thần xuống nơi các Tông đồ tại nhà tiệc ly (Cv 2,1-11); rồi bải đọc hai nói tới việc chúng ta được rửa tội trong một Thánh Thần duy nhất (1Cr 12,2-13). Sau cùng bài Sách Tin mừng trích từ Phúc âm theo Thánh Gioan, tường thưật cuộc hiện ra của Chúa Kitô sống lại chiều ngày lễ Phục sinh. Ngài thổi hơi trên các tông đồ và ban Thánh Thần cho họ để sai họ đi rao giảng ơn tha tội và thực hành quyền tha tội này (Ga 20,19-29). Đây cũng chính là bài Phúc âm đọc trong ngày lễ Phục sinh.
Trong Phần phụng vụ Thánh Thể, qua các lời nguyện, chúng ta nhận ra một điểm khá quan trọng , đó là vai trò của Chúa Thánh Thần trong đời sống tín hữu và đời sống của Giáo hội, khi Ngài soi sáng để hiểu biết các chân lý mặc khải, để hiểu biết sâu xa mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, việc chúng ta được nên con cái Thiên Chúa, như Thánh Phaolô và Thánh Gioan đã nhấn mạnh (Lời nguyện trên lễ vật). Lời Kinh này được đọc lên như sau : Lạy Chúa, xin thực hiện lời hứa của Thánh Tử Giêsu Kitô, mà cử Thánh Thần đến giúp chúng con thấu hiểu mầu nhiệm hy lễ và hướng chúng con tới chân lý vẹn toàn .
Kinh Tiền tụng và Lời nguyện đầu lễ, Lời nguyện hiệp lễ, cũng như Kinh Cùng Hiệp thông trong Kinh nguyện Thánh Thể thứ I, cùng nhắc lại ơn ban đầu và hữu hình ban cho Giáo hội , tức là chính Thánh Thần. Nhưng Giáo hội không chỉ ngừng lại ở việc tưởng nhớ này, mà tha thiết cầu xin để ơn Thánh Thần tiếp tục hoạt động nơi các tín hữu.
Như vậy các bài đọc SáchThánh và Lời nguyện ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống cho chúng ta nhận ra những hoạt động chính yếu của Chúa Thánh Thần trong Giáo hội, trong đời sống người tín hữu.
Ngoài ra trong cả tuần trước lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, các Thánh lễ cũng như các bản văn Phụng vụ giờ kinh, đều gợi ý tới Chúa Thánh Thần. Như vậy Giáo hội đã chuẩn bị tín hữu mừng đại lễ này cách sốt sắng và với hiểu biết sâu sa về Chúa Thánh Thần. Rồi, sau lễ Hiện xuống, nếu nơi nào muốn , có thể cử hành thánh lễ kính Chúa Thánh Thần trong mấy ngày tiếp liền đó.
Trong phần Kinh nguyện thánh thể, con cũng còn nghe đọc một vài kinh về Chúa Thánh Thần. Vậy những lời Kinh này có ý nghĩa gì đặc biệt không ?
Phải trong Kinh nguyện thánh thể, nhất là Kinh nguyện Thánh Thể II, III và IV của Sách Lễ Rôma, chúng ta có hai lời cầu khẩn Chúa Thánh Thần (Epiclesis) : Lời cầu khẩn trước khi truyền phép và Lời cầu khẩn sau khi truyền phép Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Lời cầu khẩn trước khi truyền phép với cử chỉ linh mục đặt tay trên lễ vật chứa đựng lời cầu của Giáo Hội xin Chúa sai Thánh Thần xuống để biến đổi bánh và rượu nên Mình và Máu Chúa Kitô. Còn Lời cầu khẩn sau khi truyền phép, Giáo hội cầu xin để những người tham dự vào việc rước Mình và Máu Chúa Kitô được biển đổi nên Mình mầu nhiệm duy nhất của Chúa Kitô. Các lời cầu khẩn này có một nền tảng rất vững chắc từ các Giáo phụ. Chúng ta có thể đan cử chứng từ của Phó tế Florus thành Lyon (bên Pháp, chết vào khoảng năm 850) như sau : Người ta cầu xin Thiên Chúa toan năng để lễ vật đặt trền bàn thờ chí thánh và được khẩn nguyện qua bao lời kinh thánh thiêng , do chinh Thánh Thần ngự xuống trên đó, mà được trở nên Thánh Thể tuyệt vời và hoàn toàn , nhờ đó mà được Thiên Chúa chấp nhận giữa các lễ vật  (PL 119, col. 52).
Chúng ta đã nói tới việc linh mục đặt tay trên lễ vật khi đọc lời cầu khẩn trước lúc truyền phép Mình Máu Thánh. Tại sao lại có việc đặt tay như vậy và ý nghĩa của việc đặt tay này ra sao ?
Chị thấy không chỉ trong thánh lễ mà thôi, nhưng trong các nghi thức khác, khi đọc lời cầu nào với Chúa Thánh Thần đều có việc đặt tay, như trong khi truyền chức thánh giám mục, linh mục và phó tế, thì việc đặt tay là chất thể đi liền với lời nguyện thánh hiến. Rối khi ban phép thêm sức, khi xức dầu bệnh nhân, khi ban bí tích giải tội, khi đọc lời hôn chúc trong lễ hôn phối, đặt tay trên các tu sĩ vừa khấn và đọc lời thánh hiến; đặt tay trên các ứng viên lãnh nhận bí tích rửa tội; khi đọc lời thánh hiến trong khi thánh hiến nhà thờ và bàn thờ...
Nghi thức đặt tay này có nguồn gốc từ trong Kinh thánh, như khi ông Maisen chọn 72 vị bô lão (Ds 11,16t), chọn ông Josuê (Ds 27,18tt); như khi các tông đồ đặt tay trên các phó tế (CV 6,6), trên Phaolô và Barnabê...(CV 13,3). Theo truyền thống này, thì tay được coi như là biểu hiệu cho sức mạnh từ con người phát ra, cho quyền lực, cho hoạt động. Và trong truyền thống phụng vụ từ xa xưa việc đặt tay vẫn được dùng trong các nghi thức phụng vụ đi kèm với lời cầu khẩn Chúa Thánh Thần.
Riêng trong Thánh lễ, ngay từ thế kỷ thứ ba, chúng ta đã có chứng cớ rõ ràng trong sách Truyền thống các thánh tông đồ (Traditio apostolica). Khi vị giám mục vừa được tấn phong xong, Ngài đồng tế thánh lễ và đặt tay trên các lễ vật với lời đọc xin ơn Chúa Thánh Thần xuống trên lễ vật . Như vậy cử chỉ đặt tay này nói lên việc Thánh Thần ngự xuống thánh hóa lễ vật là bánh và rượu để biến thành Mình và Máu Chúa Kitô. Cử chỉ này do đó thật ý nghĩa và cần được cử hành các nghiêm trang sốt sắng.
Tóm lại, phụng vụ , nhất là việc cử hành Thánh lễ đã làm nổi bật vai trò của Chúa Thánh Thần, sức mạnh của Ngài và ơn soi sáng của Ngài. Các điều vừa tìm hiễu trên đây chỉ là mở đường để mỗi người tiếp tục tìm hiểu thêm và biết nếm được hương vị siêu nhiên mà các bản văn phụng vụ gợi ra cho chúng ta liên hệ tới Chúa Thánh Thần..

Bài 13
NGHI LỄ HIỆP LỄ
Phần hiệp lễ mang một sắc thái riêng và ý nghĩa riênt, nhưng làm cho phần phụng vụ thánh thể được hoàn toàn.
Phần này cho chúng ta nhiều áp dụng cho cuộc sống thiêng liêng của mình như chúng ta sẽ nhận ra sau đây, và có khi đã có được trong kinh nghiệm bản thân của mình.
I. LỊCH SỬ CỦA NGHI LỄ HIỆP LỄ
Trong các phúc âm nhất lãm, khi tường thuật lại việc Chúa Kitô lập phép Thánh thể, các tác giả thánh đã ghi như sau: "Chúa cầm lấy bánh, tạ ơn bẻ ra và trao cho các mon đệ mà phán". Như vậy trong bài tường thuật này chúng ta đã có hai yếu tố của nghi lễ hiệp lễ, đó là cử chỉ bẻ bánh và cử chỉ trao ban cho các môn đệ. Hai cử chỉ này làm thành nghi lễ hiệp lễ trong thánh lễ.
Vào thế kỷ thứ hai, thánh Giustinô đã mô tả việc rước lễ của cộng đoàn kitô hữu như sau: "Rồi tới việc phân phát và chia sẻ các lễ vật đã được làm nên thánh thể cho mỗi người và đem cho các người vắng mặt do các phó tế" (Justin, Apologie I, ch. 67).
Như vậy nghi thức rước lễ vào thế kỷ thứ II đã có các yếu tố: bẻ bánh, trao cho các người hiện diện rước lễ, mang về cho những người vắng mặt trong cộng đoàn, do các phó tế mang đi.
Tuy nhiên dần dần Nghi lễ hiệp lễ đã có thêm những nghi lễ khác được thêm vào để chuẩn bị cho việc rước lễ của linh mục và giáo dân, như việc đọc Kinh Lạy Cha, việc ban bình an, việc giơ Mình Thánh cho tín hữu thấy.
Việc đọc Kinh Lạy Cha: kinh này được Giáo hội truyền cho các tín hữu đọc trong ngày. Kinh Lạy Cha đã được đưa vào trong thánh lễ từ thế kỷ thứ IV với một lời nhắc nhủ mở đầu. Ở Rôma, lúc đầu, kinh này chỉ dành cho linh mục đọc mà thôi. Về sau mới cho phép toàn thể cộng đoàn cùng đọc với linh mục.
Sau Lạy Cha có một kinh khai triển lời xin cuối cùng của Kinh Lỵ Cha, và đã có từ thời thánh Gregoriô Cả (tk. 6). Ngoài ra còn có một lời nhắcc nhủ trước khi đọc kinh này.
Đây là một kinh thích hợp để đọc trước khi rước lễ, vì co lời cầu xin bánh ăn hằng ngày, và bánh này trước tiên là bánh thánh thể.
Tiếp theo là việc bẻ bánh do linh mục và phó tế, như Chúa đã làm xưa. Vào thế kỷ thứ VII có việc đọc Kinh Lạy Chiên Thiên Chúa do Đức Giáo Hoàng Serge I. Đây như là nói lên mối liên hệ với Chiên vượt qua mới.
Tiếp theo là việc ban trao bình an cho nhau. Đây là truyền thống của phụng vụ Rôma. Và sau đó là việc rước lễ.
Ngày nay về việc rước lễ, sau Công đồng Vaticanô II còn có nói tới việc rước lễ dưới hai hình, việc rước lễ trên tay.
II. Ý NGHĨA VIỆC RƯỚC LỄ
Rước lễ là đón nhận Mình thánh Chúa Kitô, như Ngài đã truyền cho các tông đồ trong bữa tiệc ly. Đây cũng là một cử chỉ của việc dâng hy tế. Thiên Chúa chấp nhận lễ vật của Giáo hội, là hy tế của Chúa Kitô, và ban lại cho họ ơn huệ là Mình và Máu Thánh Chúa Kitô.
Một ý nghĩa khác nữa, đó là biểu lộ sự tham dự trọn vẹn vào hy tế của Chúa Kitô.
III. ÁP DỤNG VÀO ĐỜI SỐNG
1. Rước lễ là hiệp thông với hy tế của Chúa Kitô
Trong cả thánh lễ chúng ta cùng Giáo hội nghe Lời Chúa và dâng hy tế của Chúa Kitô. Có người cho như vậy là đầy đủ rồi, và không cần rước lễ, hay nếu có rước lễ thì càng hay. Nhưng nghĩ như vậy là không được, vì hy tế là của lễ Chúa Kitô dâng lên Chúa Cha, để rồi Chúa Cha nhận lấy và ban phát lại cho con người, như là một sự hiệp thông trọn vẹn.
Vậy khi tham dự thánh lễ, nếu có điều kiện xứng đáng, thì phải cố gắng lên rước lễ. Việc cản trở rước lễ chi do một lý do là khi xét mình thấy có những điều lầm lỗi nặng trong lương tâm, mà chưa được ơn thứ tha qua bí tích thống hối và hòa giải.
Đây là điều Công đồng chung Vaticanô II nhấn mạnh để các chủ chăn giáo huấn tín hữu về việc quan trọng này. Vì có thói quen xưa, đi lễ mà không rước lễ, chỉ vì ngại ngùng hay không muốn, hoặc cho rằng mình không xứng đáng, hoặc rước lễ hoài, có bỏ một vài lần cũng không sao.
2. Rước lễ là hiệp thông với cộng đoàn
Một ơn huệ khác của việc rước lễ, của Thánh Thể là sự hiệp nhất với nhau. Thánh Tôma gọi bí tích thánh thể là bí tích của sự hiệp nhất, đưa các phần tử trong cộng đoàn Giáo hội lại gần với nhau.
Ngày xưa Thánh Phaolô đã quở trách cộng đoàn tại Corintô, biến bữa tiệc thánh thễ, là căn nguyên sự hiệp nhất, thành một dịp phô trương, chia cách nhau giữa người có của và người nghèo. Đó là một sự vấp phạm khá lớn.
Trong Lời cầu khẩn Chúa Thánh Thần sau truyền phép, chúng ta xin ơn để những người tha dự cùng một bánh và chén này biến thành một thân thể trong Chúa Kitô.
Như vậy khi chúng ta rước lễ, chúng ta được mời gọi để nên một với nhau, trong Giáo hội, trong giáo xứ, trong cộng đoàn tu sĩ. Trong thánh ca Ubi caritas et amor, Deus ibi est, Đâu có tình yêu thương, chúng ta thấy sự hiện diện của Thiên đem lại đức ái, tình yêu thương; giờ đây sự hiện diện đó là chính Mình Máu thánh Chúa Kitô hiện diện trong ta, vì thế tình yêu bác ái lại càng phải được thể diễn cách rõ ràng hơn. Thánh ca diễn tả tiếp: chính Chúa Kitô hiệp nhất chúng ta lại, chúng ta hãy yêu thương nhau các chân thành. Chúng ta yêu nhau và làm cho đời sống nên êm dịu ngọt ngào dễ thở. Đừng chia rẽ trong tâm trí, hãy làm biến đi các thiên kiến, những cãi cọ, vì Chúa Kitô ở giữa chúng ta.
Ở đây chúng ta nói tới đời sống cộng đoàn: nó rất êm dịu những cùng rất khó khăn. Những ai đã sống trong đời sống cộng đoàn rồi thì biết thế nào là yêu thương nhau, là hiệp nhất với nhau. Nhưng Chúa Kitô mời gọi chúng ta sống yêu thương và hiệp nhất thực sự chân thành.
• ý thức tất cả đang sống một đoàn sủng
• hiểu biết và thông cảm với nhau: những thiếu sót, những lỗi lầm, những tài năng, những điểm tốt
• khi có điều bất hòa, tìm cách làm hòa lại, hoặc nhờ một trung gian; thầm kín cầu nguyện cho nhau
• beít quên đi lỗi lầm của người khác, khuyết điểm của người khác
• có những giờ giải trí chung, lễ lạy của dòng, của cộng đoàn, của từng cá nhân; những giờ ngồi chung với nhau để ca hát, để kể truyện, những buổi đi dạo chung ở ngoại trời .... sẽ làm giảm bớt các căng thẳng trong cộng đoàn và những giờ mệt nhọc. Hãy cố gắng tham dự nhiệt tình.
Đây là một chứng từ của của chúng ta của Giáo hội trước thế giời ngay nay đang sống chia rẽ giữa các dân tộc giàu nghèo, các lớp người khác nhau. Chứng từ nay cho thế giới biết là mỗi người có thể sống với người khác trong hòa bình và thông cảm.

Bài 14
THÁNH LỄ ĐÃ XONG,
CHÚC ANH CHỊ EM RA VỀ BÌNH AN
Giờ đây chúng ta kết thúc tuần tĩnh tâm, chúng ta sẽ ra về, như trong Nghi thức cử hành thánh lễ, Giáo hội chúc nhu sau: THÁNH LỄ ĐÃ XONG, CHÚC ANH CHỊ EM RA VỀ BÌNH AN. Lời chúc này gợi ý cho chúng ta một vài suy tư để trở về với cuộc sống hằng ngày.
I. BÌNH AN CỦA CHÚA KITÔ PHỤC SINH
Phần kết thúc thánh lễ có điểm giống với biến cố Chúa Kitô phục sinh được tường thuật trong các Phúc âm. Đó là:
• có sự hiện diện của Chúa Kitô sống lại
• có lời chúc bình an
• có sứ mệnh được trao phó.
Điều này chúng ta nhận ra trong bài tường thuật của Luca 24, 36 – 48.
II. SỰ HIỆN DIỆN CỦA CHÚA KITÔ PHỤC SINH
Ngay từ đầu thánh lễ, cộng đoàn tế lễ đã được triệu tập nhân danh Chúa Kitô phục sinh, và được Ngài ở giữa họ. Họ đã lắng tai nghe lời của Ngài, đáp lại tiếng của Ngài; cùng Ngài ca tụng Thiên Chúa, dâng hy tế lên Chúa Cha. Họ lại được đón nhận chính Thịt Máu Ngài làm của ăn của uống. Bây giờ giờ thánh lễ kết thúc, họ được Ngài chúc bình an để a về ra về trong cuộc sống hằng ngày. Cũng chính Chú phục sinh sẽ ở với họ và hướng dẫn họ. Như vậy đời họ gắn bó với Chúa phục sinh. Chính Ngài sẽ là ánh sáng cho họ trong những nẻo đường lạc lõng bơ vơ như người mất hướng, như người không còn mảy may hy vọng, giống như các môn đệ đi làng Emmaus. Chính Chúa phục sinh đồng hành với dân Chúa, bẻ bánh lời Chúa và bánh thánh thể cho dân của Ngài. Điều này tín hữu đã cảm nghiệm được trong suốt buổi cử hành thánh lễ, thì cũng sẽ cảm nghiệm suốt nẻo đường đời trần thế lữ hành.
III. BÌNH AN CỦA CHÚA KITÔ PHỤC SINH
Khi Chúa phục sinh đến với các môn đệ, Ngài thường chào họ: Bình an cho các con! Lời chào này có ý nghĩa đặc biệt, như trong kinh linh mục đọc trước khi ban bình an cho cộng đoàn: không phải sự bình an do thế gian ban tặng, nhưng là sự bình an của Chúa Kitô phục sinh.
Bình an này đã được Chúa Kitô lấy lại nhờ biến cố vượt qua của Ngài. Ngài chết để giao hòa nhân loại với Chúa Cha. Đó là bình an đích thực. Chúa Kitô cũng chết và sống lại để làm cho muôn người nên một. Đó là bình an với anh chị em, do Chúa Kitô thiết lập cho chúng ta. Do đó khi chúc bình an này, chúng ta chúc lại cho nhau và trở nên một trong Chúa Kitô.
Sự bình an theo thánh Augustinô là một sự hài hòa trong trật tự các sự vật. Vậy giờ đây, sau một tuần cùng với Chúa sống lại, chúng ta đã sắp xếp lại trật tự đời sống chúng ta. Lúc này chúng ta được Chúa chúc lành và ban bình an của Ngài cho ta. Chúng ta cảm tạ và giữ mãi sự bình an này.
IV. SỨ MỆNH CỦA CHÚA KITÔ PHỤC SINH
Thường khi Chúa Kitô phục sinh hiện ra với các tông đồ và môn đệ, Chúa trao phó cho họ một sứ mệnh. Ngày nay, Chúa đã hiện diện giữa chúng ta trong cả tuần phòng này cách đặc biệt, lúc này Chúa cũng muốn trao phó cho chúng ta một sứ mệnh.
Sứ mệnh này bao gồm một số điểm sau đây:
• một thánh lễ đi vào cuộc đời mỗi người của mỗi người thánh hiến: như trong những bài suy niệm, sau khi giải thích các nghi lễ, chúng ta đã rút ra một vài áp dụng cho cuộc sống. Bây giờ là lúc về nhà và cố gắng thực hiện các điểm này.
• cuộc đổi mới mỗi người thánh hiến là một thánh lễ: qua việc sống trọn vẹn hành động tận hiến của chúng ta: thuộc về Chúa, tinh thần hy tế, đi đến với người khác.
• ra đi đem bình an của Chúa Kitô phục sinh cho thế giới, cho người gần gũi nhất đối với chúng ta: trong công việc và nhiệm vụ hằng ngày: sống bình an, bác ái với mọi người.
• ra đi loan truyền việc Chúa Kitô chịu chết, sống lại và lên trời: loan truyền ơn cứu rỗi cho thế giới: bằng đời sống chứng từ của niềm tin và tình bác ái.
• niềm vui và hy vọng trong thế giới đầy đau khổ, tai ương. Vì Chúa Kitô phục sinh luôn ở cùng chúng ta.
Như vậy thánh lễ đã hết trong một nghi lễ tại nhà thờ, nhưng còn tiếp tục kéo dài trong đời sống chúng ta. Chúng ta luôn có thể hát lên trong cuộc sống hằng ngày: CHÚA KITÔ ĐÃ SỐNG LẠI THẬT RỒI, ALLELUIA!

Bài 15
CÁC HÌNH THỨC TÔN SÙNG THÁNH THỂ NGOÀI THÁNH LỄ
Từ ngày 18 đến ngày 25 tháng 6 năm 2000 tới này, Đại hội Thánh Thể lần thứ 47 sẽ được cử hành tại Rôma. Nhân dịp này chúng ta muốn xin nói về các hình thức tôn sùng Thánh Thể ngoài Thánh Lễ?
Về các hình thức tôn sùng Thánh Thể ngoài Thánh lễ, năm 1973, Bộ Phụng tự đã công bố Sách Nghi thức Về việc rước lễ và việc tôn sùng mầu nhiệm Thánh Thể ngoài Thánh lễ (De sacra communione et de cultu mysterii eucharistici extra Missam, editio typica 1973). Sách Nghi thức này được soạn theo chỉ thị của Công đồng chung Vaticanô II. Trước đó vào năm 1967, đã có một Huấn thị cũng của Bộ Phụng tự về Mầu nhiệm Thánh Thể (Instr. Eucharisticum Mysterium, 25-5-1967). Huấn thị đưa ra những chỉ thị cụ thể liên hệ tới việc tôn sùng Thánh Thể ngoài giờ cử hành Thánh Lễ. Sách Nghi thức đã lấy lại các chỉ thị này.
Về khía cạnh thần học, đâu là ý nghĩa chính của việc tôn sùng Thánh Thể ngoài Thánh lễ?
Chúng ta có thể đọc lại Sắc lệnh và Phần Nhập đề Sách Nghi thức trên để hiểu biết về ý nghĩa thần học của việc tôn sùng Thánh Thể ngoài Thánh lễ. Ý nghĩa này có thể được tóm vào những điểm sau đây:
• việc cử hành Thánh lễ là nguồn gốc mọi hình thức của việc tôn sùng Thánh Thể. Các hình thức này phải quy vào Thánh lễ;
• Thánh Thể là của ăn thiêng liêng nuôi dưỡng tín hữu và vảo đảm cho cuộc sống đời đời của tín hữu;
• Việc rước lễ ngoài Thánh lễ, nhất là với bệnh nhân, có ý nghĩa như là việc kết hiệp với hy tế của Chúa Kitô được cử hành lại trong Thánh lễ;
• Việc cất giữ Mình Thánh sau Thánh lễ, ngoài mục đích để cho tín hữu đau bệnh và các tín hữu khác, rước lễ, còn có mục đích để giáo hữu đến tôn thờ và việc tôn thờ Thánh thể được coi là việc tôn thờ dành cho Thiên Chúa (cultus latriae);
• Từ đây Giáo hội đã thiết lập những hình thức tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh lễ; các hình thức tôn thờ này mang tính cách công cộng và được cộng đoàn Giáo hội biểu lộ lòng tôn kính Thánh Thể.
Trong các điểm vừa nói trên đây, con thấy có một điểm xem ra có vẻ khó hiểu, đó là việc tôn sùng Thánh Thể mang tính cách một việc tôn thờ dành cho Thiên Chúa. Điều này phải hiểu như thế nào?
Trong thần học, người ta thường chia ra các hình thức tôn kính khác nhau, tùy theo như đối tượng tôn thờ.
• khi chúng ta biểu lộ lòng tôn thờ đối với Thiên Chúa, thì đây là một thái độ thờ lạy và tôn kính. Cách tôn thờ này chỉ dành cho Thiên Chúa mà thôi, tiếng latinh gọi là cultus latriae; sự tôn thờ này bao gồm một sự tùy thuộc hoàn toàn của con người vào Thiên Chúa là Đấng tạo hóa và biểu lộ ra như một bổn phận nội tại;
• một hình thức tôn kính khác, dành cho Đức Mẹ, tiếng latin gọi là cultus hyperduliae;
• sau cùng, có việc chúng ta tôn kính cách thánh, tiếng latin gọi là cultus duliae.
Khi các văn kiện trình bày lòng tôn sùng đối với Thánh Thể như là biểu lộ tôn thờ với Chúa Giêsu Kitô dưới hình bánh và hình rượu, Giáo hội muốn nhấn mạnh tới niềm tin của mình và các tín hữu nơi sự hiện diện đích thực và đặc biệt của Chúa Kitô trong Thánh Thể. Điều này có mục đích để phủ nhận lý thuyết sai lầm của một số người không tin việc Chúa Kitô ngự trong phép Thánh Thể, như các giáo phái Tin lành.
Ngày nay trong Giáo hội, nhất là từ sau Công đồng Vaticanô II, giáo lý này không bị mất đi, nhưng qua một số hành động, thái dộ bên ngoài của một số người tỏ ra thiếu tôn kính đối với Thánh Thể, niềm tin này như bị phai mờ đi., như cung cách của họ khi đến trước Mình Thánh Chúa, khi rước lễ, ....
Đàng khác tín hữu phải nhớ rằng, khi chúng ta tôn thờ Chúa Kitô Thánh Thể, thì không phải làmột hành động tỏ ra với một vị thánh, hay một đồ vật thánh nào. Nhưng là với chính Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể, bây giờ ngự trong bí tích này dưới các dấu hiệu bí tích là bánh và rượu.
Một điểm khác cũng cần được soi sáng thêm, đó là kiểu nói "các hình thức tôn sùng Thánh Thể ngoài Thánh lễ". Chúng ta phải hiểu kiểu nói này như thế nào?
Kiểu nói này nhắc lại tất cả giáo lý của Giáo hội từ ngàn xưa, nhất là trong Công đồng chung Triđentinô và Công đồng chung Vaticanô II, tin rằng Thánh lễ là trung tâm của tất cả đời sống Kitô giáo và đời sống Giáo hội hoàn vũ và Giáo hội địa phương. Vì thế tất cả các bí tích, các thừa tác vụ, các hoạt động tông đồ, truyền giáo trong Giáo hội đều quy hướng về Thánh Lễ. Tất cả phải được cử hành và tổ chức hòa hợp với việc cử hành Thánh lễ (xc. LM, s. 5; PV, s. 13). Việc cử hành Thánh Lễ phải là chú ý đầu tiên của Giáo hội và các mục tử, làm sao để có Thánh lễ khắp nơi. Các vị mục tử phải làm sao để các tín hữu không bị thiệt thòi vì không được tham dự Thánh lễ. Giáo dân phải hết sức quý trọng việc tham dự Thánh lễ, và tham dự khi có thể, kể cả ngày thường trong tuần. Các buổi cử hành Lời Chúa các ngày Chúa Nhật với việc rước lễ, chỉ là trường hợp ngoại lệ khi không thể có linh mục cử hành Thánh lễ. Ngày nay tại một số nơi ở Âu châu, người ta đang quan niệm một cộng đoàn Chúa Nhật không có thánh lễ là một điều thường tình, và như vậy để các thừa tác viên giáo dân thi hành nhiệm vụ của mình.
Đàng khác kiểu nói "các hình thức tôn sùng Thánh Thể ngoài Thánh Lễ" cũng cho thấy rằng, các hình thức tôn sùng Thánh Thể khác phải bắt nguồn từ Thánh lễ và phải quy hướng về đó. Vì thế phải tránh những hình thức tôn sùng không thích hợp, có thể làm cho tín hữu hiểu sai về việc cử hành Thánh Lễ. Sách Nghi thức về việc lễ và việc tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh lễ đã cho những chỉ dẫn cụ thể về từng hình thức tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh lễ.
HỎI: Bây giờ, xin Đức Ông cho biết về những hình thức tôn sùng Thánh Thể nào đuợc cử hành ngàoi Thánh lễ? Có những hình thức nào?
Trong truyền thống phụng vụ, chúng ta có những hình thức tôn sùng Thánh Thể ngoài Thánh lễ, sau đây:
• đó là việc rước lễ ngoài Thánh lễ do người đau ốm và do những tín hữu có lý do chính đáng không thể rước lễ trong Thánh lễ;
• đó là việc lưu trữ Mình Thánh Chúa trong nhà tạm đặt ở nhà nguyện thánh thể, hoặc trong nhà thờ, nhà nguyện;
• đó là việc đặt Mình Thánh để tín hữu chầu:
- với mặt nhật hay với bình đựng Mình Thánh,
- trong một thời gian ngắn hay trong thời gian lâu giờ, hay cả ngày,
- với việc ban phép lành Mình Thánh Chúa hay không có việc ban phép lành Mình Thánh Chúa,
- việc thay phiên chầu trong các giáo phận, theo chỉ thị của đức giám mục giáo phận;
• đó là việc rước kiệu Thánh Thể trong nhà thờ, hay chung quanh khuôn viên nhà thờ, hay qua các ngả đường công cộng, tùy theo hoàn cảnh mỗi nơi; trong chiều thứ năm tuần thánh, sau Thánh lễ, có việc rước kiệu Mình Thánh tới nhà tạm, và đây là việc rước kiệu có từ lâu đời trong truyền thống phụng vụ;
• đó là các Đại hội Thánh Thể theo giáo phận, quốc gia hay quốc tế.
Theo từng cách thế này, Sách Nghi thức đưa ra những chỉ dẫn cụ thể để thực hiện cho thích hợp và ích lợi cho tín hữu, cũng như giúp tín hữu đào sâu đức tin về Thánh Thể.
Chúng ta có thể trưng ra một vài chỉ dẫn cụ thể sau đây.
Các linh mục, khi học trong chủng viện phải được dạy cho biết các chỉ dẫn cụ thể, ở đầu Sách Nghi thức, với những giải thích về ý nghĩa thần học, phụng vụ liện hệ, để thực hiện một cách đứng đắn và ích lợi.
Ở đây chúng ta chỉ trưng dẫn một vài chỉ dẫn cụ thể như sau:
• phải làm cho tín hữu có đức tin sâu xa vào Chúa Kitô hiện diện trong bí tích Thánh Thể; giúp họ loại bỏ những lý thuyết sai lầm về sự hiện diện này; quý mến sự tham dự Thánh lễ và rước lễ trong đó; cổ võ việc chầu Thánh Thể, trong đó có việc đọc lời Chúa, suy niệm trong thinh lặng, đọc một giờ kinh phụng vụ; cổ võ việc thờ lạy Thánh Thể riêng từng cá nhân;
• Lo cho nhà nguyện Thánh Thể được xây cất xứng đáng, giúp cho việc thờ lạy Thiên Chúa. Xếp đặt đèn chầu, hoa cảnh cho nghiêm trang và với sự điều độ.
• Mới đây trong một thư gửi cho một vị giám mục, Bộ Phụng tự và Kỷ luật bí tích đã cho phép tín hữu có thể lần hạt trong giờ chầu Thánh Thể, và muốn họ nhờ việc suy niệm các mầu nhiệm trong cuộc đời Chúa Giêsu, trong đó Mẹ Maria tham dự vào một một cách đặc biệt, và nhờ chính tâm tình của Mẹ Maria, tín hữu tôn thờ Chúa Giêsu cách xứng đáng. Các linh mục phải giải thích cho tín hữu về điều này (xc. Thư gửi cho một vị giám mục, đề ngày 15-1-1997, Prot. 2287/97/L, đăng trong báo Notitiae 34 (1998) tr. 506-520).

Bài 16
THỪA TÁC VIÊN GIÚP LỄ
Ngày 2 tháng 8 năm 2006, tại Quảng Trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Beneđcitô XVI đã tiếp hơn 45.000 bạn trẻ giúp lễ đến từ các nước Âu Châu. Trong dịp này Đức Thánh Cha đã ban huấn từ đặc biệt cho các thừa tác viên này. Vậy những người giúp lễ là ai và họ làm gì trong các buổi cử hành phụng vụ?
Phải, đây là cuộc hành hương năm 2006 của các người giúp lễ, chúng ta thường gọi là các lễ sinh, đến từ các nước Âu Châu, như tại Đức (35.000), Áo (2000), Hung Gia Lợi (1500), và các Nước khác như Ý, Bỉ, Thụy Sĩ . . . Tất cả là 17 nước tham dự cuộc Hành hương này. Cuộc hành hương này được tổ chức 5 năm một lần, và bắt đầu lần đầu tiên năm 1935. Mục đích các cuộc hành hương này nhằm chăm lo mục vụ cho các người giúp lễ tại các quốc gia, các giáo phận và trong các họ đạo. Khẩu hiệu cho cuộc hành hương năm nay là "Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống".
Khi đáp từ Đức Cha Martin Gachter, Giám mục Phụ tá Giáo phận Basel, Đức Thánh Cha đã nhắc lại kỷ niệm cách đây hơn 70 năm, khi Ngài cũng là một Lễ sinh trong giáo xứ của Ngài.
Trong dịp này, Đức Thánh Cha đã nói về tu đức của các người giúp lễ, và nhắn nhủ họ như một mệnh lệnh:" Tình yêu mà các con nhận được trong phụng vụ, hãy đem tình yêu đó tới mọi người, nhất là những nơi các con thấy còn thiếu vắng và cần phải có tình yêu". Lời nhắn nhủ này phù hợp với Thông điệp của Đức thánh Cha "Thiên Chúa là tình yêu". Đây là hiệu quả của việc giúp lễ, của việc giúp cử hành các bí tích, các buổi cử hành phụng vụ khác, như Đức Thánh Cha sẽ giải thích sau này, khi nói về mối tương quan với các lễ sinh với Chúa Giêsu như là bạn của Chúa Giêsu. Các lễ sinh phải đem tình yêu của Chúa đến trong gia đình, học đường, trong môi trường xã hội; đem tình yêu của Chúa đến với mọi người, nhất là đến với những người không đón nhận được tình yêu nơi người khác, những người đau khổ, sống cô đơn. Như vậy như khi các lễ sinh nhìn thấy linh mục bẻ bánh Thánh Thể ra nhiều miếng nhỏ thế nào, thì họ cũng phải phân chia tình yêu của Chúa Giêsu cho nhiều người như thế.
Đó là lời nhắn nhủ, như là mệnh lệnh gửi tới các lễ sinh. Ngoài ra từ việc giúp lễ, Đức Thánh Cha còn nhắn nhủ gì khác với các lễ sinh, đi từ việc họ được trực tiếp giúp bàn thánh không?
Đức Thánh Cha đã nhắc lại các bài giáo huấn của Ngài trong các cuộc gặp gỡ hằng tuần vào mỗi thứ tư, tức là Ngài đã nói về cách Thánh Tông đồ, từ hai Thánh Phêrô, Phaolô là hai cột trụ của Giáo hội công giáo, sau đó là các Tông đồ khác. Nhưng vào dịp gặp gỡ đặc biệt các Lễ Sinh, Đức Thánh Cha muốn nói về một điểm chung của các Thánh Tông đồ: đó là các tông đồ là Bạn của Chúa Giêsu, như các thánh tông đồ xưa. Chính Chúa Giêsu đã gọi các Tông đồ là Bạn của Ngài (xc. Ga 15, 15). Các ông là bạn của Chúa Giêsu, vì các ông sống gần Ngài nên các ông có thể là tông đồ của Ngài và là chứng nhân của Ngài, vì các ông có một mối dây thân tình bạn hữu do Chúa Thánh Thần ràng buộc các ông lại với Chúa Giêsu, nên các ông có thể là tông đồ của Chúa. Chính Chúa Thánh Thần làm cho điều này nên sâu xa bền vững, vì chúng ta biết rằng Chúa Giêsu đã ở trong phụng vụ, ở trong các bí tích, nhưng Chúa Thánh Thần sẽ tăng cường sự hiểu biết này nơi mỗi người.
Từ đây Đức Thánh Cha đưa tới hệ luận là: hãy nghe tiếng Chúa Giêsu như là bạn của các lễ sinh, mỗi người theo cách thế khác nhau: có người qua cách thế đặc biệt, trở nên bạn của Chúa Giêsu linh mục của Chúa, đem Chúa Giêsu đến với nhiều người và đem nhiều người đến với Chúa Giêsu qua phụng vụ, qua các bí tích.
Với tất cả nmọi lễ sinh, Đức Thánh Cha nhắn nhủ họ một thái độ phải có khi giúp lễ và các buổi cử hành phụng vụ khác, giúp việc tại bàn thánh Chủa Chúa, nên họ phải biểu lộ như là bạn của Chúa Giêsu: trong phụng vụ, Chúa Giêsu đã ban cho họ Lời của Ngài, nên họ phải học và hiểu biết Lời Chúa, cũng như sống trong đời sống của mình.
Đàng khác, họ cũng phải biểu lộra bên ngoài thái độ hồi tâm khi giúp lễ, khi giúp cử hành các bí tích và các việc đạo đức bình dân, qua những cử chỉ điệu bộ đứng ngồi, đi lại trên cung thánh, khi thưa những câu đối đáp với linh mục, khi hát cùng với cộng đoàn. Tất cả phải làm thật nghiêm trang, khoan thai, sốt sắng, lôi kéo mọi người sốt sắng tham dự vào buổi cử hành phụng vụ để tôn thờ Thiên Chúa.
Các lễ sinh cũnf được Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng, tình bạn này có nguồn và đạt tới tột đỉnh trong bí tích Thánh Thể. Khi giúp lễ, các lễ sinh được ở rất gần với Chúa Giêsu Thánh Thể. Vì thế mỗi ngày hãy ý thức thêm điều này, và đừng làm cho việc giúp lễ nên thói quen, từ đó lễ sinh làm mọi việc cách máy móc, vô ý thức. Chúng ta cũng có thể nói thêm rằng, nhiều khi lễ sinh lại còn đùa dỡn cười cợt khi giúp lễ, làm gương xấu cho các giáo hữu.
Như vậy Đức Thánh Cha đã gợi ý từ chính việc các Lễ sinh được giúp việc bàn thánh, đi lại trên gian cung thánh, để đưa ra những lời nhắn nhủ về thái độ nội tâm họ phải có khi giúp lễ.
Nhưng phụng vụ đã nói gì về các lễ sinh?
Trước tiên, chúng ta phân biệt ra hai bậc theo như giáo luật khoản 230, như sau:
• các thày giúp lễ (acolythe), là những người đàn ông, được đặt cử theo lễ nghi phụng vụ, để lo giúp việc tại bàn thờ (can. 230, 1). Lễ nghi được cử hành theo sách Nghi thức giám mục: "Về việc đặt cử các thừa tác viên đọc sách và giúp lễ, việc nhận các ứng viên chịu chức phó tế và linh mục, về việc chấp nhận luật độc thân" (De Institutione Lectorum et Acolythorum, de admissione inter candidatos ad Diaconatum et Presbyteratum, de sacro caelibatu amplectendo. Typis Polyglottis Vaticanis, 1972).
• Và các người giúp lễ khác được thi hành tác vụ này, khi không có các thừa tác viên giúp lễ nói trên đây (can. 230, 3).
Trong các sách phụng vụ, như Sách lễ Rôma, các sách nghi thức cử hành các Bí tích, Sách phụng vụ các giờ kinh phụng vụ, Sách nghi thức cử hành các phụ tích, khi nói tới các thừa tác viên giúp lễ, thì cũng hiểu theo khoản giáo luật này, trừ khi có những điều gì được nói cách rõ ràng, chỉ dành cho thừa tác viên được đặt cử chính thức theo Lễ nghi.
Trong Sách Lễ Rôma, ấn bản năm 2000, Phần các Quy Tắc tổng quát Sách lễ Rôma, (Institutio generalis Missalis Romani), đã nói tới phận vụ của các thầy giúp lễ trong các số 98. 197-193. 252, và các chỗ khác liên hệ).
Trong Nghi thức cử hành Thánh lễ (Ordo Missae), khi nói tới các thừa tác viên, thì bao gồm các phó tế, các thầy giúp lễ, các thầy đọc sách, và các thừa tác viên khác. Như số 1 của Nghi thức cử hành Thánh Lề nói như sau: "Khi giáo dân tề tựu, linh mục cùng với những người giúp lễ tiến đến bàn thờ, đang khi đó hát (hoặc đọc) ca nhập lễ" (bản dịch năm 1992). Ở đây từ "người giúp lễ" (ministri) phải được áp dụng cho các thừa tác viên khác, như Thày Phó tế, Thày đọc sách, người dâng lễ vật, ca trưởng . . . ), chứ không hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ là người giúp lễ (acolythus) mà thôi.
Như vậy, các người giúp lễ được coi như một thừa tác viên, thi hành một số việc trong khi cử hành Thánh lễ, các bí tích và các buổi cử hành phụng vụ khác. Họ có thể thay thế các thày giúp lễ được chính thức đặt cử trong một số công việc. Trong mỗi sách phụng vụ và các nghi lễ, phần chử đỏ nói rõ các phận vụ, chỗ đứng, khi nào làm các công việc dành cho thày giúp lễ hoặc lễ sinh. Chính vì thế, mỗi lần có các buổi cử hành các nghi lễ mới, cần phải tổ chức các buổi tập dượt trước cho cẩn thận.
Trong phạm vi mục vụ cụ thể, chúng ta có thể gợi ý nào liên hệ tới các lễ sinh không?
Các điều thuộc phạm vi tu đức, thi hành chữ đỏ, Đức Thánh Cha đã nói trong bài huấn từ với các Lễ sinh, như tôi vừa trình bày trên đây. Ở đây tôi chi xin gợi ra một số điểm như sau:
1) Tại Việt Nam việc giúp lễ luôn được quý trọng nơi các trẻ em và gia đình của trẻ em. Họ lo lắng chuẩn bị khi đến phiên được giúp việc trên gian cung thánh, gần bàn thờ. Các bậc làm cha mẹ, cũng thúc giục con em, lo lắng lo áo giúp lễ cho con cái hay đóng góp cho giáo xứ lo chung việc này. Đây là một thói quen đáng lưu ý và bảo toàn.
2) Nên có những lớp huấn luyện cho các lễ sinh theo cấp giáo phận, để giúp hiểu biết về phụng vụ nói chung, việc cử hành các lễ nghi, ý nghĩa các việc phải làm của linh mục chủ sự, của các thừa tác viên khác, phận vụ của các Lễ sinh . . . Tâm tình, thái độ phải có khi thi hành các tác vụ Lễ sinh.
3) Tại nhiều nơi, có thói quen để nhiều Lễ sinh trên gian cung thánh, khi không cần tới, với mục đích làm cho quen với các lễ nghi. Nhưng điều này lại làm chia trí cho các em Lẽ sinh và các người khác, vì các em có thể nói truyện, đùa nghịch ngay trên gian cung thánh khi không làm việc gì. Vì thế cần chia phiên và để đủ số Lễ sinh cho mỗi buổi cử hành phụng vụ.
4) Tại phòng thánh, khi cần nói điều gì, nên nói nhỏ và vừa đủ. Không nói truyện ồn ào trong phòng thánh, nhiều khi làm chia trí cả giáo dân đang đọc kinh ngoài nhà thờ. Tập cho các em có thói quen giữ thinh lặng ngay từ trong phòng thánh.
5) Trước khi ra cử hành phụng vụ, linh mục chủ sự, các linh mục đồng tế và các thừa tác viên khác, giữ thinh lặng, và đọc một kinh để hồi tâm chuẩn bị tâm hồn, rồi, vị chưởng nghi ra hiệu, mọi người xếp hàng ra gian cung thánh. Khi về lại, cũng nên thinh lặng, đọc một kinh tạ ơn, sau đó thinh lặng cởi áo lễ, hoặc áo của các thừa tác viên.

Bài 17
VIỆC ĐỒNG TẾ
Một vài điểm liên hệ tới Linh mục đồng tế
Trong Thánh lễ đồng tế, vị chủ sự đọc lời mời trước Lời nguyện tiến lễ, không như trong Nghi thức Thánh Lễ: "Anh Chị em hãy cầu nguyện để lễ vật của tôi cũng là của anh chị em được Thiên Chúa là Cha toàn năng chấp nhận", mà đọc: "Anh em hãy cầu nguyện để lễ vật của chúng tôi cũng là của anh chị em được Thiên Chúa là Cha toàn năng chấp nhận"? (bản dịch tiếng Việt Nam Sách Lê Rôma, năm 1992 [=SLRVN 92], tr. 428. vì chưa có bản dịch mới ấn bản mẫu 2000). (gạch dưới là của chúng tôi).
Xin hỏi là đọc như thế nào: ". . . Để lễ vật của tôi" hay " ... để lễ vật của chúng tôi"?
Linh mục chủ sự lễ đồng tế vẫn đọc: "lễ vật của tôi cũng là của anh chị em" . . .
Trong thánh lễ đồng tế, ngoài những phần được chỉ định cho các linh mục đồng tế đọc chung với nhau, những phần dành cho một hay hai đồng tế đọc, còn các phần khác, thì các linh mục đồng tế cùng đọc chung với cộng đoàn. Các phần dành cho các đồng tế hay một vài đồng tế đọc, như một vài phần dành cho phó tế hay người giúp lễ khác, mà không có các vị này (xc. Quy tắc tổng quát Sách lễ Rôma = Institutio generalis Missalis Romani, editio typica altera, 1975, SLRVN, 1992, số 160, vì chưa có bản dịch ấn bản latinh năm 2000), khi được mời giảng (ibidem, số 165), khi được cử một vài phần trong Kinh nguyện thánh thể (ibidem, số 175), giúp bẻ Mình thánh (ibidem, số 195).
Nếu không có giáo dân tham dự thánh lễ đồng tế thì các vị đồng tế cùng đọc những lời đối đáp như cộng đoàn vẫn đáp với chủ tế.
Điều này được nói rõ trong khi đọc Lời Tiền tụng: "Cách thức đọc Kinh tạ ơn. 168: Một mình chủ tế đọc lời tiền tụng; nhưng hết mọi linh mục cùng với giáo dân và ca đoàn hát hay đọc kinh: Thánh, Thánh, Chí Thánh" (SLRVN 92, 1992, tr. 49).
Sách nghi thức phải giữ trong thánh lễ đồng tế được soạn vào năm 1965 (Sacra Rituum Congregatio, Ritus servandus in concelebrazione Missae et Ritus Communionis sub utraque specie, editio typica, 7-3-1965), trong Thánh lễ gọi là lễ thường (Missa lecta, phân biệt với lễ Missa sollemnis, Missa pontificalis, các kiểu phân biệt vào năm 1965), khi còn đọc Kinh dưới chân bàn thờ, thì chữ đỏ nói như sau: "97. Kinh đọc dưới chân bàn thờ được đọc như thường lệ do một mình chủ tế cùng với người giúp lễ, khi có hát. Nhưng, nếu không hát, thì có thể đọc luân phiên giữa chủ tế và mọi người có mặt" (s. 97).
Theo các luật này, cũng như khi hiểu ý nghĩa của chữ đỏ về lễ đồng tế, thì chúng ta phải hiểu rằng trong Thánh lễ đồng tế, các linh mục đồng tế cùng với cộng đoàn đọc các phần đối thoại với vị chủ tế, trừ các phần dành cho tất cả các linh mục đồng tế hay cho một vài vị linh mục đồng tế, như trong Nghi thức đồng tế nói tới (xc. Quy tắc tổng quát Sách lễ Rôma = Institutio generalis Missalis Romani, editio typica altera, 1975, SLRVN, số 159: "Bất cứ dưới hình thức nào, Thánh lễ đồng tế cũng phải được cử hành theo những quy luật của Thánh lễ cử hành một mình, trừ những gì phải giữ hay thay đổi sẽ nói sau đây".
Đàng khác, trong Thánh lễ đồng tế, khi chỉ có linh mục đồng tế mà không có giáo dân tham dự, các linh mục làm thành một cộng đoàn phụng tự đặc biệt, nghĩa là cùng dâng một hy tế của Chúa Giêsu như khi mỗi vị linh mục các ngài chủ sự Thánh lễ. Nhưng để việc cử hành này nói lên sự duy nhất và hiệp nhất của chức linh mục, thì sách phụng vụ đã dự trù các nghi thức cho thấy sự hiệp nhất này dưới một vị chủ sự là giám mục, hay một linh mục. Vì thế khi có các lời đối đáp giữa chủ tế chính và các linh mục đồng tế nói lên sư hiệp nhất này, chứ không làm cho thấy các linh muc đồng tế giống như một giáo dân tham dự.
Trong lời mời gọi trước Lời nguyện tiến lễ có nói tới lễ vật của chủ tế và của cộng đoàn giáo dân, hiểu theo tư cách là linh mục chủ tế có chức thánh và giáo dân tham dự theo tư cách tham dự vào chức tư tế cộng đoàn qua bí tích rửa tội. Trong trường hợp chỉ có các đồng tế thôi, thì lời mời này nhắc nhở tới lễ vật của mỗi linh mục đem tới để trong giây lát nữa các ngài sẽ cùng truyền nên Mình và Máu thánh Chúa Kitô.
*********
Tiện đây cũng xin nói tới một vài cách cử hành khác với luật chữ đỏ khi cử hành Thánh lễ đồng tế. Có một số linh mục chủ sư khi đọc tới lời mời trước khi đọc lời nguyện tiến lễ, thì đọc: "Anh em hãy cầu nguyện, để lễ vật của chúng ta được Thiên Chúa là Cha toàn năng chấp nhận" hay "Chúng ta hãy cầu nguyện để lễ vật của chúng ta . . . . .". Hoặc khi ban phép lành, thì đọc: "Xin Thiên Chúa toàn năng . . . ban phép lành cho chúng ta". Tuy nhiên trong nghi thức đã xếp đặt để các phần này dành cho linh mục chủ tế, thì không nên xáo trộn nghi thức. Điều này không muốn làm hạ giá các linh mục đồng tế như đã nói trên đây.
Cũng có những linh mục khi dâng lễ có giáo dân tham dự, thì đọc lời mời gọi này gộp chung cả linh mục với giáo dân, khi đọc: "Anh chị em hãy cầu nguyện đễ lễ vật của chúng ta được Thiên là là Cha toàn năng chấp nhận". Kiểu đọc này, cũng như kiểu dịch trong một số bản dịch tiếng địa phương đã được Tòa thánh nhắc nhở phải dịch trung thành với bản văn latinh.
Hoặc trường hợp khác, trong Thánh lễ đồng tế có giáo dân tham dự, thì vị linh mục chủ sự nào đó lại mời tất cả các linh mục cùng lên ban phép lành cho cộng đoàn. Điều này cũng không đúng với Nghi thức Thánh lễ đã nói: "Chủ tế làm mọi việc cho tới cuối lễ như thường lệ, còn các vị đồng tế cứ ở tại chỗ" (SLVN 1992, Những quy tắc sách Lễ Rôma, số 208).

Lm. Phanxicô Borgia Trần Văn Khả

Không có nhận xét nào:

Lên đầu trang