Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ Bảy Tuần Thánh, Đêm Vọng Phục Sinh 7.4.2012 "Mặt Trời Hé Mọc"

Lời Chúa: Mc 16, 1-8
Hết ngày sabát, bà Maria Mácđala với bà Maria mẹ ông Giacôbê, và bà Salômê, mua dầu thơm để đi ướp xác Đức Giêsu. Sáng tinh sương ngày thứ nhất trong tuần, lúc mặt trời hé mọc, các bà ra mộ. Các bà bảo nhau: “Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi cửa mộ giùm ta đây?” Nhưng vừa ngước mắt lên, các bà đã thấy tảng đá lăn ra một bên rồi, mà tảng đá ấy lớn lắm. Vào trong mộ, các bà thấy một người thanh niên ngồi bên phải, mặc áo trắng; các bà hoảng sợ. Nhưng người thanh niên liền nói: “Đừng hoảng sợ! Các bà tìm Đức Giêsu Nadarét, Đấng bị đóng đinh chứ gì! Người đã trỗi dậy rồi, không còn đây nữa. Chỗ đã đặt Người đây này! Xin các bà về nói với môn đệ Người và ông Phêrô rằng Người sẽ đến Galilê trước các ông. Ở đó, các ông sẽ được thấy Người như Người đã nói với các ông.” Vừa ra khỏi mộ, các bà liền chạy trốn, run lẩy bẩy, hết hồn hết vía. Các bà chẳng nói gì với ai, vì sợ hãi.

Si Tình

Trong cơ thể con người, đa số là nước, các chất khác không đáng kể, phân chất ra để bán thì không có gì đáng giá. Nhưng cái vô giá lại là máu. Gọi là máu vì có màu đỏ, khác nước, nhưng cũng đều là chất lỏng. Nước nhiều nghĩa là con người rất... "mềm", có thể đồng nghĩa với rất yếu đuối! Thế nên thánh Phaolô đã "tự thú": "Điều tôi muốn thì tôi lại không làm, điều tôi không muốn thì tôi lại làm" (Rm 7:19).
Não bộ là trung tâm điều khiển, nhưng trái tim mới chính là "trung tâm sự sống", là nguồn sống. Những người bị điên khùng, bị thiểu não, hoặc bị bại não và sống thực vật, thậm chí là chết lâm sàng, nhưng họ vẫn sống nhờ trái tim hoạt động. Tim hoạt động nghĩa là máu còn lưu thông. Vậy MÁU rất quan trọng cho sự sống. Chúng ta thường nói người này hay người nọ "máu lắm" là vậy. Cũng chính vì máu đó mà Thánh Tâm Chúa Giêsu là "lò lửa yêu thương" hằng cháy bừng. Nhưng máu Ngài không bạo động, không thù hằn, không ghen ghét,... mà máu Ngài chỉ đầy chất YÊU. Chẳng vậy mà trước khi chết, Ngài còn "làm phép" để trao ban chính Máu Thịt Ngài làm thần lương nuôi sống chúng ta hằng ngày. Độc chiêu quá!

DOWNLOAD MP3 CHUYỆN PHIẾM ĐẠO ĐỜI (TẬP I)

MỜI NGHE VÀ DOWNLOAD MP3 CHUYỆN PHIẾM ĐẠO ĐỜI (TẬP II)

MỜI NGHE VÀ DOWNLOAD MP3 CHUYỆN PHIẾM ĐẠO ĐỜI (TẬP III)

Thực Tập Sống Đời Kitô

Ebook bộ Kinh Thánh Tân Ước

Bộ Kinh Thánh Tân Ước của Thiên Chúa giáo gồm 4 quyển Tin Mừng của Luca, Mattheu, Macco, Gioan và sách Công vụ Tông Đồ.
Bộ kinh thánh Tân Ước

Click Here To Download - Tải Về Máy

PASSWORD (nếu có): www.viet-ebook.co.cc
HƯỚNG DẪN DOWNLOAD

7 Lời Trên Thánh Giá

Mỗi Mùa Chay Thánh đến, trong Giáo hội Công giáo có vô số những cuộc tĩnh tâm, vô số những bái viết, bài suy niệm về Mầu nhiệm Khổ Nạn. Tất cả giục lòng tín hữu sống tâm tình CẦU NGUYỆN - ĂN CHAY - CHIA SẺ. Ở các giáo xứ trên hầu khắp nước Việt Nam, còn có những buổi Ngắm Thương Khó, những Chặng Đàng Thánh Giá, giúp cho tín hữu đi sâu vào cuộc khổ nạn của Đấng Cứu Độ đã vì yêu thương chúng ta mà chết tức tưởi đau đớn trên thập giá. BẢY LỜI NÓI TRÊN THẬP GIÁ của Chúa Giêsu Kitô vì thế được coi như di chúc thiêng liêng Người để lại cho Giáo Hội và cho mỗi môn đệ. Mỗi tín hữu đều đã nghe, suy niệm nhiều lần những lời này, nhưng đi sâu phân tích mỗi lời và tổng hợp lại, thì Paul Regard đã làm hết sức tốt, để người đọc thêm hiều biết và yêu mến, cũng như đem áp dụng vào đời sống của mỗi người.

ĐTC phê bình chủ trương dùng bất tuân phục để canh tân Giáo Hội

VATICAN - Trong bài giảng Thánh lễ Làm Phép Dầu sáng Thứ Năm Tuần Thánh 5-4-2012, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI phê bình lập trường của một nhóm linh mục kêu gọi bất tuân phục gọi là để canh tân Giáo Hội.

Hồi tháng 6-2011, nhóm LM người Áo, dưới dưới lãnh đạo của Lm. Helmut Schueller, nguyên Tổng Đại diện Giáo phận Vienne, đã đề ra điều gọi là “Sáng kiến của các cha sở”, qua đó họ kêu gọi “Bất tuân phục Rôma”, cổ vũ truyền chức LM cho phụ nữ, cho phép những người ly dị và các tín hữu Công giáo không Kitô và những người đã ra khỏi Giáo hội Công giáo được rước lễ. Các buổi phụng vụ Lời Chúa trong đó có phần cho rước lễ phải được coi là “các thánh lễ không có linh mục”.

Thứ sáu tuần thánh - Ngắm nhìn thập giá

Ngày thứ sáu tuần thánh, chúng ta ngắm nhìn một tình yêu tự hiến chết cho người mình yêu.

Chết là hết. Sự thường là vậy. Sau cái chết mọi sự sẽ nguôi ngoai. Không gì tồn tại và bền lâu. Thế nhưng sau cái chết của Chúa Giêsu thì không vậy. Lời các ngôn sứ đã nói từ xưa: “Họ sẽ ngắm nhìn Đấng mà họ đã đâm thâu qua”. Ai sẽ ngắm nhìn. Nhân loại của thời đó hay nhân loại hôm nay? Phải chăng họ ngắm nhìn một thây ma trơ trụi trên thập giá ? Chắc là không. Vì thây ma chỉ làm người ta khiếp sợ. Thế mà hơn 2000 năm nay họ vẫn đang ngắm nhìn. Ngắm nhìn một tình yêu tự hiến chết cho người mình yêu. Ngắm nhìn để cảm nhận tình yêu thẳm sâu của Thầy Chí Thánh Giêsu.  Ngắm nhìn Đấng mà họ đã đâm thâu, để giục lòng ăn năn sám hối. Ngắm nhìn để thấy sự sống đang chồi sinh sau cái chết của Con Thiên Chúa.  

Thứ Tha Và Tha Thứ

Muốn có được sự thứ tha, ta phải biết tha thứ! Chao ôi, chỉ hai từ đơn giản này thôi mà sao khó thực hiện được cho tròn vẹn thế! Tha thứ, thứ tha... Những từ ngữ bình dị này không phải ai cũng dễ dàng làm được! Phải có tấm lòng và phải biết yêu thương thì may ra ta mới biết tha thứ cho những ai đã làm hại đến mình. Khó! Đúng vậy! Sao mà khó khăn thế?Henri Charrière, tác giả cuốn "Papillon - Người Tù Khổ Sai" rất nổi tiếng trước đây, có kể lại trong tự truyện của mình rằng, ông hận tay biện lý buộc tội oan cho ông thấu đến tận xương! Ông căm thù tay làm chứng gian đến tận não tủy, chỉ mong thoát khỏi ngục tù để xử tội hai tên này, ông kể lại trong trí tưởng tượng của mình rằng ông đã chuẩn bị những hình thức trả thù chậm chạp nhưng hoàn hảo, khiến cho chúng phải đau đớn gấp vạn lần nỗi đớn đau mà ông đã hứng chịu trong ngục tù khổ sai. Ngày này sang ngày khác, bước từng bước một quanh phòng giam, ông tưởng tượng sẽ hành hạ chúng như thế nào để trả mối thù này, lúc nào đầu óc ông cũng nghĩ đến chuyện ấy...

Sứ Điệp Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho các Ơn Gọi Năm 2012

Chủ đề : Các ơn gọi, ân huệ của Tình Yêu của Thiên Chúa
Anh chị em thân mến,
Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho các Ơn Gọi lần thứ 49, sẽ được cử hành vào ngày 29.04.2012, nhằm Chúa Nhật IV Phục Sinh, mời gọi chúng ta suy nghĩ về chủ đề: Các ơn gọi, ân huệ của Tình Yêu của Thiên Chúa.
Nguồn mạch của mọi ân huệ tuyệt hảo là Thiên Chúa Tình Yêu - Deus caritas est - : "ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên ở lại trong người đó" (1 Ga 4, 16). Thánh Kinh tường thuật câu chuyện về mối liên hệ nguyên thủy này giữa Thiên Chúa và nhân loại, mà đi trước cả việc tạo dựng. Viết cho các tín hữu của thành Êphêsô, thánh Phaolô đã dâng lên Chúa Cha một bài thánh thi biết ơn và ngợi khen, Đấng mà, với lòng nhân từ vô tận, đã thể hiện, qua bao thế kỷ, kế hoạch cứu độ phổ quát của Ngài là kế hoạch tình yêu. Thánh Tông đồ khẳng định : trong Con của Ngài là Chúa Giêsu, Ngài "đã chọn chúng ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, chúng ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người» (Êph 1, 4). Chúng ta được Thiên Chúa yêu thương ngay cả "trước khi" chúng ta hiện hữu ! Được thúc đẩy chỉ bởi tình yêu vô điều kiện của Ngài, Ngài "đã tạo dựng chúng ta từ hư không" (x. 2 Mcb 7, 28) để dẫn chúng ta đến hiệp thông trọn vẹn với Ngài.

Xuống Núi

Tháng 11 năm 2011, tạp chí Time (Mỹ) đã tiến hành cuộc thăm dò và bình chọn Nhân vật tiêu biểu trong năm trên tạp chí của mình với danh sách 34 ứng cử viên gồm đủ mọi thành phần, từ các nhà lãnh đạo chính trị nổi bật đến các biểu tượng của văn hóa pop. Kết quả cuối cùng, nhân vật được chọn là Người biểu tình trên khắp thế giới.
 Theo ông Rick Stengel - Quản lý biên tập của tạp chí Time - Những người biểu tình này đang đánh liều cuộc sống của mình và đang làm thế giới thay đổi tốt hơn từng ngày. Những cuộc biểu tình năm qua đã đem lại những đổi mới và hứa hẹn cuộc sống nhiều tự do, an vui hơn cho người dân khắp nơi.

Người Tôi Tớ Của Yavê

Lm. Antôn Trần Thế Phiệt, DCCT
Trong sách ngôn sứ Ysaya, có 4 bài ca về Người Tôi Tớ. Người Tôi Tớ đó là một nhân vật bí nhiệm. Người ta không biết tác giả ám chỉ về ai : về một vị ngôn sứ, một người đạo đức nào đó chịu đau khổ thay cho kẻ khác, hay về một cộng đoàn trải qua nhiều thử thách. Điều chủ chốt của đời sống Người Tôi Tớ này là chịu muôn vàn đau khổ vì người khác, vì lợi ích và hạnh phúc của tha nhân. Có thể nói cõi lòng Người Tôi Tớ này sôi sục tình mến và Người sống tình mến đến cùng, qua việc như trở thành sự đau khổ, sự tội, cốt để muôn người được bình an, được chữa lành, được nên công chính. Nơi Người Tôi Tớ, có cái gì thật khó giải thích, thật mâu thuẫn như trong tình yêu vậy. Người thí mạng mình đi  vì hạnh phúc của kẻ khác.

Khi hôn chân Chúa bạn nghĩ về điều gì ?

G. Tuấn Anh. 
Mùa chay-phục sinh của đạo Công giáo có vài nghi thức rất đáng để nghiền ngẫm. Bao gồm các nghi thức: xức tro, Chúa rửa chân cho các tông đồ, hôn chân Chúa, thắp nến phục sinh. Trong phạm vi bài này, xin chia sẻ một số ý liên quan tới nghi thức thứ 3.
Khi hôn chân Chúa,cái quan trọng nhất không nằm ở các chuyển động cơ học: quỳ, cuối rạp xuống, chạm môi vào chân Chúa, đứng lên mà nằm ở cái thần, nghĩa là cái đang diễn ra trong đầu mỗi người trước hành vi hôn chân Ngài. Cái thần ẩn trong hành vi hôn chân Chúa giúp ta chuyển tình yêu đối với Chúa sang tình yêu đối với  tha nhân, một cách nhẹ nhàng và đúng bản chất.
Lên đầu trang