Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ năm Tuần 13 Thường niên 5.7.2012 "Thấy họ có lòng tin"


Lời Chúa: Mt 9, 1-8

Khi ấy Đức Giêsu xuống thuyền, băng qua hồ, trở về thành của mình. Người ta liền khiêng đến cho Người một kẻ bại liệt nằm trên giường. Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giêsu bảo người bại liệt: “Này con, cứ yên tâm, con đã được tha tội rồi!” Có mấy kinh sư nghĩ bụng rằng: “Ông này nói phạm thượng.” Nhưng Đức Giêsu biết ý nghĩ của họ, liền nói: “Sao các ông lại nghĩ xấu trong bụng như vậy? Trong hai điều: một là bảo: ‘Con đã được tha tội rồi’, hai là bảo: ‘Đứng dậy mà đi’, điều nào dễ hơn?” Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội - bấy giờ Đức Giêsu bảo người bại liệt: “Đứng dậy, vác giường đi về nhà!” Người bại liệt đứng dậy, đi về nhà. Thấy vậy, dân chúng sợ hãi và tôn vinh Thiên Chúa đã ban cho loài người được quyền năng như thế.

Khóa Bồi dưỡng các nhà đào tạo ứng viên linh mục tại Việt Nam

Ngày 01 tháng Bảy 2012, tại Tòa Giám mục Đà Lạt đã khai mạc “Khóa bồi dưỡng các nhà đào tạo ứng viên linh mục tại Việt Nam”, do Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh của Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức. Khóa học kéo dài đến ngày 15 tháng Bảy với chủ đề: “Hướng đến sứ vụ, tự đào tạo và đào tạo người khác có khả năng phân định”.
Khóa học quy tụ khoảng 100 học viên, gồm các linh mục thuộc các Đại chủng viện Việt Nam, các linh mục đặc trách ơn gọi của các giáo phận Việt Nam và một số linh mục dòng (Dòng Tên, Phanxicô, Đaminh, Don Bosco, Dòng Thánh Thể, Dòng Chúa Cứu Thế).

“Năm Đức tin” và Tân Truyền giáo, hai món quà lớn cho Giáo Hội tại Ấn Độ


EMTY (Mumbai, 4-7-2012, AsiaNews) - Cha Savio de Sales, tân giám đốc của Hội Giáo hoàng Truyền Giáo thuộc Tổng Giáo phận Bombay nói rằng "Năm Đức Tin" là một món quà vĩ đại cho Giáo hội tại Ấn Độ. Đó là thời gian ân sủng để kho tàng và sự khôn ngoan của Mẹ Giáo Hội được biết đến, được cử hành và để làm chứng”. Cha nói với AsiaNews hôm lễ Thánh Tôma Tông đồ của Ấn Độ về tầm quan trọng của Năm Đức Tin đối với Giáo hội tại Ấn Độ cũng như việc truyền giáo.
“Giáo Hội của chúng tôi nhận được món quà đức tin từ Thánh Tôma Tông Đồ”, Cha de Sales nói. Thánh nhân “đã đem Tin Mừng đến bờ biển Ấn Độ, và [tiếp theo đó] là Thánh Phanxicô Xavier, vị thánh bảo trợ các nhà Thừa Sai. Xã hội hiện đại của chúng tôi đã nhìn thấy đức tin được minh chứng qua Chân phước Mẹ Têrêsa. Và đó là sự thừa kế đức tin của chúng tôi."

VIẾT BẰNG ĐỨC TIN


Sự cân bằng giữa việc viết lách và đức tin là gì? Đ â u là điểm phải dừng lại và suy nghĩ xem m ì nh c ó tập trung quá nhiều vào việc viết lách mà quên sự thật? Tôi có thực sự nhìn vào các vấn đề? Tôi có nghĩ về các điều không thưc tế? Tôi có lãng phí tài năng Chúa ban? Tôi tin mình tìm thấy sự cân bằng đ ó , và câu trả lời đ ó có thể làm tôi ngạc nhiên.
Nghệ thuật không có giới hạn, không có quy luật, không có cách đ ú ng hay sai. Nhưng, đối với người Công giáo chúng ta, chúng ta đang sống sự thật mà chúng ta muốn giữ là điều quan trọng ngay cả khi chúng ta viết lách lúc rảnh rỗi. Trước khi tôi bị thu hút vào các lĩnh vực mà tôi tạo ra trong đầu, tôi vẫn cầu nguyện hằng đ ê m. Tôi thức dậy và tìm cuốn Kinh thánh, tôi không hiểu sao mình lại để không đ ú ng chỗ. Làm sao tôi chọn giữa 2 điều tôi thích nhất – Thiên Chúa và sự viết lách – khi Thiên Chúa ban cho tôi năng khiếu viết lách?

Đức Maria trong các tôn giáo khác


Tháng 12-2003, Đức Mẹ xuất hiện trên bìa 3 tạp chí lớn của Tin Lành với hơn 500.000 bản.
Các bài viết ở cả 3 tạp chí kia đều đồng ý rằng các tín đồ Tin Lành đã không chú ý Đức Mẹ quá lâu, và đó là đỉnh điểm để các tín đồ Tin Lành tái nhận biết vị trí của Đức Mẹ trong đạo Tin Lành. Thật vậy, càng ngày càng có nhiều người ngoài Công giáo bắt đầu phát hiện vị trí của Đức Mẹ trong tôn giáo của mình.
Nhiều sách về Đức Mẹ đã được các học giả Tin Lành viết, nhiều cuốn cổ vũ người Tin Lành nhìn sát hơn vào Đức Mẹ. Nhiều câu chuyện về các Phật tử và những người ngoài Công Giáo đã đến viếng Đền Đức Mẹ Lộ Đức. Mặt khác, các tín đồ Hồi Giáo cũng rất tôn trọng Đức Mẹ. Thật vậy, Đức Mẹ được nói đến nhiều lần trong kinh Koran, sách thánh của Hồi Giáo, nhiều hơn cả trong Kinh Thánh!

NỐI NHỮNG BÀN TAY YÊU THƯƠNG


Với diện tích khá rộng của khuôn viên nhà thờ Mỹ Trung, nhưng hai ngày 20 và 21.06 vừa qua thì khuôn viên ấy như bị thu nhỏ lại bởi số người hiện diện quá đông, gồm có đầy đủ các thành phần Nam–Phụ–Lão–Ấu, không phân biệt tôn giáo thuộc hai xã Mỹ Lợi và Mỹ Tân. Họ đến nhà thờ Mỹ Trung không phải để tham dự một nghi lễ, hay để họp mặt các giới, nhưng là để được khám và chữa bệnh do các Bác sĩ và Y tá trong tổ chức y tế Vietnam Village Health (VVH)  của Mỹ thực hiện.

Đức hồng y George: “Đức tin không thay đổi, nhưng thần học có thể thay đổi”



WHĐ (04.07.2012) – Khóa họp toàn thể lần thứ XII của Học viện Giáo hoàng Thánh Thomas Aquinas đã kết thúc hôm Chúa nhật 01 tháng Bảy với một Thánh Lễ do Đức hồng y Quốc vụ khanh Tarcisio Bertone chủ tế. Trong bài giảng tập trung vào mầu nhiệm Thánh Thể, Đức hồng y Bertone nói về “đức tin sâu xa và rạng ngời” của Thánh Thomas Aquinas nơi bí tích Thánh Thể.


Khóa họp toàn thể của Học viện Giáo hoàng Thánh Thomas Aquinas có chủ đề “Di sản của Chân phước Gioan Phaolô II về học thuyết Thomas”. Năm 1999, Đức Chân phước giáo hoàng Gioan Phaolô đã cải cách Học viện với thông điệp “Đức tin và lý trí”, trong đó ngài kêu gọi một sự đổi mới tư tưởng của Thomas.

Tổ chức công quyền trong tư tưởng ki-tô giáo


NGUYỄN HỌC TẬP  - Con người, trung tâm điểm của tổ chức quyền lực Quốc Gia.

Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội đặt con người ở địa vị tối thượng của mọi tổ chức quyền lực Quốc Gia. Mỗi định chế xã hội chính đáng phải đặc tâm lưu ý đến con người và nhằm tạo được lợi ích cho con người, con người như cá nhân hay con người như thành phần cộng đồng xã hội,

Hướng sống Giáo hội Hiện đại: Sứ mạng Dân Chúa giữa Trần gian


I. Nhập Ðề

Khi đề cập tới chủ đề Giáo Hội, là ta mặc nhận những nền tảng căn bản của Giáo hội học như: nguồn gốc và bản chất của Giáo hội. Từ đó ta mới có thể phản tỉnh tới sứ mạng của Giáo hội trong lòng trần thế hiện nay. Và tất cả những cơ cấu Giáo hội không ngoài mục đích nhằm thực hiện và chu toàn sứ mạng này. Thiết nghĩ không cần phải nghiên cứu hay đào sâu về Giáo hội học, chúng ta ai cũng có thể biết được nguồn gốc của Giáo hội là chính Ðức Kitô. Ngài đã được “sai đi”, tức là được Chúa Cha giao cho trọng trách cứu thế và được Chúa Thánh Linh xức dầu thánh hiến để hoạt động trong một “địa chỉ” đặc thù: “mang tin mừng cho kẻ nghèo khó, loan tin giải phóng cho kẻ bị cầm tù, đem ánh sáng cho kẻ đui mù, đem tự do cho kẻ bị áp bức và loan truyền năm hồng ân của Thiên Chúa” (Lc. 4, 18f). Nhờ vậy, Ngài đã đánh thức trần gian, đã dẫn trần gian nhắm theo tiêu chuẩn “Tám Mối Phúc Thật” để dần dần trở thành Nước Chúa. Sự hiện hữu của Giáo hội được bắt nguồn từ mạch sống này và bản chất của Giáo hội là cụ thể hóa sứ mạng của Ðức Kitô trong những thời đại và môi trường khác nhau.

Hội thảo về “Thần học Di dân” và “Mục vụ cho người di dân” tại ĐH Dòng Tên Ateneo de Manila


Trong 3 ngày cuối tuần vừa qua ( 29/06 – 01/07/2012), tại đại học Ateneo de Manila đã diễn ra 2 cuộc hội thảo về “Thần học Di dân” do sự hợp tác giữa dòng Scalabrini và trường Thần học Loyola của Dòng Tên (Loyola School of Theology -SLT), và về “Mục vụ cho người Di dân” do Dòng Tên Vùng Châu Á – Thái Bình Dương (Jesuit Conference of Asia Pacific – JCAP) tổ chức tại SLT.

Người giáo dân Công Giáo dưới cái nhìn của một giáo dân Mỹ


J. Brian Benestad đậu tiến sĩ tại Boston College, MA, và đậu thạc sĩ thần học tại Gregorian University ở Rome. Đề tài giảng dạy và nghiên cứu của ông khá rộng, bao gồm thần học luân lý, tư tưởng xã hội Công Giáo, Thánh Augustinô, Thánh Tôma Aquinô, tiểu thuyết gia Ý Alessandro Manzoni và các trước tác của Joseph Ratzinger và Avery Dulles. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng mà gần đây nhất là cuốn “Church, State, and Society: An Introduction to Catholic Social Doctrine” do Catholic University of America Press xuất bản năm 2011.

Họp báo của cha Lombardi về vụ “Vatileaks”


VATICAN. Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, cho biết cuộc hỏi cung chính thức người cựu giúp việc của ĐTC, Paolo Gabriele, sắp chấm dứt.

Trong cuộc gặp gỡ giới báo chí cạnh Tòa Thánh hôm 3-7-2012, Cha Lombardi nói: “Trong tuần tới, Ông thẩm phán điều tra, Piero Bonnet, sẽ quyết định về việc trả tự do cho ông Paolo Grabiele, hoặc quản thúc tại gia, và sau đó là việc xét xử. Tuy nhiên, nếu bị can bị đưa ra tòa xét xử, thì việc làm này sẽ không diễn ra trước mùa thu năm nay”.

Chương trình viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Liban


THỨ TƯ, 04 THÁNG 07 2012 09:08 BBT WTGP HN

VATICAN. Hôm 3-7-2012, Phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố chương trình viếng thăm của ĐTC tại Liban từ ngày 14 đến 16-9 tới đây để công bố Tông Huấn Hậu Thượng HĐGM Trung Đông.

ĐTC sẽ rời Phi trường Ciampino của Roma lúc 9 giờ rưỡi sáng thứ sáu 14-9 và đến Phi trường quốc tế Rafiq Hariri thuộc thủ đô Beirut lúc 13.45. Lúc 6 giờ chiều cùng ngày, ngài kính viếng Vương cung thánh đường thánh Phaolô ở Harissa và ký Tông huấn Hậu THĐGM.

Gian nan cho một niềm tin

Những người hành hương về Roma thường đến suy tư và cầu nguyện tại những “Hang Toại đạo”. Đây là hệ thống đường hầm đào sâu dưới lòng đất ở nơi trước kia là nghĩa trang ngoại thành Roma. Những hang hầm dài nhiều cây số, không phải chỉ một tầng mà đến 3, 4 tầng sâu dưới lòng đất. Đây là nơi các tín hữu ẩn náu để tránh những cuộc bách hại khốc liệt của Nero, hoàng đế Roma (trị vì từ năm 54 đến năm 68) và những nhà cầm quyền kế tiếp. Thật cảm động đến rơi lệ, khi thấy các tín hữu phải trải qua một cuộc sống thiếu thốn và gian khổ. Trong đường hầm, có những nơi để cầu nguyện, hội họp và cũng có nơi dành để chôn cất những người đã qua đời. Cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên tại Roma đã sống đúng với tên gọi: “Giáo Hội hầm trú” trong thời gian dài hàng thế kỷ. Ấy vậy mà đức tin vẫn tồn tại. Hang Toại đạo cho thấy, những anh chị em của chúng ta đã phải gian nan cho một niềm tin. Chính nhờ sự trung kiên của họ mà Giáo Hội tồn tại và lan rộng cho tới ngày nay.
Lên đầu trang