Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ hai Tuần 7 Phục sinh 21.5.2012 "Thầy không một mình"


Lời Chúa: Ga 16, 29-33
Khi ấy, các môn đệ thưa Chúa Giêsu rằng: “Đấy, bây giờ Thầy nói rõ, chứ không còn dùng dụ ngôn nào nữa. Giờ đây, chúng con nhận ra là Thầy biết hết mọi sự, và Thầy không cần phải có ai hỏi Thầy. Vì thế, chúng con tin Thầy từ Thiên Chúa mà đến”. Đức Giêsu đáp: “Bây giờ anh em tin à? Này đến giờ -và giờ ấy đã đến rồi- anh em sẽ bị phân tán mỗi người mỗi ngả và để Thầy cô độc một mình. Nhưng Thầy không cô độc đâu, vì Chúa Cha ở với Thầy. Thầy nói với anh em những điều ấy, để trong Thầy anh em được bình an. Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian.”

Kitô giáo và các tôn giáo. Phần IV – Đối thoại và sứ mạng của Hội Thánh

Uỷ  ban quốc tế về thần học
KITÔ GIÁO  VÀ CÁC TÔN GIÁO
Joseph Doré
thành viên của ủy ban
Bản dịch từ bản pháp văn “le christianisme et les religions” do Centurion – Les Éditions du Cerf, Paris, năm 1997. Xuất bản với giấp phép của Đức TGM Joseph Doré và “Les Éditions du Cerf”

Người dịch: Nguyễn Đăng Trúc
IV. Đối thoại và sứ mạng của Hội Thánh
114- Vào thời cuối của đệ II thiên niên này, Hội Thánh được mời gọi làm chứng về Đức Kitô đã chịu đóng đinh và đã sống lại, “cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8), trong những vùng đất rộng lớn về mặt văn hóa và tôn giáo của thế giới. Đối thoại liên tôn gắn liền với bản tính của  ơn gọi Kitô giáo, nó ở trong sức năng động Truyền thống linh hoạt nơi mầu nhiệm cứu độ mà Giáo hội là nhiệm tích phổ quát, nó là một tác động của Truyền Thống này.
115- Là đối thoại của Hội Thánh, đối thoại có căn nguồn, mẫu mực và cứu cánh trong Chúa Ba Ngôi Cực thánh. Đối thoại biểu lộ và làm hiện thực sứ mạng của Ngôi Lời vĩnh cửu và của Chúa Thánh Thần trong công việc thực hiện Chương trình cứu độ. Chính nhờ vào Lời Ngài mà Chúa Cha mời gọi mọi người từ hư không vào hiện hữu, và chính Hơi thở Ngài ban cho mà con người có sự sống. Chính nhờ Con Ngài, mang lấy xác phàm loài người chúng ta và được xức dầu bởi Chúa Thánh Thần Ngài, mà Ngài nói với loài người như những người bạn, “nói chuyện với họ nơi dương thế” và mạc khải cho họ “con đường toàn vẹn của sự hiểu biết” (xem Ba 3, 36-38). Chính Chúa Thánh Thần linh hoạt của Ngài thiết lập Hội Thánh là Thân Thể Đức Kitô của Ngài; Hội thánh này được gửi đến cho muôn dân để loan truyền Tin mừng Phục sinh.

Trách nhiệm người tín hữu Chúa Kitô trong chính trị 2


Nguyễn Học Tập I - Quyền và phận vụ người công giáo trong việc dấn thân xã hội. 
2) Dưới nhãn quang hoàn hảo hóa con người. 
Đồ án của Đấng Tạo Hoá gồm cả đời sống xã hội của con người: 
- "Chúa là Thiên Chúa phán: "Con người ở một mình thì không tốt, Ta sẽ tạo cho nó một trợ tá tương xứng với nó" (Gen 2, 18). 
Như vậy bản thể của con người có khuynh hướng làm cho con người sống đời sống trong xã hội và thông hiệp với người khác, như là phương thế cần thiết để phát triển chính mình. 

Ý nghĩa Kitô giáo – Chương III: Những suối nước trường sinh

Ý nghĩa Kitô giáo
(The meaning of Christianity)
Tác giả: Lm Phêrô Nemeshegyi, S.J.

Người dịch: Lm Gioakim Đoàn Sĩ Thục.
Người hiệu đính và giới thiệu: Ông Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

CHƯƠNG BA: “NHỮNG SUỐI NƯỚC TRƯỜNG SINH”
CÁC BÍ TÍCH
Đâu là bản chất của các bí tích?
Tin Mừng theo Thánh Gioan nói với chúng ta rằng nhân dịp lễ của người Do Thái “trong ngày cuối cùng của cuộc đại lễ” (Ga 7,37) Chúa Giêsu thốt lên giữa đám đông: “Ai khát hãy đến cùng Tôi. Ai tin Tôi hãy uống. Như Kinh Thánh chép: “Từ tâm hồn người đó, một dòng nước trường sinh sẽ chảy ra” (Ga 7,37-38). Thánh Gioan đã chú giải về lời của Chúa Giêsu như sau: “Ngài có ý nói về Thánh Thần mà những kẻ tin Ngài nhận lãnh (Ga 7,39). Nước “trường sinh” chính là Thánh Thần và Chúa Giêsu, qua cái chết và sự phục sinh của Ngài, sẽ ban Thánh Thần cho những ai tin Ngài. Chính Chúa Giêsu, chính quả tim của Ngài là suối nước trường sinh ấy (x. Ga 19,34;4,14). Trong Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa Nhập Thể, Tình Yêu tha thứ và trao ban sự sống đã mặc lấy hình thái con người. Ai gặp gỡ Chúa Giêsu là gặp gỡ Tình Yêu ấy. Ai được Chúa Giêsu tha thứ cũng được chính Thiên Chúa tha thứ. Khi Chúa Giêsu sờ đến người bệnh hay người chết, thì cũng chính quyền năng thông ban sự sống của Thiên Chúa sờ đến họ. Như thế, đối với những người đương thời của Chúa Giêsu, gặp gỡ Chúa Giêsu là dấu chỉ của ơn sủng và tình yêu của Thiên Chúa, là gương mặt nhờ đó Thiên Chúa hành động trong một kinh nghiệm của con người.

CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO TẠI QUẢNG NAM NĂM 1623 VÀ VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ

BỨC THƯ CỦA FRANCISCO DE PINA
Tác giả Roland Jacques

Trần Duy Nhiên
chuyển ngữ

Tài liệu Tập San ĐỊNH HƯỚNG

(Bức thư được chuyển ngữ ra tiếng Việt từ bản dịch tiếng Pháp, có đối chiếu với bản dịch tiếng Anh)
Ít ai biết đến những người đi trước Alexandre de Rhodes trong công trình đóng góp cho tiếng Việt. Đặc biệt, đây là trường hợp người thầy của ông là Francisco de Pina, người mà ông đã tỏ lòng tri ân trong lời tựa cuốn tự điển của mình. Tuy nhiên, các tài liệu lưu trữ về bước đầu công cuộc truyền giáo tại Việt Nam đã nhiều lần đề cập đến Francisco de Pina, trong đó có một bức thư của ông mà đến giờ này chưa được xuất bản.
Những năm vừa qua, tôi chuẩn bị viết một cuốn sách về ‘những người Bồ Đào Nha tiên phong trong lãnh vực ngữ học Việt Nam’, và Pina sẽ chiếm một vị trí quan trọng trong tác phẩm này. Xin gởi đến độc giả của Định Hướng, như một hoa quả đầu mùa, nguyên bản bức thư của nhà thừa sai và nhà ngữ học tầm cỡ này, kèm với những chú thích bên lề. Muốn đọc những bình luận đầy đủ hơn, đề nghị độc giả tham khảo cuốn sách của tôi.

Chủ nghĩa bài Do Thái phản bội đức tin Kitô giáo


WHĐ (19.05.2012) – Tại một Hội nghị về đối thoại giữa Kitô hữu và người Do Thái diễn ra ngày 16 tháng Năm 2012 ở Roma, Đức hồng y Kurt Koch đã nhấn mạnh: chủ nghĩa bài Do Thái và chủ thuyết Marcio đã phản bội chính đức tin Kitô giáo.
Đức hồng y nói: “Hiểm họa của việc bài Do Thái dường như vẫn còn đó trong thế giới ngày nay, ngay cả trong thần học Kitô giáo, chủ thuyết Marcio cổ và chủ nghĩa bài Do Thái lại tái xuất hiện với một sự trả thù và không chỉ trong trào lưu bảo thủ mà còn cả ở trong trào lưu tự do của nền thần học hiện đại. Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Cổ võ sự Hiệp nhất Kitô giáo và cũng là Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh Đặc trách Quan hệ với người Do Thái, Đức hồng y Kurt Koch đã nói như trên trong bài thuyết trình tại Đại Học giáo hoàng Thánh Thomas Aquinas (Angelicum). Theo lời mời của Trung tâm Đối thoại Liên tôn Gioan Phaolô II, do Rabbi Jack Bemporad làm giám đốc, Đức hồng y Koch đã trình bày về đối thoại giữa Kitô hữu và người Do Thái, dựa trên Tuyên ngôn của Công đồng về các tôn giáo ngoài Kitô giáo.

Cầu nguyện trong các thư thánh phaolô



(TNCG) - BÀI GIÁO LÝ NGÀY THỨ TƯ ( 8A 17) 

Công trường Thánh Phêrô, buổi yết kiến ngày thứ tư, 16.05.2012.
ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI

Anh Chị Em thân mến, 
Trong những bài giáo lý cuối cùng, chúng ta đã suy tư về cầu nguyện trong Sách Tông Đồ Công Vụ, hôm nay tôi muốn được khởi sự đề cập đến cầu nguyện trong các Thư Thánh Phaolô, Vị Tông Đồ dân ngoại. 
Trước hết tôi muốn được lưu ý không phải chỉ một trường hợp, mà các Thư đều được khởi đầu và kết thúc bằng những phương thức nói lên lời cầu nguyện. Lúc khởi đầu là lời tạ ơn và chúc tụng, và sau cùng lời chúc ước cho những gì ơn Chúa hướng dẫn lối đi của cộng đồng, mà bức Thư được gởi đến. 

Hành hương "công lý và sự thật"


Mạc Khải (TNCG)  - Sau hơn ba tháng chuẩn bị, vận động, quảng bá, Ngày Hành Hương “Công Lý và Sự Thật” do Hội Thanh Thiếu Niên Paris tổ chức nhân lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên cũng đã đến. Cuộc Hành Hương tới Nhà Thờ Đức Mẹ Chartres, cách xa Paris 88 cây số có mục đích hiệp thông với 17 anh chị em thanh niên Công Giáo đang bị tù đày trong nước và cầu nguyện cho họ cùng gia đình họ được bình an và sớm thoát cảnh ngục tù oan khuất. Suốt thời gian này, tin tức về 17 anh chị em Thanh Niên Công Giáo nhận được từ trong nước cho thấy nhà cầm quyền cộng sản chẳng những không tỏ ra bất cứ dấu hiệu thiện chí nào đối với họ; trái lại còn có vẻ cứng rắn và ác ôn hơn nữa. Ai cũng biết tình cảnh bi thương của gia đình anh Paulus Lê Sơn, một mẹ một con neo đơn, nghèo khó. Trong khi anh Lê Sơn bị bắt và bị giam giữ trái phép vì đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lăng biển đảo, bà Maria Đỗ Thị Tần, mẹ anh lâm trọng bệnh và mong chờ được gặp mặt con lần cuối. Bà đã từ trần vào ngày 20.04.2012 vừa qua trong cô quạnh vì họ đã không cho anh Sơn về để tang và chôn mẹ. Tiếp theo là tin chị Tạ Phong Tần đang bị suy kiệt vì tuyệt thực, yêu cầu được chịu bí tích Xức Dầu là bí tích Công Giáo ban cho người bệnh có nguy cơ lâm chung. Nhưng cũng đã bị nhà cầm quyền trại giam từ chối. Sắp tới có thể 4 anh trong họ sẽ bị đưa ra xét xử. 
Lên đầu trang