Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ sáu Tuần 32 Thường niên 16.11.2012 "Được đem đi, bị bỏ lại"


Lời Chúa: Lc 17, 26-37
Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Cũng như thời ông Nôê, sự việc đã xảy ra cách nào, thì trong những ngày của Con Người, sự việc cũng sẽ xảy ra như vậy. Thiên hạ ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nôê vào tàu, và nạn hồng thủ ập tới, tiêu diệt tất cả. Sự việc cũng xảy ra giống như vậy trong thời ông Lót, thiên hạ ăn uống, mua bán, trồng trọt, xây cất. Nhưng ngày ông Lót ra khỏi Xơđom, thì Thiên Chúa khiến mưa lửa và diêm sinh từ trờ đổ xuống tiêu diệt tất cả. Sự việc cũng sẽ xảy ra như thế, ngày Con Người được mặc khải. Ngày ấy, ai ở trên sân thượng mà đồ đạc ở dưới nhà, thì đừng xuống lấy. Cũng vậy, ai ở ngoài đồng thì đừng quay trở lại. Hãy nhớ chuyện vợ ông Lót. Ai tìm cách giữ mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình, thì sẽ bảo tồn được mạng sống. Thầy nói cho anh em biết: đêm ấy, hai người đang nằm chung một giường, thì một người sẽ được đem đi, còn người kia bị bỏ lại. Hai người đàn bà đang cùng nhau xay bột, thì một người sẽ được đem đi, còn người kia bị bỏ lại. Hai người đàn ông đang ở ngoài đồng, thì một người sẽ được đem đi, còn người kia bị bỏ lại.” Các môn đệ lên tiếng hỏi Ðức Giêsu: “Thưa Thầy, ở đâu vậy?” Người nói với các ông: “Xác nằm đâu, diều hâu tụ đó.”

Gia đình sống năm đức tin

Mục Lục


Bài một:
ĐỨC GIÊSU KITÔ LÀ AI ?
Người hướng dẫn : Chúng ta không thể chấp nhận để cho muối trở nên nhạt và ánh sáng bị che kín (x. MT 5,13-16). Cả con người ngày nay cũng có thể tái cảm thấy nhu cầu như người phụ nữ xứ Samaria đến giếng nước để lắng nghe Chúa Giêsu, Đấng mời gọi hãy tin nơi Người và kín múc nơi nguồn mạch của Ngài vọt lên dòng nước sự sống (x. Ga 4,14) . Chúng ta phải tìm lại sở thích nuôi dưỡng mình bằng lời Chúa được Giáo Hội trung thành truyền lại, và bằng Bánh sự Sống, được trao ban để nâng đỡ các môn đệ của Chúa (x. Ga 6,51).
Thực vậy, giáo huấn của Chúa Giêsu vẫn còn vang dội mạnh mẽ ngày nay như trước đây: “ Các con hãy cố gắng làm việc không phải để được lương thực mau qua, nhưng là lương thực tồn tại mãi mãi” (Ga 6,27). Câu hỏi mà những người nghe Chúa nêu lên cũng là thắc mắc đối với chúng ta ngày này: “Chúng tôi phải làm gì để thi hành những công việc của Thiên Chúa?” (Ga 6,28). Chúng ta biết câu trả lời của Chúa Giêsu: “ Công việc của Thiên Chúa là: Anh em hãy tin nơi Đấng mà Ngài đã sai đến” (Ga 6,29). Vì thế, tin nơi Chúa Giêsu Kitô là con đường để có thể đạt tới ơn cứu độ một các vĩnh viễn.

Buổi tiếp kiến chung của ĐTC hôm thứ Tư 14 tháng 11

Trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư 14 tháng 11, Đức Giáo hoàng Bênêđictô thứ 16 đã khích lệ anh chị em tín hữu hãy làm chứng về đức tin và niềm hy vọng Kitô giáo của mình trong một thế giới đang bị thống trị bởi một thứ chủ nghĩa vô thần "thực dụng".
Đức Thánh Cha nói: Anh chị em thân mến,
Trong bài giáo lý về Năm Đức Tin, chúng ta đã thấy rằng khát vọng mầu nhiệm về Thiên Chúa nằm sâu trong trái tim con người. Qua ân sủng của Người, Thiên Chúa linh hứng và đồng hành với chúng ta trong những cố gắng tìm kiếm Người và đạt đến hạnh phúc trong Người. Nhưng ngày nay, thường khó có thể biện minh đức tin của chúng ta giữa một thế giới tục hóa, bởi vì chúng ta đang phải đối mặt với một chủ nghĩa vô thần "thực dụng", nghĩa là một xu hướng suy nghĩ và sống như thể Thiên Chúa không hề tồn tại .

40 câu hỏi Tìm hiểu về Thánh Lễ của Lm Giuse Vũ Thái Hòa


Lời Tựa
Giáo Hội luôn nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cao quý của thánh lễ. Quy chế tổng quát của Sách Lễ Rôma mở đầu bằng câu sau đây : "Việc cử hành thánh lễ, với tích cách là hành động của Chúa Kitô và của dân Thiên Chúa, được tổ chức theo phẩm trật, là trung tâm toàn bộ đời sống Kitô giáo, đối với Hội Thánh toàn cầu, cũng như Hội Thánh địa phương, và đối với từng tín hữu" (số 1). Giáo Hội được dưỡng nuôi và sống bởi Lời Chúa và Thánh Thể. Vì thế Giáo Hội mời gọi tất cả chúng ta cố gắng tìm hiểu, khám phá ra hoặc khám phá lại thánh lễ, là hành vi trung tâm của đời sống Kitô giáo chúng ta. Chúng ta có thể tìm hiểu ý nghĩa của thánh lễ dưới ba khía cạnh : Kinh Thánh, thần học và lịch sử. Ngoài ra, có thể thêm khía cạnh thứ tư mà chúng ta sắp sử dụng : đó là nghi thức, nghĩa là nghiên cứu các nghi thức trong thánh lễ để tìm hiểu và khám phá ra ý nghĩa đích thật của thánh lễ.
Chắc hẳn, đã có lần bạn đặt câu hỏi về ý nghĩa của một vài nghi thức phụng vụ khi bạn tham dự thánh lễ : dấu thánh giá, cộng đoàn đứng lên khi nghe công bố Tin Mừng (Phúc Âm), nghi thức bẻ bánh, v.v...

Xác loài người sẽ sống lại

Thiên Chúa không chỉ cứu chuộc linh hồn, mà là cứu chuộc con người toàn vẹn. Không chỉ linh hồn được hưởng Thánh nhan Chúa trong hạnh phúc vĩnh cửu, mà là cả con người, tức là hồn và xác. Những người công chính sẽ được chiêm ngưỡng Chúa (bằng thị giác), cảm nghiệm sự tốt lành của Chúa (bằng trái tim) và được ca tụng Chúa muôn đời (bằng môi miệng).
Nhân một buổi cầu nguyện tại nghĩa trang công giáo, một người giáo dân đã đặt câu hỏi: “Tại sao lại có dòng chữ: ‘Nơi an nghỉ cuối cùng của các tín hữu’ tại cổng vào nghĩa trang, vì những người đã chết đâu có nằm đây mãi mãi?’ Câu hỏi khiến người viết bài này suy nghĩ và nghiệm ra rằng, trong “ngôn ngữ nhà đạo” có những khái niệm giáo lý, khi được diễn tả qua ngôn ngữ bình dân, đôi khi thiếu chính xác và dễ gây hiểu lầm.

Vị Tổng thống trung thực

Chúa Giêsu đã nói lên sự trung thực, dạy chúng ta đừng mưu mô gian dối. Chúa Giêsu đã nói : “Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn; ai bất lương trong việc nhỏ thì cũng bất lương trong việc lớn”(Lc 16,10). Chúa Giêsu muốn nhắc nhở chúng ta đừng xem thường những việc nhỏ. Việc tuy nhỏ nhưng lại ảnh hưởng đến việc lớn, nhiều khi việc nhỏ lại làm nên thành công của việc lớn lao.
 Tổng thống Abraham Lincoln đã từng được biết đến như là một “Tổng thống trung thực”, ông cũng được nhìn nhận như là một con người luôn yêu thích sự thật.
Ngày kia, một vị khách đến thăm viếng nhà ông, người này có thói quen xấu là không biết giữ lời hứa.
Ông ta muốn bế một cháu bé là một trong những đứa con của Tổng Thống, nên đã vỗ về cháu bằng cách hứa sẽ cho cháu sợi dây chuyền mà ông đang đeo và chiếc đồng hồ của ông.

Giáo hội và sự hiện diện trên mạng

Theo một nghiên cứu mới được công bố của Trung Tâm Nghiên Cứu Áp Dụng Việc Tông Đồ (CARA) thuộc Đại Học Georgetown, có tới 62 phần trăm người Công giáo trưởng thành tại Mỹ, tức ước chừng 36.2 triệu người, có dữ liệu bản thân (profile) trên Facebook; 58 phần trăm người Công Giáo tuổi 30 và trẻ hơn chia sẻ nội dung như hình ảnh, bài vở và nhận định ít nhất mỗi tuần một lần trên mạng lưới xã hội; và gần một phần ba những người được thăm dò cho hay: họ muốn thấy các mục tử và các giám mục của họ viết “blog”.
Nghiên cứu trên, với tựa đề “Việc Sử Dụng Phương Tiện Truyền Thông Mới Của Công Giáo tại Hiệp Chủng Quốc, 2012”, đã thăm dò 1,047 người tự nhận là Công giáo trong các ngày 10-18 tháng 9 vừa qua. Cuộc nghiên cứu này được công bố ngày 11 tháng 11 tại “Cuộc Gặp Gỡ Với Các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội: Các Giám Mục và Các Bloggers Đối Thoại”, một biến cố được tài trợ bởi Văn Phòng Truyền Thông của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (HĐGMHK) song song với Đại Hội Toàn Thể hàng năm vào Mùa Thu của Hội Đồng này tại Baltimore.

Đức Thánh Cha sắp ra Tông thư mới

VATICAN — Tòa Thánh vừa xác nhận rằng Đức Giáo hoàng (ĐGH) Biển Đức XVI sẽ công bố Tông thư mới về đức tin trong khoảng 6 tháng đầu năm 2013.
Linh mục Federico Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh, cho biết: “Đức Giáo hoàng đang chuẩn bị một tông thư mới về đề tài đức tin, và sẽ công bố vào nửa năm đầu của năm tới, vẫn đang trong Năm Đức Tin”.
Tông thư này sẽ là tông thư thứ tư của ĐGH Biển Đức XVI, ngài đã viết hai tông thư về hai đức đối thần là đức cậy và đức mến. Năm 2006, ngài đã công bố tông thư Deus Caritas Est (Thiên Chúa là Tình yêu), tiếp theo là tông thư Spe Salvi (Được cứu độ trong Hy vọng) công bố năm 2007. Cả hai liên quan tông thư thứ ba của ngài về “xã hội” là Caritas in Veritate (Bác ái trong Chân lý), công bố năm 2009.

Dự báo của NASA: ĐEN TỐI ĐẤT TRỜI

Trang web http://www.nasa.gov/ đã cho biết rằng các khoa học gia Hoa Kỳ thuộc Cơ quan NASA (National Aeronautics and Space Administration, thường gọi là Cơ quan Không gian Hoa Kỳ) đã dự báo tình trạng đen tối sẽ bao trùm Trời Đất trong ba ngày từ 23 đến 25.12.2012 .
Trước tiên, chúng ta cần biết rằng “dự báo” hay “tiên đoán” là điều có thể hoặc không thể xảy ra, nghĩa là chưa chắc. Và đã có nhiều người được thế giới “công nhận” là tiên tri nhưng rồi vẫn có những điều không xảy ra như họ tiên đoán.
Chuyện “ba ngày đen tối” này, nếu có xảy ra, cũng chưa phải là sự chấm dứt thế giới (tận thế), mà là sự điều chỉnh của vũ trụ, khi mặt trời và trái đất “điều chỉnh” đầu tiên. Trái đất sẽ thay đổi từ chiều kích không gian thứ ba như hiện nay đến chiều kích bằng 0 tới chiều kích vô định. Trong giai đoạn chuyển tiếp này, cả vũ trụ sẽ đối mặt với sự thay đổi lớn, và chúng ta sẽ thấy một thế giới hoàn toàn mới.

Tìm hiểu Sách GLHTCG – Bài 8. ... Xin nhìn đến Đức tin của Hội Thánh Chúa

Phần I: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
Bài 8. “ … XIN NHÌN ĐẾN ĐỨC TIN CỦA HỘI THÁNH CHÚA”
Trong phụng vụ thánh lễ, sau kinh Lạy Cha, chúng ta cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin đừng chấp tội chúng con, nhưng xin nhìn đến đức tin của Hội Thánh Chúa”. Lời cầu nguyện làm cho chúng ta ngạc nhiên: “Đức tin của Hội Thánh”. Chúng ta thường hiểu “đức tin của Hội Thánh” là cấu trúc giáo lý, toàn bộ những điều Hội Thánh dạy. Tuy nhiên, ở đây muốn diễn tả một điều gì khác: chính Hội Thánh được hiểu như là một người tin. Cũng giống như khi chúng ta phân biệt giữa hai cụm từ “tội của chúng ta” và “chúng ta là những tội nhân”. Hội Thánh này là ai mà chúng ta nài xin Chúa hãy nhìn vào đức tin của Hội Thánh?

Tìm hiểu Sách GLHTCG – Bài 7. Đức tin - con người đáp lời Thiên Chúa

Phần I: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
Bài 7. ĐỨC TIN – CON NGƯỜI ĐÁP LỜI THIÊN CHÚA
Thiên Chúa yêu chúng ta trước. Trước khi chúng ta hiện hữu, Ngài đã chọn chúng ta đi vào trong cuộc đời này để sống, để biết và yêu mến Ngài. Trước khi chúng ta nhận biết Thiên Chúa, Ngài đã tỏ lộ chính Ngài để chúng ta nhận biết. Trước khi chúng ta đáp lời Thiên Chúa, Ngài đã gọi chúng ta. Ngài đã tiến đến với chúng ta và lên tiếng gọi. Đáp lại cách xứng hợp lời mời gọi ấy chính là đức tin (GLHTCG số 142).
Đức tin phải được thực hiện với sự vâng phục, nghĩa là vừa phải lắng nghe vừa đi vào trong tương quan với Thiên Chúa, Đấng nói với chúng ta. Abraham là mẫu gương cho sự vâng phục của đức tin (số 145). Thiên Chúa gọi Abraham và ông đã vâng nghe tiếng Chúa gọi mà ra đi đến một nơi ông sẽ được lãnh nhận làm gia nghiệp. Thánh Kinh ghi lại ông đã ra đi mà không biết mình đi đâu nhưng ông biết chắc ông gắn bó cuộc đời với Ai (Do Thái 11,8). Đó là đức tin. Sự vĩ đại của thái độ này chính là sự tin tưởng không điều kiện vào Đấng mà Abraham vâng phục cách chân thành. Như Abraham và ngay cả còn hơn ông nữa, Đức Trinh nữ Maria đã tin vào Thiên Chúa. Đức Maria đã tin tưởng hoàn toàn rằng không có gì mà Thiên Chúa không làm được (Lc 1,37). Đức Maria đã trao trọn vẹn cuộc đời mình cho thánh ý của Thiên Chúa: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (số 148).

Tìm hiểu Sách GLHTCG – Bài 6. Giải thích Thánh Kinh

Phần I: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
Bài 6. GIẢI THÍCH THÁNH KINH
“Trong Thánh Kinh, Thiên Chúa nói với con người theo cách thức loài người. Vì vậy, để giải thích Thánh Kinh cho đúng, phải cẩn thận tìm hiểu điều các tác giả nhân loại thật sự có ý khẳng định và điều Thiên Chúa muốn tỏ bày cho chúng ta qua lời lẽ của các ngài” (GLHTCG số 109).
Công đồng Vaticanô II đưa ra nguyên tắc sau đây đối với tất cả việc giải thích Thánh Kinh: “Thánh Kinh phải được đọc và giải thích trong ánh sáng cùng một Chúa Thánh Thần, vì Thánh Kinh được viết ra bởi Chúa Thánh Thần” (số 111). Để hiểu Thánh Kinh cho đúng, phải đọc như Thánh Thần đã linh hứng, có nghĩa là phải được đọc trong đức tin, cũng như là gia tăng đức tin và là chứng tá cho đức tin.
Lên đầu trang