Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Sự vắng mặt người cha gây trở ngại cho sự hiểu biết của con trẻ về Thiên Chúa

Vatican (CNA/EWTN News) – Trong buổi Triều yết chung thứ Tư hàng tuần hôm 23/05 trước 20.000 tín hữu hành hương ở Quảng Trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã đưa ra huấn từ rằng những người làm cha vắng mặt trong gia đình mình sẽ gây khó khăn hơn cho con trẻ của họ nhận biết về Thiên Chúa như một người cha yêu thương.

Ngài nhận định: "Có lẽ con người hiện đại không cảm nhận được vẻ đẹp, sự cao quý và niềm an ủi sâu sắc trong từ 'cha', từ mà chúng ta hướng đến Thiên Chúa trong lời cầu nguyện, vì nhân vật người cha thường không hiện diện đầy đủ trong thế giới ngày nay, và thường không hiện diện tích cực một cách đầy đủ trong đời sống hàng ngày".

Lộ Tâm

Chuyện Niêm Hoa Vi Tiếu (đưa hoa cười mĩm) của Phật giáo Thiền tông, thuật lại rằng:
"Vào lúc cuối đời mình, khi Đức Thế Tôn thuyết pháp cho đại chúng trên núi Linh Thướu; Ngài đưa cành hoa sen Kim-Bà-La ra trước mặt đại chúng. Đại chúng chẳng hiểu được ý nghĩa ấy, nên tất cả đều im lặng.
Ngay lúc ấy, chỉ có vị cao đệ tử Ma-Ha-Ca-Diếp lãnh hội được nên mĩm cười.
Đức Phật liền trao chánh pháp nhãn tạng, diệu tâm của Niết Bàn cho Ca Diếp, và từ đó ông được xem là vị tổ phú pháp thứ nhất của Tây Thiên, Ấn Độ".
Ma-Ha-Ca-Diếp đã hiểu được tự tánh của bông hoa, hiểu được bản thể thật sự của nó, sống tiếp xúc giữa bùn nhơ nhưng vẫn tinh trong vẹn tuyền, tỏa hương thơm ngát cho đời; để từ đó giúp bản thân hành giả tỉnh ngộ hiện tiền, và sống trọn vẹn với cái hiện tiền đó mà không còn ngăn cách nào giữa hành giả và phần còn lại của thực tại, hướng con người vào của sự tỉnh giác mở rộng mà thánh tiến, siêu thoát.

5 phút cho Lời Chúa - Tháng 6 năm 2012

 
trai_tim_chuaÝ chung: Cầu cho các tín hữu biết nhận ra sự hiện diện sống động của Đấng Phục Sinh trong bí tích Thánh Thể. Xin cho các tín hữu biết nhận ra, trong bí tích Thánh Thể, sự hiện diện sống động của Đấng Phục Sinh, là Đấng đồng hành với họ trong cuộc sống thường ngày.
Ý truyền giáo: Cầu cho các Kitô-hữu tại châu Âu: Xin cho các Kitô-hữu châu Âu tái khám phá ra căn tính đặc thù của mình và tham gia nhiệt tình hơn vào việc rao giảng Tin Mừng.



Đón nhận Chúa Thánh Thần để rao truyền Chúa Kitô

+ Hồng y L. J. Suenens
Người dịch
Nguyễn Đăng Trúc
“Thiên Chúa không có lời nói nào khác, tay chân nào khác ngoài lời nói, tay chân của bạn để mang Phúc-âm đến cho thế gian” (Frank Duff).
Các bài cùng chủ đề:
1. Lễ hiện xuống khởi nguyên xây dựng nên Giáo Hội
2. Đón nhận Maria là mở cửa đón Chúa Thánh Thần
3.
Kitô hữu được Chúa Thánh Thần ban sự sống, người đó là ai?


1- Mỗi một Kitô hữu đều được mời gọi để trở thành nhân chứng của Phúc-âm
Chúa gọi mỗi Kitô-hữu tham gia vào công cuộc truyền bá Phúc-âm mới qua chính phép rửa tội mà họ đã nhận lãnh, chứ không phải là một ơn gọi nào khác thêm vào. Công-đồng đã nhắc kỹ điều ấy.
Không một Kitô-hữu nào được miễn trừ bổn phận làm chứng về đức tin của mình. Những hình thức truyền giáo thay đổi tùy hoàn cảnh sống cụ thể, nhưng bổn phận truyền giáo là bổn phận nền tảng của từng người không trừ ai.

Những quy định về hưởng ân xá trong dịp Đại hội Thế giới các Gia đình lần thứ VII

WHĐ (26.05.2012) / VIS Ngày 25-05, Tòa Ân giải tối cao Tòa Thánh đã ban hành một sắc lệnh ban ân xá cho các tín hữu tham dự Đại hội Thế giới các gia đình lần thứ VII, được tổ chức tại Milano, Italia, từ 30 tháng Năm đến 3 tháng Sáu 2012.
Sắc lệnh giải thích, để giúp các tín hữu chuẩn bị sự kiện này về phương diện thiêng liêng, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI ban ân xá để, “một khi thực sự sám hối được đức bác ái thúc đẩy, các tín hữu sẽ tận tâm thánh hóa gia đình, theo mẫu gương Thánh Gia Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse.

Thông cáo về kiến nghị bất tín nhiệm chủ tịch IOR

WHĐ (26.05.2012) / VIS Chiều 24-05, Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố một thông cáo liên quan đến Viện Giáo vụ (IOR), toàn văn như sau:
“Ngày 24 tháng Năm, các thành viên Hội đồng giám sát của Viện Giáo vụ đã họp phiên thường kỳ. Một trong những đề mục của chương trình nghị sự lại vấn đề liên quan đến công tác quản trị Viện. Thời gian qua lĩnh vực này ngày càng gây thêm lo ngại cho các thành viên của Hội đồng, mặc dù chủ tịch IORgiáo Gotti Tedeschi đã nhiều lần được thông báo về những lo ngại này, nhưng tình hình ngày càng thêm xấu đi.

Ân sủng rẻ tiền và ân sủng đắt giá

Một vị giám mục cao tuổi nhận được thiệp mời dự lễ Trao tác vụ linh mục. Ngài hỏi tôi: gọi là trao tác vụ linh mục có đúng không, hay phải gọi là truyền chức linh mục? Ngài có lý, vì cách nói trao tác vụ linh mục hay tác vụ phó tế có thể gây hiểu nhầm rằng linh mục hay phó tế chỉ là một nhiệm vụ, một công việc, dù là công việc thánh. Đang khi đó, chức linh mục, chức phó tế không chỉ là một nhiệm vụ mà là điều gì đó sâu xa hơn nhiều. Trước hết và trên hết, đó là một ân sủng, “hồng ân Thánh Thần, cho phép thực thi một quyền thánh chức, quyền này chỉ có thể phát xuất từ chính Đức Kitô, qua Hội Thánh của Người” (GLHTCG số 1537). Chỉ trên nền tảng đó mới có thể nói đến tác vụ linh mục hay phó tế. Hiện hữu đi trước hành động. Chức linh mục thừa tác đi trước và làm nền cho thừa tác vụ linh mục. Dù khi già yếu bệnh tật hoặc trong hoàn cảnh không thể thi hành nhiệm vụ, linh mục vẫn là linh mục. Và chức linh mục hay phó tế ấy trước hết là một ân sủng: “Không ai tự gán cho mình vinh dự là thượng tế nhưng phải được Thiên Chúa kêu gọi, như ông Aharon đã được gọi” (Dt 5,4).
Lên đầu trang