Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ ba Tuần 22 Thường niên 4.9.2012 "Lời có uy quyền"


Lời Chúa: Lc 4, 31-37
Khi ấy, Đức Giêsu xuống Caphácnaum, một thành miền Galilê, và ngày sabát, Người giảng dạy dân chúng. Họ sửng sốt về cách Người giảng dạy, vì Người nói năng có thẩm quyền.
Trong hội đường, có một người bị quỷ thần ô uế nhập, la to lên rằng: “Ông Giêsu Nadarét, chuyện chúng tôi can gì đến ông, mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Ðấng Thánh của Thiên Chúa!” Nhưng Ðức Giêsu quát mắng nó: “Câm đi, hãy xuất khỏi người này!” Quỷ vật người ấy ngã xuống giữa hội đường, rồi xuất khỏi anh ta, nhưng không làm hại gì anh. Nỗi kinh ngạc trùm lên mọi người, và họ nói với nhau: “Lời ấy là thế nào? Ông ấy lấy uy quyền và thế lực mà ra lệnh cho các thần ô uế, và chúng phải xuất!” Và tiếng đồn về Người lan ra khắp nơi trong vùng.

Lề Luật là dấu chỉ tình yêu hiền phụ của Thiên Chúa


THỨ HAI, 03 THÁNG 09 2012 12:55 BBT WTGP HN
Lề Luật của Thiên Chúa không phải là một gánh nặng hay một hạn chế áp bức, mà là ơn qúy báu nhất, chứng minh cho thấy tình yêu hiền phụ của Người, là ý muốn gần gũi với dân Người, là Đồng Minh của họ và cùng họ viết lên một lịch sử tình yêu.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên với tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin trong sân nhà nghỉ mát Castel Gandolfo trưa Chúa Nhật 2-9-2012. Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Trong Phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay nổi bật lên đề tài Lề Luật của Thiên Chúa, điều răn của Người, là một yếu tố nòng cốt của Do thái giáo cũng như của Kitô giáo, nơi nó tìm thấy sự thành toàn trong tình yêu (x. Rm 13,10). Đức Thánh Cha định nghĩa Lề Luật như sau:

Chia sẻ phẩm giá


THỨ HAI, 03 THÁNG 09 2012 12:50 BBT WTGP HN

Tác giả SARAH BABBS
Phẩm giá con người tức là nhân phẩm, là sự xứng đáng của con người. Bất kỳ cách đối xử nào của giáo huấn xã hội Công giáo đều phải khởi đầu và kết thúc bằng phẩm giá của con người. Nguyên tắc nền tảng đầu tiên của công bình xã hội và Giáo huấn Xã hội Công giáo là nhận biết phẩm giá vốn dĩ của con người qua việc được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa.
Chân phước Giáo hoàng Gioan XXIII viết trong Tông thư Pacem in Terris (*): "Bất kỳ sự kết hợp nào phong phú và được điều chỉnh tốt về con người trong xã hội đều đòi hỏi sự chấp nhận một quy luật cơ bản: Mỗi cá nhân là một con người thực sự. Con người đó có bản chất, nghĩa là được thiên phú cho trí tuệ và ý chí tự do. Người đó có quyền lợi và trách nhiệm cùng lúc như hệ lụy trực tiếp từ bản chất. Các quyền lợi và nhiệm vụ này mang tính tổng thể và bất khả xâm phạm, do đó mà cũng bất khả chuyển nhượng. Hơn nữa, khi chúng ta lưu ý nhân phẩm của một con người từ quan điểm mặc khải của Thiên Chúa, chúng ta phải tăng mức đánh giá nhân phẩm, vì con người được cứu độ bằng chính Bửu huyết của Đức Giêsu Kitô. Ân sủng đã khiến con người trở thành con cái và bạn hữu của Thiên Chúa, được thừa kế vinh quang muôn đời".

Thực hành nếp sống nhân bản Kitô giáo (8)

THỨ HAI, 03 THÁNG 09 2012 12:45 BBT WTGP HN
THỰC TẬP NHẬN LỖI
ĐỂ SỐNG HÒA THUẬN VỚI ANH EM
1. LỜI CHÚA: "Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình" (Mt 5,23-24).
2. CÂU CHUYỆN:
Có một vị giáo sư nọ kiến thức uyên bác thường được các học viện thỉnh giảng. Một hôm sau khi giảng xong đề tài: "Thực tập nhận lỗi và sống hòa thuận với anh em", ông đã tự lái xe hơi về nhà. Khi xe vừa ra ngòai cổng trường thì gặp một chiếc taxi từ xa phóng tới thắng thật gấp vì súyt chút nữa đụng phải xe của ông. Rõ ràng tài xế taxi có lỗi đã phóng nhanh giữa đường phố đông người. Nhưng thay vì nhận lỗi, anh tài xế này lại lớn tiếng la mắng viên giáo sư: "Bộ ông bị đui hay sao mà lái xe bất cẩn như vậy hả ?". Nghe lời mắng chửi như vậy, viên giáo sư tức giận đỏ mặt, vì theo luật giao thông: tài xế này đã phóng nhanh trên đường phố đông người đi lại là sự vi phạm nghiêm trọng bộ luật giao thông đường bộ. Viên giáo sư liền to tiếng cãi lại : "Chính anh mới là kẻ đui khi lái xe bạt mạng như vậy". Gã tài xế taxi liền xuống xe thách thức: "Ông có giỏi thì ra đây nói chuyện phải quấy với tôi!". Viên giáo sư cũng không vừa: "Ra thì ra chứ ta sợ gì anh". Nhưng khi vừa ra khỏi xe, viên giáo sư thấy một đám học viên đang từ học viện ra về gần tới chỗ ông. Viên giáo sư nghĩ tới đề tài mới thuyết trình "Thực tập nhận lỗi và sống hòa thuận với tha nhân", nên thay vì tranh cãi hơn thua với gã kia, ông tiến đến gần bắt tay anh ta và ôn tồn nói : "Đúng là tôi có lỗi. Anh cho tôi xin lỗi nhé". Gã tài xế đang trong tư thế sẵn sàng đối phó ngạc nhiên trước thái độ hòa hõan của đối phương nên cũng hạ giọng nắm tay viên giáo sư và nói: "Thực ra đây là lỗi của cháu đã lái xe quá nhanh, chứ không phải hòan tòan lỗi của bác dâu. Bác cho cháu xin lỗi nhé". Sau cái bắt tay xin lỗi làm hòa, cả hai lại vui vẻ lên xe đi về nhà.

Bàn về chân lý


Người đăng: ThucQuyen | 03.09.2012
 
Garry Everett (1)
Vừa rồi tôi nhận được một bộ powerpoint kể về một câu chuyện trao đổi giữa một cựu linh mục Dòng Phan Sinh, Leonardo Boff (2) và Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Câu chuyện bắt đầu với câu hỏi do Boff đặt ra cho Đức Đạt Lai: “Đâu là tôn giáo tốt nhất?”. Vị Đạt Lai trả lời bằng một số chi tiết, theo sau những câu hỏi thêm nữa và cuối cùng với câu nói này: “Không có tôn giáo nào cao hơn chân lý”.
Câu trả lời này nhắc tôi nhớ lại câu hỏi của Pontiô Philatô về Chúa Giêsu Kitô: “Sự thật là gì?”. Chúa Giêsu đã giải thích cho Philatô rằng Người “làm chứng cho sự thật” trong những điều khác và lời dẫn giải này của Chúa Giêsu kích động một cách rõ ràng Philatô đi tìm ý nghĩa.

Lòng đạo đức ngày nay


Nhiều người cho rằng lòng đạo đức của các Kitô hữu ngày nay đang sa sút trầm trọng. Biểu hiện của sự sa sút này được viện dẫn từ thực trạng phổ biến tại những nơi có các sinh hoạt tôn giáo đang diễn ra. Một số đông giáo dân ngày càng tỏ ra bê trễ, thờ ơ, thậm chí bỏ hẳn không còn tham gia những sinh hoạt phụng tự truyền thống vốn nuôi dưỡng lòng đạo đức của bao thế hệ. Hơn thế nữa, thay vì gia tăng làm việc lành phúc đức là bổn phận căn bản của một Kitô hữu, nhiều giáo dân, mà đa số là những người trẻ lại rơi vào tình trạng “gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà duy trì truyền thống của người phàm” theo những cách thức mà họ cho là “đã đủ cho được lên thiên đàng”. Dưới ánh sáng Lời Chúa, những dấu chỉ thời đại giúp chúng ta nhìn nhận thấu đáo để suy xét kỹ lưỡng hơn, nhất là có thái độ sống tinh thần đạo đức sát đúng với Tin Mừng trong tư cách là Kitô hữu.

Viết cho người ra đi truyền giáo


Bạn thân mến,
Hay tin bạn sắp sửa lên đường truyền giáo tại một đất nước xa xôi, nhưng văn minh và phồn hoa hơn Việt Nam nhiều lần. Tôi chạnh nghĩ đến các cố Tây ngày xưa.
Cũng truyền giáo, nhưng các cố Tây ngày xưa từ vùng đất văn minh và phát triển hơn đến với xứ An Nam bị cho là bán khai. Các cố Tây ngày xưa đến xứ An Nam với hy vọng sẽ tìm được một Constantinople khác tại An Nam, nên các cố Tây thường tìm mọi cơ hội để diện kiến vua, chúa An Nam.

ĐTC mời gọi các lễ sinh làm triển nở tình bạn với Chúa Giêsu


ROMA, (Zenit.org)- “Hãy làm cho lớn lên tình bạn của chúng con với Chúa Giêsu”: đây là lời mời của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI gửi các lễ sinh trong buổi tiếp kiến chung hôm nay, Thứ Tư, ngày 29 tháng Tám 2012, tại Castel Gandolfo.
Sau khi nói với các khách hành hương bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, Đức Thánh Cha đã ngỏ lời chào trìu mến bằng Tiếng Pháp với chừng 2600 em lễ sinh đến từ Pháp trong chuyến hành hương toàn quốc do Đức Cha Philippe Breton hướng dẫn đến tân ngày 31 tháng Tám.
Lên đầu trang