Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Bàn về chân lý


Người đăng: ThucQuyen | 03.09.2012
 
Garry Everett (1)
Vừa rồi tôi nhận được một bộ powerpoint kể về một câu chuyện trao đổi giữa một cựu linh mục Dòng Phan Sinh, Leonardo Boff (2) và Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Câu chuyện bắt đầu với câu hỏi do Boff đặt ra cho Đức Đạt Lai: “Đâu là tôn giáo tốt nhất?”. Vị Đạt Lai trả lời bằng một số chi tiết, theo sau những câu hỏi thêm nữa và cuối cùng với câu nói này: “Không có tôn giáo nào cao hơn chân lý”.
Câu trả lời này nhắc tôi nhớ lại câu hỏi của Pontiô Philatô về Chúa Giêsu Kitô: “Sự thật là gì?”. Chúa Giêsu đã giải thích cho Philatô rằng Người “làm chứng cho sự thật” trong những điều khác và lời dẫn giải này của Chúa Giêsu kích động một cách rõ ràng Philatô đi tìm ý nghĩa.

Tôi thấy thật thú vị rằng trong xã hội và trong Giáo Hội ngày nay, chúng ta có nhiều cách để bàn về sự thật. Chúng ta khuyến khích giới trẻ “nói” sự thật. Hệ thống pháp luật của chúng ta tự xưng là “bênh vực” chân lý. Chúng ta khó chịu vì những kẻ mà chúng ta nhận thấy “bóp méo” sự thật. Các Giáo hội của chúng ta khuyến khích chúng ta “tìm kiếm chân lý”. Các môn học “tranh luận” chân lý. Và đức tin của chúng ta đòi chúng ta phải “noi theo” chân lý.
Trong lịch sử các quốc gia và thể chế, chúng ta đã thấy chân lý hoặc sự vận dụng nó, đã đóng vai trò quan trọng ra sao trong sự tiến triển hoặc thoái lui của con người. Liên minh dân Iroquois (3) ở Bắc Mỹ là một ví dụ và Đệ tam Đế Chế ở Đức là một ví dụ khác. Trường hợp thứ nhất rất nổi tiếng. Nó được phát triển trong những năm 1500 CN do một người Da Đỏ Mỹ và được chứng nhận  với sự tác động của Benjamin Franklin để thiết lập nền dân chủ như là nền tảng cho nước cộng hoà Mỹ này.
Liên minh dân Iroquois là công trình của một người duy nhất, người Da Đỏ Huron (4) Degawindah, người đã phát biểu 12 Chu Kỳ Chân Lý. Không gian chỉ cho phép một từ một tóm tắt của mỗi chu kỳ. Do vậy chúng ta có: học hỏi chân lý – tôn vinh chân lý – chấp nhận chân lý – tuân giữ chân lý – nghe theo chân lý – giới thiệu chân lý – yêu mến chân lý – phục vụ chân lý – sống chân lý – hành động chân lý – bước theo chân lý và biết ơn đối với chân lý.
Từ sưu tầm về những hiểu biết sâu sắc phong phú này, xã hội và các Giáo hội ở Úc có thể học hỏi gì?
Thật thú vị, giống như Chúa Giêsu và Đức Đạt Lai Lạt Ma, các chu kỳ này không trả lời câu hỏi “Chân lý là gì?”. 12 Chu Kỳ chỉ ra rằng chân lý thường là một mục tiêu di động và rằng chúng ta phải liên tục “quay vòng theo chu kỳ” qua các cách tiếp cận với chân lý, hơn là giải quyết một cách quá chóng vánh trong một diễn đạt về nó. Chân lý tự biểu lộ trong một thời gian ngắn cho tới khi một phiên bản rộng lớn và phong phú hơn xuất hiện như là kết quả của việc chúng ta “quay vòng theo chu kỳ” tập thể. Câu trả lời của Chúa Giêsu: “Tôi là Chân Lý” đã đưa ra một thách thức không bao giờ kết thúc cho việc “quay vòng theo chu kỳ” của chúng ta suốt từ khi Người nói ra điều đó.
“Hành động chân lý” nghĩa là gì? – Xét về căn bản, hành động chân lý là thử thách nó ở những giới hạn của nó. Đó là vẫn mở ra cho khả năng rằng có những mô thức khác để giải thích các thực tại, những mô hình khác cho việc giải thích các điều bí ẩn thấy rõ bên ngoài.
Công trình của Galileo và gần đây hơn nữa là những gì liên kết với “hạt của Chúa” (the God particle), loé lên, như “khoa chú giải Kinh Thánh tiếp nhận” trong Giáo Hội học. “Hành động chân lý” chỉ ra rằng chúng ta phải không ngừng nghỉ về những công thức hiện hành của chúng ta với việc nhận ra chân lý.
Dĩ nhiên, một quan điểm như thế khiến cho các xã hội và các giáo hội bảo thủ lo sợ. Họ không thấy vui về cái mới. Họ sợ châm ngôn này: “Cái mới ở một nơi nào khác”. Những người bảo thủ thường dùng các từ như “nổi loạn” hoặc “phi chính thống”, hoặc “tội đồ” để gán nhãn hiệu cho những ai nói về cái mới. Mặt khác, những kẻ đang kiểm tra những giới hạn của chân lý cũng đã được mô tả như là “nhìn xa trông rộng”, “anh hùng” và cả “sáng tạo” (một đức tính giống Thiên Chúa!).
Khi bất kỳ một vấn đề quan trọng nào nổi lên trong một xã hội hoặc một giáo hội, chúng ta phải hành động như thế nào? 12 Chu Kỳ Chân Lý dạy chúng ta rằng chúng ta phải ung dung và được chuẩn bị để quay vòng qua tất cả 12 chặng và không bằng lòng ở lại trong một chu kỳ thoải mái.
Về vấn đề hôn nhân đồng tính nam, chẳng hạn, chân lý phải biểu hiện mình ra sao? Điều gì xảy ra nếu xã hội và giáo hội bất đồng? Nếu có những dị biệt bên trong một xã hội hoặc giáo hội cụ thể? Những tiêu chí đang thịnh hành phải được hiểu và quay vòng như thế nào?
Khi chúng ta “vinh danh chân lý”, chúng ta dấn thân vào việc kiếm tìm một sự trọn vẹn lớn hơn là cái hiện đang có. Không một mô hình đơn thuần nào có thể giải thích chân lý. Chúng ta tôn vinh hơn nữa bằng việc không cố rót nó qua những giả định và lời giáo huấn làm thu hẹp. Chúng ta tôn vinh chân lý bằng việc cho phép nó làm công việc biến đổi của nó không bị cản trở. Chúng ta không thể có quyền điều khiển chân lý.
Có một giá trị lớn lao cần phải có trong việc suy tư về sự đóng góp của Deganawidah cho chân lý. Xã hội Úc và các Giáo hội Kitô giáo phải mở những tâm trí và tâm hồn tập thể cho sự khôn ngoan cổ xưa này.
———————————————-
(1) Tác giả bài viết, GARRY EVERETT là phó chủ tịch Các Hội Viên Lòng Thương Xót ở Queensland và là một cựu phó giám đốc Uỷ Ban Giáo dục Công giáo Queensland và chủ tịch trước của Uỷ ban Công Lý và Hoà Bình Công giáo của Tổng giáo phận Brisbane.
(2) Leonardo Boff (sinh 14/12/1938 ở Brasil) là thần học gia, triết gia và văn sĩ, nổi tiếng về sự ủng hộ tích cực cho quyền người nghèo và người bị loại trừ. Hiện là giáo sư danh dự môn đạo đức học, triết học tôn giáo và sinh thái ở đại học bang Rio de Janeiro. Boff gia nhập Dòng Phan Sinh năm 1959 và thụ phong linh mục Công giáo năm 1964. Bằng tiến sĩ thần học và triết học năm 1970 tại đại học Munich. Luận án tiến sĩ của Boff nghiên cứu trong giới hạn nào Giáo Hội có thể là một dấu chỉ của sự thiêng liêng và linh thánh trong thế giới trần tục và trong tiến trình giải phóng kẻ bị áp bức. Boff trở thành một trong những người cổ vũ nổi tiếng nhất (cùng với Gustavo Gutierrez) của các nhà thần học giải phóng đầu tiên. Boff có mặt trong những suy tư đầu tiên tìm cách làm ăn khớp nhau sự căm phẫn chống lại sự lầm than và bị bỏ rơi với diễn văn đức tin đầy hứa hẹn, dẫn tới thần học giải phóng. Boff tiếp tục là nhân vật gây tranh cãi trong Giáo Hội Công giáo, trước tiên do sự chỉ trích gay gắt hàng giáo phẩm Giáo Hội, mà ông thấy là “theo trào lưu chính thống”, nhưng còn vì sự cổ vũ trước đây cho các chế độ cộng sản.
(3) Thành viên của liên minh 6 dân bản xứ Bắc Mỹ là Mohawk, Oneida, Seneca, Onondaga, Cayuga và Tuscarora – vốn sinh sống dọc thung lũng sông Hudson
(4) Huron là thổ dân Da Đỏ vùng Đại Ngũ Hồ, nhưng nay tập trung tại Quebec, Ontario và Oklahoma.
(TU ES PETRUS dịch và giới thiệu)

Không có nhận xét nào:

Lên đầu trang