Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ năm Tuần 10 Thường niên 14.6.2012 "Chớ giết người"

Lời Chúa: Mt 5, 20-26
Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người. Ai giết người, thì đáng bị đưa ra tòa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai giận anh em mình, thì phải bị đưa ra tòa. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì phải bị đưa ra trước thượng hội đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì phải bị lửa hỏa ngục thiêu đốt. Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình. Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người ấy nộp anh cho quan tòa, quan tòa lại giao anh cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống ngục. Thầy bảo thật cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng.”

Phải chăng người ta có thể trả giá cho một Thánh Lễ?

THỨ TƯ, 13 THÁNG 06 2012 12:57 BBT WTGP HN

Bình thường, hầu như tất cả các tín hữu Công Giáo đều đầy lòng tin tưởng khi họ đến xin một vị Linh Mục dâng Thánh Lễ để cầu nguyện cho một ý nguyện nhất định nào đó của họ, như cầu xin ơn bình an cho gia đình, cho con cái hay cầu nguyện cho linh hồn các người thân đã qua đời, v.v...Và những ý nguyện ấy thường được gọi là "ý lễ". Trên thực tế, người tín hữu thường đến văn phòng giáo xứ để gặp cha Quản Xứ hay thư ký giáo xứ và trình bày ý nguyện xin lễ của mình và sau đó dâng một số tiền nào đó theo quy định của Giáo Phận, của Giáo xứ hay tuỳ lòng hảo tâm của đương sự, số tiền này được gọi là "bổng lễ".
Vấn đề tiền xin lễ hay bổng lễ này đã khiến không ít người từng thắc mắc tự hỏi: Phải chăng người ta có thể mua được ơn thánh và sự chúc phúc của Thiên Chúa? Phải chăng con người có thể mặc cả với Thiên Chúa về ân sủng thiêng liêng bằng tiền bạc vật chất? Nói cách khác, phải chăng người ta có thể trả giá cho một Thánh Lễ?

Tương lai các gia đình được nhìn dưới ánh sáng Fatima

Ngày nay nền móng gia đình, tế bào cơ bản của xã hội nhân loại, đang càng ngày càng bị xói mòn một cách khủng khiếp bởi những trào lưu tự do luyến ái thái quá, nam nữ sống chung không cần hôn thú hay kiểu sống “tiền dâm hậu thú” mà gọi là “sống thử”, thái độ coi thường luân lý và các giá trị gia đình, ly hôn quá dễ dãi, não trạng duy hưởng thụ, v.v… Trong đó, các phương tiện truyền thông đại chúng và những quyết định chính trị của các nhà nước thế tục đã góp phần không nhỏ. Vì những lợi nhuận kinh tế thuần túy, các phương tiện truyền thông đã vô tình hay hữu ý trình chiếu và quảng bá những chương trình khiêu dâm, phản cảm, những lối sống buông thả vô trách nhiệm của những cách sống vô luân lý đạo đức. Còn phía các nhà nước: trong khi các nhà nước vô thần thì do chủ trương chối bỏ sự hiện hữu của Thiên Chúa, quyền lực và định hướng tối cao duy nhất cho mọi luân lý đạo đức của nhân loại, nên càng sa lầy vào những chính sách lệch lạc sai lầm và độc ác, chà đạp các quyền cơ bản của con người kể cả quyền được sống và sống với đầy đủ nhân vị, thì các nhà nước tự do: vì muốn thu lượm lá phiếu bầu của cử tri, nên đã đưa ra những chính sách mị dân, không những phản luân lý mà còn dung túng và cổ võ những lối sống phóng túng trụy lạc.

Vấn đề giáo dục con cái

Để mở đầu cuộc thảo luận hôm nay, tôi xin gởi đến quí anh chị ba đóa hoa, hái từ sách Huấn Ca; “Có con cái, trai hay gái, cha mẹ hãy lo giáo dục chúng” (HC 7.24-24). Bằng không, “chúng trở nên mất dạy và làm nhục cho cả cha lẫn mẹ” (HC 22.3-5). Trái lại, “Cả kho tàng của thế giới cũng không quí bằng có một người con được giáo dục tốt” (HC 26,28).
Và để đi vào đề tài “Giáo dục con cái” trong khóa mục vụ hôn nhân này, tôi xin đặt với quí anh chị ba câu hỏi và xin gợi một vài ý tưởng để khai mào:
* Tại sao phải giáo dục con cái?
* Phải giáo dục con cái ở những lãnh vực nào?
* Phải giáo dục con cái bằng phương pháp nào?

KHÓA HỌP MÙA XUÂN 2012 CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC CÔNG GIÁO HOA KỲ

ATLANTA, Georgia - Các giám mục Hoa Kỳ sẽ dành một phần quan trọng của cuộc họp mùa Xuân ngày 13.15 tháng 6 ở Atlanta để nhấn mạnh mối quan tâm đến vấn đề tự do tôn giáo.
Cuộc thảo luận tự do tôn giáo, bao gồm các mối quan tâm trong nước và quốc tế, nhằm tiếp tục hỗ trợ và nâng cao nhận thức về hành vi xâm phạm về quyền tự do tôn giáo tại Hoa Kỳ và ở nước ngoài.

ĐỨC THÁNH CHA TỐ GIÁC VĂN HÓA DỐI TRÁ

ROMA. Trong buổi khai mạc Hội nghị Giáo phận Roma chiều tối ngày 11.6.2012 tại Đền thờ Thánh Gioan Laterano, ĐTC Biển Đức 16 đã giải thích về ý nghĩa và các hệ luận của bí tích rửa tội đối với đời sống các tín hữu Kitô, và đặc biệt tố giác nền văn hóa gian dối.
Hiện diện tại Đền thờ, - cũng là Nhà thờ Chính tòa của Giáo phận Roma,- có ĐHY Giám quản Agostino Vallini, các GM Phụ tá và hàng ngàn đại biểu của hàng giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân trong Giáo phận.

THỂ THAO TẠO RA SỰ HIỆP NHẤT VÀ TÌNH HUYNH ĐỆ

Phỏng vấn Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, Tổng Giám Mục Cracovia
Ngày mùng 8.6.2012 các cuộc đấu vòng loại tranh giải Túc Cầu Âu châu 2012 đã bắt đầu tại Ba Lan và Ucraine và sẽ kéo dài cho tới ngày mùng 1.7 tới đây. Các trận đấu vòng loại diễn ra giữa 16 đội tuyển tại 8 sân vận động của hai nước, và mỗi đội phải giao đấu ba lần, nếu không bị thua trong hai trận đầu. Đã có hơn 12 triệu người đặt mua vé, tức gia tăng 17% so với cách đây 4 năm. Giá vé xê xích giữa 30 Euro và 600 Euro trên khán đài chính trong trận đấu chung kết.

CHỨC SẮC HỘI ĐỒNG LÃNH ĐẠO NỮ TU HOA KỲ GẶP BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN

VATICAN. Hôm 12.6.2012, Nữ tu Chủ tịch và Nữ tu Giám đốc điều hành Hội đồng lãnh đạo Nữ tu Hoa Kỳ (LCWR) đã gặp gỡ các vị lãnh đạo của Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết: “Hiện diện tại cuộc gặp gỡ cũng có Đức Cha Peter Sartain, TGM giáo phận Seattle Hoa Kỳ và là vị Đặc Ủy của Tòa Thánh về việc thẩm định đạo lý của Hội đồng lãnh đạo nữ tu Hoa Kỳ.”
Lên đầu trang