Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Các bài suy niệm LỄ THĂNG THIÊN – Năm B

Lời Chúa: Cv 1,1-11; Ep 1,17-23; Mc 16,15-20
NGÀY QUỐC TẾ TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI
 
 CN 7 PS+le Chua Thang Thien+ngay TG TTXH nam B.gif
MỤC LỤC
1. Lên trời
2. Chúa lên trời
3. Ngước mắt nhìn trời – ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
4. Có Chúa cùng hoạt động
5. Công giáo
6. Nơi Chúa hẹn gặp ta
7. Để có Chúa cùng hoạt động
8. Thiên đàng
9. Suy niệm của Lm Anphong Trần Đức Phương
10. Ra đi
11. Lên trời
12. Hãy rao giảng Tin Mừng – Lm. Đặng Quang Tiến
13. Sứ mạng người Kitô hữu
14. Con đường
15. Suy niệm của JKN
16. Trở nên hoàn thiện là năng thay đổi
17. Chú giải mục vụ của Jacques Hervieux
18. Chú giải của Noel Quesson
19. Chú giải của Fiches Dominicales
20. Loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo

Hiểu và tin: Đạo Kitô là đạo lịch sử


TinKhi mùa đông về, như nhiều người khác, các Ki-tô hữu biết rằng sắp đến lễ Chúa Giáng Sinh với bao hứa hẹn vui tươi và đẹp đẽ. So với ngày lễ ấy và Mùa Giáng Sinh sau đó thì hơn 3 tuần chờ đợi, quen gọi là Mùa Vọng, chẳng đáng kể gì. Thế nhưng, theo lời dạy của Giáo Hội từ xa xưa, Mùa Vọng không chỉ giản dị là mùa chuẩn bị mừng lễ Chúa giáng Sinh, mà còn là thời gian cho các Ki-tô hữu sống lại cả một lịch sử dài của dân Do-thái, thậm chí của cả nhân loại, trước khi Chúa Giê-su xuất hiện.

Đức Kitô và những người trẻ - Bài 1: Người trẻ hiếu kỳ (x.Ga1,35 - 51)

ĐỨC GIÊ-SU VÀ NHỮNG NGƯỜI TRẺ
LỜI GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT

Jesus_avec_enfants

Dù có kéo tuổi trẻ xuống 13 tuổi (là nữ) và 15 tuổi (là nam) hay đẩy tuổi trẻ cao lên 16 tuổi (là nữ) và 18 tuổi (là nam) – nghĩa là trong độ tuổi "teen" (từ 10 đến 19) – hoặc có đẩy tuổi trẻ lên tới 25 (là nữ) và 30 (là nam) hay xa hơn nữa, dù có xác định tuổi trẻ là tuổi còn đi học hay là tuổi đã đi làm, thậm chí mới kết hôn, vẫn có một điểm chung : tuổi trẻ là tuổi không già dặn chín chắn như người lớn, mà cũng không ngây ngô đơn sơ như trẻ em. Nói cách khác, tuổi trẻ là tuổi có lớn nhưng chưa chín, có vụng dại nhưng không còn ngây ngô đơn sơ nữa. Là tuổi làm người ta hi vọng nhưng không an tâm đủ, là tuổi chưa làm người ta tin tưởng đủ nhưng cũng không đến nỗi bắt người khác phải luôn luôn canh chừng. Chính cái dang dở ấy và nỗ lực không ngừng để xóa dần sự dang dở ấy là nét đáng yêu của tuổi trẻ.

Chúa nhật 7 Phục sinh – Lễ Chúa thăng thiên 20.5.2012 "CÓ CHÚA CÙNG HOẠT ĐỘNG"

 Lời Chúa: Mc 16, 15-20
Trước khi lên trời, Ðức Giêsu nói với mười một tông đồ rằng: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án. Ðây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ”.
Nói xong, Chúa Giêsu được rước lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Còn các Tông đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.

ĐTC Benedict XVI: Công việc không nên là một trở ngại cho gia đình

GHXHCG - Đăng ngày 19-5-2012 14:55 AM GMT+7
 
Đức Thánh Cha Benedict XVI: Công việc không nên là một trở ngại cho gia đình
Thành phố Vatican, 16 May 2012 (VIS) - "Công việc không nên là một trở ngại cho gia đình, nhưng cần phải nâng đỡ và liên kết gia đình", Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khẳng định tại buổi tiếp kiến chung hôm 16-5.
Sau khi nhắc lại lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Gia đình mà Liên Hợp Quốc dành riêng trong năm nay về mối tương quan giữa gia đình và công việc, Đức Giáo Hoàng lưu ý rằng công việc phải củng cố các gia đình, "giúp nó mở ra với cuộc sống và tham gia vào các mối quan hệ với xã hội và Giáo hội". Đồng thời, Đức Giáo hoàng bày tỏ mong muốn ngày Chúa nhật, “ngày của Chúa và ngày lễ Phục sinh hàng tuần, là một ngày nghỉ ngơi và là một dịp để củng cố các mối tương quan trong gia đình".

Nạn nhân của nạn buôn người ca ngợi Hội nghị của Tòa Thánh

GHXHCG - Đăng ngày 19-5-2012 14:53 AM GMT+7 
 
Đức Hồng Y Phê-rô K.A. Turkson, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hòa Bình (trái), lắng nghe Đức Giám mục phụ tá Patrick Lynch, giáo phận Southwark, Anh Quốc, trình bày.
VATICAN CITY, ngày 09 tháng năm (CNA / EWTN News) - Một phụ nữ trẻ tuổi người Anh bị một tay buôn người đẩy vào cuộc sống mại dâm đã khen ngợi Tòa thánh về cách giải quyết vấn đề bằng việc tổ chức một hội nghị gần đây.
 
'Đối với tôi điều này thực sự quan trọng, đây là một bước đầu tiên để thực sự định hình mọi thứ sẽ diễn tiến như thế nào đặc biệt là đối với cộng đồng Công giáo, vì vậy đây là một ngày đáng kinh ngạc”, Sophie Hayes, 29 tuổi, nói với CNA ngày 08-5.
 
“Giáo hội Công giáo có một vai trò rất lớn vì có tới 1,8 tỷ tín hữu trên toàn thế giới, điều cốt lõi là nhờ tất cả các mạng lưới và sự hỗ trợ của họ mà chúng ta không chỉ có thể tạo ra một vị thế chống lại bọn buôn người mà còn hỗ trợ đắc lực các nạn nhân của nạn buôn bán này", Hayes nói thêm.

Có thể có ơn cứu độ nơi các tôn giáo chăng?

Sống là đi tìm sự giải thoát. Trong dòng lịch sử, loài người đã thể hiện việc tìm kiếm đó qua các tôn giáo khác nhau. Các tôn giáo tiêu biểu cho khát vọng sâu xa đó của kiếp người. Có thể nói rằng: có bao nhiêu quan niệm về cứu rỗi, thì cũng có bấy nhiêu tôn giáo. 
Vậy có thể có ơn cứu độ nơi các tôn giáo chăng?
Bài viết này sẽ trình bày những suy tư thần học về ơn cứu độ nơi các tôn giáo.
1. Ý niệm cứu độ
Cứu độ, theo nguyên ngữ Hy Lạp là sôzô, có nghĩa là được giải thoát khỏi một sự dữ có thể làm nguy hiểm đến tính mạng. Từ nghĩa thông thường đó mà người ta dùng để diễn tả kinh nghiệm tôn giáo: Thiên Chúa cứu rỗi loài người, thần minh cứu độ chúng sinh (1).
Người ta thường nghĩ cứu độ là giải thoát khỏi một thực tại tiêu cực. Tuy nhiên, sự cứu thoát này tự nó không phải là điều cốt yếu: nó chỉ là bước chuyển biến để đạt tới tình trạng viên mãn. Bởi vì, cứu độ có nghĩa là đạt tới sự viên mãn, trọn vẹn, đầy đủ, thực sự là chính mình, là hoàn thành hoá chính mình.
Nói chung, các tôn giáo quan niệm cứu độ là con người được đưa đến cùng đích của đời mình, giúp họ hoàn thành chính mình, tìm thấy thân phận của mình. Con người đang sống là một hữu thể chưa thành toàn, luôn luôn ao ước một cái gì hơn và một cái gì tốt hơn. “Theo kiểu nói của thánh Augustin, đối với một thụ tạo, Thiên Chúa là hạnh phúc, sung mãn, mục đích cuối cùng. Được thông hiệp với Ngài là được tất cả, là thiên đàng, là cứu độ. Kinh thánh dùng nhiều hình ảnh và ẩn dụ để diễn tả trạng thái được cứu độ: yến tiệc, hôn lễ, đời sống vĩnh hằng, bất tử, không còn bị huỷ hoại, ánh sáng, bình an, an toàn, toại nguyện, viên mãn, hài hoà với mọi thụ tạo, trở về nhà Cha, quê hương đích thực, hiển trị với Thiên Chúa, diện kiến Ngài, tham dự sự sống vĩnh hằng và nhiệm màu của Thiên Chúa, hiệp thông trọn vẹn với các thiên thần, anh chị em đồng loại và vũ trụ vật chất.” (2)
Để đạt được tình trạng như thế, tự sức con người không thể vươn tới được, mà phải cần sự tác động của thần linh. Theo Kitô giáo, ơn cứu độ được thực hiện trước tiên nơi con người Đức Giêsu Nazareth; nó đồng hoá với chính con người đó. Và để dự phần vào ơn cứu độ, cần phải tiến vào sự thông hiệp với Ngài. Kinh nghiệm cứu độ trực tiếp gắn liền với việc tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa, là Đấng cứu độ.

Tôi đi hành hương kính viếng Áo Thánh Chúa

Tunica Christi – Áo Thánh Chúa, chiếc áo mặc trong không có đường khâu của Chúa Giêsu, một di tích thánh quan trọng vào bậc nhất của Kitô giáo nói chung và của Giáo phận Trier (CHLB Đức) nói riêng, được trưng bày từ ngày 13.4. đến ngày 13.5.2012 cho các khách hành hương từ khắp giáo phận và khắp thế giới đến kính viếng nhân dịp kỷ niệm năm thứ 500 (1512-2012) Áo Thánh Chúa được trưng bày công khai.

Trong thời gian trưng bày này, hằng ngày và hằng giờ tại hàng trăm nhà thờ to nhỏ cũng như các nhà nguyện của các giáo xứ hay của các Tu Viện ở thành phố Trier, vốn được coi là “Roma thứ hai”, đều được liên tục cử hành Thánh Lễ cho các khách hành hương. Và lịch trình phân chia cử hành Thánh Lễ tại các nhà thờ cho các phái đoàn hành hương trong cũng như ngoài nước đã được bố trí từ cả năm trước đó.
Riêng 17 sắc dân công giáo ngoại kiều cư trú trong lãnh thổ Giáo phận Trier, trong đó có khoảng trên dưới 1000 người Công Giáo Việt Nam, được chia phiên hành hương kính viếng Áo Thánh Chúa vào lúc 13giờ30 ngày Chúa Nhật 6.5.2012. Khởi đầu là Thánh Lễ đồng tế tại nhà thờ St. Maximin dưới sự chủ tế của một vị Hồng Y đến từ Brasil, 6 Giám Mục và hơn 20 Linh Mục Tuyên Úy của các sắc dân ngoại kiều. Những bài hát và điệu nhạc du dương của các dân Đông Âu như Nga,Tiệp, Nam Tư và những nhịp trống và các giọng ca sôi động của các sắc dân Phi Châu và nhất là các Lời Nguyện Giáo Dân được trình bày bằng 17 ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau, đã thực sự làm cho tính chất và màu sắc sự hiệp nhất Kitô giáo trở nên  hiện thực một cách độc đáo.

Yêu và Thương

Có một lần, người cha mà tôi rất mực yêu kính bảo rằng trong suốt cuộc đời mình, ông chưa từng yêu một ai, kể cả mẹ tôi. Tình cảm ông dành cho vợ là tình thương và sự gắn kết giữa hai con người đã cùng bên nhau gần nửa cuộc đời, thân thuộc đến từng hơi thở.
Còn mẹ tôi, dù chưa từng nói gì, nhưng tôi biết mẹ yêu ông bằng cả cuộc đời của mình, một tình yêu dịu dàng, sâu sắc mà có phần tôn thờ.

Cuộc đời và tô hủ tiếu

Mẹ đã đau lòng đến thế nào khi sinh ra gã, mẹ cũng đã khóc quá trời khi từng ngày nhìn gã phải lớn khôn. Thật tâm mẹ muốn gã bé thơ mãi mãi, muốn ở mãi trong vòng tay mẹ. Mà mẹ cũng biết, ừ thì gã có lớn lên đó nhưng tâm hồn gã mãi mãi chẳng lớn lên được tí teo nào đâu.
Lúc còn nhỏ thì không sao, gã cũng không ấn tượng với dáng đi chấm phẩy của mình. Gã chỉ thấy sao vặn vẹo mà đau quá thôi, nhìn gã chập chững tập đi, mẹ gã nhìn gã mà khóc. Mắt mẹ khóc nhưng miệng mà cười, môi mẹ nói rằng, ráng bước đi đi con. Tự mình phải bước đi trên đôi chân của mình dù đôi chân ấy có khập khiễng, mẹ muốn gã hiểu ý nghiã sâu xa đó, nhưng trí óc non nớt của gã “giới hạn” sự hiểu biết mẹ à. Nhưng mẹ an tâm, gã nhủ lòng, vì tim gã biết thổn thức khi nhìn mẹ khóc đấy thôi. Gã yêu mẹ nhất, và mẹ yêu gã nhất!

Đức Thánh Cha tiếp đoàn cuối cùng của Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ

VATICAN. Sáng ngày 18-5-2012, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến đoàn cuối cùng thuộc HĐGM Hoa Kỳ về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh.
Nhân dịp này ngài kêu gọi Giáo Hội Công Giáo tại Mỹ đón nhận và vun trồng các gia sản văn hóa phong phú của nhiều nhóm di dân, đồng thời chống lại những mưu toan chia rẽ Giáo Hội.
Lên đầu trang