Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ tư Tuần 2 Mùa Vọng 12.12.2012 "Ách của tôi êm ái"



Lời Chúa: Mt 11, 28-30
Khi ấy, Ðức Giêsu nói với dân chúng rằng: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng.”

Bài Giáo Lý VIII của ĐTC Bênêđictô XVI: Thiên Chúa Măc Khải “Kế Hoạch Yêu Thương Nhân Lành”



“Thiên Chúa mặc khải kế hoạch yêu thương cao cả của Ngài bằng cách bước vào sự liên hệ với loài người, lại gần họ đến nỗi trở thành một người.”
Dưới đây là bản dịch Bài Giáo Lý thứ tám của Đức Thánh Cha (ĐTC) Bênêđictô XVI về Năm Đức Tin, được ban hành tại Sảnh Đường Phaolô VI hôm thứ tư ngày 5.12.2012. Hôm nay ĐTC dạy tiếp tục loạt Bài Giáo Lý về Đức Tin.

Đức Thánh Cha khai mạc Hội nghị quốc tế về Giáo hội tại Mỹ châu



VATICAN. Đức Thánh Cha (ĐTC) Biển Đức 16 cổ võ cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô hằng sống như nguồn mạch mọi giải pháp cho các vấn đề của Giáo hội tại Mỹ châu.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong bài huấn dụ ngắn tối Chúa Nhật 9.12.2012, trong buổi khai mạc Đại hội quốc tế về Tông Huấn “Giáo hội tại Mỹ châu” đang tiến hành cho tới ngày 12.12.2012 tại Vatican. Trong số đông đảo tín hữu dự lễ do Đức Hồng y (ĐHY) Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ Giám Mục kiêm Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh về Mỹ châu La tinh, cử hành tại Đền thờ Thánh Phêrô, có lối 250 người, gồm 40 hồng y, giám mục và hàng chục linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân đại biểu của các Giáo hội toàn Mỹ châu.

Tại sao Chúa Giêsu đến thế gian ?



Người đăng: Fx. Nguyễn 10.12.2012Có lẽ bạn cho đó là một câu hỏi “ngớ ngẩn”, vì ai là Kitô hữu cũng biết Ngài đến cứu độ nhân loại. Đúng vậy, nhưng vẫn có điều khác… Chúng ta đã đón lễ Giáng Sinh nhiều lần, nhưng có thể chúng ta chưa thắc mắc. Mời bạn khám phá điều mới lạ nhân dịp kính mừng lễ Giáng Sinh!
Thánh sử Gioan kể: Ông Philatô hỏi: “Vậy ông là vua sao?”. Đức Giêsu đáp: “Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”. Ông Philatô nói với Người: “Sự thật là gì?” (Ga 18:37-38).

Sống đức tin giữa chính trường và sống bác ái giữa xã hội



Người đăng: Fx. Nguyễn | 11.12.2012
Ý niệm về Đức Tin Kitô sống động ăn rễ sâu nơi tâm hồn tôi. Sau này khi rời ghế nhà trường, bước vào các hoạt động thuộc lãnh vực xã hội và chính trị, tôi vẫn mang theo tâm tình sống Đức Tin Kitô sống động của thời xuân trẻ đó.
Bà Jeanne Mathilde Sauvé (1922-1993) là tín hữu Công Giáo Canada sùng đạo. Lúc sinh thời bà từng hoạt động trong phong trào Thanh-Sinh-Công và trong giới báo chí. Năm 1972, bà là một trong 3 phụ nữ đầu tiên bước vào chính trường và trở thành Chủ Tịch Hạ Nghị Viện Canada. 12 năm sau – 1984 – bà được bầu làm Thống Đốc Toàn quyền thứ XXIII của Canada (1984-1990).

Giáng Sinh là lễ của Con Thiên Chúa đến đem an bình, sự sống và niềm vui cho con người



Thánh Gioan Tẩy Giả mời gọi chúng ta lắng nghe, tiếp nhận Lời Chúa và sống nòng cốt thế nào để lễ Giáng Sinh không chỉ như là một lễ bề ngoài, mà là lễ của Con Thiên Chúa đến để đem an bình, sự sống và niềm vui đích thực cho con người.

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nói như trên với tín hữu và du khách hành hương trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 9-12-2012. Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói

Lãng phí sinh mạng



Ngày nay, người ta thường nói đến sự lãng phí của con người: lãng phí điện nước, lãng phí tài nguyên, lãng phí tiền bạc, lãng phí sức khỏe… Trong bối cảnh xã hội vẫn còn nhiều người nghèo, sự lãng phí bị lên án như một tội ác.
Tuy vậy, có một sự lãng phí nguy hiểm mà ít khi được nhắc tới, đó là lãng phí sinh mạng con người. Nếu lãng phí được định nghĩa là “làm mất một cách vô ích tiền tài, sức lực, thời gian” (theo Từ điển Từ và ngữ Việt Nam) thì xem ra con người ngày nay đang lãng phí sinh mạng tới mức báo động.

Ngày Thế Giới Bệnh Nhân thứ 21 được cử hành tại quê hương ĐTC



ROMA, (Zenit.org) – Ngày Thế Giới Bệnh Nhân lần thứ XXI sẽ được tổ chức tại Altötting, Liên Bang Đức vào ngày 11 tháng Hai năm 2013. Đức Hồng Y Zygmunt Zimowski, Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Y Tế, được chỉ định là Đại Diện của Đức Giáo Hoàng, sẽ cử hành thánh lễ trọng thể tại Đền Thánh Đức Mẹ Bavière, nơi mà ngay từ thời niên thiếu Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI hay lui tới.

Buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật mùng 9 tháng 12

Đức Thánh Cha nói: “Trong một xã hội tiêu thụ, nơi chúng ta tìm niềm vui trong vật chất, Thánh Gioan Tiền Hô dạy chúng ta hãy sống một cách thiết thực để Giáng sinh không bị giản lược thành một lễ hội bề ngoài, nhưng là ngày lễ của Con Thiên Chúa, Đấng đã đến để mang lại hòa bình, sự sống và niềm vui đích thực cho loài người". Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật thứ Hai Mùa Vọng, Đức Thánh Cha đã khích lệ các tín hữu hãy chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh như một ngày lễ tán tụng tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại, và đừng để bị chi phối bởi những cám dỗ của chủ nghĩa tiêu thụ.

Đức Tổng Giám mục Mamberti kêu gọi tự do tôn giáo ở châu Âu



WHĐ (10.12.2012) – Tại kỳ họp thứ 29 của Hội đồng Các Bộ trưởng thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tổ chức ở Dublin, Ireland ngày 6 và 7 tháng 12 vừa qua, Đức Tổng giám mục Dominique Mamberti, Thư ký Phủ Quốc vụ khanh đặc trách quan hệ với các quốc gia, đã có bài phát biểu với nội dung chính là tầm quan trọng của tự do tôn giáo ở châu Âu ngày nay. Ngài nói: “Trong các quyền tự do cơ bản, Tòa Thánh cho rằng quyền tự do tôn giáo là quan trọng nhất”.

Hội nghị toàn thể Liên HĐGM Á châu: Cùng nhau nhận định thực trạng của những thách đố và giúp nhau giải quyết



Đức Cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh trả lời phỏng vấn của WHĐ
WHĐ (8.12.2012) – Chỉ còn vài ngày nữa sẽ diễn ra lễ khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ X của Liên Hội đồng Giám mục Á châu tại Tòa Giám mục Xuân Lộc. Tất cả đã sẵn sàng cho ngày trọng đại này đối với các Giáo hội tại châu Á nói chung và với người Công giáo Việt Nam nói riêng. Chúng tôi đã gặp và được Đức cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc cho biết
1. Chúng con được biết: đây là lần đầu tiên, Liên Hội đồng Giám mục Á châu tổ chức Hội nghị toàn thể tại Việt Nam và đã chọn Toà Giám mục Xuân Lộc làm nơi tổ chức Hội nghị. Đức cha có cảm nghĩ gì về sự chọn lựa này?
Chúng tôi rất vui và hãnh diện vì được Hội đồng Giám mục Việt Nam chọn làm nơi tổ chức Hội nghị toàn thể Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC: Federation of Asian Bishops’ Conferences) lần thứ mười. Đây là một hội nghị lớn của Công giáo Á châu, lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Nhiều người Công giáo Việt Nam chưa bao giờ được nghe nói tới hoặc chỉ biết rất ít về FABC. Đây là cơ hội cho cộng đồng dân Chúa Việt Nam được hiểu biết đầy đủ hơn về FABC. Đối với chúng tôi, đây là một trách nhiệm rất lớn, đòi chúng tôi phải cố gắng nhiều trong việc chuẩn bị để Hội nghị có thể đạt kết quả tốt đẹp.
2. Để đón tiếp một hội nghị có tầm vóc khu vực như thế, chúng con hình dung Đức Cha phải lo lắng và vất vả nhiều. Đức Cha có thể cho chúng con biết đôi chút về sự chuẩn bị đó không?
Đúng là chúng tôi rất lo lắng và vất vả. Nhà cửa, phòng ốc phải tu sửa lại, các trang bị nội thất cũng phải coi lại, phải bổ sung hoặc thay thế. Chẳng hạn phải trang bị cho phòng họp chính và 9 phòng họp nhóm của Hội nghị, các phòng phải được trang bị máy lạnh v.v… Chúng tôi chưa có kinh nghiệm về việc tổ chức một hội nghị như thế này nên nhiều khâu chuẩn bị phải dò dẫm. Việc trang trí cho Hội nghị cần nhiều sáng tạo, công phu. Chúng tôi có nhờ những chuyên gia nghệ thuật trợ giúp, để nhân đó, trình bày cho Hội nghị những nét văn hoá nghệ thuật đặc trưng của dân tộc; rồi khâu ẩm thực chẳng hạn, cũng là một vấn đề rất phức tạp.
3. Xin Đức Cha cho chúng con biết chương trình tổng quát của Hội nghị.
Các tham dự viên sẽ đến Toà Giám mục Xuân Lộc vào thứ Hai, ngày 10 tháng 12. Lễ Khai mạc Hội nghị diễn ra vào sáng thứ Ba, ngày 11 tháng 12, và Hội nghị sẽ kéo dài đến trưa thứ Bảy, 15 tháng 12, sau đó, các tham dự viên trở về thành phố Hồ Chí Minh, và thánh lễ Bế mạc sẽ diễn ra vào Chúa nhật 16 tháng 12, tại Vương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn.
4. Đức Cha mong chờ điều gì nơi Hội nghị này, cách riêng cho Giáo hội Việt Nam?
Châu Á của chúng ta là một lục địa với nhiều nền văn hoá, tôn giáo lâu đời và phong phú, có những thuận lợi nhưng cũng có rất nhiều thách đố cho việc loan báo Tin Mừng. Hiện nay dân số Á châu chiếm tới 60% dân số thế giới, nhưng người Công giáo tại Á châu mới chỉ vào khoảng 3,12% dân số toàn châu lục. Như chủ đề của Hội nghị lần này: Kỷ niệm 40 năm thành lập - FABC trước những thách đố của châu Á, cho thấy Hội nghị nhằm giúp các Giáo hội tại châu Á cùng nhau nhận định thực trạng của những thách đố, khó khăn chung, đưa ra những đường hướng và cùng giúp nhau giải quyết. Vì vậy, tôi ước mong Hội nghị lần này, dưới sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần, sẽ mở ra cho chúng ta những hướng đi tích cực và các Giáo hội tại châu Á cùng hợp tác với nhau thực hiện, để Hội nghị thực sự mang lại những thành quả tốt đẹp.
5. Ngoài những điều trên đây, Đức Cha còn muốn nói thêm điều gì với mọi người?
Tôi xin những ai được biết đến Hội nghị này, hãy cùng nhau hy sinh cầu nguyện như Hội đồng Giám mục Việt Nam kêu gọi, để các Đấng tham dự Hội nghị được khoẻ mạnh, được tràn đầy ơn Thánh Thần, hầu có thể sáng suốt đưa ra những đường hướng thích hợp nhất, đúng thánh ý Chúa nhất cho cộng đồng Dân Chúa tại châu Á trong việc sống đức tin và loan truyền đức tin cho anh chị em mình như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đang tha thiết mời gọi trong Năm Đức Tin.
Gm Đa Minh Nguyễn Chu Trinh
(Nguồn: WHĐ)

Bí thư riêng của Đức Thánh Cha trở thành Tổng Giám Mục



VATICAN. Đức Thánh Cha (ĐTC) đã bổ nhiệm vị bí thư riêng của ngài, Đức Ông Georg Gaenswein, làm Chủ tịch Phủ Giáo Hoàng, đồng thời thăng làm Tổng Giám mục (TGM) hiệu tòa Urbisaglia.
Đức Ông Gaenswein người Đức, kế nhiệm Đức TGM James Harvey, người Mỹ, mới được thăng Hồng Y và làm Giám quản Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành.

Tìm hiểu Sách GLHTCG – Bài 22. Đức Giêsu Kitô



Phần I: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
Bài 22. ĐỨC GIÊSU KITÔ
Chúa Giêsu là tâm điểm đức tin của chúng ta, bởi lẽ “dưới bầu trời này, không có Danh nào khác”, ngoài Danh Giêsu, “được ban cho loài người để nhờ đó chúng ta được cứu độ” (Cv 4,12). Vì thế, Đức Kitô là trung tâm của giáo lý. Mục đích của giáo lý là đưa con người đến sự hiệp thông với Đức Giêsu Kitô. Đức Chân phước giáo hoàng Gioan Phaolô II nói như thế (GLHTCG số 426).
Nếu ai đó hỏi rằng điều gì làm nên một Kitô hữu, thì câu trả lời là: đó là người tin rằng Đức Giêsu Nadarét là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. Niềm tin đó là đá nền trên đó Hội Thánh được xây dựng (số 424). Tin vào Chúa Giêsu Kitô có nghĩa là yêu mến Người hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực. Yêu mến Người như chúng ta có thể yêu mến Thiên Chúa (Đnl 6,4-5). Điều độc đáo và đặc biệt của niềm tin Kitô giáo là tin rằng Đức Giêsu, một con người được sinh ra dưới thời hoàng đế Cêsarê Augustô và chết trên thập giá dưới thời hoàng đế Tibêriô, người ấy chính là Thiên Chúa, là Con hằng hữu của Thiên Chúa, là Thiên Chúa thật và là người thật. Đó là mầu nhiệm khôn dò của đức tin Kitô giáo, “Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa” (Mc 1,11).
Lên đầu trang