Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ tư Tuần 22 Thường niên 5.9.2012 "Phải loan báo Tin Mừng"



Lời Chúa: Lc 4, 38-44
Khi ấy, Đức Giêsu rời khỏi hội đường, đi vào nhà ông Simôn. Lúc ấy, bà mẹ vợ ông Simôn đang bị sốt nặng. Họ xin Người chữa bà. Ðức Giêsu cúi xuống gần bà, ra lệnh cho cơn sốt, và cơn sốt rời khỏi bà: tức khắc bà trỗi dậy phục vụ các ngài.
Lúc mặt trời lặn, tất cả những ai có người đau yếu mắc đủ thứ bệnh hoạn, đều đưa tới Người. Người đặt tay trên từng bệnh nhân và chữa họ. Quỷ cũng xuất khỏi nhiều người, và la lên rằng: “Ông là Con Thiên Chúa!” Người quát mắng, không cho phép chúng nói, vì chúng biết Người là Ðấng Kitô.

Kinh nghiệm đặc sủng trong Giáo Hội



(04/09/12, 8:45 am)
Trong viễn ảnh đón mừng Năm Đức Tin của Giáo Hội Công Giáo, Toà Thánh sắp sửa phổ biến một số văn kiện trong đó các tiêu chuẩn giúp lượng giá và khả dĩ vận dụng những mặc khải tư, những cuộc hiện ra cho cá nhân này hoặc cá nhân nọ sẽ được nêu dẫn và xác định một cách minh bạch. Để chuẩn bị đón nhận những văn kiện này, và trước sự nở rộ hiện nay của một số phong trào đạo đức bình dân như chẳng hạn những tổ chức du ngoạn tâm linh, những buổi tụ họp tôn sùng và khẩn cầu Lòng Chúa Thương xót, những cuộc hành hương xin ơn nơi các trung tâm Đức Mẹ, những sinh hoạt lôi kéo và vận dụng ơn Thánh Linh…thiết tưởng các giáo lý viên cũng nên khởi sự đặt vấn đề, tìm hiểu và cầu nguyện làm sao để cho chính bản thân mình cũng như các học viên giáo lý luôn được gìn giữ, bảo toàn và phát huy trong một đức tin quân bình, trưởng thành và chính thống.

Xin Mẹ giúp chúng con sống trung thành với Phúc Âm


(04/09/12, 8:36 am)
Với mái tóc đen, ánh mắt lanh lẹ và khuôn mặt rạng rỡ, bà Sylviane Python-Terreaux cứ bước đi khoảng 10 thước trên các con đường ở Lộ-Đức là thế nào cũng có người chặn lại. Có người chào thăm. Có người đặt câu hỏi. Cũng có người mời bà đến ngồi vào bàn để thưởng thức món khai vị. Bà nhã nhặn trả lời: ”Xin đợi một chút. Hiện lúc này tôi phải trả lời một ký giả phỏng vấn. Khi nào xong tôi sẽ đến ngay và chúng ta cùng thưởng thức món khai vị!” Bà Sylviane luôn tỏ ra nhiệt tình, lịch thiệp và lắng nghe mọi người.

Tôi tin hằng sống vậy


(04/09/12, 8:32 am)
“Tôi tin có đời sống vĩnh cửu” ! Đây là điều khoản cuối cùng của bản Tuyên Xưng Đức Tin Công Giáo các Tông Đồ. “Đời sống vĩnh cửu” đây trước hết là một đời sống sẽ không hết, không chết bao giờ nữa ; nhưng cũng còn là một đời sống hạnh phúc hoàn toàn, vì là đời sống Phục Sinh trong nhà Cha trên Trời, chứ không phải chỉ sống kéo dài lay lắt…, kiểu như niềm tin linh hồn bất tử ở dưới âm phủ !
“Không chết” và “hạnh phúc hoàn toàn”, đó là hai ý niệm gắn liền với nhau của “Đời Sống Vĩnh Cửu” theo niềm tin Công Giáo.

Cùng đọc toát yếu giáo lý hội thánh công giáo


BÀI 14: “ĐỨC GIÊSU KITÔ ĐÃ CHỊU NẠN ĐỜI QUAN PHONGXIÔ PHILATÔ (04/09/12, 8:20 am)

Con đã đọc qua trước nên biết rằng cuộc Thương khó của Chúa được ghi lại trong Phúc Âm theo thánh Mathêu chương 26. Đầu tiên là lời Chúa nói với các môn đệ: “Anh em biết còn hai ngày nữa là đến lễ Vượt Qua, và Con Người sắp bị nộp để chịu đóng đinh vào thập giá.” (Mt26,2). Chắc không phải ngẫu nhiên Chúa chọn thời điểm là lễ Vượt Qua, và nếu có dụng ý thì nó mang ý nghĩa gì?
*Câu hỏi rất hay, có nền tảng Thánh Kinh. Lễ Vượt Qua là đại lễ lớn nhất của người Do thái tưởng niệm biến cố lớn nhất trong lịch sử của họ, là cuộc giải phóng khỏi ách nô lệ người Aicập, nhờ Chúa dùng một nhân vật vĩ đại là ông Môsê. Sau một loạt các tai ương giáng xuống Aicập mà lòng họ vẫn chai đá, sự kiện quyết định là việc giết các con đầu lòng Aicập, loài vật cũng như người, trong đêm ăn chiên Vượt Qua, tức con chiên đực không tì tích, được giết lấy máu bôi lên ngạch cửa, để nhờ máu này như dấu hiệu mà thần tru của Thiên Chúa vượt qua ngưỡng cửa nhà đó, không giết con đầu lòng của Dân Chúa. Hãy đọc toàn bộ chương 12 sách Xuất hành bạn sẽ nắm rõ lễ này.

Tin hay Không Tin?



Một ngày nọ, trời xám xịt, trong chuyến xe lửa đến Paris, chàng sinh viên ngồi chung  toa với ông già, bộ quần áo ông lấm lem, đôi giầy cũ mòn vẹt, mái tóc cắt ngắn và gương mặt phong trần. Điều làm cho chàng trai chú ý là nét mặt ông tỏ vẻ đạo hạnh, trên người lại đeo ảnh Thánh Giá. Chàng trai gợi chuyện:
- Tôi thấy ông còn tin tưởng những điều từ thời trung cổ về Thập Tự Giá, với mớ tín điều tôn giáo mà người ta đã dạy.
Ông già điềm tĩnh trả lời:
- Đúng thế, còn cậu thì sao?
- Tôi mà lại tin những điều vô lý và dị đoan ấy à! Tôi đã tìm được những chân lý ở đại học. Và nếu ông muốn sống họp thời hơn, thì hãy ném Thập Tự đó đi và ghi danh học một số khoa học tiên tiến.
- Khoa học tiên tiến? Tôi sợ tôi không hiểu nổi khoa học, chắc cậu có thể giúp tôi?

Tình yêu quê hương

1. Khi tôi nhớ Quê Hương, Quê Hương không hiện lên như một tư tưởng, nhưng hiện lên như một toàn cảnh.
Toàn cảnh này mang một tính chất rất riêng biệt đối với tôi.
Bầu trời ấy, với những chân trời ấy có những vẻ đẹp riêng. Không đâu thay thế được.
Cánh đồng ấy, với những màu xanh và làn gió thơm mát riêng. Không đâu thay thế được.
Những con sông ấy, với những dòng nước lên xuống, chuyên chở tôm cá và tắm gội cho cỏ cây, súc vật và những con người một cách thân thương riêng biệt. Không đâu thay thế được.
Những âm thanh ấy, linh thiêng của chuông nhà thờ và chuông đền chùa, ủi an của những tiếng mẹ ru con, gắn kết của những trò chuyện từng nhóm người đi làm ăn vất vả. Tất cả đều đọng lại trong lòng tôi một hương vị đặc biệt. Không gì thay thế được.

Ai là thần tượng của tôi?



Đọc bản tin trên Tuổi Trẻ Online, Thứ Bảy, 24/03/2012, tôi thấy vừa đau vừa nhục vừa thương cho các bạn trẻ quá.
Khi người trẻ quỳ xuống và hôn ghế...
“Hôm qua 10g có chạy chương trình mà chú Bi Rain gì đó (không biết gõ đúng không nhỉ) và bậu xậu của chú ta sang diễn. Bi ngồi cùng cậu nữa ghế A12, A14 trong Nhà hát lớn. Một số cô cậu nhòm thấy. Tối biểu diễn, nhiều quý nữ có vé mời vào rất sớm, xúm nhau cúi xuống ngửi, hôn cái ghế Bi ngồi”...
Mấy câu ngắn gọn trên Facebook sau đêm biểu diễn của Bi Rain - ngôi sao ca nhạc Hàn Quốc - tại Hà Nội của một chuyên gia truyền hình nổi tiếng đủ khiến nhiều người trong chúng ta, dù thờ ơ đến mấy với “văn hóa xìtin”, phải giật mình.

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI: “Con người không sở hữu chân lý mà thuộc về chân lý”



WHĐ (03.09.2012) – “Không ai sở hữu chân lý, nhưng chính con người thuộc về chân lý”, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nhấn mạnh điều này trong thánh lễ kết thúc buổi hội thảo truyền thống của các cựu sinh viên của Đức giáo hoàng, “Câu lạc bộ môn sinh của Ratzinger, sáng Chúa nhật 02 tháng Chín 2012, tại Castel Gandolfo.
Suốt 36 năm qua, hằng năm Đức Thánh Cha đều quy tụ các sinh viên thần học của ngài trong một cuộc hội thảo không chính thức. Từ khi ngài trở thành giáo hoàng, hội thảo này được tổ chức tại nhà nghỉ giáo hoàng ở Castel Gandolfo. Hội thảo năm nay diễn ra từ 30 tháng Tám đến 02 tháng Chín, với chủ đề đại kết, đặc biệt tập trung vào mối quan hệ với các giáo hội Luther và Anh giáo.
Lên đầu trang