Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ hai Tuần 19 Thường niên 13.8.2012 "Để khỏi làm cớ sa ngã"

Lời Chúa: Mt 17, 22-27
Khi thầy trò tụ họp ở miền Galilê, Đức Giêsu nói với các ông: “Con Người sắp bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ngày thứ ba Người sẽ trỗi dậy.” Các môn đệ buồn phiền lắm.
Khi thầy trò tới Caphácnaum, thì những người thu thuế cho đền thờ đến hỏi ông Phêrô: “Thầy các ông không nộp thuế sao?” Ông đáp: “Có chứ!” Ông về tới nhà, Ðức Giêsu hỏi đón ông: “Anh Simon, anh nghĩ sao? Vua chúa trần gian bắt ai đóng sưu thuế? Con cái mình hay người ngoài?” Ông Phêrô đáp: “Thưa, người ngoài.” Ðức Giêsu liền bảo: “Vậy thì con cái được miễn. Nhưng để khỏi làm gai mắt họ, anh ra biển thả câu; con cá nào câu được trước hết, thì bắt lấy, mở miệng nó ra: anh sẽ thấy một đồng tiền bốn quan; anh lấy tiền ấy, nộp thuế cho họ, phần của Thầy và phần của anh.”

Hoa Kỳ cũng bách hại tôn giáo

Từ ngày mùng 1.8.2012 luật mới về bảo hiểm sức khỏe do chính quyền của Tổng thống Barack Obama ban hành đ ã bắt đấu có hiệu lực.
Nó bắt buộc các chủ nhân cho việc phải trả các chi phí mua thuốc ngừa thai, phá thai và giải phẫu làm tuyệt đường sinh sản cho các nữ công nhân viên của mình. Nếu không, sẽ phải trả các món tiền phạt rất nặng.
Luật mới này về bảo hiểm sức khỏe đ ã gây ra nhiều tranh luận, phản đối và các cuôc biểu tỉnh đ ó đ â y tại Mỹ. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đ ã nhiều lần gửi thư cho chính quyền và ra thông cáo phản đối, yêu cầu Quốc Hội xét lại, vì luật mới bảo hiểm sức khỏe vi phạm tự do tôn giáo và tự do lương tâm của người dân.

Giáo Hội Ấn Độ dấn thân chống tệ nạn loại trừ các bào thai nữ


NEW DEHLI: Giáo Hội Ấn Độ gia tăng dấn thân chống tệ nạn loại bỏ các bào thai nữ, và tái khẳng định đ â y là một tội mà chính quyền phải trừng phạt.
Nữ tu Helen Saldanha, thư ký văn phòng đặc trách các vấn đề nữ giới của Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ, cho biết từ nhiều thập niên qua Giáo Hội đ ã cố gắng chống lại tệ nạn loại bỏ các bào thai nữ, và Giáo Hội được chính quyền của một vài tiểu bang ủng hộ. Xã hội Ấn Độ theo chế độ phụ hệ và có tâm thức trọng nam khinh nữ. Não trạng này phát xuất từ các quan niệm văn hóa và tôn giáo dành đặc quyền cho nam giới, và khinh rẻ nữ giới như trong nhiều xã hội phụ hệ tại Á châu. Con gái luôn bị người Ấn coi là một gánh nặng kinh tế cho gia đ ì nh. Ngày nay cới các kỹ thuật y khoa tân tiến người ta có thể biết bào thai là nam hay là nữ. Do đ ó việc giết các bào thai nữ lại càng gia tăng. Theo chị Helen việc trừng phạt tội giết bào thai nữ sẽ góp phần thay đổi não trạng của người dân Ấn thích có con trai hơn con gái. Việc thích con trai hơn con gái là một bệnh, đang tạo ra sự mất quân bình trong xã hội Ấn. Các thống kê trẻ em dưới 5 tuổi cho biết hồi năm 2001 cứ 1000 trẻ nam, thì chỉ có 927 trẻ nữ. Năm ngoái 2011 số trẻ nữ giảm xuống chỉ còn 800 so với 1000 trẻ nam.

Đồ án thiết kế trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang

Vị trí địa lý
 Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang tọa lạc tại tỉnh Quảng Trị, thuộc vùng bắc trung bộ Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, nơi có những dòng sông trong lành xuất phát từ những con suối dọc dãy Trường Sơn, xuyên qua các hang động đá vôi kỳ vĩ, xuôi về đồng bằng nhỏ hẹp hòa mình vào biển đông. Phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, cố đô triều đình Nhà Nguyễn, nổi tiếng với các công trình kiến trúc lăng tẩm, thế đất sông núi hữu tình. Phía tây giáp nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào, ngăn cách bởi dãy núi hùng vĩ hiểm trở với rừng rậm mang tên Trường Sơn. Phía đông giáp biển Thái Bình.
Quảng Trị nằm trong chuỗi di sản văn hóa miền trung Việt Nam, Hội An - Đà Nẵng - Huế - Quảng Bình. Là hành lang của lục địa nhìn ra biển Đông.

Tương quan với nữ giới: Một góc nhìn về sự trưởng thành nhân bản


Posted on jostran on Tháng Tám 12, 2012
 
Dẫn nhập
Thiên Chúa tạo nên người nam với những nét đặc thù riêng và người nữ với những phẩm tính đặc trưng. Để có một cuộc sống tròn đầy, hai người nam nữ phải kết hợp mật thiết với nhau bằng cả cuộc đời. Sự khác nhau của hai giới sẽ bổ túc cho nhau trên  nhiều phương diện cuộc sống, cách riêng là mặt tình cảm để làm cho cuộc sống thăng hoa hơn. Tuy nhiên, người chọn đời sống tu trì hoàn toàn không được biểu lộ tình cảm như người sống đời hôn nhân. Trong các mối tương quan với người khác giới, người ứng sinh linh mục làm sao để có những ứng xử giao tiếp đúng với đấng bậc và sứ vụ của mình. Mẫu gương đời dâng hiến của Đức Kitô luôn ý nghĩa cho người theo Ngài để xử sự và vươn lên trong mọi hoàn cảnh nhằm trưởng thành tình cảm và tâm linh. Nhưng con người lại luôn mang sẵn trong mình những yếu đuối bản năng, những ham muốn phái tính, sự yếu đuối luôn rình rập đe dọa những người thánh hiến bất cứ lúc nào. Dân gian vẫn hay mỉa mai: “lòng muốn hướng thiện, nên mới ngồi thiền, nhưng vì chưa thiến, nên toàn chỉ thiên”. Tương quan với người khác giới của người sống tu trì là vấn đề nhảy cảm và dễ gây hiểu nhầm.

Phận hèn cao trọng (Lễ Mông Triệu, năm B)


Người đăng: hoctran | 12.08.2012
Lên trời là niềm hy vọng lớn nhất và là hoài bão cuối cùng của những người tin vào Đức Giêsu Kitô. Lên trời không là chuyện viễn vông như chú Cuội lên cung trăng, cũng không chỉ là “tham quan” mặt trăng, là “khám phá” sao Hỏa, một hành tinh nào đó, hoặc khám phá “lỗ đen” trong vũ trụ. Lên trời là để sống đời trường sinh và đồng hưởng thiên phúc với Thiên Chúa, sau khi thân xác chúng ta được sống lại.
Mừng lễ Đức Mẹ lên trời cả hồn và xác là nhắc nhớ chúng ta về niềm xác tín: “Tôi tin xác loài người ta sẽ sống lại” (Kinh Tin Kính). Niềm tin này được củng cố bằng tín điều Đức Mẹ mông triệu. Ngày 1-11-1950, ĐGH Piô XII ban hành Thông điệp “Munificentissimus Deus” (Thiên Chúa Quảng Đại), long trọng định tín Mẹ Maria linh hồn và xác lên trời là một tín điều buộc mọi người phải tin.

Nguồn gốc lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên Trời


Người đăng: hoctran | 12.08.2012
Lễ Mẹ hồn xác lên trời là lễ cổ xưa nhất trong các ngày lễ kính Đức Mẹ được cử hành trong toàn thể Giáo hội. Toàn thể ở đây được hiểu như là bao trùm cả Giáo hội Đông phương, Công giáo lẫn Chính Thống giáo. Theo truyền thống của Giáo hội Đông phương dành 15 ngày đầu tháng 8 để chuẩn bị cuộc lễ và 15 ngày cuối để tạ ơn.
Trong những thế kỷ đầu, lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời được gọi là lễ Đức Mẹ an giấc. Ngày lễ đã được mặc cho tất cả sự trang trọng kể từ năm 1950 khi Đức Cố Giáo Hoàng Piô XII định tín việc Đức Mẹ được cất nhắc về trời cả hồn lẫn xác. Với tín điều này, Giáo hội chỉ công bố long trọng một chân lý vốn đã được các tín hữu Kitô tin từ ngàn xưa tôn kính. Chân lý đó là: “Thân xác của Người phụ nữ đã trao ban thể xác cho Con Thiên Chúa đã không phải chịu định luật của sự thối rữa”.

Sự tích Đức Mẹ La Vang

Người đăng: hoctran | 12.08.2012
I. LƯỢC SỬ TRUYỀN GIÁO XỨ DINH CÁT – TỪ NGÀY ĐÓN NHẬN TIN MỪNG ĐẾN KHI ĐỨC MẸ HIỆN RA TẠI LA VANG
Năm 1596, một chiến thuyền Tây Ban Nha được lệnh đưa quân yểm trợ vua Cao Miên Soryopor đang bị quân Xiêm xâm lược đã cập bến Cửa Hàn, Đà Nẵng. Cha Pedro Aduarte, dòng Đa Minh Philippine tháp tùng phái đoàn ra Thuận Hóa yết kiến chúa Nguyễn theo phép ngoại giao, được ông hoàng Trấn Thủ[1] tiếp đón niềm nở tại Dinh Cát. Vị phó vương hứa cho phép cha ở lại truyền giáo trên lãnh thổ chúa Nguyễn và dành cho cha nhiều đặc ân. Nhưng khi trở về cửa khẩu, do bất bình giữa thuyền trưởng và quan địa phương, tàu vội vã nhổ neo mang theo cha Aduarte, bỏ mất cơ hội truyền giáo ngàn năm một thuở tại Thuận Hóa nói chung, Dinh Cát nói riêng.

Giải thích khoa học về Phép lạ tại Fatima?


Người đăng: hoctran | 12.08.2012
Tôi luôn ngạc nhiên về những gì người ta sẽ tin để tránh tin vào Thiên Chúa. Phép lạ Mặt Trời Múa (Miracle of the Dancing Sun) tại Fatima được 70.000 người chứng kiến ngày 13-10-1917 thường xuyên được nhắc tới. Nhưng nhiều người vẫn cố gắng giải thích khác về thị kiến Mặt Trời Múa tại một thời điểm được báo trước.
Hàng năm, tôi vẫn truy cập internet để xem những cách giải thích mới về phép lạ này. Và tôi luôn ngạc nhiên người ta vẫn cố giải tích. Đây là vài các giải thích mới khoa học nhất về Fatima.
Hiện nay, những người thế tục đã có rất nhiều cách giải thích tại sao chúng ta không nên tin vào mắt mình. Đây là các lý do gây ngạc nhiên (một số mới và vui nhộn bất ngờ) mà họ đưa ra để chúng ta không nên tin có điều đặc biệt đã xảy ra tại Bồ Đào Nha vào ngày đặc biệt đó.

Tin tổng hợp 12/08/2012


Giáo hội Nhật Bản cử hành 10 ngày cầu nguyện cho hoà bình
 OSAKA - Trong sứ điệp gửi tín hữu và nhân dân toàn nước nhân tuần cầu nguyện cho hoà bình, các Giám mục Nhật Bản khẳng định rằng hoà bình là yêu thương và tôn trọng sự sống con người.
Hằng năm, Giáo hội Nhật Bản cử hành Tuần Cầu nguyện cho Hoà bình từ mồng 6 đến 15-8. Nó đã bắt nguồn từ chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Gioan Phaolô II hồi năm 1981. Trong dịp này, từ Hiroshima và Nagasaki, Đức Gioan Phaolô II đã đưa ra lời kêu gọi hoà bình trên thế giới.
Từ đó đến nay, hằng năm, trong 10 ngày, tín hữu Nhật Bản cử hành Tuần Cầu nguyện cho Hoà bình, tưởng niệm các nạn nhân chết vì bom nguyên tử tại hai thành phố Hiroshima và Nagasaki và ngày kết thúc đệ nhị thế chiến.
Lên đầu trang