Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ tư Tuần 2 Phục sinh 18.4.2012 "Thiên Chúa yêu thế gian"


Lời Chúa: Ga 3, 16-21
Khi ấy, Đức Giêsu nói với ông Nicôđêmô rằng: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ. Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa. Và đây là bản án: ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa. Quả thật, ai làm điều ác, thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách. Nhưng kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa.”

Mười Chuyện Đơn Sơ về Giáo Lý và Giáo Dục 1

MỤC LỤC

1. Sực nhớ , bà liền tung chăn, cầu nguyện   
2. Đánh vần tên Chúa trên các ngôi sao        
3. Thế gian làm gì thì làm, Giáo Hội vẫn cầu nguyện và ca hát         
4. Nhà bác học danh tiếng chỉ múôn lên thiên đàng mà thôi
5. Hại nhất cho Giáo Hội là cái gì ?
6. Chết khốn nạn vì ghét Chúa, ghét đạo Công giáo  
7. Con tin, lạy Chúa con tin .
8. Miss Grace Minfort mất ... 12 triệu đôla!
9. Thưa các ông, đó là phần của tôi. Còn phần của các em cô nhi đâu, chưa thấy?  
10. Vatican chỉ nên được bảo vệ bằng bác ái và tình thương!


Phỏng vấn sử gia Juan Maria Laboa, người Tây Ban Nha


(Cập nhật: 17/04/2012 12:20:55)

Trong các ngày này sử gia Juan Maria Laboa, người Tây Ban Nha, giáo sư sử học thuộc đại học Comillas tại thủ đô Madrid, đã cho in ấn bản tiếng Ý cuốn sách tựa đề ”Từ các hoa trái các bạn sẽ nhận ra họ”, kể lại lịch sử hai ngàn năm hoạt động bác ái của Kitô giáo. Cuốn sách không chỉ là kết qủa của các nghiên cứu, mà cũng là hoa trái của kinh nghiệm sống hằng ngày nữa. Hàng năm trong Tuần Thánh, giáo sư Laboa thường cùng với một nhóm bạn hè hành hương đi bộ tới đền thánh Santiago di Compostella, sau khi đã vượt qua quãng đường 150 cây số từ Burgo Ranero tới Rabanal del Camino. Đây là điều giáo sư cũng đã làm trong Tuần Thánh vừa qua.

ĐTC: Cầu cho các gia đình mang gánh nặng đau khổ tìm thấy sức mạnh nơi thập giá



Rôma (AsiaNews) - Bị đè nặng bởi sự hiểu lầm, xung đột, lo lắng cho tương lai của trẻ em, bệnh tật và những vấn đề của mỗi người, nhiều gia đình hiện tìm thấy chính mình trong tình huống "trở nên tồi tệ hơn bởi các mối đe dọa của nạn thất nghiệp và những ảnh hưởng tiêu cực khác của cuộc khủng hoảng kinh tế". Trong những trường hợp như vậy, họ có thể tìm thấy nơi thập giá của Chúa Kitô sự can đảm để tiếp tục, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI cho hay vào lúc kết thúc nghi thức Đàng Thánh Giá tối thứ Sáu 06/04, theo truyền thống được thiết lập sẽ kết thúc tại Hí trường Coliseum.

Hàng ngàn người đã tụ tập tại hí trường. Ông bà Danilo và Anna Maria Zanzucchi viết các bài suy niệm, ông bà từ phong trào Focolari, là các nhà sáng lập của Phong trào Gia đình mới (Nuove Famiglie). Chủ đề, vốn gần gũi với tâm tình của Đức Thánh Cha, cũng là trung tâm những phát biểu của ngài cũng như những suy tư được đọc trong suốt các chặng của Đàng Thánh Giá. Một số gia đình từ Ý, Ai Len, Phi Châu và Mỹ Châu La Tinh đã vác Thánh Giá. Đức Cha Agostino Vallini, Đức Hồng Y Giám Mục Ðại Diện của Rôma và hai tu sĩ dòng Phanxicô từ Quản Thủ Thánh Địa cũng vác Thánh Giá.

Thắp lên ngọn lửa của lòng thương xót

 
WHĐ (16.04.2012) / ZENIT – “Chúng ta phải thắp lên cho thế giới ngọn lửa của lòng thương xót”, cách đây một thập kỷ Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói như thế ở Lagiewniki và trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên đàng Chúa nhật hôm qua, Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đã nhắc lại câu nói ấy bằng tiếng Ba Lan. Ngài mới ở Castel Gandolfo trở về Vatican vào chiều thứ Sáu 13-04.

Đức tin trong mầu nhiệm Phục sinh

Chúa Giêsu trong khoảng thời gian ít ỏi còn ở lại trần thế sau khi sống lại, Ngài đã lưu lại để củng cố lòng tin, giải thích các mạc khải của Kinh Thánh, mở lòng khai trí và trao sứ mệnh cho các tông đồ. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, ắt Ngài tiết lộ cho hậu thế nhiều bài học quí giá mà chúng ta cần khám phá, phân tích nhằm dẫn đường cho cuộc sống siêu nhiên.- một cuộc sống mà chúng ta nhìn mọi sự vật hiện tượng dưới nhãn quan đức tin vào Chúa phục sinh.
1. Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao (Luca 24, 26).
Nếu trốn chạy khổ đau, chúng ta khó mong có thể nên Thánh. Thập giá là một con đường không thể thiếu trong hành trình thánh hóa của một Kitô hữu. Thập giá là những vất vả, nhọc nhằn về thể xác lẫn tinh thần vì chọn lựa Chúa Kitô là tâm điểm cuộc đời.
Cần nghiêm khắc xét mình để nhận rõ việc vác thập giá của mỗi cá nhân là do thời thế, do sự ẩn mình hay vì lòng yêu mến Ngài? Đồng hành cùng Chúa Giêsu là đồng hành với thập giá vì tình yêu của chúng ta đối với Ngài. Cần khiêm hạ cầu xin và liên lỉ cậy trông để Ngài chuyển hóa thập giá đường đời thành Thánh giá đường đạo. Không phải vác thánh giá trong nhẫn nhục mà là trong bình an. Không phải chọn lựa thánh giá trong cực đoan mà là trong khoa học thánh giá.
2. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế (Matthêu 28, 20).
Đây là câu nói thể hiện tính độc lập về sự hiện hữu của Chúa Giêsu theo thời gian lẫn không gian. Ngài là Chúa tể của không gian và thời gian. Ngài không chỉ hiện diện cách đây hơn 2011 năm, tại đất nước Do Thái xa tít mà còn luôn hiện diện bên cạnh ta. Con người luôn luôn có thể gặp Ngài ở bất cứ đâu, tại bất cứ thời điểm nào nếu chúng ta là môn đệ của Ngài. Câu nói này thể hiện một tình yêu bao la mà Chúa dành cho các người chọn Ngài làm Cha. Đúng là "Ta là anpha và ômêga, là khởi thủy và là tận cùng". Tình yêu vô song này của Chúa Giêsu đã cụ thể hóa qua bí tích Thánh Thể, là biểu hiện một chứng từ của tình yêu vô bờ bến. Bí tích do Thiên Chúa lập nên để mời gọi chúng ta kết hợp với Ngài. Để mỗi cá thể là một chi thể được kết hợp với một thân thể trong Chúa Kitô như cành nho kết hợp với cây nho. Nhận thức sự hằng hữu của Ngài không chỉ giúp ta bình an trong thử thách mà còn nhận ra hình ảnh của Ngài che ẩn trong các tha nhân và nhắc nhở ta tránh các tội lỗi luôn rình rập chung quanh thể xác yếu đuối.
3. Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin (Gioan 21, 29)
Người được hồng ân rồi mới tin không có phúc bằng người tin Chúa trước rồi nhận ân phúc sau. Đức tin người thứ hai cao hơn người thứ nhất. Người tin Chúa mà vẫn không nhận hồng ân từ Ngài sau những chuỗi nguyện cầu, nhưng vẫn nhất quyết đi theo Ngài là người phúc đức nhất vì họ hiểu rằng cách thức Chúa chọn lựa cho họ tốt hơn nhiều lần so với cái mà họ đang cầu xin. Đức tin người thứ ba mạnh mẽ hơn người thứ hai. Đức tin mà thốt lên câu nói "một xin vâng theo ý Cha, đừng xin theo ý con" (Mt 26:39) là đức tin tuyệt kỹ.
4. Đây là những dấu lạ sẽ đi theo cho những ai có lòng tin (Macco 16, 17).
Những ai có lòng tin sắc son vào Thiên Chúa sẽ được Ngài ban cho những ơn riêng biệt. Nhờ những ơn này mà chúng ta thấu hiểu các mầu nhiệm, nhận ra quyền năng, tình yêu vô biên của Đấng Chí Thánh để đủ trung kiên vác thánh giá Chúa đến cuối con đường. Nhờ các dấu lạ này chúng ta sẽ nhận thức rõ các câu nói "Không có Thầy các con sẽ chẳng làm được việc gì" (Gioan 15,5) hay "Chúng tôi chỉ là những đầy tớ bất xứng, chúng tôi đã chỉ thi hành những nhiệm vụ của mình đấy thôi" (Luca 17,10).
5. Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh? Phần anh, hãy theo Thầy. (Gioan 21, 22).
Khi đã đi theo Chúa, tuyệt đối không so sánh vị trí, công sức, tài năng, đức độ của mình với người khác. Đối với Thiên Chúa không có việc vĩ đại hay nhỏ bé, quan trọng nhất vẫn là tình yêu của chúng ta dành cho Ngài khi thực hiện các công việc ấy. Chính Chúa hay chọn những nơi hèn yếu để truyền tải tình yêu và quyền uy. Ngài chọn máng cỏ để giáng sinh; 30 năm nơi dương thế Ngài lại chọn Bác thợ mộc làm bố nuôi; 3 năm giảng dạy lại không có gối kê đầu; lúc tử nạn chọn thập giá để được treo lên; lúc an táng lại nhờ vào ngôi mộ của người khác. Người càng nhỏ bé, yếu hèn càng dễ được Chúa tuyển chọn. Và như thế mọi vinh quang điều qui về Đấng Chí Thánh. Thiên Chúa đã chọn và đặt mỗi người vào vị trí tối ưu nhất trong mắt Ngài. Phận con người là khiêm cung, trung thành, tín thác đi theo sự hướng dẫn của Ngài. Con người làm việc mà Chúa giao ban chứ không làm việc mà ta mong muốn.
Lạy Chúa, từ việc nhận ra thân phận đầy tội lỗi đến việc dám trỗi dậy và không quay mặt lại với quá khứ ấy là một thử thách quá lớn lao đối với chúng con. Xin Ngài nâng đở để chúng con bền đổ trong vai trò tôi tớ hèn mọn của Ngài dù chúng con còn nhiều bất xứng.
G. Tuấn Anh

Ủy ban Công lý và Hòa bình hướng đến liên kết hoạt động với các Ủy ban khác của Hội đồng Giám mục

Sáng ngày 14-04, Văn phòng Ủy ban CL và HB đã tổ chức cuộc họp tại Giáo xứ Phú Trung, Giáo phận Sài Gòn để bàn về đường hướng và chương trình hoạt động của Ủy ban trong thời gian tới. Ngoài Đức cha Chủ tịch Phaolô Nguyễn Thái Hợp, người chủ trì cuộc họp, chúng tôi nhận thấy sự hiện diện của Linh mục Phó Chủ tịch Ủy ban Mục vụ Di dân, Lm Thư ký Ủy ban Bác Ái Xã hội – Caritas, các Linh mục phụ trách Công lý và Hòa bình các Dòng Phanxicô, Dòng Chúa Cứu Thế và Dòng Ngôi Lời, cùng Cha Thư ký UB CLHB, Cha Trưởng ban CLHB Giáo phận Vinh, một số nữ tu và các chuyên viên của Ủy ban.

Phương pháp đọc Kinh Thánh: Phân biệt “sự thật bản văn” và “sự thật lịch sử”





Dẫn nhập
Phân tích thuật chuyện và cấu trúc sử dụng lối tiếp cận đồng đại (approche synchronique), vì thế phương pháp phân tích này lấy bản văn làm trọng tâm và xem bản văn như một tổng thể có ý nghĩa. Khi áp dụng phân tích thuật chuyện và cấu trúc vào Tin Mừng Gio-an, tác giả G. S. Sloyan viết: “Chúng ta có thể thoáng thấy lịch sử của cộng đoàn Gio-an qua cửa sổ Tin Mừng, nhưng mục đích của tác giả sách Tin Mừng trước tiên không phải là lịch sử mà là một câu chuyện tường thuật” (g. s. SLOYAN, What are They Saying about John?, New York, Mahwah, Paulist Press, 1991, p. 5). P. Létourneau khẳng định: “Một khi đã được viết ra, bản văn tự nó tồn tại và trở thành ‘nơi có ý nghĩa’ một cách độc lập” (P. LÉtourneau, Jésus, Fils de l’homme et Fils de Dieu, Jean 2,23–3,36 et la double christologie johannique, (Rech.NS 27), Montréal – Paris, Bellarmin – Le Cerf, 1993, p. 14-15). Phương pháp thuật chuyện và cấu trúc lấy bản văn làm dữ liệu để phân tích và xem bản văn như một bức tranh để chiêm ngắm hay một toà nhà để thăm viếng. Phân tích thuật chuyện và cấu trúc giúp độc giả quan sát chính bức tranh hay toà nhà văn chương để tìm ra ý nghĩa của các chi tiết trong bức tranh hay trong toà nhà ấy. Xem mục “Tiếp cận lịch đại và tiếp cận đồng đại” trong Phân tích thuật chuyện và cấu trúc, tr. 14-16.
Để áp dụng hiệu quả phương pháp phân tích thuật chuyện và cấu trúc, cần phân biệt giữa “sự thật bản văn” và “sự thật lịch sử”. Sự thật lịch sử phức tạp và huyền nhiệm. Sự thật này vượt ra khỏi tầm tay của độc giả, bởi vì độc giả chỉ có trong tay bản văn mà thôi. Cho dù bản văn phản ánh một số chi tiết lịch sử, nhưng bản văn và lịch sử là hai thực tại khác nhau, không trùng khớp với nhau. Mục đích của phân tích thuật chuyện và cấu trúc là đi tìm ý nghĩa của câu chuyện được kể lại trong bản văn chứ không đi tìm lịch sử. Tìm hiểu lịch sử là việc làm của các nhà sử học.

Thư viện Tòa Thánh Vatican số hóa một triệu trang bản chép tay và sách cổ *

WHĐ (16.04.2012) / VIS – Trên nhật báo Osservatore Romano số ra ngày ngày 12 tháng Tư vừa qua, Đức ông Cesare Pasini, Quản thủ Thư viện Tòa Thánh Vatican đã loan báo: trong năm năm tới 1,5 triệu trang bản chép tay và sách cổ của Thư viện Vatican và Thư viện Bodleian ở Oxford sẽ được chuyển sang định dạng kỹ thuật số. Đây là sáng kiến ​​lớn nhất của Thư viện Vatican và đang được thực hiện với sự giúp đỡ của Tổ chức Polonsky.

Abba! Cha Ôi (số 40)

Tết Trung Thu em đốt đèn đi chơi. Em đốt đèn đi khắp phố phường….
Trong chúng ta không ai là không biết đến câu hát ấy. Một Tết Trung Thu nữa lại về trên quê hương. Những con đường như đẹp hơn với muôn sắc màu lồng đèn, lòng người như ấm áp hơn với những ngọn nến lung linh. Với trẻ em, hạnh phúc nhất là được cầm chiếc lồng đèn cùng bạn bè "đi khắp phố phường" hát ca. Trong khi trẻ em một số nơi chuẩn bị lồng đèn, đèn cầy và chương trình vui chơi trong đêm Trung Thu, thì ở một số nơi khác, bạn bè của các em đang phải ăn những bữa cơm nhạt nhẽo, ngủ những đêm dài lạnh lẽo không có cha hoặc mẹ bên cạnh mà không hiểu tại sao. Thậm chí có em vĩnh viễn sẽ không bao giờ còn biết đến được những niềm vui con trẻ.
Xin hãy dành Trung Thu này để cầu nguyện đặc biệt cho trẻ em, để trẻ em được là trẻ em……

Abba! Cha Ôi (số 39)

GIÓ VÀ BÃO
Quân khủng bố lái máy bay đâm vào tháp đôi WTC ở New York. Tai họa chưa từng có. Ai đã gieo gió khi nào khiến cho những hành khách vô tội trên 4 chiếc máy bay dân dụng và hơn 5.000 con người ở tháp đôi gặt một cơn bão lửa khủng khiếp như thế ? Đối lại, Mỹ huy động lực lượng khổng lồ bao vây Afganistan. E rằng trước khi khắc phục được nạn khủng bố, nhiều người vô tội sẽ chết. Có người gieo gió lại có người khác gặt bão.

Abba! Cha Ôii (số 38)

CHÚA ĐÃ QUỲ XUỐNG CHÂN TÔI
"Mỗi ngày tôi vẫn cầu nguyện xin Chúa gìn giữ tôi, kẻo tôi lại trở về với thằng thanh niên 18 tuổi". Giáo sư Francis N nói tiếp: "Chúa biết rõ thằng 18 tuổi ấy, cách đây 42 năm, nó khốn nạn thế nào mà!".
Giáo sư Francis N kể: "Mẹ tôi không có chồng mà lại có con. Bà đã cố sống để sinh ra tôi, rồi sau đó cũng giã biệt tôi luôn". Francis N được các sơ dòng Thánh Vinh Sơn đệ Phaolô chăm sóc, nuôi dưỡng. Suốt thời thơ ấu Francis N không hề cảm nhận được tình yêu thương ruột thịt, mặc dù có những lúc bệnh, các sơ đã phải thức thâu đêm lo lắng. Năm lên tám, Francis N tuyên bố: "Đời bỏ ta, ta bỏ đời; đời chơi ta, ta sẽ chơi lại đời".
Được các sơ cho ăn học hẳn hoi, nên dù là mồ côi, Francis N đã có tú tài Pháp năm 18 tuổi. Với trí thông minh "trên trung bình", Francis N tiếp tục học rồi đi làm giáo sư. Giáo sư Francis N nhớ lại: "Trong 10 năm tôi đã làm nên mọi sự, không biết tội là gì". Ông kể: "Cả 10 điều răn, tôi không sót một điều nào không phạm". Chúa, Mẹ đối với lòng ông chẳng nghĩa lý gì, "vì có Ông Ta để làm gì mà cuộc đời này lắm chó má thế."

Abba! Cha Ôi (số 37)

CẠM BẪY VÀ SA LẦY
Trên một số bãi biển xứ Bretagne bên Pháp, đặc biệt quanh vùng Mont Saint-Michel, đôi khi xảy ra những biến cố rất đáng sợ khiến những du khách không có kinh nghiệm có khi sẽ gặp phải cái chết: đó là sự sa lầy. Nhà đại văn hào Victor Hugo đã từng chứng kiến và đã mô tả lại cảnh tượng ghê rợn đó như sau: "Thủy triều xuống, anh ta đi dạo trên cát không xa bờ biển bao nhiêu. Ban đầu chưa nhận biết điều gì đang xảy ra nên anh ta chỉ thấy dường như mình càng lúc càng nặng hơn, khó bước tới hơn. Bất thình lình anh ta lún xuống, đôi chân ngập sâu trong cát. Anh ta định rút chân quay lại thì càng lún sâu hơn. Cát đến mắt cá rồi đến nửa chân. Mỗi lần cử động là mỗi lần lún xuống. Bấy giờ anh mới nhận ra anh đang bị sa lầy trong bể cát di động. Anh cầu cứu nhưng vô ích. Anh la hét. Anh khóc than. Anh cầu khẩn. Anh khua đôi tay. Càng lúc cát đến ngực, đến vai. Giờ đây chỉ còn lại cái mặt. Anh định mở miệng kêu cứu lần cuối thì cát đã lấp đầy miệng. Chỉ còn im lặng và đôi mắt trợn tròn thao láo, nhưng rồi cát cũng đóng chúng lại: thế là đêm tối và cái chết."

Abba! Cha Ôi (số 36)

GIỚI TRẺ VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG
Tôi phải làm gì để những bạn trẻ khác nhận biết về Thiên Chúa? Đã có nhiều bài nói, bài viết về câu hỏi này. Riêng tôi, là một người trẻ công giáo và là một tu sĩ trẻ Đaminh, tôi chỉ xin chia sẻ cùng các bạn những quan sát, suy nghĩ và hành động của mình.
Các bạn thân mến, xung quanh chúng ta, có rất nhiều bạn trẻ đang cần sự giúp đỡ, chỉ dẫn, cần một người để nói chuyện. Họ rất muốn biết về bản thân, cuộc sống và tìm kiếm một định hướng tốt, một lẽ sống. Những điều này gia đình và xã hội không thể đáp ứng được hết, và các bạn trẻ có "khuynh hướng đến với nhau và tìm trong đó sự bình yên của tình bạn". Nhưng trong chúng ta ai là người có đủ khả năng, sự hiểu biết và lòng nhiệt thành? Các bạn đã biết đấy, trong những buổi đi chơi, họp mặt, tiệc tùng,… chỉ có sự ồn ào, vui nhộn. Các bạn trẻ đã dùng những giờ phút đó để giải tỏa tâm lý, để không muốn nhìn thấy chính mình, muốn hòa quyện vào đám đông để tìm sự đồng lõa. Còn trong nhóm hai ba người?Các bạn trẻ gặp nhau chỉ để nói chuyện "trên trời dưới đất", những tin tức giật gân, hờ hững… Vậy tại sao không nói đến những điều hữu ích hơn về đời sống nhân bản, về lý tưởng cao đẹp, về những băn khoăn, suy nghĩ của nhau?
Lên đầu trang