Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ tư Tuần 9 Thường niên 6.6.2012 "Thiên Chúa của kẻ sống"


Lời Chúa: Mc 12, 18-27
Khi ấy, có những người thuộc nhóm Xađốc đến gặp Đức Giêsu. Nhóm này chủ trương không có sự sống lại. Họ hỏi Người: “Thưa Thầy, ông Môsê có viết cho chúng ta rằng: ‘Nếu anh hay em của người nào chết đi, để lại vợ mà không để lại con, thì người ấy phải lấy nàng, để sinh con nối dòng cho anh hay em mình’. Vậy có bảy anh em trai. Người thứ nhất lấy vợ, nhưng chết đi mà không để lại một đứa con nối dòng. Người thứ hai lấy bà đó, rồi cũng chết mà không để lại một đứa con nối dòng. Người thứ ba cũng vậy. Cả bảy người đều không để lại một đứa con nối dòng. Sau cùng, người đàn bà cũng chết. Trong ngày sống lại, khi họ sống lại, bà ấy sẽ là vợ của ai trong số họ? Vì bảy người đó đã lấy bà làm vợ”.

THÁNH THỂ

Các cuộc tấn công của Tin lành nhắm vào Giáo hội Công giáo thường tập trung vào Bí tích Thánh Thể. Điều này chứng tỏ rằng các đối thủ của Giáo hội Công giáo – chủ yếu là phái Tân giáo (Evangelical) và phái Tin lành chính thống (Fundamentalist) – nhận thấy một trong các giáo lý chủ yếu của Công giáo. Vả lại, các cuộc tấn công cho thấy rằng phái Fundamentalist không luôn luôn là những người giải thích Kinh thánh theo nghĩa đen (literalists). Điều này có trong bản dịch của đoạn Kinh thánh chính, chương 6, Tin Mừng theo Thánh Gioan, trong đ ó Chúa Giêsu nói về bí tích sẽ được thiết lập trong Bữa Tiệc Ly, khảo sát nửa cuối của chương này.

50 năm Công đồng Vatican II


NVCL - Ngày 25.1.1959, ĐGH Gio-an XXIII loan báo sẽ triệu tập một Công Đồng mới tiếp nối Công Đồng Va-ti-ca-nô I. Tin này làm cho nhiều người ngỡ ngàng. Nhưng chỉ ba năm sau tin đó đã thành hiện thực. Một Công Đồng mới lấy tên là Va-ti-ca-nô II đã khai diễn với sự hiện diện của gần 2500 giám mục đến từ khắp nơi trên thế giới. Công Đồng đã trở thành một biến cố trọng đại thu hút sự chú tâm của toàn cầu, và riêng đối với Hội Thánh Công Giáo thì đó là “một lễ Hiện Xuống mới”, một bước ngoặt vĩ đại, một cuộc cập nhật vô tiền khoáng hậu về các mối liên hệ giữa Hội Thánh với trần gian, trên các địa hạt văn hóa, khoa học, xã hội và tôn giáo. 50 năm đã qua, nhưng giáo lý và tinh thần của Công Đồng vẫn tồn tại và tiếp tục gây ảnh hưởng trên đời sống của Hội Thánh, tuy vẫn còn một số người ngậm ngùi luyến tiếc thời xưa, thậm chí cả dám phủ nhận như nhóm ly khai Lefebvre.

Mở rộng tâm hồn cho Thánh Tâm Chúa

Theo truyền thống, tháng Sáu được dành để kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, và Giáo hội kính trọng thể lễ Thánh Tâm vào ngày Thứ Sáu của tuần thứ hai sau lễ Hiện Xuống. Năm nay, ngày đó rơi vào ngày 15 tháng Sáu.
Đức Hồng Y Burke, khi trở thành Tổng Giám mục của giáo phận St. Louis vào năm 2004, đã viết cho giáo dân của mình rằng: “Chính Chúa đã tỏ cho chúng ta một cách thức tuyệt vời nhất để đón Người vào gia đình của chúng ta”.
Khi hiện ra với thánh Margarita Maria Alacoque ở Paray-le-Monial nước Pháp từ năm 1673 đến 1675, Chúa Giêsu đã mặc khải Trái Tim Người cho thánh nữ, và đã được tạc thành ảnh tượng.
Người nói: “Ta sẽ chúc lành cho những nơi trưng bày và tôn kính ảnh tượng Trái Tim Ta”. Đó là một trong 12 lời hứa của Chúa dành cho những ai tôn sùng Trái Tim Người.

Hành trình đào luyện của lòng tin

1. Dẫn nhập
Lòng  tin và lý trí thường được mình họa bằng hai vòng tròn giao nhau, ngụ ý rằng có những chân lý đức tin hoàn toàn hữu lý (có thể hiểu) và có những chân lý ở bên ngoài lĩnh vực của lý trí. Có lẽ theo Hegel, cách hiểu như vậy thường làm phân cách hai bên và quên mất điểm cốt lõi cơ bản là: cả hai đều là thao tác của Tinh thần  hay của ý thức[1]. Thế mà các thao tác của bản thể Tinh thần cá nhân lại chỉ có ý nghĩa trong việc đào luyện để vươn tới “hiện hữu đúng thật” hay “tri thức tuyệt đối” (§89). Và chính trong nhãn quan này của Hegel[2], tính hiện sinh của lòng tin được hiện diện cách rõ nét qua tiến trình vận động của ý thức. Lòng tin là lòng tin “trở thành”, là sự vận động biện chứng “gắn bó bản thân con người với thiên Chúa, đồng thời và không thể tách biệt, là tự nguyện chấp nhận tất cả chân lý được Thiên Chúa mạc khải[3] chứ không phải bất động, cứng đờ. Đó là công cuộc đào luyện của lòng tin.

ĐỨC THÁNH CHA NGỎ Ý CÓ THỂ VIẾNG THĂM HOA KỲ VÀ NÓI RẰNG ĐỨC TIN XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VỮNG MẠNH

                                  
MILAN (CNS) – Khi Đức Thánh Cha Benedict XVI bế mạc Đại Hội Gia Đình Thế Giới tại thủ đô tài chánh và thời trang của Ý, ngài ngỏ ý có thể sang Hoa Kỳ khi ngài cho hay Philadelphia sẽ là nơi tổ chức Đại Hội Quốc Tế kỳ tới.
Ngài nói nếu “Chúa Muốn”, ngài sẽ tham dự đại hội năm 2015 khi ngài chào đón Tổng Giám Mục Charles J. Chaput ở Philadelphia và “các giáo dân của thành phố cao quý này”. Ngài nói mong đợi được gặp gỡ những người Công Giáo Hoa Kỳ và gia đình khác từ khắp nơi trên thế giới.

BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN CẢNH GIÁC VỀ NHỮNG SAI LẦM TRONG CUỐN SÁCH CỦA MỘT NỮ TU HOA KỲ

VATICAN. Hôm 4.6.2012, Bộ Giáo Lý Đức Tin đã công bố thông tri về những sai lầm đạo lý trong cuốn sách của một nữ tu người Mỹ, Margaret A. Farley, thuộc dòng Nữ Tu Từ Bi Hoa Kỳ (R.S.M, Religious Sister of Mercy).
Nữ tu Farley hiện là giáo sư thần học tại Đại học Yale ở Mỹ và là tác giả cuốn sách tựa đề “Chỉ yêu. Khuôn khổ luân lý tính dục Kitô giáo” (Just Love. A Framework for Christian Sexual Ethics [New York: Continuum, 2006), xuất bản tại New York năm 2006.

Trái tim không ngủ yên

Có một bài tình ca mang tựa đề “Trái tim không ngủ yên” diễn tả tâm trạng của đôi bạn trẻ nam nữ yêu nhau. Dù xa nhau, họ vẫn cảm thấy gần gũi. Dù giận hờn, họ vẫn thấy dễ thương. Trái tim họ không ngủ yên, nhưng luôn thôi thúc người này nhớ tới người kia. Vì thế mà xa hóa nên gần, lạ hóa thành quen, và khổ đau được biến thành hạnh phúc.
Trong Cựu ước, bằng một lối hành văn “nhân cách hóa”, ngôn sứ Hô-sê đã diễn tả Thiên Chúa có một trái tim như trái tim nhân loại: “Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi” (Hs 11,8). Thổn thức, bồi hồi, đó là tâm trạng cảm thương, băn khoăn trước một sự việc xảy đến cho mình hoặc cho người mình yêu mến, nhất là lúc gặp phải thử thách gian nan trong cuộc sống.

Đại hội Thế giới các Gia đình lần thứ VIII sẽ diễn ra tại Philadelphia, Hoa Kỳ vào năm 2015

WHĐ (05.06.2012) / VIS – Trưa ngày 03 tháng Sáu 2012, sau khi cử hành Thánh Lễ tại công viên Bresso Milano với gần một triệu tín hữu tham dự và trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã công bố Đại hội Thế giới các gia đình lần thứ VIII sẽ được tổ chức tại Philadelphia, Hoa Kỳ vào năm 2015. ĐTC nói: Tôi thân ái gửi lời chào đến Đức Tổng giám mục Charles Chaput các tín hữu Công giáo của thành phố vĩ đại này, mong sẽ gặp họ ở đó cùng với rất nhiều gia đình từ khắp nơi trên thế giới.

Gia đình trong ý định của Thiên Chúa

 
Bài giảng của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI
 trong Thánh lễ bế mạc Đại hội Thế giới các Gia đình lần thứ VII
tại Công viên Bresso ở Milano
(03 tháng Sáu 2012) 
Quý anh em Giám mục thân mến,
Kính thưa quý vị trong chính quyền,
Anh chị em thân mến,

Đây là giờ phút của niềm vui lớn lao và của tình hiệp thông mà chúng ta đang được sống sáng nay khi cử hành Hy lễ tạ ơn: một cuộc tập họp lớn, hiệp nhất với người kế vị Phêrô, quy tụ các tín hữu đến từ nhiều quốc gia. Đây là một hình ảnh hùng hồn về Giáo hội, duy nhất và phổ quát, do Đức Kitô thiết lập và là kết quả của sứ vụ Chúa Giêsu đã trao cho các tông đồ của Người, như chúng ta đã được nghe trong bài Tin Mừng hôm nay: “Hãy đi thâu nạp môn đồ khắp muôn dân, thanh tẩy họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” (Mt 28,18-19). Với lòng quý mến và biết ơn, tôi xin chào mừng Đức hồng y Angelo Scola, Tổng giám mục Milano, và Đức hồng y Ennio Antonelli, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Gia đình, những nhà thiết kế chính của Đại hội Thế giới các Gia đình lần thứ VII này, cùng với các cộng sự viên của các ngài là các giám mục phụ tá Milano và các giám mục khác.
Lên đầu trang