Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ tư Tuần 7 Phục sinh 23.5.2012 "Xin Cha gìn giữ họ"


Lời Chúa: Ga 17, 11b-19
Khi ấy, Đức Giêsu ngước mắt lên trời và cầu nguyện rằng: “Lạy Cha chí thánh, xin gìn giữ các môn đệ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con, để họ nên một như chúng ta. Khi còn ở với họ, con đã gìn giữ họ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con. Con đã canh giữ, và không một ai trong họ phải hư mất, trừ đứa con hư hỏng, để ứng nghiệm lời Kinh Thánh. Bây giờ, con đến cùng Cha, và con nói những điều này lúc còn ở thế gian, để họ được hưởng trọn vẹn niềm vui của con. Con đã truyền lại cho họ lời của Cha, và thế gian đã ghét họ, vì họ không thuộc về thế gian, cũng như con đây không thuộc về thế gian. Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần. Họ không thuộc về thế gian cũng như con đây không thuộc về thế gian. Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật. Như Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến thế gian. Vì họ, con xin thánh hiến chính mình con, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến”.

ĐTC: truyền thông phục vụ đối thoại, ấp ủ sự tôn kính

cập nhật: (22/05/2012, 02:35 pm
ĐTC Benedict XVI đã đánh dấu Ngày Truyền thông Xã hội Thế giới. Trong lời bình luận của Ngài sau Kinh Truyền Tin, Ngài nói, “Hôm nay chúng ta cử hành kỷ niệm Ngày Truyền thông Xã hội Thế giới, về đề tài ‘Im lặng và Lên tiếng: con đường của việc truyền bá Phúc Âm.’ Im lặng là một phần không thể thiếu của truyền thông, đó là nơi có đặc quyền để gặp gỡ Lời Chúa và anh chị em chúng ta. Tôi mời gọi tất cả hãy cầu nguyện, bằng mọi hình thức, luôn phục vụ để thiết lập một cuộc đối thoại chân thành với tha nhân, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, lắng nghe và chia sẻ.”

Bảo hiểm

Ngày nay, chuyện mua bán bảo hiểm không còn xa lạ với chúng ta. Xã hội càng văn minh càng có nhiều loại bảo hiểm. Và người ta cũng đua nhau mua đủ thứ bảo hiểm: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm giao thông, bảo hiểm tài sản,… Nhưng có ai bán “bảo hiểm linh hồn”?
Xin thưa ngay là CÓ. Chúa Giêsu có loại bảo hiểm độc nhất vô nhị là Bảo-Hiểm-Linh-Hồn, bảo hiểm phúc trường sinh qua Bát Phúc (x. Mt 5,3-11) và Mười Điều Răn. Mười điều mà chỉ hai điều: yêu Chúa và yêu người. Hai điều mà cũng chỉ một điều: yêu thương. Bởi vì thước đo lòng mến Chúa là tình thương người - người đời gọi là nhân đạo. Thánh Gioan Tông đồ phân tích: “Nếu ai nói ‘tôi yêu mến Thiên Chúa’ mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy” (1 Ga 4,20).

LÃNH NHẬN NHƯNG KHÔNG QUÀ TẶNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN

Rải rác trong toàn Bộ Kinh Thánh, chúng ta đọc thấy nhiều vai trò của Chúa Thánh Thần từ thuở tạo thiên lập địa cho tới nay. Thánh thần hay “Thần khí” là gió hoặc hơi thở của Thiên Chúa được chép trong Sách Sáng Thế 1; Đấng xếp đặt trật tự và là Đấng ban sự sống (STK 2:7); Đấng hướng dẫn con người (Isaiah 11); là Đấng chữa lành (Ezekiel 36) Chúa Giêsu khi đàm đạo với Nicôđêmo trong Gioan 3 đã nói “gió muốn thổi ở đâu tùy ý” để ám chỉ về Chúa Thánh Thần là Đấng thiêng liêng thần nhiệm, không như con người hiểu một cách hạn hẹp.

ANH SẼ YÊU EM CHO ĐẾN TẬN CÙNG THỜI GIAN!

 Vợ chồng chúng tôi vừa dọn nhà ra ở khu mới của Johannesburg, thành phố lớn nhất Nam Phi. Tôi bước vào tuổi lục tuần. Yvonne vợ tôi, 57 tuổi. Cho đến lúc đó, hiền thê tôi vẫn yêu thích tự lái xe đến sở làm việc. Chỉ một sớm một chiều, Yvonne nhất định không muốn nhìn đến chiếc xe. Nàng đi về bằng xe buýt và thường cau có khó chịu vì xe đò quá đông khách. Một hôm trong lúc chuyện trò, tình cờ Yvonne thổ lộ cho tôi biết:
- Mỗi ngày đều có bạn đồng sở đưa em ra trạm buýt để em khỏi đi lộn hướng.
Chưa hết. Một buổi chiều, tôi thấy Yvonne đổ thêm dầu vào nồi cơm đang sôi. Ngạc nhiên tôi hỏi tại sao thì nàng trả lời:
- Em vẫn luôn luôn làm như thế mà!

Đức Thánh Cha cám ơn Hồng y đoàn trong cuộc chiến chống sự ác

VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 cám ơn Hồng y đoàn vì sự hỗ trợ dành cho ngài trong cuộc chiến đấu chống sự ác trên thế giới.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong bữa trưa ngày 21-5-2012, khoản đãi Hồng y đoàn, để cám ơn các vị vì những đã chúc mừng ngài nhân dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 85 và 7 năm Giáo Hoàng.
Lên tiếng sau lời chào mừng của ĐHY Angelo Sodano, Niên trưởng Hồng y đoàn, ĐTC nói: “Ngày nay, thành ngữ “Ecclesia militans” (Giáo Hội chiến đấu), có phần lỗi thời, nhưng trong thực tế, chúng ta có thể ngày càng hiểu rõ thêm rằng thành ngữ ấy là thực, là rất đúng. Chúng ta đang thấy sự ác muốn thống trị trên thế giới và cần phải chiến đấu chống sự ác. Chúng ta thấy sự ác hành động qua nhiều cách thức, tàn ác, như các hình thức bạo lực khác nhau, nhưng cả dưới hình thức che đậy bằng sự thiện và chính như thế, nó phá hủy nền tảng luân lý của xã hội.”

NGƯỚC MẮT NHÌN TRỜI

Con người thường có hai thái độ sống đối nghịch nhau. Một bên là những người chỉ biết có việc đạo. Sống dưới đất nhưng lòng trí để cả ở trên trời. Không tha thiết gì với những người chung quanh. Không tham gia những sinh hoạt xã hội. Khinh chê tất cả những giá trị ở đời này. Ngược lại, bên kia là những người sống như chỉ biết có việc đời. Chỉ coi trọng những giá trị vật chất. Chỉ biết có đời này. Sống là còn. Chết là hết. Cả hai thái độ đều bất cập.
Việc Đức Giêsu lên trời và những lời Ngài truyền dạy trước khi từ giã trần gian giúp ta có một cái nhìn đúng đắn hơn đối với trời và đối với đất.

Bắt đầu lại

                                                “Chỗi dậy đi, đừng sợ!” (Mt 17,7)
Bắt đầu lại không có nghĩa là bỏ quên ngày hôm qua, hoặc lãng quên những lỗi lầm và thiếu sót của mình, cũng không tìm quên một biến cố đau thương trong đời, nhưng là cố gắng làm tốt hơn những gì mình đã làm, sống tốt hơn những gì mình đã sống.
Bắt đầu có khi đòi ta phải đổi phương hướng hay phương cách, nhưng sự thường là dừng lại để ngẫm nghĩ, rồi tiếp bước trên cùng một con đường, nhưng với những bước chân mạnh mẽ và vững tin hơn.

Các giá trị tinh thần và tôn giáo trong cuộc sống con người

 
Ngày 17-5-2012 đại hội "Sân của dân ngoại" đối thoại với những người không tin về đề tài "Nghệ thuật, vẻ đẹp và sự siêu việt" đã khai diễn tại Barcelona bên Tây Ban Nha. Đại hội đã do Hội Đồng Tòa Thánh Văn Hóa tổ chức với sự tham dự của hàng trăm nghệ sĩ và chuyên gia thuộc nhiều bộ môn khác nhau, kể cả các triết gia và chính trị gia.
Trong số các tham dự viên có triết gia Francesco Torralba Rosellò, người Tây Ban Nha, giáo sư đại học Ramon Lluli Barcelona. Giáo sư thuyết trình về đề tài "Con đường từ vẻ đẹp tới tình yêu". Giáo sư sinh năm 1967 tại Barcelona, theo học tại đại học Barcelona và Kopenhagen, có bằng tiến sĩ triết học và thần học. Giáo sư là tác giả của hàng chục cuốn sách được độc giả ưa thích, trong đó có các cuốn như: "Các gương mặt của sự thinh lặng"; "Một trăm giá trị để sống" (2001); "Khám phá ý nghĩa thực tại" (2000); "Giá trị và ý nghĩa hoạt động giáo dục" (2001); "Luân lý đạo đức của việc săn sóc" (2001); "Có thể có một thế giới mới không?" (2003); "Đâu là phẩm giá con người?" (2004); "Cha mẹ và con cái" (2003); "Lá thư của một đứa con chưa có tên" (2005); "Ý nghĩa dân trí toàn cầu giải thích cho các con tôi" (2005); "Nghệ thuật biết lắng nghe" (2006); Loạt sách về các đề tài: Sự tha thứ, tình bạn, sự thanh thản, lòng trắc ẩn (2008); "Hòa bình, dấn thân" (2011); "Nhìn thẳng mặt cái chết" (2008); "Bình tĩnh trong một thế giới không bình tĩnh" (2009); "Sự thông minh tinh thần" (2010) Đức Giêsu Kitô" (2011); "Tình yêu đến từ bên trong" (2011); "Với Thiên Chúa hay là không Thiên Chúa" (2012). Hai cuốn sách mới được xuất bản tại Tây Ban Nha là "Cái luận lý của quà tặng" và "Cuộc sống tinh thần trong xã hội vi tính". Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị bài phỏng vấn giáo sư về đại hội này.

Nỗi buồn xa quê

 
canh_coNhiều năm đằng đẵng trôi qua, tôi thực sự xa quê, xa hẳn tình thương gia đình, nhất là tình thương cha nghiêm mẹ hiền, khối tình thiêng liêng ấy cao cả đến nỗi nếu thiếu tình thương đó thì tôi không thể sống nổi đến ngày nay.
Quê tôi là một vùng thôn dã nghèo nàn với những mái nhà đơn sơ, cánh đồng lúa, những con đường mòn,... Nhưng ở đó tôi đã lớn lên bằng dòng sữa ngọt ngào của mẹ và tình thân đồng bào bao la. Quê tôi chẳng có gì cao siêu hơn bóng dừa, chùm khế, trái me,... với những con người chân chất, ít học, quanh năm chân lấm tay bùn bên nưng khoai, ruộng lúa, tay cày, tay cuốc. Kỷ niệm tuổi thơ của tôi cũng chỉ nhỏ nhoi như viên ô-mai và đơn sơ như những trang viết học trò tim tím một thời dưới mái trường làng.

Tại sao Giáo hội Công giáo bị ghét?

 
Fulton_SheenTôi hân hạnh thuộc về Giáo Hội mà người ta ghét. Đã hẳn, người nhận biết bản tính thần linh của Giáo Hội thì yêu Giáo Hội. Nhưng người tưởng Giáo Hội là lỗi thời, lạc hậu, dị đoan, ma thuật thì ghét Giáo Hội. Người chịu ơn thiêng liêng của Giáo Hội thì mến Giáo Hội là Mẹ vậy. Các kẻ khác thì xua đuổi Giáo Hội, hoặc ít là làm ngơ vậy. Các môn phái chia rẽ nhau về nhiều điều, nhưng hợp nhau trong việc coi Giáo Hội là kẻ thù chung.
Thế gian đối xử với Giáo Hội y hệt như đã đối xử với Chúa Kitô. Ngài cũng được yêu mến, nhưng cũng bị ghét bỏ. Không có ai được quí trọng như Ngài, nhưng cũng không có ai bị khinh dể như Ngài.
Người ta tự hỏi: ''Tại sao Phật Giáo không bị ghét, mà Công Giáo lại bị? Tại sao Đức Phật không bị bêu nhục, mà Chúa Kitô lại bị?''

Các giá trị tinh thần và tôn giáo trong cuộc sống con người

(Phỏng vấn triết gia Francesco Torralba Rosellò, người Tây Ban Nha)

Ngày 17-5-2012 đại hội “Sân của Dân Ngoại” đối thoại với những người không tin về đề tài “Nghệ thuật, vẻ đẹp và sự siêu việt” đã khai diễn tại Barcelona bên Tây Ban Nha. Đại hội đã do Hội đồng Toà Thánh về Văn hoá tổ chức với sự tham dự của hàng trăm nghệ sĩ và chuyên gia thuộc nhiều bộ môn khác nhau, kể cả các triết gia và chính trị gia.

Qủy Satan chỉ có ăn chay cầu nguyện mới trừ nó được!



VRNs (22.05.2012) – Frankfurt, Đức quốc – Lời phi lộ: Bài này viết dưới cách nhìn của một Linh mục Công giáo.
Viết tặng cho bốn thanh niên Công giáo là Antôn Chu Mạnh Sơn, Phê rô Trần Hữu Đức, Antôn Đậu Văn Dương và Gioan Baotixita Hoàng Phong là những người sẽ bị đem đấu tố vào thứ năm ngày 24 tháng 5 năm 2012, tại gọi là "tòa án nhân dân" tỉnh Nghệ An.
Đáp lời trong niềm tin qua bài giảng của Linh mục Gioan Lưu Ngọc Quỳnh, hôm Chúa Nhật ngày 20 tháng 5 năm 2012 tại giáo xứ Thái Hà. Ngài nhấn mạnh: Lời cầu nguyện chính là vũ khí đấu tranh chống sự dữ, chỉ có cầu nguyện mới đem lại chiến thắc đích thực là sự bình an và là sự thật, và “sự thật sẽ giải thoát anh em” (Ga 8,32). Chúa Giê-su cũng qủa quyết như thế: “Sự thật giải phóng các con.“ (Gioan 8, 32).
Lên đầu trang