Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Kính trọng thể các thánh tử đạo Việt Nam 18.11.2012 "KHÔNG THUỘC VỀ THẾ GIAN"


Lời Chúa: Ga 17, 11b-19

Khi ấy, Chúa Giêsu ngước mắt lên trời cầu nguyện rằng: “Lạy Cha chí thánh, xin gìn giữ các môn đệ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con, để họ nên một như chúng ta. Khi còn ở với họ, con đã gìn giữ họ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con. Con đã canh giữ, và không một ai trong họ phải hư mất, trừ đứa con hư hỏng, để ứng nghiệm lời Kinh Thánh. Bây giờ, con đến cùng Cha, và con nói những điều này lúc còn ở thế gian, để họ được hưởng trọn vẹn niềm vui của con. Con đã truyền lại cho họ lời của Cha, và thế gian đã ghét họ, vì họ không thuộc về thế gian, cũng như con đây không thuộc về thế gian. Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần. Họ không thuộc về thế gian cũng như con đây không thuộc về thế gian. Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật. Như Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến thế gian. Con xin thánh hiến chính mình con cho họ, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến”.

Các chứng nhân Kitô giáo - Tử đạo Việt Nam



Hằng năm cứ vào dịp đại lễ kính nhớ Tổ tiên ông bà Tử Đạo Việt Nam, đoàn tín hữu, con dân đất Việt lại thêm một lần được củng cố niềm tin. Ít ra, “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Để sống xứng danh là cháu con các anh hùng tử đạo, Kitô hữu Việt Nam cần hiên ngang, anh dũng một cách nào đó trong niềm tin, trong cách sống đạo của mình. Trong tâm tình ấy, xin phác họa đôi nét về chân dung các Thánh Tử đạo Việt Nam như là những chứng nhân Kitô giáo.
1. Chứng từ khả tín của các chứng nhân : Xin được gọi các Ngài bằng nghĩa gốc của từ “tử đạo” là “chứng nhân” (martyr). Thiết tưởng cần trở về với nghĩa gốc là chứng nhân hơn là tử đạo, cho dù hai từ tử đạo đã quá phổ biến trong cách dùng. Bởi vì hai từ tử đạo có vẻ như đang bị méo mó ý nghĩa một cách nào đó khi mà vô tuyến truyền hình tường thuật những người ôm bom tự sát để giết hại nhiều người, trong đó có cả thường dân vô tội, và họ cũng tự cho là tử vì đạo. Hơn nữa một thánh tử đạo trong tôn giáo này chưa chắc được kính trọng bởi người của tôn giáo khác cho bằng các thánh hiển tu hay các thánh xả thân vì tình yêu đồng loại.

“Ai cởi mở cho Thiên Chúa không xa lánh thế gian cũng như loài người”


ROME, Thứ sáu 16.11.2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định: “Ai cởi mở cho Thiên Chúa, không xa lánh thế gian cũng như loài người, nhưng lại tìm được nhiều người anh em”.
Thực vậy, Đức Thánh Cha đã gửi một điện văn bằng tiếng Bồ Đào Nha ngày 13 tháng 11 cho các tham dự viên chương trình “Khuôn Viên Dân Ngoại” (Parvis des gentils) được tổ chức trong hai ngày 16 và 17 tháng 11 tại Bồ Đào Nha, quy tụ cả người tín hữu lẫn ngoại đạo bằng “ước vọng chung là khẳng định giá trị của đời sống con người” trước “nền văn hóa của sự chết” ngày càng gia tăng.

Tòa Thánh cổ võ hòa bình và hòa giải tại Côte dIvoire



VATICAN. Tòa Thánh khuyến khích tiến trình hòa bình thăng tiến các quyền con người, đối thoại và hòa giải quốc gia tại Côte dIvoire, để tạo điều kiện cho sự thống nhất và phát triển đất nước.
Lập trường trên đây của Tòa Thánh được Đức Thánh Cha (ĐTC) Biển Đức 16 và Đức Hồng y Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Tarcisio Bertone, bày tỏ trong cuộc gặp gỡ tổng thống Alassane Ouattara của Côte dIvoire sáng 16.11.2012, tại Vatican.

Đức Thánh Cha kêu gọi gia tăng nỗ lực đại kết Kitô



VATICAN - ĐTC Bênêđictô XVI kêu gọi gia tăng nỗ lực đại kết Kitô để đẩy mạnh công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 15-11-2012, dành cho 60 tham dự viên khoá họp toàn thể của Hội đồng Toà Thánh Hiệp nhất các Tín hữu Kitô, trong đó có 35 hồng y, giám mục, tiến hành từ ngày 12 đến 16-11-2012, về đề tài "Tầm quan trọng của đại kết đối với việc tái truyền giảng Tin Mừng".

Tòa Thánh Vatican chúc mừng Lễ Deepavali của Ấn giáo



Nhân dịp Lễ Deepavali 2012 của Ấn giáo, thường gọi là Diwali (Lễ hội Ánh sáng) – từ ngày 13 đến 17 tháng Mười Một–, Tòa Thánh Vatican đã gửi sứ điệp chúc mừng các cộng đoàn tín đồ Ấn giáo trên toàn thế giới.
Sứ điệp mang chữ ký của Đức hồng y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại Liên tôn; và cha Miguel Ángel Ayuso Guixot, M.C.C.J. Thư ký, với chủ đề Kitô hữu và người Ấn giáo: giáo dục thế hệ trẻ thành những người kiến tạo hòa bình.
Sau đây là toàn văn Sứ điệp.

Mục tiêu của phong trào đại kết là hiệp nhất các Kitô hữu



WHĐ (17.11.2012) – Sáng thứ Năm 15-11-2012, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã tiếp kiến các thành viên và các cố vấn của Hội đồng Tòa Thánh cổ võ Tân Phúc âm hóa đang nhóm họp Hội nghị Khoáng đại tại Roma về chủ đề Tầm quan trọng của đại kết trong công cuộc Tân Phúc âm hóa”.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã đề cập đến mối liên kết chặt chẽ giữa công cuộc Tân Phúc âm hóa và nhu cầu vượt qua những chia rẽ vẫn còn tồn tại giữa các Kitô hữu.  
Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta không thể đi theo con đường đại kết đích thực mà lại không nói gì đến cuộc khủng hoảng đức tin tác động đến nhiều vùng rộng lớn trên thế giới, cả những nơi mà lời loan báo Tin Mừng đã được đón nhận đầu tiên những nơi mà đời sống Kitô giáo đã phát triển mạnh mẽ trong nhiều thế kỷ. Mặt khác, chúng ta cũng không thể bỏ qua nhiều dấu chỉ cho thấy vẫn luôn có một nhu cầu về tâm linh, thể hiện theo nhiều cách khác nhau. Sự nghèo nàn về tinh thần của nhiều người đương thời với chúng ta, những người không còn cảm nhận được sự vắng mặt của Thiên Chúa trong cuộc sống của họ chính là một hình thức trống vắng, đặt ra một thách đố cho mọi Kitô hữu.

Tìm hiểu Sách GLHTCG – Bài 13. Thiên Chúa tạo dựng



Phần I: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
Bài 13. THIÊN CHÚA TẠO DỰNG
“Lúc khởi đầu, Thiên Chúa tạo nên trời và đất” (St 1,1). Ai lại không xúc động trước những lời mạnh mẽ mở đầu Sách Thánh như thế? Công việc trước hết của Thiên Chúa là tạo dựng. Cách nào đó, tạo dựng là mô hình và nền tảng cho tất cả những hành động xa hơn nữa của Thiên Chúa. Tách rời khỏi đức tin vào Thiên Chúa tạo dựng, sự cứu rỗi và ơn cứu độ sẽ không có nền tảng (GLHTCG số 279).
Những bài đọc dài trong Đêm Canh Thức Vượt Qua luôn luôn bắt đầu với trình thuật tạo dựng. Thế giới này do Thiên Chúa tạo nên, Ngài cũng cứu độ nó qua cái chết và phục sinh của Đức Giêsu Kitô. Cũng giống như phụng vụ, trong nhiều thế kỷ, giáo lý và lời rao giảng luôn bắt đầu với niềm tin vào Thiên Chúa – Đấng tạo dựng trời đất. Ngày nay, chúng ta đang khám phá lại tầm quan trọng của niềm tin tạo dựng. Nếu không có niềm tin vào Thiên Chúa tạo dựng, niềm tin vào Đức Giê su Kitô không có nền tảng. Đó là lý do giáo lý về tạo dựng chiếm tầm quan trọng đặc biệt.

Tìm hiểu Sách GLHTCG – Bài 12. Thiên Chúa là Đấng toàn năng



Phần I: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
Bài 12. THIÊN CHÚA LÀ ĐẤNG TOÀN NĂNG
Trong kinh Tin kính của các tông đồ, chỉ có một phẩm tính của Thiên Chúa là Cha được đề cập: Ngài là Đấng “toàn năng”. Tại sao không đề cập đến những phẩm tính khác, chẳng hạn: nhân hậu, thương xót, và trên tất cả là tình yêu, đó là đặc tính nổi bật của Thiên Chúa như Thánh Gioan tông đồ đã nói: “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8)? Tại sao kinh Tin kính lại đề cập đến quyền tuyệt đối của Thiên Chúa, điều này thường gợi lên cách nhìn tiêu cực đối với con người hôm nay? Vì trong kinh nghiệm lịch sử nhân loại, những ai cho mình là ‘toàn năng’ dễ dẫn đến ‘toàn ác’!
Lên đầu trang