Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ tư Tuần 6 Phục sinh 16.5.2012 "Toàn bộ sự thật"


Lời Chúa: Ga 16, 12-15
Khi ấy, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em, nhưng bây giờ anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn, Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng nghe gì, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ đến. Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em. Mọi sự Cha có, đều là của Thầy. Vì thế Thầy đã nói: Người lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em.”

Đức Thánh Cha kêu gọi củng cố truyền thống kitô, duy trì các giá trị cao qúy và tôn trọng phẩm giá con người


VietVatican - Củng cố truyến thống kitô, duy trì các gía trị cao qúy như tình liên đới, chú ý tới những người yếu đuối, và tôn trọng phẩm giá của từng người.
Đó là lời Đức Thánh Cha kêu mời trong ngày viếng thăm tổng giáo phận Arezzo – La Verna – Sansepolcro trung Italia, hôm Chúa Nhật 13-5-2012.
Ngày viếng thăm của Đức Thánh Cha bao gồm ba sinh hoạt chính: lúc 10 giờ rưỡi sáng Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ cho tín hữu tại công viên Prato; vào sau 5 giờ chiều ngài viếng thăm đền thánh La Verna, nơi thánh Phanxicô thành Assisi đã nhận 5 dấu thánh Chúa năm 1224; và sau 7 giờ chiều Đức Thánh Cha viếng thăm đồng nhà thờ chính tòa Sansepolcro và gặp gỡ dân chúng thành phố trước khi trở về Vaticăng. Sau đây là chi tiết các sinh hoạt của Đức Thánh Cha.

Lòng tin và những vùng an toàn



(EMTY) - Mọi người thường nói về “thoát ra khỏi vùng an toàn của bạn”. Tôi ghét điều ấy. Phải thú nhận rằng tôi thích những vùng an toàn của tôi. Tôi không thích làm những điều mới, đặc biệt những điều tôi không hiểu hoặc không nghĩ mình sẽ làm tốt. Tuy nhiên, dạo gần đây, tôi thường bị đẩy ra khỏi vùng an toàn của mình. Tôi nghĩ về tầm quan trọng của một số dự án mới, và tôi bắt đầu quặn lòng và muốn thoái lui.
Tôi bàn luận một dự án với người bạn, và anh ta cho ý kiến. Anh ta thuộc tuýp người nhìn xa trông rộng - anh ta hoàn toàn không hoảng sợ trước những khả năng phải làm việc cực nhọc và những rủi ro. Đối với anh ta, dự án càng lớn, càng phiêu lưu càng tốt. Khi anh ta thảo kế hoạch, tôi bắt đầu cảm thấy quá sức. Anh ta nhận ra khi tôi ngồi đờ mắt ra.

Trái tim không ngủ yên

Trái tim con người luôn ở trong lồng ngực và nằm bên trái. Chẳng thấy có trái tim nào nằm ngoài lồng ngực cả. Thế mà tại sao nhìn những tượng ảnh Thánh Tâm Chúa thì thấy trái tim Chúa đặt ở ngoài lồng ngực, rồi lại còn có ngọn lửa bốc cháy trên đầu trái tim ấy? Khó hiểu quá.
Trái tim là biểu tượng của tình yêu và sự sống. Không ai có thể sống mà không có trái tim. Không ai yêu mà không cần tới trái tim (tấm lòng). Kính trái tim Chúa là kính thờ tình yêu của Ngài. Nhưng tình yêu của Ngài quá lớn lao, mầu nhiệm, phong phú nên chúng ta chỉ có thể chiêm ngưỡng được một khía cạnh mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại mà thôi. Tình yêu ấy được nhận thấy nơi Chúa Giêsu là vị mục tử nhân lành. Chúa Giêsu là mục tử luôn hết lòng yêu mến con chiên, không muốn mất đi một con nào. Một tình yêu chỉ biết cho đi không biết ngơi nghỉ. Một tình yêu chỉ biết tha thứ hoài tha thứ mãi. Tình yêu Chúa mở ra một niềm hy vọng lớn lao cho kẻ tội lỗi. Dù họ có chìm ngập trong tội lỗi cỡ nào đi nữa thì vẫn còn chỗ dựa an toàn là trái tim Chúa. Dù họ có xấu xa, bê bết đến cỡ nào thì vẫn có trái tim Chúa xoa dịu, chữa lành. Chúa chỉ cần chúng ta biết tín thác, cậy trông, trở về với Ngài.

Cách yêu

Ai sống trên đời cũng cần tình yêu. Một cuộc sống thiếu vắng tình yêu là một cuộc sống chưa trọn vẹn. Chỉ có hơi ấm của tình yêu mới đủ năng lực làm cho tâm hồn hạnh phúc tròn đầy. Để biết tình yêu có sức hấp dẫn kỳ diệu như thế nào, không cần nhìn vào con người là thụ tạo có tình yêu mà chỉ cần nhìn vào phản ứng của cô chó, chú mèo để thấy cô chú tự nhiên quấn quýt với người nào tỏ ra dịu dàng với cô chú.
Một người bình thường mang tâm trạng bình thường sẽ có nhu cầu bình thường là diễn tả tình yêu trong lòng mình đối với người mình thương mến. Bản chất của tình yêu thương đích thực là tốt lành, xinh đẹp, thánh thiêng. Nhưng lại có một hiện tượng đáng tiếc vẫn xảy ra trong cuộc sống thường nhật là: sự diễn tả tình yêu thương đôi khi lại gây ra khó chịu, bực tức, thất vọng cho người được quan tâm. Bầu khí sau khi diễn tả yêu thương đâm ra nặng nề hơn trước đó. Tại sao kỳ vậy?

Lắng Nghe Hay Nhận Một Viên Đá



Một ông nhà giàu đang ngồi trong chiếc xe hơi đắt tiền chạy khá nhanh trên đường phố. Từ phía trước, ông nhìn thấy một đứa trẻ đang chạy ra từ giữa mấy chiếc xe đang đậu bên lề.
Ông giảm tốc độ nhưng khi xe chạy ngang chỗ ông đã nhìn thấy đứa trẻ thì chẳng có ai cả. Đột nhiên, ông nghe có tiếng đá ném vào cửa xe mình. Ông đạp ngay thắng, cho xe vòng trở lại chỗ viên đá được ném ra. Quả là có một đứa trẻ đang đứng giữa những chiếc xe đậu. Nhảy bổ ra khỏi xe, không kịp quan sát xung quanh, ông tóm lấy đứa trẻ, đè gí nó vào một chiếc xe gần đó và hét lên: "Mày làm cái quỷ gì thế hả?". Cơn nóng giận bốc ngược lên đỉnh đầu, ông tiếp: "Chiếc xe này mới toanh, mày sẽ phải trả cả đống tiền vì cái viên đá của mày đấy

TGP Sài Gòn: Phổ biến Giáo huấn của Giáo Hội về xã hội

VRNs (15.05.2012) – Sài Gòn – Hôm nay, ngày 15.05.2012, một tập san lưu hành nội bộ, như giáo huấn của Giáo hội dành riêng cho con cái mình mang tên: GIÁO HUẤN XÃ HỘI CÔNG GIÁO do Ban Mục Vụ Công Lý – Hoà Bình Tổng Giáo Phận Sài Gòn thực hiện, chính thức được phổ biến.
VRNs xin chào mừng sự kiện này và trân trọng giới thiệu lời mở đầu do cha Giuse Maria Lê Quốc Thắng, Trưởng Ban Mục Vụ CL_HB Tổng Giáo Phận Sài Gòn, viết cho Tập san này.

Sách Tổng Hợp (file pdf)

Nguyên tác: The Song of The Dawn
Tác giả: Eloi Leclerc
Người dịch: Lm. Minh Anh (Gp. Huế) 


Câu truyện / Tư tưởng để minh họa khi dạy Giáo Lý / Giáo Dục (11-20)

11. Các thánh say yêu Chúa Giêsu Thánh Thể
          Thánh Phêrô Giulianô Eymard viết:
Được Chúa chiếm đoạt và chiếm đoạt được Chúa, là đoạt được Tình Yêu hoàn hảo.
          Ai có trái tim trong sạch, biết tới gần Nhà Tạm và liên kết mình với Chúa Giêsu trong Bánh Thánh bằng lòng khiêm tốn và mến yêu, sẽ đoạt được Vương Quốc Tình yêu hoàn hảo nầy.
          Thánh Phanxicô nói:
Ôi sự khiêm nhượng thẳm sâu và sự thẳm sâu khiêm nhượng, Chúa vũ trụ, Con Thiên Chúa đã hạ mình xuống tới nỗi ẩn mình dưới hình bánh để cứu rỗi chúng tôi. Anh em thân mến, đây là con đường khiêm tốn của Chúa. Bởi thế, anh em đừng còn coi mình là gì nữa, để anh em có thể đón nhận đầy đủ Đấng ban trót mình cho anh em”.
          Với tình yêu cảm kích, thánh Anphongsô thêm rằng:
Ôi Giêsu, trong Thánh Thể, Chúa đã dùng phương thế đáng yêu chừng nào, vì Chúa ẩn mình dưới hình bánh để Chúa được yêu mến, và sẵn sàng ở đó để bất cứ ai muốn đến thăm Chúa, đều được thoả lòng”.
(Mến Yêu Thánh Thể)

Câu truyện và tư tưởng để minh hoạ khi dạy Giáo Lý - Giáo Dục (1-10)


         Đây là những Câu Truyện và Tư Tưởng có thể dùng để minh hoạ khi dạy Giáo Lý Công Giáo, Giáo Dục Nhân Bản, do linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang lượm lặt, sưu tầm, trích dẫn, phỏng tác, sáng tác.
1. Hiệu quả của sự hiền lành, nhịn nhục
          Chân Phước Clément Hofbauer treo cao gương tuyệt vời của sự hiền lành khi năm 1800, ngài đi vào một quán ăn tại Varsovia để xin giúp cho các trẻ mồ côi.
          Một thực khách, đang chơi bài, nhổ nước miếng vào mặt ngài. Vị linh mục thánh thiện nầy vừa chùi má, vừa nói:
Thưa ông, đây là phần ông cho tôi; bây giờ, xin ông cho các em mồ côi một chút gì đi.
          Ông đánh bạc nầy quá xúc động, lấy tất cả tiền đánh bạc của mình ra và cho ngài. Vài ngày sau, ông nầy tìm đến ngài để xin xưng tội chung.
          Đó là những hiệu quả của sự hiền lành!
(Catéchisme Catholique Populaire)

Đức Thánh Cha nói: không được trì hoãn kế hoạch hòa bình tại Syria

Đức Tổng Giám Mục Mario Zenari, đại sứ của Đức Thánh Cha Benedict XVI tại Damascus đã bình luận như sau hôm thứ năm về hai vụ tấn công song song bằng bom tại thủ đô Damascus của Syria khiến cho 55 người chết và 400 người bị thương: “Chúng tôi đã thấy những niềm hy vọng leo lét khi các quan sát viên đầu tiên của Liên Hiệp Quốc đã đến Syria. Nhưng những vụ bạo tàn và thảm sát ngày thứ năm đã xẩy ra như sét đánh trên bầu trời trong xanh.”
Ngày thứ sáu các giới chức Syria tuyên bố họ đã ngăn chặn được một vụ tấn công bằng bom tự sát tại thành phố phía bắc Aleppo. Thành phố này hôm nay trốn thoát được những giai đoạn lớn lao của bạo tàn lan đã tràn trên các thành phố Syria khác kể từ lúc chiến tranh bắt đầu khởi sự trên một năm về trước khi chính phủ Assad và các quân nổi loạn chống đối.

Ý nghĩa Kitô giáo – Chương II: Dân Chúa

Ý nghĩa Kitô giáo
(The meaning of Christianity)
Tác giả: Lm Phêrô Nemeshegyi, S.J.
Người dịch: Lm Gioakim Đoàn Sĩ Thục.
Người hiệu đính và giới thiệu: Ông Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
Chương II: DÂN CHÚA
CHÚA GIÊSU SỐNG TRONG CHÚNG TA
Chúa Giêsu đã chết, đã sống lại và đã sai Thánh Thần của Ngài đến “để qui tụ con cái Chúa đang tản mác khắp nơi” (Ga 11,52). Chúa Phục sinh đã ủy thác cho các tông đồ của Ngài mệnh lệnh: “Các con hãy đi… làm cho mọi dân tộc trở thành môn đệ Thày… và này, Thày hằng ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,19-20). Ngài cũng đã cầu xin cho điều đó trong bữa ăn cuối cùng: “Con không chỉ cầu cho chúng, mà còn cho tất cả những ai tin ở con nhờ lời chúng, để tất cả nên một, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để chúng cũng ở trong chúng ta, hầu cho thế gian tin rằng Cha đã sai Con… Con trong chúng và Cha trong Con, để chúng được nên một” (Ga 17,20-23). “Con trong chúng”: Chúa Giêsu Phục sinh sống trong chúng ta và đổ tràn tâm hồn chúng ta Thánh Thần của Ngài. Đây là hồng ân vô giá mà Thiên Chúa ban cho các tín hữu của giao ước mới: Ngài ban tặng chính Ngài. Như thế, chúng ta trở thành con cái Chúa, anh em của Chúa Giêsu và chi thể của Thân Thể Ngài và là Đền Thờ sống ộng của Chúa Thánh Thần. Sự Sống mới mà Đức Kitô và Thánh Thần ban cho chúng ta được thể hiện qua lòng tin, lòng cậy và lòng mến.

Vấn đề đạo đức của giới trẻ ngày nay

Chúng ta đang sống trong thời đại mới - thời đại văn minh, khoa học, nhất là sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin; nó đã làm cho cuộc sống con người ngày được nâng cao. Đáng tiếc thay giá trị đạo đức đang bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, duy vật chất, kéo theo đó là cả một hệ lụy. Hơn nữa, giới trẻ ngày nay chạy theo lối sống hưởng thụ, mà họ cho là hợp thời, sành điệu; họ bỏ qua những giá trị đạo đức là nền tảng cốt yếu của con người. Vấn đề này đang là thách đố cho các nhà giáo dục cũng như những người có trách nhiệm.

SUY TƯ VỀ SỨ ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI LẦN THỨ 44

WGPSG -- Đã gần đến ngày Thế giới Truyền thông xã hội lần thứ 46 (20-05-2012), BBT trang web tgpsaigon.net xin lần lượt giới thiệu cùng quý độc giả những bài suy tư của ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm (Chủ tịch Ủy ban Truyền thông xã hội trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam) về những Sứ điệp Truyền thông của Đức Thánh cha Bênêđictô XVI (năm 2010, 2011 và 2012).
Trước hết, BBT xin giới thiệu bài suy tư về sứ điệp nhân ngày Thế giới Truyền thông xã hội lần thứ 44 (năm 2010)

Thứ ba Tuần 6 Phục sinh 15.5.2012 "Có lợi cho anh em"


Lời Chúa: Ga 16, 5-11
Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Bây giờ Thầy đến cùng Đấng đã sai Thầy, và không ai trong anh em hỏi: ‘Thầy đi đâu?’ Nhưng vì Thầy nói ra các điều ấy, nên lòng anh em tràn ngập ưu phiền. Song, Thầy nói thật với anh em: Thầy ra đi thì có lợi cho anh em. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em. Khi Người đến, Người sẽ chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội lỗi, về sự công chính và việc xét xử; về tội lỗi: vì chúng không tin vào Thầy; về sự công chính: vì Thầy đến cùng Chúa Cha, và anh em không còn thấy Thầy nữa; về việc xét xử: vì Thủ lãnh thế gian này đã bị xét xử rồi.”
Lên đầu trang