Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Chúa nhật 3 Phục Sinh, Năm B 22.4.2012 "ANH EM LÀ CHỨNG NHÂN"


Lời Chúa: Lc 24, 35-48
Hai môn đệ từ Emmau trở về, thuật lại cho Nhóm Mười Một và các bạn hữu những việc đã xảy ra dọc đường và mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh. Các ông còn đang nói, thì chính Ðức Giêsu đứng giữa các ông và bảo: “Bình an cho anh em!” Các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma. Nhưng Người nói: “Sao anh em lại hoảng hốt? Sao còn ngờ vực trong lòng? Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?” Nói xong, Người đưa tay chân ra cho các ông xem. Vì mừng quá, các ông vẫn chưa tin và còn đang ngỡ ngàng, thì Người hỏi: “Ở đây anh em có gì ăn không?” Các ông đưa cho Người một khúc cá nướng. Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông. Rồi Người bảo: “Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Môsê, các Sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm.”

Chúa Có Máu Ghen

Người ta nói đàn bà con gái, nhất là các bà các cô có chồng hay ghen tương lắm. Có khi ghen mãnh liệt, lồng lộn lên ! Có câu thơ vui “không ghen sao gọi đàn bà, có còn sợ vợ mới là đàn ông’! Vậy giới đàn ông có ghen tương không? (lưu ý ghen tương khác ghen ghét)
Chúa Giêsu có ghen tương không? Có. Chúa Giêsu có máu ghen cực kỳ. Giống Chúa Cha mà. Kinh thánh Cựu ước cho biết Thiên Chúa hay ghen tương với các thần minh khác. Ngài không châp nhận cho con người bỏ Ngài mà đi thờ lạy những tượng thần, thụ tạo khác. Ngài đã dạy điều răn quan trọng nhất là : “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi hết lòng hết dạ hết sức anh em”(Đnl 6, 4 -7). Bây giờ đến lượt Chúa Giêsu đến trần gian tiếp tục rao giảng và nhắc lại cho dân chúng biết giới răn thờ phượng một Thiên Chúa duy nhất. Ngài giảng dạy một cách chi tiết, rõ ràng hơn khi đưa ra những đòi hỏi, tiêu chuẩn, điều kiện dứt khoát để thờ phượng và yêu mến Thiên Chúa như sau :”ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em và cả mạng sống mình nữa thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá….” (x. Mt 16, 21-28).
Đòi hỏi của Chúa Giêsu thật là gay gắt, khó thực hiện. Nhưng chỉ có Thiên Chúa mới dám yêu cầu bắt buộc như thế. Ngài không chấp nhận cho ai đến với Ngài, tin theo Ngài và làm môn đệ Ngài mà lại yêu mến người khác, vật khác hơn là yêu Ngài. Ngài nghen tương về việc này vô cùng vô tận.

TÔN GIÁO VÀ ĐẠO ĐỨC


Người ta thấy có một tấm bảng cấm được đặt ngay tại ngã tư đường phố Đà Nẵng “Cấm đánh giày – Bán sách đạo – Bán hàng rong trên tuyến đường Trần Phú”. Nhìn vào bảng cấm, những ai có chút suy nghĩ cũng đều nhận ra cái ngụ ý miệt thị tôn giáo và cách riêng là với Công Giáo. Sự miệt thị ấy chắc hẳn phải có nguyên nhân của nó nhưng sâu xa nhất vẫn là do người ta vin vào sự đánh giá của ông tổ Cộng Sản Các Mác cho tôn giáo chỉ là thứ thuốc phiện đầu độc dân chúng. Dù chính sách của các nhà cầm quyền Cộng Sản có tùy thời tùy nơi mà thay đổi nhưng tựu chung họ vẫn đối xử với tôn giáo như đối tượng cần tiêu diệt. Mặc dầu vậy, thực tế sau gần một thế kỷ tồn tại, Liên Xô đã sụp đổ, phong trào Cộng Sản trên thế giới chỉ còn là một dư âm nhạt nhòa… chực chờ đến lúc tắt lịm. Đang khi đó Đạo Công Gíao Tông truyền, đối tượng triệt phá của các thế lực cầm quyền , của các trào lưu duy vật vô thần sau hai ngàn năm có mặt nay vẫn đứng vững. Ta có thể khẳng định sự đứng vững ấy, trước hết Giáo Hội vẫn được lãnh đạo tập trung bởi một con người là đức giáo hoàng. Tiếp đến nó có một cơ cấu chặt chẽ từ Tòa Thánh cho đến tận các Giáo Xứ, tất cả đều tùng phục quyền bính duy nhất là các đấng bản quyền.

Câu chuyện chưa được kể về một linh mục Công Giáo trên con tàu định mệnh Titanic


LTCG (21.04.2012) - Toronto, USA - Những ngày vừa qua đã có một loạt các hoạt động kỷ niệm 100 năm tàu Titanic gặp nạn diễn ra trên toàn thế giới, nhất là tại thành phố Belfast, nơi “khai sinh” ra con tàu.
Trong số những bí mật chưa được khám phá hết về vụ đắm tàu lịch sử này có câu chuyện về một linh mục Công Giáo, cha Thomas Byles, người đã sẵn sàng nhường phao cứu hộ cho người khác để ở lại trên con tàu Titanic và ban các bí tích sau cùng cho các nạn nhân.
Cha Byles khi ấy 42 tuổi, đang trên chuyến hải trình định mệnh đến New York để làm lễ cưới cho người em của mình là William.

Niềm tin khác tôn giáo hay đạo nào cũng là đạo?


Mới đây trong một buổi hội thảo, một tham dự viên đã đưa ra một trường hợp, theo đó, hơn 40 năm làm con Chúa, bà vẫn đi nhà thờ với chồng, nhưng bà không bao giờ xưng tội. Không thấy bà nhắc đến việc rước Thánh Thể. Bà còn thêm rằng, trong nhà ngoài việc đi nhà thờ, lâu lâu bà cũng ghé qua xin xâm, cúng quả ở vài ngôi chùa quanh vùng. Về phần sống đạo, bà cho rằng bà là người vợ tốt, người mẹ tử tế biết hy sinh cho chồng, cho con. Bà không gian lận và cư xử bất công với ai. Bà không giống như một số người mà bà biết, những người tuy xưng mình là người có đạo, những vẫn gian lận trợ cấp xã hội, vẫn bê bối, vô trách nhiệm. Tóm lại, bà không quan niệm đạo hay không đạo, niễm là ăn ngay ở lành là được! Xin hỏi vậy có phải đạo nào cũng là đạo khi đem nhận xét này vào niềm tin Công Giáo không?

Tôma thời đại

Dấu chân



Nhạc sĩ Thông Vi Vu viết ca khúc: “Dấu Chân”, giai điệu slow nhẹ nhàng thiết tha, ca từ thấm đẫm chất thơ, bài ca lấp lánh niềm tín thác.

1.Hôm nao dưới nắng reo vui, mình tôi rong chơi trên bãi biển.
Chiều về nhìn sau lưng mình, hiển hiện hình một hàng dấu chân đôi.
Này là dấu chân to, và kìa là dấu chân nhỏ.
Cả hai cùng chiều đi tới, tựa hình với bóng bước song đôi.

Bài giảng của Đức Thánh Cha vào ngày sinh nhật của ngài



21.04.2012 14:30
Một Thánh Lễ tạ ơn đã được cử hành để đánh dấu hai ngày kỷ niệm mà Đức Thánh Cha kỷ niệm trong tuần này: sinh nhật lần thứ tám mươi lăm của Ngài vào ngày 16 tháng Tư, và kỷ niệm lần thứ bẩy cuộc bầu chọn của Ngài vào ngôi vị Giáo Hoàng ngày 19 tháng Tư. Tham dự Thánh Lễ có có các thành viên Học viện Hồng Y và một phài đoàn giám mục đến từ quê hương Bavaria của Ngài.
Trong bài giàng của mình, Đức Thánh Cha đã hồi tưởng thế nào mà một ngày Ngài được sinh ra và chịu phép rửa nghi thức phụng vụ “được thiết lập bởi ba sự hướng dẫn chỉ cho tôi nơi mà con đường đã đưa và giúp tôi thấy được điều đó”: Lễ kính Thánh Bernadette Lourdes, Lễ kính Thánh Benedict Joseph Labre, và thứ Bẩy Phục Sinh mà vào năm ra đời của Đức Thánh Cha trùng vào 16 tháng Tư.

CON QUỶ TÍCH LŨY

(HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH)
 
Tôi có một cô bạn đồng nghiệp trong sở than thở và chia sẻ với tôi rằng hai vợ chồng cô đã gây gỗ với nhau bùng nổ lớn lắm! Mà tưởng chừng như cuộc sống của hai người bắt đầu có ý tưởng lập loè là sẽ ly thân, vì đến bây giờ họ mới thấy ở nhau sự quá khác biệt và quá xung khắc. Chẳng lẽ đợi sau mấy chục năm bây giờ mới biết nhau? Hay vì sự nhịn nhục chịu đựng nhau mà bây giờ mới có thể bùng nổ?.

ĐHY GIOAN BAOTIXITA GẶP GỠ CÁC LINH MỤC ĐANG TRUYỀN GIÁO TẠI NHẬT BẢN


 
Sáng ngày 17.4.2012, ĐHY đã có cuộc gặp gỡ và chia sẻ với các anh em linh mục trẻ đang làm việc truyền giáo tại Nhật Bản.
Mở đầu, Cha Phêrô Nguyễn Hữu Hiến – Tuyên úy cho Cộng đồng Công giáo Việt Nam tại Nhật Bản đã có lời chào đón ĐHY và hai linh mục trong đoàn. Sau đó, ĐHY đã dâng lời cầu nguyện và xướng kinh “Cúi xin Chúa sáng soi” để nguyện xin Chúa Thánh Thần thương thánh hóa cho buổi gặp gỡ và khơi gợi lên trong tâm trí mọi người ơn khôn ngoan để biết được mình phải làm gì, nói gì và sống thế nào.

TGM. SAVIO HÀN ĐẠI HUY: KHÔNG VÂNG PHỤC DẪN ĐẾN TỰ HỦY DIỆT



 
Sáng ngày 19.4.2012, Đức Cha Joseph Chen Guangao được tấn phong giám mục Giáo phận Nanchong (Tứ Xuyên). Vị tân giám mục được Tòa Thánh phê chuẩn từ năm 2010, nhưng muốn trì hoãn việc tấn phong để đảm bảo không có các giám mục bị vạ tuyệt thông tham gia. Tuy nhiên, ngày 19.4, cùng với năm vị giám mục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng, thì Giám Mục Paul Lei Shiyin của Lạc Sơn, được phong chức vào 29 tháng Sáu năm ngoái mà không có phép của Đức Giáo Hoàng, cứ khăng khăng tham gia tấn phong. Tòa Thánh Vatican đã nhiều lần lặp lại yêu cầu rằng việc phong chức giám mục phải được thực hiện theo truyền thống Kitô giáo, không bao gồm các vị không hiệp thông với Đức Giáo Hoàng. Bình luận về sự việc này với Hãng thông tấn AsiaNews, Đức Cha Savio Hàn Đại Huy cho hay: "Nếu anh chọn đường hướng không vâng phục, nó không giải quyết được gì và anh có nguy cơ tự hủy diệt".

ĐỨC THÁNH CHA KHÔNG CÔ ĐƠN

 
Tám năm giáo triều của Đức Thánh Cha Benedict XVI dường như chỉ mới khởi sự. Ngài được bầu lền ngày 19.4.2005 khi ngài 78 tuổi, không đầy một ngày sau khi có mật nghị đông nhất trong lịch sử giáo hội.
Một ngày được mọi người ăn mừng và trước đó có một bữa tiệc truyền thống để mừng sinh nhật 85 của ngài. Đây là một điều chưa từng có trong các triều đại giáo hoàng kể từ năm 1895, và do đó được tổ chức một cách náo nhiệt hơn thường lệ.

Không sợ bị bách hại nhưng tín thác vào Thiên Chúa đang hiện diện

WHĐ (20.04.2012) / VIS Trở lại với loạt bài giảng giáo lý về chủ đề cầu nguyện, trong buổi tiếp kiến chung thứ Tư hằng tuần ngày 18-04 Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nói về Lễ Hiện Xuống nhỏ” diễn ra vào thời điểm khó khăn trong đời sống Giáo Hội sơ khai.
Sách Công vụ Tông đkể lại cho chúng ta việc Phêrô và Gioan đã thoát khỏi nhà tù ra sao sau khi họ bị bắt rao giảng Tin Mừng. Họ trở về gặp các bạn, thuật lại những gì đã xảy ra, không nghĩ xem phải đáp trả thế nào hay tự vệ ra sao, hoặc xử trí cách nào; nhưng “vào lúc gặp thử thách ấy họ cùng nhau cất tiếng cầu nguyện với Thiên Chúa”, Đấng sẽ đáp lời họ bằng cách gửi Thánh Thần đến.

Bộ Giáo lý Đức tin loan báo cải tổ Hội đồng Lãnh đạo Nữ tu Hoa Kỳ

VATICAN - Bộ Giáo lý Đức tin loan báo cải tổ Hội đồng Lãnh đạo các Nữ tu tại Hoa Kỳ, vì tổ chức này thường có lập trường đi ngược với giáo huấn của Giáo Hội.

Tại Hoa Kỳ có hai Liên hiệp các Bề trên Thượng cấp các Dòng Nữ: Tổ chức thứ nhất gọi là “Hội đồng Lãnh đạo các Nữ tu” (LCWR) có xu hướng cấp tiến, và quy tụ 1.500 bề trên của 80% trên tổng số 57.000 nữ tu tại Hoa Kỳ; và tổ chức thứ hai tên là “Liên hiệp các Bề trên Thượng cấp Dòng Nữ” Hoa Kỳ. Tổ chức này có xu hướng quân bình hơn. Tuy chỉ chiếm 20% số nữ tu tại Mỹ, nhưng 90% ơn gọi nữ tu hiện nay tại Mỹ thuộc nhóm thứ hai này.

5 cách sống đức tin khi bị căm ghét và xáo trộn


LH - Tin là chấp nhận hoặc từ chối. “Người tin thì không cần giải thích, người không tin thì giải thích cũng vô ích!” (Thánh Bernadette, Lộ Đức).
Mới đây tôi có nói với một người bạn rằng tôi đã đã suy nghĩ nhiều, cứ suy đi nghĩ lại, chưa bao giờ tôi như vậy. Cô bạn tôi nói về cách mà Thiên Chúa cho mỗi người chúng ta hiện diện ở đây, vào thời điểm đặc biệt đó và đặt vào lịch sử, vì một mục đích. Chúng ta không sinh trong thập niên 1800, cũng không ở đâu đó trong cuộc chiến thành Troa (Trojan War). Hiện nay chúng ta ở đây và lúc này.
Càng nghĩ về điều đó tôi càng thấy đây thực sự là điều thâm sâu – trước đây tôi chưa bao giờ thấy mình hiện hữu trong ý nghĩa này.

Abba! Cha Ôi (số 60)

Thế là cũng đã trôi qua ba ngày Xuân vui tươi nhưng ngắn ngủi. Chúng ta lại bắt đầu một hành trình mới, hứa hẹn nhiều thử thách mới cũng như nhiều niềm hạnh phúc mới. Thật hay khi chúng ta mở đầu một năm mới cũng là mở đầu một Mùa Chay. Thiên Chúa muốn gửi gắm cho chúng ta một thông điệp gì đó qua sự trùng hợp này chăng?
TÌM MỘT LỐI SỐNG
1. LỐI SỐNG SIÊU THỊ
Trước tết một tuần, đường phố Sài Gòn vẫn chưa nhộn nhịp, mặc dù các chợ tết, chợ hoa đã khai trương. Một chị công nhân bảo: "Giáp tết lãnh lương, lãnh thưởng rồi đi sắm tết luôn, chỉ việc mua về xài". Mà đúng thật như vậy, chẳng riêng gì mình chị, mà đa số dân ta bây giờ như vậy, cứ dùng cái có sẵn. Mặc dù ai cũng biết cái có sẵn lắm khi không hợp ý mình. Nhiều khi cái mình chẳng ưa thích gì, nhưng thấy người ta mua nườm nượp là mình cũng mua theo.
Trước hôm xa Sài Gòn, anh Phong, một tiếp viên hàng không tâm sự: "Cuộc sống bây giờ rất khó xử! Những điều tốt, điều xấu cũng rất rõ ràng, nhưng hễ mình làm điều tốt đều bị người ta nhìn như động vật lạ nào mới xuất hiện". Có thể một nếp sống dùng toàn những hàng mua sẵn, mua toàn những thứ người khác thích đã ảnh hưởng cả lên hành vi luân lí.

Abba! Cha Ôi (số 59)

CHUYẾN XE ĐI VỀ THIÊN ĐÀNG
Một hôm đi trên một chuyến xe lửa, sư huynh Cân-đích đặt trên đầu gối một cuốn sách chỉ dẫn của hỏa xa và say sưa tra cứu. Một cậu bé ngồi bên cạnh thắc mắc trước cử chỉ của sư huynh và nhìn trộm vào cuốn sách. Thấy vậy sư huynh giải thích cho cậu bé, tập cho cậu ta cách tìm giờ giấc và những lộ trình nhanh nhất để đi từ thành phố này đến thành phố khác. Cậu bé khoái chí và say mê học hỏi. Các hành khách khác cũng thấy vui lây. Bỗng sư huynh làm ai nấy ngạc nhiên khi hỏi cậu bé: "Em muốn thầy dạy cho em đi xe lửa thiên đàng không?" Nói xong sư huynh rút trong cặp ra một tập tranh và giải thích: "Đây là xe lửa thiên đàng: trạm khởi hành là bất cứ nơi nào trên địa cầu, giờ khởi hành là mỗi giây phút, giờ đến là hành khách hiện nay chưa thể biết trước được, vé tàu là sống trong ân nghĩa Chúa, kiểm soát viên là việc xét mình. Nhưng lưu ý thêm hai điều: một là luôn luôn có sẵn trong tay những va-li hành lý đựng các việc lành, hai là nhờ sự xưng tội có thể thu lại những hành lý đã mất ."

Abba! Cha Ôi (số 58)

Bạn mến.
Khi bạn có trong tay bản tin này, thì còn đúng một tuần lễ nữa là chúng ta cùng nhau đón Tết cổ truyền Nhâm Ngọ 2002 rồi! Xin được dành số này làm số đặc biệt mừng xuân mới. Mến chúc bạn cùng gia quyến những ngày cuối năm tất bật nhưng nhiều niềm vui và chúc cho những kế hoạch bạn đã đặt ra cho năm 2001 có thể hoàn thành tốt đẹp. Xin hẹn gặp lại vào năm sau,… và hẹn một lời chúc đầu Xuân nữa, bạn nhỉ!

Abba! Cha Ôi (số 57)

HỮU DANH VÔ THỰC
Hoàng đế Don Petro, nước Tây Ban Nha, rất thương mến người nghèo khổ, kẻ tật nguyền trong nước. Nhà vua có ý định xây một bệnh viện lớn và đầy đủ tiện nghi tại thành phố Rio de Janeiro, nhưng gặp lúc công quỹ cạn kiệt, tài sản riêng của hoàng tộc chẳng thấm vào đâu so với kinh phí xây dựng. Nhà vua liền cho phổ biến một lời kêu gọi gởi tới các nhà quý tộc giàu có trong nước. Kết quả chẳng được bao nhiêu và hình như họ rất thờ ơ. Biết thế, lần này nhà vua lại ra một thông báo cụ thể hơn: ai cho 100 ngàn đồng vàng sẽ được ban tước vị Nam-tước, ai cho 250 ngàn đồng vàng sẽ được phong Hầu-tước. Thế là khắp nơi tiền bạc đổ về như nước, kèm theo những tấm danh thiếp ghi rõ tên tuổi từng ân nhân. Nhờ đó công trình bệnh viện được tiến hành nhanh chóng. Ngày khánh thành  nhà vua cho triệu tập dân chúng đến tham dự đông đảo.

Abba! Cha Ôi (số 56)

Nghĩa Trang tại Pleku - Nơi dành cho những thai nhi không được sinh ra.
Hàng chữ "Chúng con tha thứ cho cha mẹ" đã thu hút sự chú ý của khách bộ hành đi ngang qua một nhà thờ tại tỉnh lỵ cao nguyên trung phần Việt Nam.
Đối với người dân địa phương ở thị xã Pleiku, tỉnh Gia Lai, tấm bảng gần nhà thờ Đức An nhắc
nhở họ đang đi ngang qua một nghĩa trang chôn cất hàng ngàn bào thai bị phá. Dân địa phương gọi nghĩa trang này là "Cô hồn Cha Đông". Họ thường đến khấn vái và thắp hương tại các ngôi mộ nhỏ để cầu Trời khấn Phật cho được mọi sự may lành. Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Đông là người có sáng kiến lập nghĩa trang này nói với UCA News rằng chính quyền trước đây đã dành mảnh đất gần nhà thờ để chôn cất các thai nhi bị sẩy mà thân nhân muốn chôn cất hay những người lớn qua đời tại bệnh viện mà không có thân nhân. Vị linh mục xứ của giáo xứ Đức An cho biết hiện nay do có nhiều vụ phá thai, nên hàng ngày các thai nhi được chôn vội vã tại nghĩa trang này. Linh mục kể lại một sự cố đã khiến ngài nảy ra sáng kiến xây mộ cho các thai nhi bị chết. Ngài nhớ lại: "Một ngày nọ, tôi dừng chân quan sát một ngôi mộ nhỏ mới được lấp đất, thấy cạnh nấm mộ có đàn kiến đang bò vòng quanh một bọc nilông. Tôi tò mò mở ra xem và nhận ra xác một thai nhi." Ngài nói: "Từ đó tôi quyết định làm một điều gì đó để mang lại nhân phẩm cho các trẻ không được sinh ra và thế là nghĩa trang đồng nhi vô danh ra đời."
Lên đầu trang