Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ Tư Tuần Thánh 4.4.2012 "Chẵng lẽ con sao"


Lời Chúa: Mt 26, 14-25
Khi ấy, một người trong Nhóm Mười Hai tên là Giuđa Ítcariốt, đi gặp các thượng tế mà nói: “Quý vị muốn cho tôi bao nhiêu? Tôi đây sẽ nộp ông ấy cho quý vị.” Họ quyết định cho hắn ba mươi đồng bạc. Từ lúc đó, hắn cố tìm dịp thuận tiện để nộp Ðức Giêsu. Ngày thứ nhất trong tuần bánh không men, các môn đệ đến thưa với Ðức Giêsu: “Thầy muốn chúng con dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?” Người bảo: “Các anh đi vào thành, đến nhà một người kia và nói với ông ấy: “Thầy nhắn: thời của Thầy đã gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ của Thầy”. Các môn đệ làm y như Ðức Giêsu đã truyền, và dọn lễ Vượt Qua. Chiều đến, Ðức Giêsu vào bàn tiệc với mười hai môn đệ. Ðang bữa ăn, Người nói: “Thầy bảo thật anh em, một người trong anh em sẽ nộp Thầy.” Các môn đệ buồn rầu quá sức, bắt đầu lần lượt hỏi Người: “Thưa Ngài, chẳng lẽ con sao?” Người đáp: “Kẻ giơ tay chấm chung một đĩa với Thầy, đó là kẻ nộp Thầy. Ðã hẳn Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người, nhưng khốn cho người nào nộp Con Người: thà người đó đừng sinh ra thì hơn!” Giuđa, kẻ nộp Người cũng hỏi: “Rápbi, chẳng lẽ con sao?” Người trả lời: “Chính anh đó!”

Rửa chân

Lam Hồng - Rửa chân là bổn phận phục vụ và là công việc của tôi tớ (hoặc nô lệ). Ngày xưa, tôi tớ phải rửa chân cho chủ. Việt Nam không “lệ” rửa chân, nhưng tôi tớ lại phải khom lưng hoặc nằm xuống cho chủ bước qua.

Rửa chân là một cách phục vụ của tôi tớ. Chúa Giêsu là Thầy và là Chúa nhưng Ngài đã hạ mình để làm việc của tôi tớ mà rửa chân cho người khác, dù Ngài đã xác định: “Tôi tớ không trọng hơn chủ”(Ga 13:16a; Ga 15:20)“kẻ được sai đi không lớn hơn người sai đi” (Ga 13:16b). Trước khi các Giáo hoàng ký các văn bản, truyền thống Giáo hội có “cách nói” khiêm nhường thật tuyệt vời: “Tôi tớ của các tôi tớ”.

Có lẽ chân đi nhiều nên phải rửa. Tay muốn phạm tội mà chân không đi thì cũng… “bó tay”. Rửa chân còn có nghĩa là yêu thương, khiêm nhường, phục vụ và tha thứ.

Chữ yêu

Rua_chan_copyXưa nay, từ cổ chí kim, chưa có một định nghĩa nào về tình yêu trọn vẹn nhất khiến người ta thỏa mãn. Chữ Yêu rất đơn giản mà cũng rất nhiêu khê. Chỉ có một tình yêu đích thực nhưng được nhìn với nhiều lăng kính, mỗi người yêu mỗi cách và mức độ cũng rất khác nhau. Nói chung, yêu là CHO nhiều hơn NHẬN, yêu đến quên mình, đó mới là Tình Yêu chân chính. Việt Nam có chuyện tình Đồi Thông Hai Mộ và chuyện tình Lan và Điệp, còn Tây phương có chuyện tình Romeo và Juliette. Những chuyện tình thật lãng mạn và đẹp nhưng cũng đầy chất bi thương!
Yêu là chết trong lòng một ít. Yêu là khổ, không yêu thì lỗ, nên thà chịu khổ hơn chịu lỗ. Người ta còn có cách gọi đó là "thú đau thương". Chúa Giêsu đã xác định: "Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình" (Ga 15:13). Sau những ngày tháng hoang đàng, Thánh Giám mục Tiến sĩ Augustinô đã hối tiếc: "Con yêu Chúa quá muộn màng", và rồi ngài nói: "Mức độ yêu Chúa là yêu vô hạn". Một mức độ kỳ lạ: mức-độ-không-giới-hạn!

Phút cuối

Thanh_gia_copy_copy_copyThứ Sáu Tuần Thánh là đỉnh cao của Ơn Cứu Độ, đặc biệt là Giờ Thứ Chín (tức 15 giờ), giờ của Lòng Chúa Thương Xót.
Lúc hấp hối là "phút cuối" của một con người, là lúc xúc động nhất đời người – dù người đó đáng yêu hay đáng ghét. Càng xúc động hơn khi thấy người hấp hối chịu đau nhức quằn quại từng cơn, có những người toát mồ hôi hột nhưng âm thầm chịu đựng, có những người phải la hét dữ dội. Và phút cuối là lúc người ta nói thật nhất.
Chúa Giêsu có 2 bản tính: Thiên tính và nhân tính. Và theo nhân tính, Ngài cũng rất đau đớn vì đã kiệt sức do đòn roi, vác Thập giá lên đồi, té lên té xuống nhiều lần, chịu đói khát, bị những gai nhọn đâm thấu đầu, bị đinh ghim chặt chân tay và lưỡi đòng đâm thâu tim. Rất đau đớn. Thân xác Ngài chảy ra đến giọt Máu và giọt Nước cuối cùng!

Cô đơn và nhục nhã


Mao_gaiNỖI CÔ ĐƠN
Bạn có bao giờ cảm thấy cô đơn cùng cực hoặc bị nhục nhã ê chề? Chắc hẳn ai cũng đã từng hơn một lần có cảm giác như vậy. Nhưng có lẽ nỗi cô đơn và nhục nhã của chúng ta không là gì so với Chúa Giêsu. Mọi người đều phản đối Ngài, ghét Ngài và đồng thanh: "Đóng đinh nó vào thập giá" (Mt 27:22). Ngài không bằng tên cướp khét tiếng Baraba. Trước mắt mọi người, Chúa Giêsu là kẻ thua cuộc và hoàn toàn chiến bại!

Bộ Giáo lý Đức tin có tên miền mới: www.doctrinafidei.va


WHĐ (19.03.2012) / VIS – Bộ Giáo lý Đức tin vừa khai trương một tên miền mới (www.doctrinafidei.va) tại trang web chính thức của Tòa Thánh. Với tên miền mới, Bộ hy vọng sẽ giúp cho việc tham khảo các tài liệu được dễ dàng; các tài liệu này cũng tham gia vào Huấn quyền thông thường của Đức giáo hoàng là Người kế vị thánh Phêrô vì được Đức giáo hoàng phê chuẩn rõ ràng. Việc quan tâm tiếp nhận các bản văn này là quan trọng đối với mọi tín hữu và đặc biệt là đối với những ai đang hoạt động trong các lĩnh vực thần học và mục vụ.

Đỉnh cao

Sau bữa Tiệc Ly, vào khoảng gần nửa đêm, Đức Giêsu cùng các môn đệ rời nhà tiệc ly đi về vườn Giếtsêmani. Đoàn người lầm lũi đi theo hướng Bắc tiến về suối Cedron. Dọc đường, Đức Giêsu còn căn dặn các môn đệ những lời cuối cùng: "Đêm nay tất cả anh em sẽ vấp ngã vì Thầy, vì có lời đã chép: Ta sẽ đánh người chăn chiên và đàn chiên sẽ tan tác" (Mt 26,31). Phêrô nhiệt tình sôi nổi: "Dầu tất cả có vấp ngã vì Thầy đi nữa, thì con đây cũng sẽ không bao giờ vấp ngã". Đức Giêsu bảo ông: "Thầy bảo thật anh: nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần" (Mt 26,33-34). Phêrô khẳng định lần nữa: "Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy"; và không chỉ Phêrô thề thốt mà thôi, các môn đệ cũng đều nói như thế (x. Mt 26,35).
Lên đầu trang