Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ ba Tuần 2 Phục sinh 17.4.2012 "Ai tin được sống muôn đời"


Lời Chúa: Ga 3, 7b-15
Khi ấy, Đức Giêsu nói với ông Nicôđêmô rằng:“Các ông cần phải được sinh ra từ trên. Gió muốn thổi đâu thì thổi; ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy.” Ông Nicôđêmô hỏi Người: “Làm sao những chuyện ấy có thể xảy ra được?” Đức Giêsu đáp: “Ông là bậc thầy trong dân Israel, mà lại không biết những chuyện ấy! Thật, tôi bảo thật ông: chúng tôi nói những điều chúng tôi biết, chúng tôi làm chứng về những điều chúng tôi đã thấy, nhưng các ông không nhận lời chứng của chúng tôi. Nếu tôi nói với các ông về những chuyện dưới đất mà các ông còn không tin, thì giả như tôi nói với các ông về những chuyện trên trời, làm sao các ông tin được? Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống. Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời.”

ĐỨC THÁNH CHA: ÁO THÁNH CỦA CHÚA KITÔ ĐƯỢC TÔN KÍNH TẠI TRIER

 
Vào ngày Thứ Sáu trong tuần Bát Nhật Lễ Phục Sinh, đặc sứ của Đức Thánh Cha là Hồng Y Marc Ouellet, đã chủ sự một nghi thức khai mạc cuộc hành hương Áo Thánh, được gìn giữ tại Nhà Thờ Chánh Tòa Trier tại Đức. Thánh tích này, được tin là áo choàng không có đường may được Chúa Kitô mặc trong cuộc Khổ Nạn, được triển lãm cho các tín hữu tôn kính chỉ là lần thứ tư trong một trăm năm vừa qua. Theo truyền thuyết, Áo Thánh được Thánh Helena, mẹ của Đại Đế Constantine mang đến Trier - vào thời đó là thủ đô của Gaul.

NHỮNG VẾT SẸO

 
Trong mùa Phục Sinh, các bài đọc sách Tin Mừng và Công vụ Tông đồ thuật lại: mỗi lần Chúa Giêsu hiện đến với các môn đệ, Ngài đều trao ban bình an: "bình an cho các con" và "cho các ông xem tay chân và cạnh sườn" là những vết thương cuộc khổ nạn của Ngài.
Điều quan trọng được Thánh Kinh ghi nhận là thân xác phục sinh của Chúa Giêsu vẫn còn mang thương tích của cuộc khổ nạn, vẫn còn lỗ đinh ở chân tay và vết giáo đâm ở cạnh sườn. Tin Mừng phục sinh là Tin Mừng về các vết thương đã lành nay thành những vết sẹo. Tôma muốn sờ đến để biết chắc Thầy đã sống lại. Khi Chúa Phục Sinh mời gọi Tôma: "hãy đặt ngón tay vào lỗ đinh và hãy đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn", chắc hẳn Tôma đã nhìn thật lâu những dấu đinh. Khi ấy, Tôma khám phá thật sâu một Tình Yêu. Tình yêu hy sinh mạng sống và đủ mạnh để lấy lại. Tình yêu khiêm hạ cúi xuống để chinh phục ông. Các vết sẹo của Thầy đã chữa lành vết thương hoài nghi của Tôma. Lòng ông tràn ngập niềm cảm mến tri ân. Ông thoát ra khỏi sự cứng cỏi, khép kín, tự cô lập, để bước vào thế giới của lòng tin. Tôma đã tin vượt quá điều ông thấy. Ông chỉ thấy và chạm đến các vết sẹo của Thầy, nhưng ông tin Thầy là Chúa, là Thiên Chúa của ông.

HAI MƯƠI NHÂN VẬT NỔI DANH VIẾT VỀ ĐTC BENEDICT XVI

 
Vào ngày 19 tháng 4, 2005, 3 ngày sau khi kỷ niệm sinh nhật 78 tuổi của ngài, các hồng y đã tụ tập trong mật nghị tại Sistine Chapel để bầu Hồng Y Joseph Ratzinger, bộ trưởng thánh bộ Đức Tin làm người đứng đầu Giáo Hội.
Ngày 16 tháng 4. 2012, Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ được 85 tuổi và sẽ hoàn tất năm thứ bảy của sứ vụ của ngài như người kế vị Thánh Phêrô.
Cuốn sách mang tên Hai mươi nhân vật nổi danh viết về Đức Thánh Cha Benedict (Benedikt XVI. – Prominente über den Papst), có lẽ một vài độc giả có thể cho là có vẻ khoe khoang, không có mục đích gì để gây sự chú ý, mà chỉ mong muốn là một món quà sinh nhật nhỏ mọn dâng cho Đức Thánh Cha.

CHÚC MỪNG SINH NHẬT THỨ 85 CỦA ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTÔ XVI

 
“Tôi già rồi, nhưng tôi vẫn còn có thể chu toàn bổn phận trách nhiệm của tôi được!”
Đức Thánh Cha Benedictô XVI, sẽ đạt tới tuổi đời 85 vào ngày 16.04.2012, đã tâm sự như thế lúc kết thúc chuyến viếng thăm Cuba cuối tháng ba vừa qua.
Những lời tâm tình của ngài trên đây đã đánh tan những suy luận rằng ngài sẽ từ chức về nghỉ hưu lúc mừng sinh nhật thứ 85, hay vào năm 2013 lúc kết thúc năm “Đức Tin” mà ngài đã đề ra từ 11.10.2012 - 24.11.2013 trong đời sống Giáo Hội.

Sống đức tin trong thế giới hôm nay


Đức Hồng y Godfried Danneels
Như một di chúc để lại cho cộng đoàn tín hữu của mình, trong bài giảng giã từ cộng đồng Dân Chúa tại Malines-Bruxelles, Đức Hồng y Godfried Danneels đã chia sẻ những suy tư sâu sắc về đời sống đức tin của người Kitô hữu trong thế giới hôm nay. Những suy tư rất đáng lắng nghe và chiêm nghiệm. WHĐ hân hạnh giới thiệu.
***
Sách Giảng viên nói rằng mọi sự dưới bầu trời này đều có thời điểm của nó (x. 3,2). Có một thời để bắt đầu và một thời để kết thúc, một thời để đến và một thời để đi, một thời để nói và một thời để im lặng. Các mục tử đến rồi đi. Chỉ có một Đấng còn lại: Đấng Chăn chiên lành, Đức Giêsu Kitô, “Vị Mục tử vĩ đại của đoàn chiên” (Dt 13,20).

Kitô giáo trong thế giới hôm nay


Trên Internet, tôi đọc một đoạn tin mà tôi cho là thật khó tin.
Một Ủy ban của Cộng đồng châu Âu đã in ra hơn ba triệu cuốn Agenda (Sổ tay), để phân phát cho học sinh các trường trung học của Liên Hiệp Châu Âu, trong đó hoàn toàn không nhắc tới các ngày lễ của Kitô giáo, kể cả lễ Giáng Sinh, thế nhưng các lễ của Do Thái giáo, đạo Hinđu (Ấn Độ), đạo người Sikhs và Hồi giáo thì lại được ghi đầy đủ. Tất nhiên một hành động như thế đã gây ngạc nhiên và thậm chí phẩn nộ trong quần chúng.

Khơi nguồn đời sống thiêng liêng


Ngày 16 tháng 2 vừa qua, trong buổi triều yết chung, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã giới thiệu cho toàn thể Dân Chúa một dung mạo đặc biệt là thánh Gioan Thánh Giá. Sau khi nhắc lại những nét chính trong cuộc đời và những tác phẩm lớn của thánh nhân, Đức Bênêđictô XVI nói:
“Những tác phẩm chính của thánh nhân giúp chúng ta tiếp cận những điểm chính yếu trong giáo huấn rộng lớn và sâu xa của ngài về đời sống thần bí. Mục tiêu của giáo huấn là mô tả con đường chắc chắn để đạt đến sự thánh thiện, đạt đến tình trạng hoàn thiện mà Thiên Chúa kêu gọi chúng ta. Theo thánh Gioan Thánh Giá, tất cả mọi sự hiện hữu và được Thiên Chúa dựng nên đều tốt lành. Qua các thụ tạo, chúng ta có thể khám phá Đấng đã ghi dấu ấn trên chúng. Tuy nhiên, đức tin là nguồn mạch duy nhất giúp con người nhận biết Thiên Chúa đúng như Ngài là, tức là Thiên Chúa Tam Vị Nhất Thể. Tất cả những gì Thiên Chúa muốn truyền thông cho con người, Ngài đã nói trong Đức Giêsu Kitô, là Ngôi Lời đã làm người. Đức Giêsu Kitô là con đường duy nhất và dứt khoát dẫn đến Chúa Cha (x. Ga 14,6). Không gì có thể sánh được với Thiên Chúa, không gì là thật ngoài Thiên Chúa. Do đó, để đạt đến tình yêu hoàn thiện của Thiên Chúa, mọi thứ tình yêu khác phải nên đồng hình dạng với tình yêu thần linh được bày tỏ trong Đức Kitô.

Abba! Cha Ôi (số 35)

TAIZEÙ
Trong suoát naêm 2001, taïi Taizeù seõ dieãn ra nhöõng cuoäc gaëp gôõ xuyeân luïc ñòa cuûa giôùi treû. Caùc baïn treû khaép nôi seõ cuøng nhau tìm kieám laïi nieàm hy voïng ñaõ maát cho theá giôùi thoâng qua caùc hoaït ñoäng:
Chia seû nhöõng vaán naïn vaø nieàm hy voïng vôùi nhau.

Caàu nguyeän cuøng nhau vôùi nhaïc hoaëc trong thinh laëng.

Nhìn laïi cuoäc soáng baûn thaân döôùi aùnh saùng Tin Möøng.
Reøn luyeän yù thöùc canh taân Giaùo hoäi.
Töø tuaàn naøy sang tuaàn khaùc trong suoát naêm nay, ngöôøi treû ñeán Taizeù nhö nhöõng laøn soùng lieân tuïc. Vaøo nhöõng tuaàn cuûa muøa heø, caùc baïn treû quy tuï veà ñaây töø gaàn 100 quoác gia cuøng moät luùc, cuøng soáng cuoäc soáng chung. Hoï khaùm phaù ra moãi ngöôøi laø moät quaø taëng töø Thieân Chuùa, cuõng nhö con ñöôøng phía tröôùc phaûi ñi coøn daøi.

Abba! Cha Ôi (số 34)

ĐỨC GIÁO HOÀNG GỞI ĐIỆN VĂN CHÀO MỪNG
ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ Á CHÂU LẦN II TẠI ĐÀI LOAN
Taipei - Đài Loan: Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị đã kêu gọi các tham dự viên trong Đại hội Giới trẻ Á Châu lần hai (AYD II) hãy trở thành "các chứng nhân can đảm cho Tin Mừng và xây dựng nền văn minh tình thương và chân lý".
Trong thông điệp gởi cho 610 bạn trẻ từ 18 quốc gia và các lãnh thổ tại Á Châu, Đức Thánh Cha đảm bảo sẽ "giúp lời cầu nguyện". Đại hội được diễn ra bắt đầu từ Chúa Nhật 12/8 và sẽ kết thúc ngày thứ sáu 17/8 tại Đại Học Công Giáo Fu Jen gần Taipei- Đài Loan. Quốc vụ khanh Tòa Thánh Đức Hồng Y Angelo Sodano đã trao thông điệp của Đức Giáo Hoàng cho Giám Mục Tích Lan Oswald Gomis thuộc Giáo Phận Anuradhapura, là tổng thư ký hội đồng Giám Mục Á Châu (FABC).

Abba! Cha Ôi (số 33)

 HƯỚNG VỀ LA VANG
Ngày 15/08/2001 này, những đứa con từ khắp mọi miền sẽ đoàn tụ trong vòng tay của Đức Mẹ La Vang. Năm nay kỷ niệm 100 năm đại hội La Vang đầu tiên 1901-2001. Hàng tuần lễ trước La Vang đã có bầu khí lễ hội. Các sinh viên bạn của Abba đã chứng kiến cảnh tượng ấy.
Hơn 200 năm trước, giữa cảnh khổ đau cùng cực, Mẹ xuất hiện ở La Vang để báo tin rằng Nước Trời vẫn ở giữa chúng ta, ở trong chúng ta, ở kề bên ta. Hôm nay La Vang lại bừng lên chói lọi cũng một chân lý ấy.

Abba! Cha Ôi (số 32)

TÔI LÀ NGƯỜI
Thân phận con người mỏng manh và yếu đuối, trong thân phận hữu hạn đó lại mang những khát khao vô hạn. Cái hữu hạn của con người lại như những chiếc lưới bủa vây thân phận, nhiều lúc muốn xé vòng vây mà thóat ra, nhưng cũng nhiều lần đuối sức và quỵ ngã. Cái quỵ ngã nào cũng mang lại vết sẹo của thương đau. Vòng vây bủa chặt hết chiếc lưới này đến chiếc lưới khác, muốn vượt lên cứ bị tuột dốc và ngay cả những lúc vượt cao nhất lại là lúc có nguy cơ té ngã nhất. Cái thân phận, cái mỏng manh của một con người, nếu cứ đi cho cùng thì cũng là một điều cảnh tỉnh con người về những yếu đuối của con người. Ai là người mà không yếu đuối, cách này hay cách khác. Có yếu đuối mới biết cái mỏng manh của số phận, có cái mỏng manh mới biết được điều gì là bền vững trong cuộc sống để cậy dựa, để xây dựng và tìm kiếm cho con người.
Nếu biết được rằng trong cái mỏng manh, yếu đuối này có trong nó một sự bền vững thì con người dám quả cảm chấp nhận nó và không ngừng vươn lên mỗi ngày. Chấp nhận trượt ngã là chấp nhận lên đường, chấp nhận lên đường là chấp nhận yếu đuối và trượt ngã, càng mỗi lúc càng ngã đau hơn, càng mỗi lúc trở ngại lại càng lớn hơn và đồng thời càng mỗi lúc con người càng dạn dày thêm lòng quả cảm, càng dày thêm những kinh nghiệm sống để chọn lựa, để sống tốt hơn trong sự nghèo khó của thân phận.

Abba! Cha Ôi (số 31)

CHIẾC THÙNG RỈ
Một người có hai chiếc chậu lớn để khuân nước. Một trong hai chiếc chậu có một vết nứt, vì vậy khi khuân nước từ giếng về nước trong chậu chỉ còn một nửa. Chiếc chậu còn nguyên rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc chậu nứt luôn bị cắn rứt vì không thể hoàn thành nhiệm vụ. Một ngày nọ, chiếc chậu nứt nói với người chủ: "Tôi thật sự xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông!. "Ngươi xấu hổ về chuyện gì?". "Chỉ vì lỗi của tôi mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông!". "Không đâu, khi đi về ngươi hãy chú ý đến những luống hoa bên vệ đường". Qủa thật dọc theo bên đường là những luống hoa thật rực rỡ. Cái chậu nứt cảm thấy vui vẻ được một lúc, nhưng rồi về đến nhà nó vẫn chỉ còn phân nửa nước. "Tôi xin lỗi ông!". "Ngươi không chú ý rằng hoa chỉ mọc bên này đường, phía của ngươi thôi sao? Ta đã biết được vết nứt của ngươi và đã tận dụng nó. Ta gieo những hạt giống hoa bên vệ đường phía bên ngươi và trong những năm qua ngươi đã vun tưới cho chúng. Ta hái những cánh hoa đó để trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi, nhà ta không ấm cúng và duyên dáng như thế này đâu".

Thứ hai, tuần II Phục Sinh (Ga 3,1-8) "Tái sinh "


 
Đây là một trong những ân sủng do cuộc Phục sinh của Chúa Giêsu đem lại cho chúng ta. Trong đêm Vọng Phục sinh, anh chị em tân tòng vui mừng lãnh nhận hồng ân của Phép Rửa, mỗi người chúng ta cũng cùng với họ lặp lại lời hứa khi chịu Phép Rửa tội.
 
Như một dự tòng, ông Nicôđêmô đang ưu tư phải làm gì để được sống đời đời. Chúa Giêsu cho ông biết phải “tái sinh bởi trời” mới “thấy được nước Thiên Chúa”.
 
Việc tái sinh đã làm ông Nicôđêmô thắc mắc khiến Chúa Giêsu phải làm cho ông rõ đó là tái sinh bởi nước và Thánh Thần.
 
Qua bí tích Rửa tội chúng ta được sinh lại làm con của Thiên Chúa. Đó là việc tái sinh bởi trời, chúng ta không thể hiểu hết quyền năng của Thiên Chúa. Mầu nhiệm tử nạn phục sinh thật vô cùng phong phú. Chúng ta được phúc tham dự vào mầu nhiệm này cùng với Chúa Giêsu khi chịu Phép Rửa tội.
 
Vậy hãy phó thác cho Thánh Thần của Đức Kitô Phục sinh để chúng ta được lớn lên từng ngày trong ân sủng Chúa. Việc bị cấm cách bắt bớ nếu có xảy ra thì chỉ như là chuyện đương nhiên (Cv 4,18).
 
Lm Giuse Hồ Sĩ Hữu

Chứng nhân của sự thật

NVCL - “Chỉ có “Sự thật sẽ giải phóng” con người, mới đem lại tự do hạnh phúc cho con người. Con người vốn có tinh thần hiền lành, dễ gặp nhau, dễ tha thứ, nhưng một khi biết mình bị lừa, bị gạt, bị dồn ép… thì họ có thể chấp nhận cả cái chết, nhất là “cái chết vì đạo”. Lịch sử cho thấy “quan nhất thời, dân vạn đại”, nhưng có được bao nhiêu vị hữu trách ý thức và nhạy bén trước những ý kiến, những khát vọng chính đáng của người dân. Trong bối cảnh cụ thể như thế, lòng yêu nước thôi thúc chúng tôi gửi lên Quý Ngài những đóng góp sau đây…”

Tòa Giám Mục Hà Nội tình cờ hiệp đồng tác chiến



Cha Giuse Nguyễn Văn Bình bị đánh bất tỉnh
NBG - Trong lúc huyện Chương Mỹ ráo riết ép linh mục Giuse Nguyễn Văn Bình giáo xứ Yên Kiện phải từ bỏ ý định sử dụng ngôi nhà cấp 4 làm nhà từ thiện. Thì từ phía TGM Hà Nội có lệnh thuyên chuyển linh mục Bình đi một xứ khác rất xa tận Nam Định.

Việc bị chuyển đi giáo xứ xa, sẽ khiến linh mục Bình khó khăn trong việc có mặt duy trì tiếp công việc tốt đẹp đang đầy khó khăn, dang dở. 
Trước đây dưới thời TGM Ngô Quang Kiệt, Cha Giuse Nguyễn Văn Bình là linh mục ở nhà thờ Giáp Bát, kiêm quản lý Tòa Giám Mục. ĐC Nhơn từ Nam ra với vẻ nôn nóng muốn thay thế TGM Đức Cha Ngô Quang Kiệt. Lẽ ra việc bàn giao sau tháng 10. Nhưng ĐC Nhơn thúc ép đòi hỏi TGM Đức Cha Ngô Quang Kiệt phải làm lễ bàn giao trong tháng 5. Để đến tháng 10 đại lễ 1000 năm Thăng Long được bảo đảm diễn ra êm đẹp. 

Sưu tập thơ Công giáo kỷ niệm 100 năm Hàn Mặc Tử

Nhà thơ Hàn Mặc Tử
Vào tháng 9 năm nay, Việt Nam sẽ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Hàn Mặc Tử tên thật Nguyễn Trọng Trí sinh ngày 22.9.1912, tại Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình. Ông mắc bệnh phong từ năm 1937, và mất tại bệnh viện Qui Hòa, Qui Nhơn ngày 11/11/1940, khi mới 29 tuổi.

Hàn Mặc Tử đã làm thơ từ năm 16 tuổi, ban đầu với những bút khác, mà trong đó có những bút hiệu báo trước cuộc đời lận đận của anh : Phong Trần, Lệ Thanh...Ngay cả bút danh Hàn Mặc Tử cũng đủ nói lên thân phận cô đơn, lạnh lẽo cuối đời của một chàng thi sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh.

Đức Thánh Cha khích lệ mọi người trao ban ơn bình an phục sinh cho tha nhân


Rome__4_2012Trong buổi đọc kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu tại quảng trường thánh Phêrô trưa Chúa Nhật thứ hai mùa Phục Sinh hôm qua, đồng thời cũng là lễ kính Lòng Thương Xót Chúa, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã mời gọi mọi người trao ban cho tha nhân ơn bình an của Chúa Kitô Phục Sinh và cầu nguyện cho sứ mệnh chủ chăn Giáo Hội hoàn vũ của ngài. Ngài nói: Anh chị em thân mến, hằng năm khi cử hành lễ Phục Sinh, chúng ta sống trở lại kinh nghiệm của các môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu, kinh nghiệm gặp gỡ Chúa đã sống lại. Phúc Âm thánh Gioan kể lại rằng các môn đệ đã trông thấy Chúa hiện ra giữa họ trong Nhà Tiệc Ly, vào chính buổi chiều Phục sinh "ngày thứ nhất trong tuần", rồi "tám ngày sau đó" (x. Ga 20,19-20). Đức Thánh Cha giải thích ngày này như sau:
Lên đầu trang