Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Chúa nhật 2 Phục sinh, Năm B 15.4.2012 "VUI MỪNG VÌ THẤY CHÚA"

Lời Chúa: Ga 20, 19-31
Chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do thái. Ðức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!” Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.” Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.”
Một người trong Nhóm Mười Hai tên là Tôma, cũng gọi là Ðiđymô, không ở với các ông khi Ðức Giêsu đến. Các môn đệ khác nói với ông: “Chúng tôi đã thấy Chúa!” Ông Tôma đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.” Tám ngày sau, các môn đệ Ðức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Ðức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em.” Rồi Người bảo ông Tôma: “Ðặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Ðưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Ðừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” Ông Tôma thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” Ðức Giêsu bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!”

BÀN TAY CỦA YÊU THƯƠNG





CHÚA NHẬT II PHỤC SINH
KÍNH LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
( Ga 20,19-31)
BÀN TAY CỦA YÊU THƯƠNG
Truyện kể
Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ điều gì đã làm các em thích nhất trong đời. Cô thầm nghĩ: “chắc rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển chuyện tranh…”.  Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của em học sinh tên là Douglas: Bức tranh vẽ một bàn tay!
Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị cuốn hút bởi hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em đoán: “Đó là bàn tay bác nông dân”. Một em khác cho rằng: “Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ giải phẩu…”. Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng ngịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”.

Lòng Chúa Thương Xót trong Kinh thánh


Đức Kitô Vượt Qua là hiện thân cuối cùng của Lòng Chúa Thương Xót, dấu hiệu sống động trong lịch sử nhân loại cho đến tận thế.
LỜI NGỎ: Bài viết này dựa vào Tông thư “Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót” [Rich in Mercy (Anh ngữ), Dives in Misericordia (La ngữ)] của Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Đây là loại bài “cao cấp” nên rất khó lĩnh hội ngay, vì thế bạn cần đọc chậm và suy nghĩ nhiều theo linh hứng của Chúa Thánh Thần. Đừng đọc cả một lúc, mỗi lần đọc một ít. Chúc bạn được Chúa Thánh Thần linh hứng để hiểu đúng linh đạo này. Xin mời bạn!

Khi diễn tả Lòng Chúa Thương Xót (LCTX), các sách Cựu ước dùng 2 cách diễn tả đặc biệt, mỗi câu đều có một sắc thái khác nhau về ngữ nghĩa.


Trước hết, thuật ngữ “hesed” ngụ ý một thái độ sâu sắc của “lòng tốt”. Khi điều này được thiết lập giữa hai cá nhân, họ không chỉ muốn tốt cho nhau mà họ còn tin tưởng nhau bằng sự thầm hứa trong lòng, và trung thành với nhau. Vì “hesed” cũng có nghĩa về ân huệ hoặc yêu thương, điều này xảy ra đúng theo nền tảng của lòng trung thành. Sự thật là sự tận tụy được nói tới không chỉ là đặc tính luân lý mà còn hầu như là đặc tính pháp lý tạo sự khác biệt.

Các phiến đá sống động của Aquileia


(14/04/2012 14:29 PM)
  Khoảng một năm về trước, vào ngày 7 tháng 5, 2011, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã rời Vatican để đi thăm Aquileia và Venice vào một cuối tuần.
Veronica Scarisbrick, phóng viên đài Radio Vatican, đã nói rõ về những đặc điểm thành phố Aquileia mà ít người biết đến. Đây là một thành phố cổ nằm ở phía Đông Bắc nước Ý.
Không hẳn chỉ vì là một năm sau khi Đức Thánh Cha viếng thăm nơi này, nhưng vì là ngày 13 tháng 5, ngay trước ngày 15 Hội Nghị lần thứ hai của Giáo Hội Aquileia được tổ chức tại đây và tại thành phố Grado kế bên.

Giáo sư Vũ Quốc Thúc gia nhập Giáo hội Công giáo


(14/04/2012 10:55 AM)
  PARIS - Hôm Lễ Phục Sinh, 08.04.2012, Giáo xứ Việt Nam Paris đã đón nhận 25 tân tòng nhập Đạo, trong đó có Giáo sư Vũ Quốc Thúc.
Trong bữa tiệc tiếp tân chúc mừng, do Hội Ái Hữu Đại học Đà Lạt tại Âu Châu tổ chức sau lễ rửa tội, ông nhắc đến 3 điều ông đã thấy và tin, đặc biệt là ông được ơn Đức Mẹ.

Hai nửa hy sinh


(14/04/2012 10:05 AM)
  Cô vốn là một người con gái xinh đẹp. “Vệ tinh” xung quanh cô nhiều không kể xiết, nhưng cô bỏ ngoài tai tất cả để chọn anh - một công nhân làm việc ở nhà máy, thu nhập còn không đủ cho 3 bữa ăn hằng ngày. Cô chấp nhận từ bỏ cả gia đình, thậm chí là công việc đầy tương lai của mình để cưới anh.
Sau khi kết hôn, anh và cô mượn được nhà kho của một người bạn, họ sắp xếp lại thành một tổ ấm giản dị. Mùa đông đến, căn nhà kho trống trải hút gió lại càng trở nên lạnh giá. Khi ấy chưa đủ tiền mua chăn, cô thường bị giật mình tỉnh dậy giữa đêm vì lạnh. Những lúc đó, anh chỉ biết ôm chặt cô vào lòng, dùng hơi ấm của cơ thể sưởi ấm cho cô.

Bắc thêm một nhịp cầu tương tri


(14/04/2012 09:51 AM)
 
Sáng thứ Sáu tuần Bát nhật Phục sinh (13.4.2012), trong ý hướng bắc một nhịp cầu tương tri cho bằng hữu Á châu, đại diện Ban Mục vụ Đối thoại liên tôn cùng Ban Mục vụ Truyền thông Giáo phận đã đồng hành cùng linh mục Raymond Ambroise, đến thăm Thánh thất Sài Gòn và Tam Tông Miếu.
Đến với Thánh thất thuộc Tòa Thánh Tây Ninh trên đường Trần Hưng Đạo, chúng tôi được giáo hữu Thái Thọ Thanh tiếp đón, giải thích ý nghĩa của ảnh Thiên Nhãn và các nhân vật tôn giáo được tôn kính nơi các điện thờ, theo niềm tin Cao Đài. Nhờ Soeur Anna P. thông dịch, cuộc trao đổi giữa hai bên được xuyên suốt. Trước khi chào tạm biệt, vị Cai quản Họ Đạo Sài Gòn còn gởi tặng người con của sông Hằng ít sách về đời sống và niềm tin của người Cao Đài.

130 Câu Chuyện Nhà Đạo

1.      Chúa Giêsu là Đấng Chăn Chiên Tốt Lành
Chúa Giêsu nói rõ về ngài: "Ta là Đấng Chăn Chiên Tốt Lành."
Các tông đồ xua đuổi các em bé, nhưng Chúa Giêsu tốt lành dạy để các em đến với Ngài.
Các tông đồ muốn trừng phạt, nhưng Chúa Giêsu tốt lành trách họ: Con Người đến không phải để giết chết nhưng để cứu sống.
Khi thấy các tông đồ tức nhau, cải nhau, tranh giành nhau rộn ràng, Chúa Giêsu quở trách và sửa dạy họ ngay.
Chúa Giêsu ngồi trên lưng con lừa và đi chậm rãi vào thành Giêrusalem một cách hiền từ mặc dân chúng hoan hô nồng nhiệt.
Trong hồi Thương Khó, bị sỉ vả nhục nhã ê chề, bị đánh đập hành hạ tàn nhẫn, Chúa Giêsu vẫn im lặng tha thứ.Trước khi tắt thở trên thập giá, muốn cho những kẻ đối xử độc ác với mình cũng được ơn lành, Chúa Giêsu lớn tiếng cầu xin Chúa Cha tha tội cho họ.

Để Dạy Giáo Lý Hiệu Quả Hơn


Lm. HUỲNH SAN, Australia
Nguồn: thanhlinh.net
LỜI GIỚI THIỆU
Các bạn Giáo Lý Viên thân mến,
Được làm Giáo Lý Viên là một hồng ân Chúa Thánh Thân ban cho chúng ta để được góp phần mình một cách tích cực hơn trong việc xây dựng nước Chúa.
Tuy nhiên khi bắt tay vào việc, hẳn các bạn không khỏi băn khoăn với các vấn đề được đặt ra “Phải dạy Giáo Lý như thế nào ?”, “Làm sao để cho tổ chức giờ Giáo Lý cho tốt ?”, “Bằng cách nào để dạy Giáo Lý cho hiệu quả nhất ?”, “Làm sao giữ trật tự các em trong lớp ?”, “Làm sao cho các em thích thú học tập ?”... và còn vô số những câu hỏi “làm sao” và “như thế nào” nảy sinh trong quá trình dạy Giáo Lý của chúng ta.
Chúng tôi xin giới thiệu bạn quyển sách bạn cầm trong tay có tựa đề “How to be a better catechist” mà chúng tôi tạm dịch là “Để dạy Giáo Lý hữu hiệu hơn”. Đây là tổng hợp một số câu trả lời và hướng giải quyết những khó khăn, bức xúc mà dù ở bất cứ hoàn cảnh hay môi trường giảng dạy nào, người Giáo Lý Viên cũng có thể gặp phải.
Chúng tôi cố gắng biên dịch cuốn sách này như là để chia sẻ, đồng cảm và khích lệ các bạn trong công tác dạy Giáo Lý của mình. Đây là một công trình đúc kết từ kinh nghiệm của nhiều Linh Mục, Tu Sĩ, và các Giáo Lý Viên lão luyện. Hy vọng nó sẽ là người bạn tốt, luôn đồng hành và sẵn sàng giúp các bạn khắc phục được phần nào những khó khăn bạn gặp phải khi dạy Giáo Lý cũng như mở ra cho các bạn những cách thức dạy Giáo Lý sinh động và hữu hiệu.

Lòng Thương Xót của Đức Kitô Phục Sinh (Lm Giuse Nguyễn Thành Long)

Thứ bảy - 14/04/2012 14:27
Chúa Nhật II Phục Sinh
LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC KITÔ PHỤC SINH
 
Trang Vietcatholic.net, ngày 10.4 vừa qua, có đăng mẫu tin nhan đề: “Trên đài truyền hình quốc gia, Hugo Chavéz khóc lóc xin Chúa tha tội”. Đây là một chuyện lạ. Chuyện lạ, vì theo bản tin, tổng thống Hugo Chavéz đeo một chuỗi tràng hạt như một người Công Giáo mộ đạo, và đứng trên bục giảng vừa khóc, vừa nói trước mặt các linh mục đồng tế trong Thánh lễ và anh chị em giáo dân những lời như sau: "Lạy Chúa xin cho con cuộc sống, thậm chí là một cuộc sống bị thiêu đốt, hoặc đau đớn đi nữa cũng không quan trọng [miễn còn sống là được]". "Lạy Chúa Kitô, cứ trao cho con mão gai của Ngài... đưa nó cho con, con sẽ mang lên dù chảy máu... xin cho con thánh giá của Chúa, một trăm thánh giá đi nữa con cũng chịu vác, nhưng xin cho con cuộc sống bởi vì còn có nhiều thứ con chưa làm xong... đừng bắt con đi bây giờ."

SOS: Linh mục chánh xứ Yên Kiện bị đánh trọng thương


VRNs (14.04.2012) – Linh mục Nguyễn Văn Bình, chánh xứ Yên Kiện, hạt Thanh Oai, giáo phận Hà Nội vừa bị đánh trọng thương lúc 7h sáng nay, ngày 14.04, cũng là ngày mà cha Bình dự định tổ chức họp mặt nhóm từ thiện Agape tại ngôi nhà cấp 4 mà cha Bình mua và đã sửa lại cho các em mồ côi và khuyết tật ở. Ngôi nhà này cũng đã bị đập phá hết từ lúc 7h sáng.

Trong lúc ngôi nhà đang bị đập phá bằng búa cầm tay bởi 200 công an, cảnh sát cơ động và dân phòng, cha Bình có đến nói chuyện với họ, thì họ dùng baton đánh tứ tung vào cha Bình. Cha đã ngất xỉu và phải đi nhà thương cấp cứu. Có khoảng 300 người dân và giáo dân chứng kiến hiện trường và họ cũng không làm gì được. Tất cả các ngã đường vào nơi ngôi nhà từ thiện này bị đập phá điều bị chốt chặn.

Chúa Kitô phục sinh mở các nấm mồ con tim và ban đức tin hăng say cho các môn đệ



LH - Mùa Phục Sinh là dịp thuận tiện giúp tất cả chúng ta tái khám phá ra các suối nguồn của đức tin và sự hiện diện của Chúa Phục Sinh giữa chúng ta với niềm vui và lòng hăng say; tái khám phá ra Lời Chúa và bí tích Thánh Thể như hai môn đệ trên đường làng Emmaus.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói như trên với hơn 40.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 11-4-2012.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã trình bầy đề tài Chúa Kitô Phục Sinh biến đổi tâm trí các môn đệ. Người mở toang các nấm mồ của trái tim và trao ban cho họ nhiệt huyết đức tin. Vào chiều ngày Phục Sinh các môn đệ ở trong nhà đóng kín cửa vì sợ người do thái (Ga 20,19). Sự sợ hãi làm cho con tim họ co thắt, và ngăn cản họ ra đi gặp gỡ tha nhân và cuộc sống. Thầy không còn nữa. Ký ức về cuộc Khổ Nạn của Người nuôi dưỡng sự bất an. Nhưng Chúa Giêsu lưu tâm đến các môn đệ và sắp sửa hoàn thành điều đã hứa trong Bữa Tiệc Ly: “Thầy không để các con mồ côi, Thầy sẽ đến với các con” (Ga 14,18). Và đó là điều Người cũng nói với chúng ta ngày nay trong các giai đoạn ảm đạm đen tối: “Thầy sẽ không để các con mồ côi”. Đức Thánh Cha nói:

Biên bản Hội nghị Thường niên kỳ I/2012 HĐGMVN


NVCL - Hội nghị thường niên kỳ I năm 2012 của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã kết thúc chiều ngày hôm qua (12/4) và “Hội nghị đã dành cả buổi sáng thứ sáu 13/04 hiệp thông với giáo phận Xuân Lộc khánh thành ngôi nhà mới của Tòa Giám mục và Đại chủng viện thánh Giuse Xuân Lộc.”
Kết thúc hội nghị, một biên bản của Hội nghị đã được Đức cha Tổng thư ký công bố cho cộng đồng Dân Chúa biết những kết quả mà Hội nghị đã đạt được.
Chúng tôi trân trọng gửi tới qúy độc giả nội dung biên bản này, để mọi tín hữu gần xa hiệp thông cầu nguyện cho Giáo hội Việt Nam phát triển như lòng Chúa mong ước.

Chương Mỹ - Hà Nội: Chính quyền đập phá nhà tình thương, đánh trọng thương linh mục và các giáo dân


Tin khẩn: Đổ máu ở Chương Mỹ Hà Nội

Danlambao - Lúc 04 giờ sáng nay, 14/04/2012, chính quyền huyện Chương Mỹ chỉ đạo một nhóm côn đồ tràn vào đập phá nhà từ thiện nuôi dạy trẻ mồ côi của Gia đình Agape. Sau hơn 1 tiếng đồng hồ đập phá, nhóm côn đồ này đã bỏ đi. Cùng lúc đó, toàn bộ lực lượng CA, cán bộ xã, huyện được huy động để tiếp tục phá hủy ngôi nhà tình thương này.

Nhận được tin báo, linh mục Nguyễn Văn Bình vừa đến nơi thì bị CA ngăn cản, đánh đập bằng dui cui khiến cha bất tỉnh, hiện đang đưa vào viện cấp cứu.

Giáo hội thương tiếc Đức cố GM Agustin Román

THỨ BẢY, 14 THÁNG 04 2012 14:16 BBT WTGP HN 

HOA KỲ (13-4-2012, 09:37 sáng, CNA/EWTN News) – Công giáo thế giới đang thương tiếc ĐGM hưu trí Agustin A. Román, TGP Miami, vị lãnh đạo cộng đồng Cuba sống lưu vong, vừa qua đời tối ngày 11-4-2012 ở tuổi 83.
Theo TGP Miami, ĐGM Román bị đau tim ở bên ngoài Đền Đức Mẹ Từ Bi. Ngài được đưa tới bệnh viện Lòng Chúa Thương Xót (Mercy Hospital) gần đó và sau nhiều cố gắng cấp cứu, ngài đã trút hơi thở lúc 20 giờ 45.
Đức TGM Thomas G. Wenski nói rằng Giáo hội Hoa Kỳ "đã mất một nhà truyền giáo vĩ đại không ngừng rao giảng Phúc âm cho mọi người" và "đất nước Cuba mất đi một nhà ái quốc vĩ đại".
Bà Ileana Ros-Lehtinen (Đảng Cộng Hòa) nói rằng cái chết của ngài "không chỉ là sự mất mát đối với người Công giáo ở Nam Florida mà còn đối với cộng đồng lưu vong để tránh chế độ đàn áp (oppressive regimes) hoặc phải đi tị nạn và tìm sự ủng hộ của con người hiền lành này".

Abba! Cha Ôi (số 25)

TỪ MỘT SỰ TÍCH
Vào năm 1263 tại làng Polsena, một linh mục người Đức cử hành Thánh lễ tại nhà thờ Thánh Christiana đồng trinh tử đạo. Đến lúc bẻ bánh đột nhiên bánh Thánh biến thành thịt và máu đỏ tươi, trừ phần nhỏ mà Ngài đang cầm trong tay. Những giọt máu từ bánh Thánh chảy loang ra, thấm ướt đến khăn Thánh. Thấy vậy Linh mục muốn giấu Máu Thánh ấy đi nên vội gấp khăn Thánh lại, nhưng vô ích vì gấp đến đâu Máu Thánh chảy ra đến đó và in lại 25 lần dung mạo Chúa Giêsu như khi xưa philatô đưa Chúa ra cho dân chúng xem.
Linh mục đó không thể tiếp tục Thánh lễ, vội đến thành Orvietô xin yết kiến Đức Thánh Cha Urbanô và nức nở kể lại chuyện trên. Nghe biết sự việc Đức Thánh Cha liền truyền cho Đức Giám Mục thành Orvietô đến ngay làng Polsena để rước di tích cực Thánh ấy đi. Vừa mới đưa về, Đức Thánh Cha Urbanô qùy gối xuống đất khiếm tốn thờ lạy và cung nghinh Thánh Thể cùng với khăn đã thấm ướt Máu Thánh đem đặt vào nhà thờ chính tòa giữa những lời ca tiếng hát sốt mến.

Abba! Cha Ôi (số 24)

Đón Nhận Và Trao Ban Lửa Thánh Thần

Trong vùng rừng núi đóng băng tuyết của bắc An Độ, trời rất lạnh lẽo, những du khách được giúp đỡ để giữ ấm theo cách này: họ bỏ hòn than nóng bỏng vào trong chiếc chén nhỏ, và cố giữ hòn than hồng được nóng mãi. Họ cuốn dây chung quanh nó và lấy áo quần bọc kín, họ xách nó dưới cánh tay.
Có ba người đàn ông đang đi qua vùng thánh địa Amarnath, một trong số họ thấy nhiều người khác đang bị rét, đã lấy than hồng đổ ra khỏi chén, thắp lửa lên để ai nấy được sưởi ấm. Thế là mỗi người đều ra khỏi nơi ấy bình yên. Khi họ bước đi vào trong một hang tối, người đàn ông thứ hai trong đoàn cũng đã lấy lửa hồng trong chén của mình và dùng nó thắp lên ngọn đuốc, giúp mọi người bước đi an lành. Còn người thứ ba của nhóm chế giễu họ và nói:

Abba! Cha Ôi (số 23)

HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ "TIẾNG LẠ" CỦA TÔI
Khái niệm "tiếng lạ" đến với tôi lần đầu khi đọc đoạn Kinh Thánh nói về các đặc sủng "kẻ khác thì được ơn nói các thứ tiếng lạ" (1Cr 12, 10). Tôi đã nghĩ rằng "tiếng lạ" ở đây có nghĩa là không phải tiếng mẹ đẻ của tôi, tức là tiếng Việt. Vậy thì chắc là ám chỉ đến các ngoại ngữ. À, hoá ra tôi cũng có ơn nói tiếng lạ đấy, vì tôi học tiếng Anh mà! Thế nhưng sau đó tôi mới biết rằng mình đã hiểu sai. Tiếng lạ cũng có thể có ý nghĩa như thế, nhưng người nói hoàn toàn không biết hay không được học trước đó, ngoài ra nó còn là những thứ tiếng không có trong ngôn ngữ loài người nữa, và được người ta nói, đúng hơn là được Thần Khí nói trong con người khi cầu nguyện. Rồi lại nghe nói có người nói tiếng lạ. Tôi chẳng tin. Làm gì có chuyện ấy trong cái thế giới khoa học hiện đại này? Đó là chuyện xa xưa của các tông đồ chứ làm gì có ở Việt Nam hôm nay, với những con người bình thường? Nhưng chẳng lẽ Cha với Thầy nói gạt mình? Không thể, vậy chắc là có! Nhưng chưa phải tôi tin là có người nói tiếng lạ, mà là tôi tin vào Cha, tôi tin vào Thầy, thế thôi. Tôi tin rằng có, nhưng chắc là ở mãi tận đâu đâu đấy, chắc tôi không có cơ hội để biết, và chắc chắn rằng, bản thân tôi sẽ chẳng bao giờ nói tiếng lạ đâu! Tôi đã chắc chắn thế.

Abba! Cha Ôi (số 22)

Chúng ta hãy cho đi, hãy ban phát tình yêu chúng ta đã lãnh nhận cho những người xung quanh. Hãy cho đi, cho đến khi nó trở thành một việc hy sinh, vì tình yêu đích thực luôn đòi hỏi hy sinh. Đó là lý do vì sao các bạn phải yêu cho đến khi chính tình yêu đó làm các bạn đau khổ.
Các bạn hãy yêu với thời gian, với đôi bàn tay, với con tim của các bạn. Các bạn cần cho đi tất cả những gì các bạn có (như bà góa nghèo trong Phúc Âm). Trước đây đường (sugar) rất hiếm ở Calcuta - Một ngày kia, một cậu bé An Độ, chừng 4 tuổi, cùng với bố mẹ, đem đến cho tôi một tách đường. Cậu bé nói: "Con đã nhịn đường trong 3 ngày. Bà hãy lấy phần đường của con để cho các em nhỏ của bà" – Cậu bé đã yêu đến độ phải hy sinh. Lần khác, một thanh niên An Độ đến nhà chúng tôi và nói: "có một gia đình người An với ba đứa con, đã khá lâu họ không có gì ăn." 

Abba! Cha Ôi (số 21)

YÊU THƯƠNG, CÁCH LOAN BÁO TIN MỪNG TỐT NHẤT
Trong cuộc đời tôi, có những lúc chính hoàn cảnh thực tế đã giúp soi sáng tôi khi nghĩ tới nhiệm vụ lớn lao làm chứng tá Kitô.
Trong thời gian bị biệt giam, tôi được giao cho 5 người canh gác. Họ thay phiên nhau luôn luôn có hai người ở với tôi. Các cấp chỉ huy nói với họ : "Cứ mỗi hai tuần chúng tôi sẽ thay thế các anh bằng một nhóm khác, để các anh không bị "tiêm nhiễm bởi ông Giám Mục nguy hiểm này". Sau một thời gian, chính họ lại đổi quyết định : "Chúng tôi sẽ không thay đổi các anh nữa, bởi nếu không thì ông Giám Mục đó sẽ tiêm nhiễm tất cả công an chúng ta".

HÃY HỌC CÙNG GIÊSU (Tập IV)

LÀM BẠN VỚI MÌNH - LÀM BẠN VỚI CHÚA


Các bạn thân mến,

 Thời gian qua, trong giới trẻ dường như ai cũng đã từng nghe và từng hát nhiều lần bài hát của nhạc sĩ Đức Huy “VÀ CON TIM ĐÃ VUI TRỞ LẠI”. Trong bài hát, có một câu làm nhiều bạn trẻ thấm thía:

“Rồi cuộc vui tàn, mọi người bước đi
Một mình tôi về, nhiều lần ước mi”
  
Hai câu hát trên nói về thực trạng cô đơn khi một người phải một mình đối diện với chính mình. Đó có lẽ là tình trạng mà mỗi người trẻ chúng ta thường gặp. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn đôi điều về kinh nghiệm sống một mình, về giá trị của việc làm bạn với chính mình và làm bạn với Chúa.

HÃY HỌC CÙNG GIÊSU (Tập III)

CÁC BẠN TÌM GÌ THẾ?  

Các bạn thân mến !

Là những người trẻ bước chân vào đời, chúng ta có thể thấy nơi mình có nhiều điều giống với các môn đệ của Đức Giêsu ngày xưa. Hồi đó, có hai môn đệ của Gioan được giới thiệu đến với Đức Giêsu. Họ đến cùng Giêsu với ước mong tìm được một người thầy giỏi có thể giúp mình xây dựng cuộc đời, ổn định tương lai. Thấy hai người đi theo mình, Đức Giêsu ngoảnh lại và hỏi: “Các bạn tìm gì thế?”(Ga 1, 38). Câu hỏi của Đức Giêsu thật đơn giản nhưng lại hết sức quan trọng, nhất là đối với những người trẻ đang trên hành trình tìm kiếm tương lai như chúng ta.
“Các bạn tìm gì thế?” cũng là câu hỏi mà ngày nay Giêsu đặt ra cho mỗi người chúng ta, cho từng người, cho chính tôi. Tôi muốn gì? Tôi ước mơ gì? Tôi khao khát điều gì? Hãy để cho câu hỏi của Giêsu đụng chạm vào trái tim tôi, soi chiếu những góc khuất trong tâm hồn tôi. Hãy để cho tôi được một lần đối diện thật sự với con tim của mình và thật sự hiểu được mình.

HÃY HỌC CÙNG GIÊSU (Tập II)


MỘT KHOẢNG LẶNG CHO GIÊSU

 Các bạn thân mến !

Là những Kitô hữu, chúng ta là bạn hữu của Đức Giêsu và là bạn hữu của nhau. Dù bạn là ai, là một sinh viên đang bận rộn với chuyện học hành, là một công nhân đang bận rộn với công việc mỗi ngày, hay là một người đã tốt nghiệp đại học và đang trên đà tìm kiếm tương lai… chúng ta luôn được mời gọi và luôn có cơ hội để đón tiếp Đức Giêsu mỗi ngày trong cuộc đời của chúng ta.

Thế nhưng làm cách nào để tôi đón Chúa mỗi ngày? Giữa nhịp sống bon chen bận rộn, liệu trong tâm hồn tôi có còn khoảng trống nào dành riêng cho Giêsu không?

HÃY HỌC CÙNG GIÊSU (Tập I)


Giới Thiệu Chuyên Mục Đức Tin Người Trẻ “HÃY HỌC CÙNG GIÊSU”

Các bạn thân mến,

Chúng ta là những người trẻ của thế kỷ XXI, được sống trong thời kỳ hiện đại của khoa học kỹ thuật. Trước mắt chúng ta là những cánh cửa rộng mở với thật nhiều cơ hội, nhưng cũng không thiếu những thách thức và cạm bẫy. Ở tuổi vào đời, chúng ta thấy mình cần mạnh mẽ và bản lĩnh để mở cánh cửa tương lai; nhưng đồng thời, chúng ta cũng cảm thấy mình luôn cần có một sự đồng hành hướng dẫn nào đó. Bởi lẽ hôm nay chúng ta được giao cho đảm nhận cuộc đời mình như một người trưởng thành, trong khi ngày hôm qua chúng ta hãy còn là trẻ con. Do vậy, chúng ta cần một mẫu gương sáng ngời để bước theo, cần một trợ lực từ bên trong để có thể mạnh mẽ sống cuộc đời của mình, nhất là để sống giữa xã hội hôm nay với tư cách là một người Kitô hữu.

Thứ Sáu ngày mười ba

Blog WGPSG -- Không ít người ở các nước phương Tây, điển hình là tại Anh Quốc, Đức, Bồ Đào Nha, xem Thứ Sáu ngày 13 của bất kỳ tháng nào trong bất kỳ năm nào, như một ngày kém may mắn.  Sự kiện này cũng có ở vài nơi khác trên thế giới như Hy Lạp và Tây Ban Nha. (*)
“Thứ Sáu ngày mười ba” thường bị xem là xui xẻo, với bao điều bất trắc hay xảy ra. Nhưng vì sao người ta kiêng cữ ngày này? “con số 13” hay/với “ngày thứ 6 trong tuần lễ”?
Nếu Bạn tin rằng hôm nay là ngày xui xẻo vừa bởi con số 13, vừa do ngày thứ sáu, thì tôi xin kể Bạn nghe về nét đẹp của Ngày Thứ Sáu cũng như Con Số 13 dễ thương.
Lên đầu trang