Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ bảy Tuần 4 Phục sinh 5.5.2012 "Làm những việc lớn hơn nữa"


Lời Chúa: Ga 14, 7-14
Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người.” Ông Philípphê nói: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện.” Đức Giêsu trả lời: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Philípphê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: “Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha”? Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao? Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình. Anh em hãy tin Thầy: Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy; bằng không thì hãy tin vì công việc Thầy làm. Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha. Và bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin, thì Thầy sẽ làm, để Chúa Cha được tôn vinh nơi người Con. Nếu anh em nhân danh Thầy mà xin Thầy điều gì, thì chính Thầy sẽ làm điều đó.”

LẦN ĐẦU TIÊN MỘT NGƯỜI VIỆT ĐƯỢC ĐTC BIỂN ĐỨC 16 TRUYỀN CHỨC LINH MỤC


VATICAN. Trong số 9 phó tế được ĐTC Biển Đức 16 truyền chức sáng chúa nhật 29-4-2012 tại Đền thờ Thánh Phêrô, đặc biệt lần đầu tiên có một Phó tế Việt Nam.

Đó là thầy Giuse Vũ Văn Hiếu, sinh trưởng tại Nam Định, thuộc giáo phận Bùi Chu, từ 6 năm nay cư ngụ tại Chủng viện Capranica nhất ở Roma và theo học thần học tại Đại học Giáo Hoàng Gregoriana. Đây là lần đầu tiên từ hàng chục năm nay mới có một phó tế người Việt được ĐTC truyền chức LM và là người Việt đầu tiên được ĐTC Biển Đức 16 tấn phong.

Thánh lễ bắt đầu lúc quá 9 giờ sáng chúa nhật thứ tư Phục Sinh, cũng là Ngày Thế giới cầu cho ơn gọi lần thứ 49 với chủ đề ”Ơn gọi, hồng ân tình thương của Thiên Chúa”.

MỘT CỬ CHỈ ĐẸP


Bà Foreman dừng chiếc xe hơi của mình ngay ở một trạm thu phí giao thông trên xa lộ cao tốc. Liếc mắt qua kính chiếu hậu, bà thấy cả một dãy dài xe hơi sau mình. Bà chợt nẩy ra một ý vui vui, bà quay kính xe xuống, đưa ra cho người bán vé một tờ 5 đô-la và bảo: “Bác ơi, tôi mua một vé cho tôi, còn lại tôi mua thêm 5 vé nữa cho 5 chiếc xe sau tôi, chỗ tiền dư tôi xin biếu hết cho bác nhé !”
Không kịp để cho người bán vé thắc mắc vì quá sức ngạc nhiên, bà Foreman quay kính xe, đạp ga và lái xe đi ngay. Bà hình dung ra trong đầu cũng sự ngạc nhiên đầy thú vị ấy nơi 5 người lái xe theo sau mà bà không hề quen biết. Bà không cần những lời cám ơn, chỉ là một “cử chỉ đẹp” nho nhỏ thôi mà, có đáng gì đâu !
Về đến nhà, bà Foreman vừa làm bếp vừa tủm tỉm cười một mình vì nhớ lại chuyện sáng nay trên đường. Ông chồng già để ý thấy, lấy làm lạ, đến bữa ăn trưa ông lựa lời hỏi, bà mới kể lại đầu đuôi. Đến phiên ông cũng cảm thấy vui lây niềm vui nho nhỏ ấy...
Buổi chiều, đến trường dạy môn Giáo Dục Công Dân, ông Foreman quyết định làm một “cử chỉ đẹp” bằng cách dùng chính câu chuyện về “cử chỉ đẹp” của bà vợ để dẫn nhập vào bài học. Các học sinh trung học của ông lặng đi một thoáng rồi đồng loạt vỗ tay hoan hô sau lời kết thúc của thầy giáo: “Các em hãy nhớ niềm vui sống khởi đi từ những chuyện bình thường nho nhỏ như thế, mỗi ngày ước gì mỗi người trong chúng ta đều làm được ít nhất một “cử chỉ đẹp” tương tự, các em nhé !”

MƯỜI ĐIỀU RĂN VỀ MÔI TRƯỜNG


Đức Giám Mục Giampaolo Crepaldi, thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình đã đưa ra 10 nguyên tắc rút ra từ bản Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo. Dưới đây là bản toát yếu các nguyên tắc đó:
1. Con người, được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, được đặt trên tất cả các thụ tạo khác trên thế giới. Tuy nhiên, các thụ tạo đó phải được sử dụng và chăm sóc một cách có trách nhiệm.
2. Thiên nhiên không được giảm thiểu đi trở thành một đối tượng bị khai thác quá mức, cũng không được tuyệt đối hóa hoặc đặt trên phẩm giá con người.
3. Trách nhiệm sinh thái có liên quan đến toàn bộ hành tinh trong một nhiệm vụ chung phải tôn trọng một tập thể hài hòa, cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
4. Trong việc xử lý các vấn đề môi trường, đạo đức và phẩm giá con người phải được đặt trước công nghệ.

NẾU THẾ GIỚI LÀ MỘT NGÔI LÀNG

CUỐN SÁCH VỀ CON NGƯỜI TRÊN THẾ GIỚI
David J. Smith là một giáo viên đã có trên 25 năm kinh nghiệm, là người thiết kế ra chương trình giáo dục nổi tiếng “Mapping the World by Heart” ( Vẽ bản đồ thế giới bằng trái tim ). Hiện nay, ông là một cố vấn giảng dạy, ông đã tổ chức rất nhiều buổi hội thảo cho các trường học và các tổ chức chuyên ngành ở Hoa Kỳ và Canada, châu Mỹ Latin, châu Âu và châu Á. Ông luôn tâm niệm, dạy dỗ trẻ em có tinh thần nhân loại là một việc làm cần thiết để mang lại sự thịnh vượng tốt đẹp cho hành tinh của chúng ta.
Chào mừng các bạn đến với ngôi làng Trái Đất
Trái Đất là một nơi vô cùng chật chội, đông đúc, và nó vẫn đang tiếp tục chật chội hơn nữa. Vào ngày 1.7.2007, dân số thế giới là 6 tỉ 600 triệu người, con số cụ thể là 6.600.000.000. 24 quốc gia đã có hơn 50 triệu ( 50.000.000 ) người rồi. 11 quốc gia đã có hơn 100 triệu ( 100.000.000 ) người. Riêng Trung Quốc đã có hơn 1 tỉ 300 triệu ( 1.300.000.000 ) người, và Ấn Độ có hơn 1 tỉ 100 triệu ( 1.100.000.000 ) người.
Những con số to lớn đó có vẻ thật khó hiểu, nhưng hãy thử tưởng tượng xem, nếu toàn bộ thế giới này chỉ là một ngôi làng nhỏ với đúng 100 người sinh sống ? Trong ngôi làng tưởng tượng này, mỗi người sẽ đại diện cho hơn 66 triệu ( 66.000.000 ) người trong thế giới thực.
100 người này có thể sống vừa vặn trong một ngôi làng nhỏ. Bằng cách tìm hiểu về những cư dân sống trong ngôi làng này xem họ là ai, họ sống như thế nào, chúng ta sẽ khám phá ra rất nhiều vấn đề về những người láng giềng trong thế giới thực của chúng ta và những vấn đề mà hành tinh của chúng ta phải đối mặt trong tương lai.
Bạn đã sẵn sàng bước vào trong ngôi làng Trái Đất chưa ? Hãy bước xuống thung lũng này và bước qua cánh cổng kia nữa. Bình minh đang hé rạng xua tan bóng đêm. Mùi thơm của khói đang lơ lửng trong không trung. Một cậu bé thức giấc và cất tiếng khóc.
Hãy bước tới và gặp những cư dân của ngôi làng Trái Đất.

Cùng Hàn Mặc Tử đến với Đức Maria trong tháng hoa kính Mẹ

Nói đến Hàn Mặc Tử người ta nói đến một thi sĩ si tình với tâm hồn lãng mạn, hào hoa; người ta cũng nhắc nhiều đến những chuyện tình dang dở nhưng rất mộng mơ mà ông đã nhiều lần khắc ghi trong thơ ca của mình. Tuy nhiên, người Công Giáo chúng ta cũng nên biết về một Hàn Mặc Tử rất tin yêu và phó thác cho Thiên Chúa, đặc biệt một Hàn Mặc Tử có lòng sùng kính sâu đậm người Mẹ chung của toàn nhân loại, là Đức Trinh Nữ Maria.


Đối với Hàn Mặc Tử, đứng trước Đức Maria là đứng trước một trang giai nhân tuyệt sắc, là đứng trước một người nữ vĩ đại và cao cả bởi trái tim, bởi tấm lòng của Người dành cho Thiên Chúa và cho nhân loại. Trong trường thi “Thánh Nữ Đồng Trinh Maria”, ông đã từng phải thốt lên những lời thơ run rẫy, khi đứng trước Trái Tim và tình thương của Mẹ:

5 phút Lời Chúa Tháng 5/2012

04b75cc7-b207-4b97-be81-8e8f9b83aa76.jpg
   Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 5/2012
Ý chung :   Cầu cho các sáng kiến bảo vệ và củng cố vai trò của gia đình.  Xin cho các sáng kiến bảo vệ và củng cố vai trò của gia đình được khuyến khích trong xã hội.

Ý truyền giáo :   Cầu cho các vị thừa sai được Đức Maria cùng đồng hành:  Xin cho Đức Maria, Nữ Hoàng của thế giới và Sao Sáng của việc rao giảng Tin Mừng, đồng hành cùng tất cả các vị thừa sai trong công cuộc loan báo Đức Giêsu, Con của Mẹ.
 

Những Lời Hạnh Phúc

Buồn phiền đến gần như tuyệt vọng vì những lời chỉ trích, vu oan, anh Lưu Chung tìm đến với nhà hiền triết Phong Sai, đang ẩn tu trên ngọn núi gần đó, để giãi bày tâm sự. Sau khi lắng nghe tất cả những lời than phiền của anh, nhà hiền triết hỏi: Thế thì anh nghĩ và xác tín rằng, để sống hạnh phúc, anh phải luôn luôn được mọi người khen tặng, có phải vậy không? Anh Lưu Chung vui vẻ thưa nhanh: Thưa Thầy, đúng vậy. Ðược mọi người luôn luôn khen mình, đó là lý tưởng con muốn đạt tới để sống hạnh phúc. Nhà hiền triết Phong Sai liền lấy từ trong bọc ra một viên đá quý và nói: Ðây anh hãy cầm lấy và luôn giữ nó trong người. Viên đá quý này có sức vạn năng làm cho bất cứ ai anh gặp, và trong bất cứ hoàn cảnh nào, đều nói lời khen tặng anh. Từ nay, anh sẽ không còn ai nói xấu hay chỉ trích, khinh chê anh nữa. Anh Lưu Chung vui vẻ nhận viên đá và hết lòng cám ơn nhà hiền triết, rồi vội vã xuống núi ngay.

LY TRÀ CHANH VÀ TRIẾT LÝ HẠNH PHÚC

Một đôi trai gái đang cãi nhau trong một tiệm cà phê và không muốn nhường nhịn nhau. Chàng thanh niên bỏ đi trong giận dữ, trong khi cô gái vẫn ở lại, một mình, khóc lóc. Cô bực dọc quấy ly trà lạnh. Cô dùng muỗng chà mạnh vào miếng chanh có vỏ. Miếng chanh có vỏ bị chà vào thành ly quá mạnh nên tiết ra nước đắng vào trong ly trà của cô.
Cô gái nói với người bán hàng mang cho cô một ly trà với chanh nhưng không có vỏ. Người bán nhìn cô gái nhưng không nói gì cả. Anh ta lấy ly trà chanh đã nghiền nát vỏ và thay một ly trà chanh có vỏ.
Cô gái nổi giận nói với người bán: “Tôi nói với anh là bỏ vỏ đi. Không hiểu tôi nói gì sao?”.

Vatican: Linh mục phải sống thánh thiện để cai quản hữu hiệu

VATICAN CITY – Mười năm sau cuộc trả lời lịch sử của Đức Thánh Cha trước vấn đề lạm dụng tình dục của tu sĩ, Vatican đã thuyết phục các linh mục cố gắng phấn đấu thánh thiện cao cả hơn trong cuộc sống bản thân để họ có thể giúp đỡ tha nhân và làm khuynh đảo chủ nghĩa vô thần.
Trong lá thư thường niên gửi các linh mục năm 2012, Giáo đoàn Vatican phụ trách Tu sĩ tập trung vào lá thư 2002 của Chân Phước John Paul II gửi đến giới tu sĩ, điều mà Cố Giáo Hoàng trả lời về những mặc khải đang phát triển và những tai tiếng lạm dụng tình dục của thiểu số các linh mục.

TRÊN ĐÁ NÀY...

 
Chuyện kể rằng, hai người bạn đi cùng nhau trong một chuyến hành trình dài ngày. Họ vượt qua bao địa hình hiểm trở: núi cao, sông sâu, băng giá, cát nóng.
Trong chuyến đi đó, biết bao biến cố đã xảy ra: vui có, buồn cũng chẳng thiếu.
Hôm nọ, chẳng may hai người xảy ra xích mích với nhau, người cao lớn hơn đã bạt tai người kia một cái tóe lửa. Người bị tát lẳng lặng tìm một bãi cát ghi vội lên đó dòng chữ: “Hôm nay, người bạn của tôi đã xúc phạm nặng nề đến tôi bằng cái tát đau điếng!”
Họ tiếp tục lên đường, bầu khí có vẻ căng thẳng, tiếng cười tiếng trò chuyện thưa dần, giảm hẳn, rồi tắt lịm! Mỗi người như đang gắng lê lết cho hết cuộc hành trình, giờ trở nên dài đằng đẵng, với tâm trạng nặng trĩu đè lên mỗi người.

Đức Thánh Cha viếng thăm Đại Học y khoa Gemelli

  ROMA. ĐTC Biển Đức 16 cảnh giác chống lại nền văn hóa duy thực nghiệm, loại bỏ vấn nạn về Thiên Chúa ra khỏi các cuộc thảo luận khoa học và ngài chống lại quan niệm hễ những gì có thể thực hiện được về phương diện khoa học thì đều hợp luân lý.
ĐTC bày tỏ lập trường trên đây trong cuộc viếng thăm sáng thứ năm 3-5-2012, tại Nhà thương Gemelli, thuộc Đại học Công Giáo Thánh Tâm ở Roma, nhân dịp kỷ niệm 50 năm trường y khoa và giải phẫu thuộc này.
Bệnh viện đa khoa mang tên vị sáng lập là Cha Agostino Gemelli (1878-1959), một LM bác sĩ dòng Phanxicô, và tọa lạc ở phía bắc Roma. Bệnh viện này nổi tiếng vì đã cứu cấp và chữa trị nhiều lần cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2. Cơ sở giáo dục cao đẳng này có hơn 700 nhà nghiên cứu dấn thân hoạt động tại 35 học viện, và mỗi năm có hơn 1.500 công trình khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế nổi tiếng nhất. Có 46 nhà nghiên cứu của Đại học Công Giáo này được xếp vào số 300 nghiên cứu gia nổi nhất của Italia”. Toàn đại học có 5 ngàn sinh viên.

Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI phê chuẩn cơ cấu pháp lý mới cho Caritas quốc tế


WHĐ (04.05.2012) – Thông qua Đức hồng y Quốc vụ khanh Tarcisio Bertone, Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đã phê chuẩn Bản Quy chế mới Nội quy quản trị Caritas quốc tế - tổ chức trung ương của 164 cơ quan viện trợ và phát triển Công giáo quốc gia.
Chủ tịch Caritas quốc tế, Đức hồng y Oscar Rodriguez Maradiaga đã đón nhận Bản Quy chế Nội quy mới cùng với một Nghị định chung trong một cuộc họp với các viên chức Tòa Thánh vào buổi sáng 2 tháng Năm 2012 tại Vatican.
Đức hồng y Rodriguez Maradiaga nói: “Hôm nay là một ngày vui và hy vọng cho Caritas quốc tế. Bản Quy chế Nội quy mới sẽ giúp đổi mới công việc của chúng tôi khi cung cấp trợ giúp nhân đạo phát triển trong việc phục vụ người nghèo. Chúng tôi sẽ có khuôn khổ để thực hiện công việc của mình như là một phần của sứ mệnh của Giáo Hội.

Lương hay Giáo đều phục vụ cho lợi ích công cộng phổ quát



Mai Khôi(TNCG) - Tính thời sự của tông thư Pacem in Terris (Hòa Bình trên Địa Cầu)

Rôma, 03.05.2012 (Zenit.org) – Tông thư Pacem in Terris, sẽ tròn 50 năm tuổi vào năm tới 2013, là một văn kiện rất thời sự kêu gọi phục vụ "cho lợi ích công cộng phổ quát", đối với cả "những người có đạo và những người không có đạo".

Đó là thông điệp nổi bật được đưa ra từ lễ bế mạc kỳ họp đại hội lần thứ 18 của Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Khoa Học Xã Hội (nhóm họp từ 27.04 đến 01.05.2012). Các diễn giả đáng chú ý sau đây đã tham luận : Đức Cha Marcelo Sánchez Sorondo, Viện Trưởng, Đức Cha Roland Minnerath, Tổng Giám Mục giáo phận Dijon, Pháp, và bà Margaret S. Archer, giáo sư Đại Học Bách Khoa Liên Bang ở Lausanne (Thụy Sĩ).

Được công bố giữa hai kỳ họp của Công Đồng Vatican II, vào năm 1963, ngay giữa cuộc chiến tranh lạnh, tông thư của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, gửi cho "tất cả mọi người thiện chí", là một "thông điệp mạnh mẽ của niềm hy vọng vượt lên trên mọi chia rẽ chủ thuyết và tôn giáo", thông cáo báo chí của Viện Hàn Lâm được công bố hôm 02.05.2012 đã xác quyết.

Abba! Cha Ôi (số 138)

TAI NẠN
Tai nạn thảm khốc xảy ra ngày 4-8-2003, cách thánh địa La Vang không bao xa. Chiếc xe chở khách tham quan du lịch bị chuyến xe lửa S1 húc. Mười mấy người chết ngay tại chỗ. May sao em Nguyễn Quốc Anh, 10 tuổi, mắc kẹt lại trong xe mà chỉ xây xát nhẹ. Quốc Anh bò ra khỏi xe, ba em, anh Nguyễn Xuân Trường, 56 tuổi, nằm đó. Lúc ấy còn tỉnh bảo con "con tìm xem mẹ và chị con thế nào" Quang bò giữa những xác người nằm vật vã, tìm thấy mẹ (chị Hồ Thị Chắt) và chị gái (Nguyễn Hà … 12 tuổi đã chết. Quang lại bò đến bên bố, lúc này anh Trường đã ngất đi. Sợ quá, Quang lay gọi bố và gào khản: ba ơi, mẹ và chị chết rồi, ba đừng chết" (Tuổi Trẻ Chủ Nhật, số 31-03. ngày 10/8/2003, với ảnh chụp bố con Quang)
Chuyến xe mới khởi hành được 15 phút, mọi người trên xe tưởng đi một chuyến tham quan vui, cả vợ chồng con cái. Ai ngờ đó là chuyến xe định mệnh. Có những người đi luôn đến cõi vĩnh hằng. Có những ngươì bất ngờ đụng vào "nghìn trùng xa cách". Nay mai bố con Quang sẽ thắp mấy nén hương, tình người, tình vợ chồng, mẹ con, chị em gởi theo sợi khói mong manh dâng lên, không biết đi đâu về đâu.

Abba! Cha Ôi (số 137)


LỜI CẢM ƠN KHÔNG DỨT
Một tối, sau một ngày làm việc và đi lại mệt nhoài, tôi tắm rửa và chui thẳng lên giường. Như mọi tối, tôi cầu nguyện chút chút trước khi đi ngủ. Cái cảm giác sảng khoái tột độ bỗng nhiên khiến tôi bật ra câu nói ngộ nghĩnh "Cảm ơn Chúa cho con được tắm thiệt mát, thiệt đã. Giờ đi ngủ thì cũng thiệt đã". Rồi không biết từ đâu, nhiều lời cảm ơn khác nối tiếp nhau tuôn ra không dứt theo dòng suy luận tự nhiên của tôi. "Cảm ơn Chúa cho con có nước sạch để tắm" "Cảm ơn Chúa cho con có xà bông thơm, có sữa rửa mặt" "Cảm ơn Chúa cho con có cơm ăn, không những đủ mà còn ngon nữa" "Cảm ơn Chúa cho con có một việc làm" "Cảm ơn Chúa con được đi học" "Cảm ơn Chúa con có một gia đình" "Cảm ơn Chúa con có bạn bè"… Mi mắt tôi nặng dần nặng dần, tôi bèn nói "Chúa ơi, nếu ngồi đây mà cảm ơn Chúa thì sẽ ngồi hoài thôi, con buồn ngủ lắm rồi, con đi ngủ đây. Con chào Chúa." Tôi thiếp đi vào giấc ngủ mà người cứ lâng lâng trong dòng "cảm ơn" tuôn chảy không ngừng.
HOA QUỲNH

Abba! Cha Ôi (số 136)

HOA TRÁI MÙA HÈ CỦA SINH VIÊN
CÔNG GIÁO TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI
Có thể nói rằng mùa hè 2003 của sinh viên Công giáo Tổng giáo phận Hà Nội là một mùa hè đầy hoa trái. Với khẩu hiệu: Mùa hè 2003 - mùa hè của sự hiệp nhất, yêu thương, bác ái và tình nguyện. Ban mục vụ Giới trẻ Hà Nội nói chung và các sinh viên Tổng Giáo phận Hà Nội nói riêng đã biến mùa hè 2003 này thành một mùa hè đầy Giêsu, đầy thành phần.
Chỉ tính riêng trong đợt tuyển sinh nóng bỏng vừa qua, các bạn sinh viên Hà Nội đã lập một kỳ tích trong việc đưa đón, lo chỗ ăn ở và phần nào kinh phí cho gần 200 em học sinh từ một số các tỉnh đến Hà Nội thi tuyển vào Đại học, Cao đẳng. Với nguồn vốn hỗ trợ là 7 triệu đồng và hơn 1 triệu từ các em đóng góp, các bạn sinh viên Hải Hà đã tự tổ chức từ khâu liên lạc với các Cha xứ để nắm quân số các học sinh (gồm cả công giáo và không công giáo), tổ chức thuê xe, liên hệ chỗ ăn ở trên Hà Nội, đưa đón đi thi, tổ chức cho các em tham quan Hà Nội và đưa trả các em về tận nhà an toàn.
Bên cạnh đó, sinh viên Hà Nội còn sôi nổi với phong trào dạy cho học sinh yếu ở nội thành và một số nơi cách Hà Nội chừng 20km. Có đủ các cấp, học sinh từ lớp 1 đến 12, tổng số đã lên tới hơn 100 em và kinh phí hỗ trợ chỉ vẻn vẹn có 1.000.000đ. Các bạn trẻ tổ chức lễ khai giảng, bế giảng và các hoạt động ngoại khóa cho các em. Nhằm tạo cho các em 1 sân chơi hữu ích trong hè nhưng vẫn bảo đảm bổ sung đủ kiến thức để theo kịp các bạn đồng lứa khi bước vào năm học mới.

Abba! Cha Ôi (số 135

LỜI TÂM SỰ MÙA HÈ
Mùa hè trở lại khiến tôi liên tưởng đến mùa hè năm ngoái, mùa hè đặc biệt nhất trong đời tôi. Đến bây giờ còn đọng lại trong tôi những kỷ niệm, những ấn tượng khó quên, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc sống.
Ngày ấy tôi vừa mới tốt nghiệp đại học, thật là một niềm vui to lớn sau những ngày tháng miệt mài đèn sách. Vì vậy, tôi đã cười nói một cách mãn nguyện trong những buổi liên hoan nhộn nhịp, vang tiếng chúc mừng. Tiếp theo đó là những buổi chia tay đằm thắm, những tâm tình thổ lộ, cùng với những lời chúc tốt đẹp đậm nét sinh viên, tất cả mang đến cho tôi một chút ưu tư thao thức, nhưng đồng thời cũng chắp cánh cho những ước mơ, những dự định gần của tôi. những thành quả mới đạt được khiến tôi tự tin và tự tin đến độ tự hào. Tôi cảm thấy kể từ đó, có lẽ tôi sẽ không còn phải nhờ vả đến ai!
Và rồi tình cờ một ngày đầu tháng tám, tôi được mời dự một khoá tĩnh tâm ở VT, một chuyến đi xa thật hấp dẫn đối với tôi. thực ra sau những ngày thi cử, tôi cũng có một chuyến đi xa như vậy.
Tại VT mọi người xung quanh tôi đều trầm lắng, những xáo trộn trong tôi cũng đã nguôi ngoai, tôi bắt đầu thinh lặng và cầu nguyện…

Abba! Cha Ôi (số 113)

TỊNH TÂM
Phật Giáo có phương pháp thiền định tuyệt vời giúp tịnh tâm để biết mình, nhận ra "Phật tánh" và sống siêu thoát (không bám chấp) trong giây phút hiên tại.
Ky-tô Giáo mời tôi "vào đời" cùng với Đức Ki-tô – Thiên Chúa làm người. Con Người dễ thương và vĩ đại ấy đã "nên mọi sự cho mọi người": là Chúa, là Thầy, là Cha Mẹ, là Người Anh, là Bạn Đồng Hành, là Người Yêu... là tất cả những mối tương quan tuyệt vời cho bạn và cho tôi.
"Viên Ngọc Quý" mà tôi đã tìm được trong chuyến đi đầu năm tại Vũng Tàu, chính là sự phong phú trong vẻ đẹp của thiên nhiên. Biển xanh với muôn ngàn sắc đỏ, chuyển động không ngừng, "dữ dội và dịu êm – ồn ào và lặng lẽ" (Xuân Quỳnh). Núi cao như đối lập với biển sâu, "hùng vĩ quá khiến phàm nhân tắc lưỡi". Gió lồng lộng đưa hồn lên mây xanh... Âm thanh, màu sắc, không gian, gió ngàn hoa tạo nên cảnh thiên đường.
Tôi nhỏ bé, quá nhỏ bé trong Thiên Đường vĩ đại ấy. Tôi chẳng là gì ! Nhưng tôi vẫn và đang tồn tại một cách sống động. Bởi Giê-su luôn yêu tôi. Sưởi ấm đời tôi như sóng biển. Làm mát đời tôi như gió biển. Ôm ấp đời tôi như nước biển và muối mặn đời tôi. Người ở trong tôi và biến tôi thành "nụ cười bình an" để trao ban cho người khác. Người huấn luyện và dẫn dắt đời tôi bằng một tình yêu luôn thích ứng. Để cuối cùng tôi tròn trịa như một nụ cười duyên, xinh đẹp như Ngọc Quý.
TRANG, SV NHÓM MUỐI ĐẤT, 16.2.2003
Lên đầu trang