Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ năm - Thánh Philipphê và thánh Giacôbê, tông đồ 3.5.2012 "Làm những việc lớn hơn nữa"


Lời Chúa: Ga 14, 6-14
Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy. Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người.” Ông Philípphê nói: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện.” Đức Giêsu trả lời: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Philípphê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: “Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha”? Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao? Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình. Anh em hãy tin Thầy: Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy; bằng không thì hãy tin vì công việc Thầy làm. Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha. Và bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin, thì Thầy sẽ làm, để Chúa Cha được tôn vinh nơi người Con. Nếu anh em nhân danh Thầy mà xin Thầy điều gì, thì chính Thầy sẽ làm điều đó.”

Đức Thánh Cha trợ giúp Giáo hạt tòng nhân Đức Bà Walsingham


WHĐ (02.05.2012) / Vatican Radio – Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã gửi tặng Giáo hạt tòng nhân Đức Walsingham một ngân khoản lớn để trợ giúp hàng giáo sĩ và hoạt động của giáo hạt này. Sứ thần Tòa Thánh tại Vương quốc Anh, Đức Tổng giám mục Antonio Mennini nói rằng món quà này “ một dấu hiệu rõ ràng cho thấy Đức Thánh Cha rất quan tâm xây dựng sự hiệp nhất Kitô giáo vị trí đặc biệt của giáo hạt tòng nhân trong trái tim của ngài”.
Ngày 1 tháng Năm Tòa Thánh đã ra thông cáo công bố về món quà này và cho biết món quà sẽ giúp xây dựng Giáo hạt tòng nhân trở nên thành phần sống động của Giáo Hội Công giáo tại Anh và xứ Wales. Đức ông Keith Newton, vị bản quyền Giáo hạt tòng nhân, nói rằng món quà này một trợ giúp to lớn và khuyến khích chúng tôi tiếp tục gia tăng phát triển cách sống đạo đặc biệt của chúng tôi, đồng thời đóng góp cho công việc truyền giáo mở rộng hơn.

HOA LÒNG KÍNH MẸ THÁNG HOA 2012

  Cứ vào đầu tháng 3 hằng năm, những đội dâng hoa của các giáo xứ, từ các cháu thiếu nhi, giới trẻ cho tới giới trung niên và lão niên, đặc biệt là nữ giới bắt đầu chuẩn bị bài hát, trang phục, sắp xếp thời khoá biểu để tập luyện những điệu múa, từ động tác, nụ cười, nét mặt. Tất cả đều háo hức bước vào Tháng Hoa (tháng 5) hoà cùng với Giáo Hội, với muôn người, qua những lời ca, điệu múa, kết với những cánh hoa dâng lên Mẹ Maria để tỏ lòng tôn kính, tri ân, hiệp cùng với Mẹ cất lên bài Magnificat nói lên tâm tình cảm tạ Thiên Chúa đã tuôn đổ muôn phúc lành xuống trên dân Người, và như một lời cầu nguyện nhờ Mẹ dâng lên Thiên Chúa là Cha giàu Lòng Xót Thương.
Khi chiêm ngắm, hướng lòng và cầu nguyện với Mẹ Maria, Thánh Anphongso mời gọi mọi con cái của Mẹ với một lời xác tín: “Nếu bạn chọn Mẹ Maria là thầy dạy đời sống đức tin, đời sống cầu nguyện, bạn sẽ thành công; nếu bạn chọn Mẹ Maria là con đường đến với Chúa, bạn đã chọn con đường ngắn nhất; nếu bạn chạy đến với Mẹ Maria van xin sự trợ giúp, bạn sẽ không bao giờ thất vọng…” Trong kinh cầu Đức Bà, Giáo Hội dạy con cái của mình hướng về Đức Mẹ: “Đức Bà như hoa hường mầu nhiệm”.

Hôn nhân trong xã hội Do Thái

Trong xã hội Do Thái, phong tục cưới hỏi bắt đầu với người mai mối. Thường thì ý tưởng mai mối khởi đi từ cha chú rể, nhưng người mai mối cũng cần nhận được sự đồng ý của cô dâu. Sau khi mai mối thành công, luật Do Thái đòi có một số tiền cưới cho nhà gái. Số tiền này thường sẽ tương xứng với thế giá của nhà trai. Suốt thế kỷ thứ nhất, số tiền này khoảng 100 denari, tương đương với khoảng 100 ngày công lao động.[1] Sau khi trao tiền cưới, chú rể tương lai sẽ tặng quà cưới cho cô dâu tương lai để bày tỏ tình yêu. Nhà gái cũng trao của hồi môn cho cô dâu và đây cũng là một phần thừa kế. Hôn ước được ký gồm những thông tin chẳng hạn như: số tiền cưới, những quyền mà cô dâu có cũng như những yêu cầu hoặc lời hứa của chú rể.

Việc đính hôn diễn ra khi hôn ước được ký. Thời gian đính hôn kéo dài khoảng một năm; người nam và người nữ lúc này có thể sống chung với nhau. Điều này cũng có thể xảy ra trong Kinh Thánh Tân Ước: Giuse nghe tin Maria có thai trong khi hai người chưa chung sống với nhau nên Giuse định bỏ Maria. Cuối cùng, đám cưới mới diễn ra khi cha của chú rể quyết định thời điểm thích hợp. Trong truyền thống cũng có những trường hợp chú rể đến bắt cô gái đi một cách bất ngờ và lấy cô làm vợ. Truyền thống này đã có từ xưa và cũng được thấy nơi những nền văn hóa khác. Chẳng hạn việc bắt vợ cũng diễn ra trong văn hóa Hy Lạp và La Mã.

Tháng Năm – Những Đóa Hoa Dâng Mẹ



Tháng Năm về, một tháng trong năm với tên gọi thật thơ mộng, thật tươi vui: Tháng Hoa.
Mỗi độ tháng Hoa về, các Nhà thờ rộn rã mùa dâng hoa kính Đức Mẹ. Phụng vụ Mùa Hoa tưng bừng nhộn nhịp với nhiều thể loại phong phú Rước hoa và Dâng hoa tuỳ mỗi tập quán mỗi đặc trưng văn hoá địa phương.
 
Nói tới hoa là nghĩ về một kỳ công của Thiên Chúa. Hoa muôn màu muôn sắc, hoa tươi xinh, hoa thơm ngào ngạt. Hoa tô thắm vũ trụ nên xinh tươi. Hoa mời gọi ong bướm đến hút mật. Hoa khoe sắc thắm, nhoẻn cười với con người. Lời của hoa thật dịu huyền giữa thiên nhiên. Hoa hòa vào lòng người dâng lời cảm tạ Thiên Chúa.

Vị Chân Như - Đấng Ba Lần Phúc

Thiền-truyện Nhật Bản, chuyện kể rằng:
"Một hôm, hòa thượng Tường Nhụy từ thôn Trường Cốc Bộ đi đến làng Đức Đảo để thăm vị Cương Ốc Thập Binh Vệ của Tửu Tàng Gia. Vị này rất vui mừng, tiếp đãi hòa thượng hậu hĩ. Đêm ấy hòa thượng nghỉ lại tại tư gia của Thập Binh Vệ. Sáng hôm sau ông dậy thật sớm và vui vẻ nói:
- Ở vùng Đức Đảo này không có muỗi, hay thật! Cũng đã lâu lắm rồi, đêm hồi hôm tôi mới ngủ được một giấc thật ngon lành.
Thập Binh Vệ nghe vậy thì cứ thắc mắc lấy làm lạ rằng đến tháng 11 thì làm thế nào mà chẳng có muỗi được. Trong phòng thì sách vở và đồ đạc ngổn ngang, bụi đóng đầy. Thế mà lại có treo chiếc mùng nơi đó.
- Cái mùng này có lẽ treo mãi từ hồi mùa hè đến nay, hòa thượng bảo.
Khi ấy, thập Binh Vệ thử tháo mùng xuống, đem giũ mạnh hai ba lần, thì thấy có khoảng vài con muỗi bay ra.

THÁNG 5 - THÁNG HOA ĐỨC MẸ

Tìm hiểu gốc tích Tháng Hoa Đức Mẹ
 
Là người Công giáo Việt Nam, nhất là những người đã lớn lên trong một xứ đạo miền Bắc, Trung hoặc Nam, có lẽ họ không lạ gì sinh hoạt tôn giáo trong tháng Năm, tháng Hoa Đức Mẹ. Khi ngàn hoa xanh, đỏ, trắng, tím, vàng nở rộ trong cánh đồng, thì con cái Mẹ cũng chuẩn bị cho những đội dâng hoa, những cuộc rước kiệu, để tôn vinh Mẹ trên trời. Những điệu ca quen thuộc trìu mến bỗng nổi dậy trong tâm hồn cách thân thương, nhất là bài “Đây Tháng Hoa” của Nhạc sĩ Duy Tân với điệu 2/4 nhịp nhàng:
“Đây tháng hoa, chúng con trung thành thật thà. Dâng tiến hoa lòng mến dâng lời cung chúc. Hương sắc bay toả ngát nhan Mẹ diễm phúc. Muôn tháng qua lòng mến yêu Mẹ không nhoà.
- Đây muôn hoa đẹp còn tươi thắm xinh vô ngần. Đây muôn tâm hồn bay theo lời ca tiến dâng. Ôi Maria, Mẹ tung xuống muôn hoa trời. Để đời chúng con đẹp vui, nhớ quê xa vời.
- Muôn dân trên trần mừng vui đón tháng hoa về. Vang ca tưng bừng ngợi khen tạ ơn khắp nơi. Ánh hồng sắc hương càng tô thắm xinh nhan Mẹ. Sóng nhạc reo vang tràn lan đến muôn muôn đời”.

Khi Đức Thánh Cha Benedict XVI phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô II

Cách nay một năm Đức Thánh Cha Benedict XVI phong chân phước cho vị tiền nhiệm yêu quý của mình là Đức Gioan Phaolô II tại quảng trường Thánh Phêrô, trước Vương Cung Thánh Đường nơi các khách hành hương tụ tập đông như một biển người và tràn lan sang các phố xá lân cận.
Đó là một thời điểm để cầu nguyện nhưng cũng là lúc mọi người hân hoan và các khách hành hương đến từ quê hương Ba Lan của Karol Wojtylas đã tham dự rất đông đảo.
Về phương diện các giới chức chính quyền và tôn giáo có hàng chục các vị quốc trưởng cũng như các hồng y, giám mục, linh mục và các tu sĩ nam nữ đã được xếp ngồi gần bàn thờ.

Tổng hợp các sách công giáo

Hoa tháng Năm


Mừng Kính Đức Maria trong mùa hoa tháng năm mang đầy ý nghĩa của trọng tâm nhân loại đựơc Thiên Chúa yêu thương. Đức Maria, nơi ngài còn thấy sự hòa điệu của con người vâng phục Thiên Chúa. Trong tháng năm dâng kính Mẹ Maria còn mang một ý nghĩa đặc biệt nữa là mùa hoa dâng kính Thiên Chúa những đóa hoa lòng trổ sinh từ trái đất. 
 
Ý Nghĩa trọng tâm.
 
Nếu công trình của ngày thứ nhất được tạo dựng là ánh sáng và sau ngày thứ năm, mọi vật điểm tô trên trái đất và sinh vật sống trên mặt đất hoàn thành thì ngày thứ sáu là ngày đặt để con người vào đó để thay mặt Thiên Chúa làm chủ công trình sáng tạo. Ý nghĩa của con người xuất hiện có vị trí đặc biệt trong công trình tạo dựng của Thiên Chúa.
 
Số năm là tổng hợp cả tư duy số chẵn và số lẻ do hai con số 2 và 3 cộng lại, nó là con số giữa chín con số đầu tiên, chỉ rõ vai trò liên hợp, giao nhau ở điểm giữa. Tháng Năm dâng kính Mẹ Maria biểu hiện vai trò chuẩn bị cho Đấng Trung Gian duy nhất là Chúa Kitô, kính trái tim Chúa vào tháng sáu, điểm giao thoa giữa trời và đất, trung tâm điểm của năm 12 tháng. Số 5 ở giữa dãy số từ 1 đến 9, biểu thị một kết ước mới, Thiên Chúa kí kết giao ước với nhân loại trong Chúa Kitô nơi cung lòng Mẹ Maria đón nhận hạ sinh. Vì thế, số năm là biểu thị cuộc hôn nhân thần thánh, cuộc hôn phối giữa trời và đất. Con người được đón Con Thiên Chúa hạ sinh trong cung lòng Mẹ Maria.

DÂNG HOA - NHƯ MỘT HÀNH TRÌNH TRỞ VỀ VỚI CHÚA

 
Tháng năm là tháng dâng hoa kính Đức Mẹ. Truyền thống đạo đức này đã có từ rất xưa. Nó xuất phát từ lòng mến mộ bình dân đối với Đức Mẹ. Con cái Mẹ, thì muốn tỏ lòng kính yêu Mẹ, một người Mẹ gần gũi, chăm chú đến từng người con, nhất là những đứa con yếu đuối, bệnh tật, nghèo hèn.
Như thế, cái hồn của việc dâng hoa kính Đức Mẹ chính là tấm lòng con thảo. Tấm lòng con thảo sẽ là những đoá hoa thiêng đẹp hơn, thơm hơn, nếu nó được Phúc Âm hoá một cách sâu xa.
Một cách có thể đưa tới mục đích đó, là hãy dâng hoa như một hành trình trở về với Chúa.
Hành trình đó sẽ được thực hiện thế nào?
Thưa, trước hết hãy tin vào Chúa Giêsu Kitô.

SỐNG THÁNG HOA


I. NGUỒN GỐC THÁNG HOA
  Trước tiên cần phải khẳng định rằng, đây là một tâm tình bộc phát của các tín hữu, chứ không phải do quyết  định của Giáo quyền, nên không có một nhật kỳ nhất định. Vào thế kỷ XIII, vua Alphonsô X nước Tây-ban-nha đã sáng tác một bài thơ trong đó có đoạn hô hào dành tháng 5 để ca ngợi Đức Maria. Như vậy, tục lệ ấy chắc là đã có từ trước. Bên Đức, hồi thế kỷ thứ XIV, chân phước Henricô Suso, dòng Đaminh, đã bắt đầu trồng hoa trong nhà dòng vào tháng 4, để có thể lấy hoa kết triều thiên đội lên tượng Đức Mẹ vào đầu tháng 5. Henricô là một nhà giảng thuyết bình dân thời đó, nên chắc rằng ngài đã tuyên truyền cho bổn đạo bắt chước mình. Hai thế kỷ  sau, một cha dòng Bênêdictô, Wolfango Seidl, đã viết tập sách nhỏ tựa đề "Tháng 5 Thiêng Liêng", trong đó đề nghị những phương thức cầu nguyện và những lễ nghi để thay thế những thói quen phàm tục. Sang thế kỷ XVII, người ta đã thấy nhiều nơi tổ chức những buổi rước hoa vào ngày đầu tiên và các chủ nhật tháng 5, đồng thời với việc đọc kinh cầu Đức Mẹ và những bài ca khác. Ngoài việc dâng hoa thiên nhiên, các tín hữu cũng được khuyến khích dâng những hoa thiêng liêng là các việc lành nhân đức cho Mẹ.
Nhằm thể  hiện những mục tiêu ấy, nhiều tác giả (đặc biệt là các cha Dòng Tên) đã soạn ra những sách trình bày đời sống của Đức Maria, với những tư tưởng rút từ Kinh Thánh, các Giáo Phụ, các Nhà Tu Đức, ngõ hầu các tín hữu có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh thần của Mẹ mà bắt chước. Những sáng kiến tự phát của các tư nhân từ các gia đình, trường học, tu viện, dần dần được quảng bá rộng, đi vào các họ đạo. Sang thế kỷ  XIX, Đức Giáo Hoàng Piô VII, để ghi nhớ việc mình được trả về Rôma vào tháng 5 năm 1814, sau thời gian bị Napoléon giam lỏng tại Paris, đã khuyến khích việc cử hành tháng 5 dâng kính Đức Maria. (Theo Internet)

Nhờ Tin Mừng, anh em được cứu thoát (Lễ Thánh Philip và Giacôbê Tông Đồ)

Philip là người cùng quê quán với Phêrô và Anrê, sinh ra tại Bethsaida (Jn 1:44). Ông cũng là một trong số những người theo John Baptist khi ông này chỉ vào Đức Kitô và giới thiệu: “Đây Chiên Thiên Chúa! Đây Đấng xóa tội trần gian!” Sau khi gọi Phêrô, Chúa Giêsu gặp Philip và gọi ông theo Ngài làm môn đệ với hai tiếng truyền đơn giản “Hãy theo Ta.” Philip vâng lời đáp trả tiếng gọi, và sau đó ông mang Nathaniel đến giới thiệu với Chúa và cũng trở thành môn đệ của Ngài (Jn 1:43-45). Philip có tên trong danh sách của Nhóm Mười Hai, tên của ông đứng hàng thứ năm trong danh sách, sau Phêrô và Anrê, Gioan và Giacôbê (Mt 10:2-4; Mk 3:14-19; Lk 6:13-16). Tin Mừng Thứ Tư tường thuật ba biến cố liên quan tới Philip (Jn 6:5-7; 12:21-23; và trình thuật hôm nay 14:8-9). Ba biến cố này cho chúng ta cái nhìn tổng quát về Philip: ngây thơ, xấu hổ, và hơi bi quan.
Thánh Giacôbê chúng ta mừng hôm nay được gọi bằng nhiều tên khác nhau: Giacôbê con ông Alpheus để phân biệt với Giacôbê con ông Zebedee (Mt 10:3; Mk 3:18; Lk 6:15; Acts 1:13), anh của Gioan; Giacôbê nhỏ để phân biệt với Giacôbê lớn (Mt 27:56); Giacôbê, anh em với Chúa (Mt 13:55; Mk 6:3; Gal 1:19). Không một chút nghi ngờ, ông cũng được nhắc tới trong Thư Galat sau đó (2:2, 9; Acts 12:17, 15:13, 21:18; 1 Cor 15:7). Ông cũng là Giám-mục đầu tiên của Jerusalem (Acts 15 và 21), mặc dù ý kiến này cũng bị nhiều người phản đối.

Tìm bóng Mẹ


Đời lạnh quá! Lá sầu rơi xa xứ
Con về đây tìm bóng Mẹ, Mẹ ơi!
Bước phiêu linh trăm ngả, bước theo đời
Con sợ lắm, xa vời! xa bóng Mẹ.
Khoảnh vườn xưa vui tươi mùa thơ bé
Con bước đi bên Mẹ lộng duyên hoa
Con bước đi chốc chốc lại khóc òa:
Cánh bướm đẹp bay qua chưa bắt được.
Một chiều xa bên Mẹ ngồi con ước
Được như chim bay thẳng đến ngàn xa
Mây vờn thơ và bướm nhịp nhàng đưa
Duyên cánh đẹp giữa màu hoa chói lọi.

Ngàn hoa dâng Mẹ

Tháng Năm, với những cơn mưa đầu mùa đã mang lại cho đất trời một màu xanh của tươi vui và hy vọng. Đất trời xanh tươi càng thêm lộng lẫy nhờ những cánh hoa đồng nội ở trước hiên nhà, hay ven đồi, ven núi. Hoa hoà cùng với cảnh sắc của đất trời để nói lên kỳ công của Thiên Chúa. Mầu sắc của hoa tươi xinh, hương thơm lại càng ngào ngạt, hoa chẳng những tô thắm vũ trụ nên xinh tươi, lại còn như muốn nở một nụ cười thân thiện với con người.
Hoa đã trở thành một người bạn thật thân thiết với con người. Khi vui người ta tặng hoa để chúc mừng lẫn nhau. Khi buồn người ta cũng trao gởi lẵng hoa như trao gởi tấm lòng đồng cảm thân thương. Hoa khích lệ lòng người. Hoa còn hướng con người nhớ tới Đấng tạo hoá đã xoay vần vũ trụ bốn mùa xinh tươi.
Mỗi độ tháng năm về, Giáo hội còn mời gọi chúng ta hướng về Mẹ Maria, là đoá hoa đẹp nhất của trần gian. Mẹ là bông huệ vì Mẹ khiết trinh. Mẹ là đoá hồng vì Mẹ say mến. Hương thanh khiết và tình yêu của Mẹ đã làm cho mùa xuân trần gian được hồi sinh. Ơn cứu độ được ban tặng cho trần đời nhờ hoa lòng của Mẹ hằng đẹp lòng Thiên Chúa.

Nhìn lại một chặng đường sống điều răn mới

Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã trối lại cho các môn đệ Người lời tâm huyết sau đây: “Thầy ban cho các con một điều răn mới là các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con” (Ga 13,34).
Lời tâm huyết trên đây cũng đã được Chúa trao cho tôi, khi Người trao cho tôi trọng trách Giám mục, trong ngày lịch sử 30 tháng 4 năm 1975.
Từ ngày đó đến hôm nay (30.4.2012) đã được 37 năm. Trên suốt chặng đường dài đó, tôi đã luôn luôn gắn bó với điều răn mới, mà Chúa trao ban.
Hôm nay, để tạ ơn Chúa và cũng để cám ơn Hội Thánh, tôi xin chia sẻ vài cảm nghiệm về sự gắn bó của tôi với điều răn mới.

Cả dân tộc đang “bị đầu độc” bởi hóa chất

Trong khi tại các quốc gia Âu Mỹ, người dân được bảo vệ tối đa trước các thực phẩm độc hại, thì tại Việt Nam người dân phải tự bảo vệ mình là chính. Nhưng bảo vệ thế nào được khi mà hầu như tất cả các đồ ăn thức uống, thậm chí đồ may mặc cũng tràn ngập hóa chất độc hại. Báo chí đã nêu danh nhiều, đã lên tiếng nhiều, sau khi đã chứng minh hẳn hoi. Nào là nước tương chứa chất 3-MCPD gây ung thư, sữa nhiễm Mêlamine, phở ướp phoocmôn; nào là heo siêu nạc chứa chất độc clenbuterol, nào là gà vịt bị tẩm hóa chất tạo màu bắt mắt, v.v… và gần đây nhất là vụ cá diêu hồng được nuôi bằng thực phẩm có chứa chất cực độc. Tuy nhiên còn bao nhiêu thứ thực phẩm bị nhiễm độc khác chưa được phanh phui thì sao?
Người dân Việt Nam vẫn thường được khuyến khích hãy trở thành những người tiêu dùng thông minh. Nhưng thông minh thế nào đây khi mà hầu như tất cả đồ ăn thức uống đều bị đầu độc. Được bao nhiêu người thông minh giữa một đất nước đa phần là những người nông dân chân lấm tay bùn, ít học. Vả lại thông minh quá chắc là không còn biết ăn uống gì nữa, trừ khi tự mình cung cấp mọi thứ. Đã từng có một cựu Tổng bí thư khuyên người dân không nên mua rau ngoài chợ. Nhiều người nghèo nghe mà cảm thấy tủi thân. Họ tự hỏi vậy thì mua rau ở đâu? Lên cung trăng mà mua ạ!

Nguồn gốc tháng hoa kính Đức Mẹ

Là người Công giáo Việt Nam, nhất là những ai đã lớn lên trong một xứ đạo miền Bắc, Trung hoặc Nam, có lẽ họ không lạ gì sinh hoạt tôn giáo trong tháng Năm, tháng Hoa Đức Mẹ. Khi ngàn hoa xanh, đỏ, trắng, tím, vàng nở rộ trong cánh đồng, thì con cái Mẹ cũng chuẩn bị cho những đội dâng hoa, những cuộc rước kiệu, để tôn vinh Mẹ trên trời. Những điệu ca quen thuộc trìu mến bỗng nổi dậy trong tâm hồn cách thân thương, nhất là bài “Đây Tháng Hoa” của nhạc sĩ Duy Tân với điệu 2/4 nhịp nhàng:
“Đây tháng hoa, chúng con trung thành thật thà. Dâng tiến hoa lòng mến dâng lời cung chúc. Hương sắc bay tỏa ngát nhan Mẹ diễm phúc. Muôn tháng qua lòng mến yêu Mẹ không nhòa.
- Đây muôn hoa đẹp còn tươi thắm xinh vô ngần. Đây muôn tâm hồn bay theo lời ca tiến dâng. Ôi Maria, Mẹ tung xuống muôn hoa trời. Để đời chúng con đẹp vui, nhớ quê xa vời.
- Muôn dân trên trần mừng vui đón tháng hoa về. Vang ca tưng bừng ngợi khen tạ ơn khắp nơi. Ánh hồng sắc hương càng tô thắm xinh nhan Mẹ. Sóng nhạc reo vang tràn lan đến muôn muôn đời”.
Tháng Hoa có từ đời nào? Do ai khởi xướng?

Vai trò của ngôn ngữ trong tiến trình hội nhập văn hóa

Lm. Joseph Tân Nguyễn, OFM

 I. GIỚI THIỆU: NGÔN NGỮ TÔN GIÁO
 Khi suy tư thần học, dù qua ngôn ngữ nào đi nữa, chúng ta cũng sẽ phải nói về Thiên Chúa, vì thần học là “theo-logos”, hay “logos” về/của “theos”. Cả hai truyền thống này đều có nền tảng trong lịch sử thần học.
 Nhưng khi nói về Thiên Chúa thì sẽ gặp phải ít nhiều trở ngại. Trước hết, phải biết nói thế nào cho đủ? Nói ít quá thì không được, mà nhiều khi thinh lặng nói nhiều về mầu nhiệm Tối Cao hơn là dùng lời.  Mặt khác, nếu nói nhiều thì chưa chắc là nói đúng.  Thiên Chúa là Đấng vô hình, vô dạng, vượt trên mọi giới hạn của ngôn ngữ và khái niệm thì phải nói thế nào cho trọn vẹn? Khởi đầu, các thần học gia đã ý thức có hai điều kiện tối thiểu khi nói về Thiên Chúa:
(a)  Ngôn ngữ diễn tả Thiên Chúa chỉ về một Thực Tại tuyệt đối hay Mầu Nhiệm cao cả nhất đáng cho chúng ta tôn thờ và quy chiếu cuộc sống của chúng ta về Điểm Tựa tuyệt đối ấy.
(b)  Trong tương quan với Điểm Tựa tuyệt đối này, mọi thực tại khác đều trở nên tương đối.

ĐIỆN THỌAI &....KINH THÁNH


  Xin gửi chút lượm lặt dưới đây đến các bạn, đặc biệt bạn nào thích nghiên cứu Kinh Thánh.
         CÁC SỐ ĐIỆN THOẠI KHẨN CẤP
                     Hôn Nhân và Gia Đình
                                    -----****----
Những số này cần thiết hơn số: 911
1-     Khi bạn xao xuyến, lo âu, gọi số…….……....Gioan 14
2-     Khi bạn phạm tội, goị số…………………...Th.vịnh 51
3-     Bạn gặp nguy hiểm, gọi số…………………Th.vịnh 91
4-     Mọi người thất vọng, gọi số………………..Th.vịnh 27
5-     Cảm thấy Chúa ở xa bạn, goị số…………..Th.vịnh 139
6-     Đức Tin bạn cần khuyến khích……………..Do thái 11
7-     Khi bạn cô đơn và sợ sệt…..…………….....Th.vịnh 23
8-     Khi bạn thiếu tin tưởng…………………. Mat 8, 23-27
9-     Khi bị xúc phạm và chỉ trích………………….1 Cor 13
10- Bị giao động về Đạo Chúa(Tín lý)………2 Cor 5,15-18
11- Khi bạn cảm thấy bị ruồng bỏ……………Rom 8,31-39
12- Bạn đang đi tìm Bình an…………………Mat 11,25-30
13- Cảm thấy thế giới này hơn Chúa……………Th.vịnh 90
14- Bạn cần Chúa Kitô như là Bảo hiểm………Rom 8,1-30
15- Khi bạn đi nghỉ ngơi vài ngày, gọi số ….. Th.vịnh 121
16- Khi bạn cầu nguyện cho chính mình………..Th.vịnh 87
17- Khi cần sự can đảm cho bổn phận…………..Gio-suê 1
18- Khi bạn quyết từ bỏ để theo Chúa……… Mc 10, 17-31

PHỎNG VẤN ĐHY GIOAN BAOTIXITA VỀ MỤC VỤ DI DÂN TẠI TỔNG GIÁO PHẬN SÀI GÒN

  WGPSG -- Thầy Phó tế Thuần (Tổng Giáo phận Osaka) phỏng vấn ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn về mục vụ di dân tại TGP Sài Gòn, 26.4.2012
1. Kính thưa ĐHY, với chức vụ là Chủ tịch Uỷ ban Mục vụ Di Dân của HĐGMVN, xin ĐHY chia sẻ cho chúng con vài nét về hiện tình di dân trong TGP của ĐHY.
Trong TGP Sài Gòn, có 2 triệu di dân nội địa từ Bắc chí Nam. Trong số đó có đến 10% là Công giáo. Ngày 1.5.2012 sắp tới có 2 GM Phát Diệm và Thanh Hoá đến sinh hoạt với người di dân gốc Phát Diệm và Thanh Hoá đang học hành, lao động trong Thành phố này.

Cầu nguyện không thay cho hành động



VRNs (30.04.2012) - Sài Gòn – Bài giảng lễ cầu cho Công lý và Hòa bình tại DCCT Sài Gòn 29/4/2012 của cha Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong:

Hôm nay lễ Chúa Chiên Lành, ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu.

Như đã thành thông lệ, hôm nay cũng là ngày chúng ta dâng thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình, cho sự thật được tôn trọng trên quê hương ViệtNam.
Cầu nguyện cho công lý và hòa bình, đó là một việc làm cần thiết, nhất là trong bối cảnh quê hương đất nước hiện nay, khi sự ác lan tràn, khi sự bất công ngày càng thể hiện một cách ngạo ngược.

Lần đầu tiên một người Việt được Đức Thánh Cha Biển Đức 16 truyền chức linh mục


Ảnh minh họa
VATICAN. Trong số 9 phó tế được ĐTC Biển Đức 16 truyền chức sáng chúa nhật 29-4-2012 tại Đền thờ Thánh Phêrô, đặc biệt lần đầu tiên có một Phó tế Việt Nam.
Đó là thầy Giuse Vũ Văn Hiếu, sinh trưởng tại Nam Định, thuộc giáo phận Bùi Chu, từ 6 năm nay cư ngụ tại Chủng viện Capranica nhất ở Roma và theo học thần học tại Đại học Giáo Hoàng Gregoriana. Đây là lần đầu tiên từ hàng chục năm nay mới có một phó tế người Việt được ĐTC truyền chức LM và là người Việt đầu tiên được ĐTC Biển Đức 16 tấn phong.
Thánh lễ bắt đầu lúc quá 9 giờ sáng chúa nhật thứ tư Phục Sinh, cũng là Ngày Thế giới cầu cho ơn gọi lần thứ 49 với chủ đề "Ơn gọi, hồng ân tình thương của Thiên Chúa”.
Trong số 8 Phó tế còn lại nhập tịch giáo phận Roma, có 3 thầy học tại Đại chủng viện Roma, 1 thầy tại Học viện Caprania, và 4 thầy học tại Học viện giáo phận 'Mẹ Đấng Cứu Chuộc' (Redemptoris Mater) thuộc Con đường Tân Dự Tòng. Trong 4 thầy này có 2 thầy Italia và 1 thầy Colombia, 1 thầy người Côte d'Ivoire bên Phi châu.

Người tín hữu Chúa Kitô dấn thân trong chính trị (tiếp)


LH - C- BỔN PHẬN NGƯỜI TÍN HỮU CHÚA KITÔ ĐỐI VỚI CHÍNH TRỊ
9- Mỗi tín hữu Chúa Kitô có quyền và bổn phận phải đặc tâm lưu ý và dấn thân vào hoạt động chính trị, tùy theo điều kiện mình có thể và khả năng mình có được, để thăng tiến xã hội nhằm phục vụ con người: căn nguyên – trung tâm điểm – cùng đích mọi động tác mình trong ánh sáng Phúc Âm.
Lên đầu trang