Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ sáu Tuần 9 Thường niên 8.6.2012 "Bên hữu Cha đây"

Lời Chúa: Mc 12, 35-37
Khi ấy, Đức Giêsu lên tiếng giảng dạy trong Đền thờ rằng: “Sao các kinh sư lại nói Đấng Kitô là con vua Đavít? Chính vua Đavít được Thánh Thần soi sáng đã nói: Đức Chúa phán cùng Chúa Thượng tôi: bên hữu Cha đây, Con lên ngự trị, để rồi bao địch thù, Cha sẽ đặt dưới chân Con. Chính vua Đavít gọi Đấng Kitô là Chúa Thượng, thì Đấng Kitô lại là con vua ấy thế nào được?” Đám người đông đảo nghe Đức Giêsu cách thích thú.

Chính trị hoá đức tin trong Giáo hội Trung Quốc

Tông thư 2007 của Đức Thánh Cha gây xôn xao nhưng đồng thời mang lại hy vọng

Tôi không muốn thừa nhận rằng Tông thư của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI gửi người Công giáo Trung Quốc năm 2007 khơi lên chiến tranh. Nhưng nó thật sự bi kịch hơn thế nữa.

Khắp Trung Quốc nhiều tháng trước khi Tông thư được phát hành hôm 30-6 năm đó, người ta đồn tai nhau rằng những kẻ nắm quyền lực trong tay nhưng không có Chúa trong tâm hồn đang sợ hãi và lo âu.

Thư gửi các linh mục

Các linh mục thân mến,
Vào ngày lễ trọng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu sắp tới (15 tháng Sáu 2012), như thường lệ, chúng ta sẽ cử hành Ngày Thế giới cầu nguyện cho sự thánh hóa các linh mục.
Kiểu nói trong Kinh Thánh: “Ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh!” (1 Tx 4,3), tuy nói với mọi Kitô hữu, nhưng lại nhắm đến đến các linh mục chúng ta cách riêng, vì chúng ta đã đón nhận lời mời gọi “thánh hóa chính mình” và trở nên những “thừa tác viên thánh hóa” anh chị em chúng ta. Trong trường hợp của chúng ta, có thể nói “ý muốn này của Thiên Chúa” được nhân đôi và nhân lên đến vô tận, và chúng ta phải tuân hành thánh ý ấy trong mọi việc chúng ta làm.

Lễ hội chứng từ của các gia đình với Đức Thánh Cha

MILANO. Tối thứ bảy, 2-6-2012, 350 ngàn người thuộc các gia đình năm châu đã tham dự lễ hội chứng từ do ĐTC chủ tọa bắt đầu từ lúc 8 giờ rưỡi tại Công viên Bresso ở mạn bắc Milano, Italia.
Trong lễ hội này, dưới bầu trời dịu mát, đã có phần trình bày chứng từ, xen lẫn 5 câu hỏi được nêu lên với các câu trả lời ứng khẩu của ĐTC và các bài ca điệu vũ được trình diễn.
1. Bé Cát Tiên người Việt
Mở đầu, bé gái Cát Tiên 7 tuổi, trong chiếc áo dài màu đỏ, đầu đội khăn đóng, cầm bó hoa đến cắm trước ảnh Thánh Gia, và em tiến đến trước ĐTC để chào ngài và nói: “Con chào Đức Giáo Hoàng, con là Cát Tiên, con đến từ Việt Nam. Năm nay con 7 tuổi và con muốn giới thiệu với Đức Giáo Hoàng gia đình con: đó là ba con tên là Đang, và mẹ con tên là Thảo, và đó là em con tên là Bình. Con rất muốn biết về gia đình Đức Giáo Hoàng và hồi Cha còn bé như con…”. Vừa nói, bé Cát Tiên vừa chỉ ba em trong áo lam màu và mẹ em trong áo dài màu đỏ như cô dâu và bé Bình đứng gần đó.

Phải chăng người ta có thể trả giá cho một Thánh Lễ?

Bình thường, hầu như tất cả các tín hữu Công Giáo đều đầy lòng tin tưởng khi họ đến xin một vị Linh Mục dâng Thánh Lễ để cầu nguyện cho một ý nguyện nhất định nào đó của họ, như cầu xin ơn bình an cho gia đình, cho con cái hay cầu nguyện cho linh hồn các người thân đã qua đời, v.v… Và những ý nguyện ấy thường được gọi là “ý lễ” (Meßintentionen). Trên thực tế, người tín hữu thường đến văn phòng giáo xứ để gặp cha Quản Xứ hay thư ký giáo xứ và trình bày ý nguyện xin lễ của mình và sau đó dâng một số tiền nào đó theo quy định của Giáo Phận, của Giáo xứ hay tuỳ lòng hảo tâm của đương sự, số tiền này được gọi là “bổng lễ”.
Vấn đề tiền xin lễ hay bổng lễ này đã khiến không ít người từng thắc mắc tự hỏi: Phải chăng người ta có thể mua được ơn thánh và sự chúc phúc của Thiên Chúa? Phải chăng con người có thể mặc cả với Thiên Chúa về ân sủng thiêng liêng bằng tiền bạc vật chất? Nói cách khác, phải chăng người ta có thể trả giá cho một Thánh Lễ?

Sống thánh thiện

TIÊN BÁO VỀ SỰ NGƯỢC ĐÃI

Nếu bạn sống đạo đức, bạn sẽ bị chịu đau khổ. Bạn không thể ước tính. Đó không là vấn đề của đau khổ mà là vấn đề của thời điểm và mức độ. Chúng ta muốn công bố những lời hứa của Thiên Chúa về sự quan phòng và sự bảo vệ. Nhưng có bao nhiêu người trong chúng ta công bố những lời hứa đó? Thánh Phaolô nói: “Những ai muốn sống đạo đức trong Đức Kitô Giêsu, đều sẽ bị bắt bớ” (2 Tm 3:12). Tôi không muốn. Có ai lại muốn bị hành hạ chứ?
ĐGH Gioan Phaolô II gặp Mehmet Ali Agca ngày 27 tháng 12 năm 1983 tại Rôma
Nhưng Chúa Giêsu đã có “định luật” của Bát Phúc (Tám Mối Phúc Thật): “Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa” (Mt 5:10-11). Trong các Mối Phúc khác, chữ “phúc thay” đều được dùng, nhưng trong Mối Phúc đặc biệt này, Chúa Giêsu dùng chữ “phúc thay” 2 lần để nhấn mạnh phúc lành của Thiên Chúa dành cho những người bị bách hại.

ĐTC KÊU GỌI CÁC GIA ĐÌNH CẦU NGUYỆN THEO PHỤNG VỤ GIỜ KINH

                            
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã hướng dẫn ngày cầu nguyện – hora media – vào sáng thứ Bảy, ngày 2 tháng Năm tại Vương cung Thánh đường Mary Nascent ở Milan, trọn ngày đầu tiên trong chuyến tông du của Ngài tới thành phố này mà sẽ là người điều khiển Đại hội Gia đình Thế giới lần VII.
Trong bài giảng của mình, Đức Thánh Cha nói về nghi thức cầu nguyện – ngợi khen Thiên Chúa chung, theo nghi thức – vì khi diễn tả sự mầu nhiệm cao trọng của Giáo Hội, “Môi chúng ta, tâm hồn chúng ta, tâm trí chúng ta,” Ngài nói, “là, trong lời cầu nguyện của Giáo Hội, những người thể hiện ra được nhu cầu và khát vọng của tất cả nhân loại.” Đức Thanh Cha kêu gọi cầu nguyện hàng ngày theo Nghi thức Phụng vụ của Giờ Kinh, “một nhiệm vụ thiết yếu của nội bộ được ban hành trong Giáo Hội,” tất cả mọi thành viên cùng nhau cấu thành gia đình riêng thực sự của Thiên Chúa.

NHỮNG BÀI HỌC CỦA MỘT VỆ BINH THỤY SĨ HỌC ĐƯỢC ĐTC VÀ ĐEM MÌNH ĐẾN THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC

                                   
2 tháng Sáu, 2012. Hàng năm vào tháng Năm, một lớp tân binh được tuyên thệ nhậm chức Vệ binh Thụy sỹ của Vatican. Nghi thức này được gia đình, các quan chức Vatican, cũng như những cựu thành viên thuộc đội vệ binh của Giáo Hoàng tham dự.
Andreas Widmer đã phục vụ trong hàng ngũ Vệ binh Thụy Sỹ được hai năm khi còn là một thanh niên dưới sự lãnh đạo của ĐTC John Paul II. Sau đó ông đã sử dụng những bài học mà ông đã học được tại Vatican vào vấn đề kinh doanh thế giới, làm việc với những người chủ hãng buôn để chiến đấu với cảnh đói nghèo. Ông viết về những kinh nghiệm trong cuốn sách của mình “Đức Thánh Cha và CEO” kể về ông đã được ảnh hưởng bởi ĐTC John Paul II không biết bao nhiêu.

NIÊN LỊCH RIÊNG CỦA CÁC DÒNG TU


Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư Phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Rôma.
Hỏi : Tôi là thành viên của một giáo xứ Công giáo do các cho Dòng Phanxicô coi sóc. Liệu các giáo xứ do cha Dòng coi sóc có chọn lựa tuân theo niên lịch phụng vụ cho giáo phận mình (cùng với sách các nghi lễ thánh v.v.), hoặc họ có thể xin phép tuân theo niên lịch và sử dụng sách các nghi lễ thánh riêng (trong trường hợp của chúng tôi, là niên lịch dòng Phanxicô) của một Dòng tu không? . M.P., Indianapolis, Indiana (Mỹ).
Đáp : Câu trả lời cho câu hỏi này phụ thuộc vào nhiều trường hợp. Có trường hợp liên quan đến các tu sĩ Dòng, có trường hợp liên quan đến nhà thờ.

NHÂN LOẠI KHÔNG CÓ TƯƠNG LAI NẾU KHÔNG CÓ GIA ĐÌNH

Nhân loại không có tương lai nếu không có gia đình. Gia đình là sự hiệp thông tình yêu, xây dựng trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ và được mời gọi trở thành đền thánh của sự sống, Giáo Hội nhỏ, tế bào của xã hội.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến gần 40.000 tín hữu và khách hành hương sáng thứ tư 6.6.2012 tại quảng trường thánh Phêrô. Ngoài các đoàn hành hương Bắc Mỹ và Âu châu, có các đoàn hành hương các nước châu Mỹ Latinh như Mehicô, Costa Rica, Venezuela, Peru, Colombia, Brasil và Argentina. Từ Á châu có các đoàn hành hương Malaysia, Sri Lanka, Singapore, Nhật bản và Việt Nam. Từ Phi châu có các đoàn hành hương các nước Angola và Zimbabawe. Trong khi từ Úc châu có đoàn hành hương Australia.

ĐIỀU QUÝ GIÁ TRONG LÚC KHÓ KHĂN

Mây đen kéo đến. Đôi khi khởi đầu bằng một sự việc làm khó chịu; đôi khi mây đen ấy giáng xuống lúc những điều cực nhọc trong cuộc sống dường như quá sức chịu đựng; đôi khi nó ập đến bất thình lình mà chẳng có nguyên nhân nào rõ ràng. Thất vọng. Tuyệt vọng. Suy sụp. Đám mây đen ấy giống như một đám sương mù, lúc cao lúc thấp; lúc mờ ảo, xám xịt; có lúc lại dày đặc, tối tăm; và có lúc nó cuộn xoáy và bạn cảm thấy như mình bị hút xuống tận đáy giếng sâu tối tăm, và dường như không bao giờ có thể trồi lên để nhìn thấy ánh sáng và hít thở không khí.

ĐHY DE PAOLIS ĐƯA RA NHỮNG ĐIỀU LUẬT MỚI CHO REGNUM CHRISTI


Những thay đổi tiếp tục đến với Regnum Christi và Legionaries of Christ. ĐHY Velasio de Paolis, được sự ủy quyền của Đức Thánh Cha đến Giáo Đoàn, đ ã gửi những quy luật mới cho tất các nam nữ tận hiến của Regnum Christi.
Trong một lá thư được viết bởi đại diện Hội đồng Giáo hoàng, ngài nói việc cập nhật này phục vụ nhằm ấn định lại những điều luật chưa hoàn thiện và những điều luật khác còn quá nhiều hạn chế. Việc thay đổi này đươc định sẵn là đặc điểm tham vấn cho sự sống Tin Mừng và sự hiến dâng cho Chúa Giê-su Ki-tô.

TẠI SAO LẠI GỌI LÀ DÒNG TÊN?

(S.J.: Societas Jesu – Gesellschaft Jesu – The Society of Jesus)
"Tại sao lại gọi là Dòng Tên? Tất cả mọi dòng đều có tên, nào là dòng Đa-Minh, dòng Phan-xi-cô, dòng Biển Đức…. Không lẽ hết tên để đặt cho nhà dòng rồi, nên mới kêu là Dòng Tên?"
Không ít người đ ã hỏi như vậy. Mỗi lần như thế, tôi lại phải từ từ giải thích, để ít nhất giải bày được thắc mắc rất hợp lý trên. Trong tinh thần cổ võ ơn gọi, xin giới thiệu với mọi người, đặc biệt với các bạn trẻ đ ô i nét về Dòng Tên. Đầu tiên xin trình bày vài nét về ông tổ sáng lập Dòng Tên. Đ ó là Thánh I-Nhã, người Tây Ban Nha. (Ignace de Loyola, 1491-1556).
Lên đầu trang