Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Chúa nhật 6 Phục sinh 13.5.2012 "Ở LẠI TRONG TÌNH THƯƠNG"


Lời Chúa: Ga 15, 9-17
Khi ấy, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người. Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để niềm vui của Thầy ở trong anh em, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn. Ðây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Không ai có tình thương lớn hơn tình thương của người hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu. Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha của Thầy, Thầy đã cho anh em biết. Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em. Ðiều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau”.

Giáo hội Nam Hàn và giáo hội Việt Nam


VRNs (12.05.2012) – Sài Gòn – Cách đây gần một tháng, đài Vatican có đề cập đến sự phát triển mạnh mẽ của Giáo Hội công giáo Nam Hàn. Theo đài Vatican, số Kitô hữu từ năm 1960 đến năm 2010 tăng từ 2% đến 30%, trong đó có khoảng 11% là tín hữu công giáo, tức được khoảng 5,4 triệu, số linh mục từ 250 đến 5.000. Hàng năm có rất đông người xin gia nhập Giáo hội Công giáo. Mỗi giáo xứ có từ 200 đến 400 Kitô hữu theo Công giáo. Hồi năm 2008, số tín hữu công giáo đã vượt 10% tổng số dân Nam Hàn và gia tăng 3% mỗi năm. Theo thống kê của giáo hội Nam Hàn, số người lãnh bí tích Rửa Tội đã là 154.000 người. Trong 10 năm qua, số tín hữu Nam Hàn đã gia tăng từ 3 đến hơn 5 triệu, khiến cho giáo hội Nam Hàn là giáo hội tiến triển mạnh nhất Á châu.

Charles de Foucauld - Một mẫu gương truyền giáo


12.05.2012 10:16
 
    Một buổi tối nọ, viên sĩ quan trẻ tuổi người Pháp tên là Charles de Foucauld say mê kể cho gia đình nghe những cuộc thám hiểm của anh ở Maroc. Người chăm chú theo dõi câu chuyện của anh nhất là cô cháu bé chưa tròn 10 tuổi. Khi anh vừa chấm dứt thì cô bé đã bất thần đặt một câu hỏi như sau: “Thưa cậu, cháu đã thấy cậu làm được nhiều việc vĩ đại... Thế cậu đã làm được gì cho Thiên Chúa chưa?”
Câu hỏi ấy như một luồng điện giật khiến anh trở thành bất động. Từ bao lâu nay, chưa có người nào đã khiến anh phải suy nghĩ nhiều như thế. “Anh đã làm gì cho Thiên Chúa chưa?” Charles de Foucauld lục soát trong lương tâm của mình để chỉ thấy một lỗ hổng không đáy. Anh đã phí phạm tất cả thời giờ của anh trong những cuộc ăn chơi truỵ lạc và những danh vọng phù phiếm... Mắt anh bỗng mở ra để thấy được nỗi khốn khổ, nghèo hèn của mình.

Ngày hôm sau, anh tìm đến xưng tội với một vị linh mục. Anh vào dòng khổ tu, rồi xin đến Nazareth để sống trọn vẹn cho Chúa Giêsu.

HĐGM Hoa Kỳ công bố Nghi thức Ban Phép lành cho Thai nhi

12.05.2012 10:15
 
Xem hình
Cuốn Nghi thức và Đức TGM Gregory M. Aymond
EMTY (Washington DC, 11-5-2012, CNA/EWTN) – Trước ngày lễ Hiền Mẫu, Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã công bố nghi thức ban phép lành cho thai nhi, bố mẹ thai nhi và con cái trong gia đình.
Lời cầu nguyện bắt đầu: “Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa, tác giả của mọi sự sống, ban phép lành cho thai nhi này, xin Ngài luôn bảo vệ và ban cho thai nhi được chào đời mạnh khoẻ”.

Cuốn Nghi thức, có tựa đề “Nghi thức Ban Phép lành cho Thai nhi”, được đăng trực tuyến trên trang web của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ. Nó còn có phần phụ lục sẽ được kèm theo trong các phiên bản ấn hành sau này.

Lời cầu nguyện xin Thiên Chúa mang lại cho thai phụ “niềm vui kỳ diệu trong thiên chức làm mẹ”. “Xin cho người mẹ này được khuây khoả trong mọi nỗi âu lo và giúp cho người mẹ này quyết tâm dưỡng dục con mình theo con đường cứu rỗi”.

"Thinh lặng và Lời nói: con đường Phúc âm hoá" - Sứ điệp ngày thế giới Truyền thông năm 2012


(Cập nhật: 12/05/2012 09:55:36)


SỨ ĐIỆP NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI LẦN THỨ 46
«Thinh lặng và Lời nói: con đường Phúc Âm hóa»
[Chúa Nhật 20/05/2012]

Anh chị em thân mến,
Gần đến Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội 2012, tôi ao ước chia sẻ với anh chị em một vài suy tư về một khía cạnh quan trọng nhưng đôi khi lại bị bỏ qua trong tiến trình truyền thông của con người. Đó là vấn đề tương quan giữa thinh lặng và lời nói mà ngày nay đặc biệt cần phải nhấn mạnh tầm quan trọng của nó. Thinh lặng và lời nói là hai thời điểm của truyền thông cần được quân bình, nối tiếp nhau và bổ túc cho nhau để đạt tới một sự đối thoại đích thực và một sự gần gũi sâu xa giữa các nhân vị. Khi lời nói và thinh lặng loại trừ nhau, thì việc truyền thông sẽ bị hỏng đi, hoặc là bởi vì nó gây  nên một sự quấy rầy nào đó, hoặc ngược lại, bởi vì nó tạo ra một bầu khí lạnh lùng; trái lại, khi chúng hài hòa bổ túc cho nhau, thì việc truyền thông đạt được giá trị và sự hòa hợp.

Ngày của Mẹ 13/5/2012



(Cập nhật: 12/05/2012 09:55:38)

Tại nhiều nước trên thế giới, ngày Chúa Nhật thứ 2 trong tháng 5 được gọi là Ngày của Mẹ, ngày dành riêng để tỏ lòng báo hiếu đối với Mẹ.

Sáng kiến dành ngày Chúa Nhật thứ 2 của tháng 5 làm ngày của Mẹ là của cô Jarvis, người Hoa Kỳ. Mẹ của cô mất tháng 5 năm 1905. Những năm kế tiếp, cô thường tổ chức giỗ mẹ một cách trọng thể như mời bạn bè đến cầu nguyện tại gia đình. Cô viết thư gởi tới các nhân vật quan trọng của nước Mỹ để xin lập một ngày tưởng nhớ các bà mẹ. Cuối cùng, ngày 10/05/1913, Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua đề nghị nhận ngày Chúa Nhật thứ hai trong tháng 5 làm ngày ghi ơn các bà mẹ. Tổng Thống Wilson Hoa Kỳ đã công bố quyết định này ngày 09/05/1914. Tục lệ này đã lan rộng sang nhiều quốc gia trên thế giới.

Đức tin và Lý trí

“Đức tin và lý trí được ví như đôi cánh giúp tâm trí con người vươn cao lên trong sự chiêm nghiệm chân lý”.
(Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong thông điệp “Fides et ratio”)
I/ Dẫn nhập
Thế giới đang ngày càng phát triển, nhân loại chúng ta được diễm phúc chứng kiến sự tiến bộ không ngừng của các công trình khoa học kỷ thuật. Sự phát triển đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và làm phong phú hóa đời sống tinh thần con người. Tuy nhiên, dưới nhãn quan tư tưởng, những phát minh mới đầy táo bạo của khoa học lại liên tiếp tạo ra các vấn nạn khác buộc triết học và thần học phải giải quyết. Trong mối tương quan giữa con người với thế giới vạn vật, với vũ trụ, với đồng loại và với Thượng Đế, thì lĩnh vực “Đức tin và lý trí” luôn là đề tài nóng bỏng được đề cao hơn hết. Xuyên suốt chiều dài lịch sử tư tưởng nhân loại, mối quan hệ giữa hai phạm trù này mỗi lúc một khác. Có thời kỳ tưởng chừng như chúng chẳng có quan hệ gì với nhau thậm chí có lúc xem ra mâu thuẫn, xung khắc đến không thể cùng tồn tại bên nhau. Khi Triết học thắng thế thì Thần học chỉ là thần thoại, là thứ yếu; ngược lại khi Thần Học lên ngôi thì Triết học là tôi tớ, là nữ tỳ và bấy giờ lý trí phải phụng sự đức tin, khoa học phụng sự tôn giáo. Nhưng ngày nay, Đức tin và Lý trí đã là người cùng một nhà. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong thông điệp “Fides et ratio” Ngài mở đầu bằng một nhận định: “Đức tin và lý trí được ví như đôi cánh giúp tâm trí con người vươn cao lên trong sự chiêm nghiệm chân lý”. Để làm sáng tỏ lời nhận định này, chúng ta xin mượn tư tưởng của hai con người, hai triết gia và thần học gia sáng giá, đồng thời cũng là hai vị thánh lớn trong Giáo Hội, được mệnh danh là hai “tiến sĩ thiên thần” để làm bằng chứng: Augustinô và Thoma Aquinas. Qua đó, giúp chúng ta hiểu biết hơn tương quan đích thực giữa“Đức tin và lý trí”.   

Một sự quan phòng

Năm 1961, khi ông Trần Văn Lắm được Tổng Thống Ngô Đình Diệm cử đi làm Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Úc Đại Lợi, ông đã năn nỉ thân phụ và thân mẫu Linh Mục Thuận cho một người trong gia đình đến làm việc trong Tòa Đại Sứ Úc ở Canberra với ông. Ông Lắm hy vọng rằng nếu có một người cháu của ông Diệm cùng làm việc với ông, ông có thể dùng người cháu này để nói chuyện với Tổng Thống Ngô Đình Diệm mỗi khi gặp rắc rối với Phủ Tổng Thống VNCH. Vì trong gia đình của cụ Ấm ai cũng đã có công ăn việc làm nên không ai muốn đi. Cuối cùng, gia đình quyết định gởi cô Nguyễn Thị Hàm Tiếu, lúc đó mới 20 tuổi, đến làm việc ở Tòa Đại Sứ Úc.
Tuy nhiên, ngày 2.11.1963, khi được tin Tổng Thống Ngô Đình Diệm vừa bị lật đổ và hạ sát, ông Trần Văn Lắm đã đuổi cô Nguyễn Thị Hàm Tiếu ra khỏi Tòa Đại Sứ VNCH ở Úc. Đây là một biến cố rất phủ phàng, nhưng không ngờ đó lại là một sự quan phòng của Thiên Chúa. Chúng ta hãy nghe cô Nguyễn Thị Hàm Tiếu kể lại những gì đã xẩy ra trong cuộc phỏng vấn của phóng viên Catholic News Service ngày 10.2.2001.
Cô cho biết sau khi cô bị đuổi khỏi Tòa Đại Sứ, người anh của cô là Linh mục Nguyễn Văn Thuận đã viết cho cô một lá thư và nói: “Hãy ở lại đấy, một ngày kia, có thể em sẽ cứu được cả gia đình”.

Dòng sữa mẹ


Chúa nhật thứ hai trong Tháng Năm là ngày Hiền Mẫu, Mother's Day, ngày được dành riêng để nhớ ơn mẹ hầu như trên khắp cõi đất này. Nhớ ơn mẹ đã cưu mang sinh thành dưỡng dục; nhớ ơn mẹ đã yêu thương, đã hy sinh cho con lớn khôn thành người nhân nghĩa.

Xin chúc mừng và tôn vinh tất cả những người nữ nhận từ Thiên Chúa thiên chức làm mẹ. Xin tạ ơn người mẹ của chúng con.
Mẹ, chỉ một từ ngữ thôi mà mênh mông tình yêu, bao la tâm tình hiếu kính. Mẹ được ca ngợi như mùa xuân của con, mẹ được tán tụng như bầu trời mênh mang, mẹ được ví như xôi nếp mật, như đường mía lau, như nước trong nguồn chảy ra.
Mỗi người chúng ta đều có một người mẹ. Tình yêu của mẹ thì bao la hơn biển cả, cao vời hơn những tầng mây, vĩ đại hơn những rặng núi, và bao la vô cùng vô tận. Thơ viết về mẹ bao giờ cũng dào dạt cảm xúc. Nhạc viết về mẹ bao giờ cũng trầm tư tình cảm. Tranh vẽ về mẹ bao giờ cũng lung linh ấm áp. Bởi hiển nhiên, mẹ là nguồn xúc cảm sâu xa, vô tận và nhiệm mầu nhất trong mọi nguồn sáng tạo. Tình yêu của mẹ là một nguồn cảm hứng không bao giờ cạn, là những tư tưởng vô tận của các thi sĩ, các nhà văn và của các văn nghệ sĩ. Trong lãnh vực tôn giáo, chính trị, kinh tế, con người thường tìm đủ lý lẽ để phân biệt, tách rời, phe nhóm; nhưng khi trái tim lên tiếng, nhất là trái tim của người mẹ thì thường đem mọi người lại gần nhau hơn.

Đức Thánh Cha tiếp kiến Học Viện Giáo Hoàng Tây Ban Nha

VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 nhắn nhủ các LM Tây Ban Nha noi gương thánh Juan de Ávila, sống kết hiệp với Chúa Giêsu, để kín múc nghị lực tinh thần hầu chu toàn sứ mạng.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 10-5-2012, dành cho 150 người gồm ban giám đốc, ban giảng huấn và các LM sinh viên Học viện Giáo Hoàng thánh Giuse của Tây Ban Nha, nhân dịp kỷ niệm 150 năm thành lập học viện. Hiện diện tại buổi tiếp kiến có ĐHY Antonio Maria Rouco, TGM Madrid, Chủ tịch HĐGM Tây Ban Nha, và nhiều GM tại nước này.
Trong bài huấn, ĐTC nhắc đến hàng ngàn LM đã xuất thân từ Giáo Hoàng Học viện Tây Ban Nha và hăng say phục vụ Giáo Hội. Ngài nói: "Anh em hãy nhớ rằng linh mục canh tân đời sống và kín múc sức mạnh cho sứ vụ của mình từ sự chiêm ngắn Lời Chúa và đối thoại thân mật với Chúa. LM ý thức rằng mình không thể dẫn đưa anh chị em đến cùng Chúa Kitô, và cũng không gặp được Chúa nơi người nghèo và những người đau yếu, nếu trước đó không khám phá thấy Chúa trong kinh nguyện sốt sắng và liên lỷ. LM cần phải nuôi dưỡng quan hệ thân tình với Đấng mà mình loan báo, cử hành và thông truyền. Đây chính là nền tảng của linh đạo linh nục, để trở thành dấu chỉ rạng ngời và là chứng nhân sống động về vị Mục Tử Nhân Lành".

Trách nhiệm người tín hữu Chúa Kitô trong chính trị (1)



Nguyễn Học Tập(TNCG) - Trong thời gian gần đây một bài được đăng trên một vài tờ báo ở Ý Quốc cho thấy có sựđối chọi giữa hai khuynh hướng, - ở Ý Quốc cũng như ở nhiều Quốc Gia khác có truyền thống Kitô giáo -, đối chọi giữa việc các vị mục tử nhấn mạnh đến tầm quan trọng hay đúng hơn đến việc cần thiết người công giáo phải dấn thân vào chính trị, trong khi đó thi dường như lan tràn khắp đó đây dân chúng bỏ lơ lãnh vực vừa kể.

Tệ hơn nữa, thái độ lơ đảng đó cũng lây đến lãnh vực các giáo lý viên, tức là những người đặc trách đào tạo thế hệ công giáo mới (R. çombardi, Per una educazione cristiana all'impegno politica, in A A:VV, Chiesa e politica, Morcelliana, Brescia 2000: Città del Vaticano 2005, 79-112).
Lên đầu trang