Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ bảy Tuần 32 Thường niên 17.11.2012 "Không được nản chí"

Lời Chúa: Lc 18, 1-8
Khi ấy, Ðức Giêsu kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí. Người nói: “Trong thành kia, có một ông quan toà. Ông ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì. Trong thành đó, cũng có một bà goá. Bà này đã nhiều lần đến thưa với ông: “Xin ngài bênh vực tôi chống lại kẻ kiện tôi.” Một thời gian khá lâu, ông không chịu. Nhưng cuối cùng ông ta nghĩ bụng: “Dầu rằng ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì, nhưng mụ goá này quấy rầy mãi, thì ta bênh vực mụ cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu nữa chăng?” Rồi Chúa nói: “Anh em nghe quan toà bất chính ấy nói đó! Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không bênh vực những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người, dù Người có trì hoãn? Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng bênh vực họ. Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”

Ngày 17 tháng 11, Thánh Elisabeth Nước Hung Gia Lợi,Góa Phụ Nữ Tu, (1207-1231)

Elisabeth sinh năm 1207 trong một cung điện vua André đệ nhị nước Hung Gia Lợi. Tuy còn ít tuổi, nhưng lòng đạo đức của Elisabeth đã làm nhiều người phải chú ý. Dù ở trong cung điện nguy nga nhưng ngài chỉ muốn sống một cuộc đời giản dị và giàu lòng thương người. Lớn lên, ngài kết bạn với hoàng tử Louis nước Ðức. Thánh nữ luôn bắt chước gương khiêm tốn của Ðức Mẹ và sống cuộc sống nghiệm nhặt của các vị tu hành.

5 bài học quan trọng của đời người

Bài số 1: Bài học về sự tự giác
Xưa thật là xưa, có một ông Vua nọ, một hôm ông ta sai quân lính đặt một tảng đá lớn nằm chắn ngang đường đi. Xong, ông nấp vào một bụi cây gần đấy và theo dõi.
Lần lượt ông ta thấy, những thương nhân giàu có đi qua, rồi đến những cận thần của ông đi qua, nhưng không ai có ý định xê dịch tảng đá sang bên nhường chỗ cho lối đi cả, họ chỉ lẩm nhẩm đổ lỗi cho nhà Vua vì đã không cho người giữ sạch sẽ con đường.
Một lúc sau, nhà Vua nhìn thấy một người nông dân đi tới với một xe rau cồng kềnh nặng trĩu. Nhìn thấy tảng đá, người nông dân liền ngừng xe và nhảy xuống đất, cố hết sức mình ông ta đã đẩy được tảng đá sang bên kia vệ đường. Vừa làm ông ta vừa lẩm bẩm: “Thật không may nếu có ai đó không thấy mày và vấp phải, chắc là sẽ đau lắm đây”. Xong đâu đấy, người nông dân quay trở lại xe để tiếp tục đi tiếp, thì bỗng nhìn thấy một bao tiền to đặt đúng ngay chỗ mà ông đã di chuyển tảng đá. Đó là một một món quà của Đức Vua cho người nào dịch chuyển được tảng đá.
Câu chuyện của người nông dân này đã giúp chúng ta nhận ra một điều quý giá mà rất nhiều người trong chúng ta không bao giờ nhận thấy: Vật cản đôi khi cũng có thể là một cơ hội tốt.

Hãy nhìn xem thế giới trong tình yêu thương của Thiên Chúa

Rome,10/29/12 (Zenit.org) – “Hãy chiến thắng sự sợ hãi bằng đức tin, can đảm và thanh thản nhìn đời, mặc dù cuộc đời này đầy dẫy những thách thức khó khăn, nhưng Chúa vẫn luôn yêu thương chúng ta” đó chính là thông điệp mà các giám mục thế giới đang gởi đi trong cuộc Truyền bá Tân Phúc Âm hóa mà Cha Giám đốc Federico Lombardi của Đài Vatican đã phát đi (CTV)
“Thông điệp của Thượng Hội Đồng Giám Mục gởi đến cho Dân Chúa” mà phát ngôn viên của Tòa Thánh, đã bình luận. Bài phát thanh được truyền đi vào thứ sáu tuần trước sau khi Hội đồng đã bàn thảo về Tân Phúc Âm hóa.
Mặc dù loan báo thông điệp này thật là khó khăn vì trong thời đại này có nhiều người đang xa cách với đức tin. “Họ tìm cách chống đối và đưa ra nhiều mâu thuẫn”, nhưng cha Lombardi nói rằng là vẫn có niềm hy vọng và nhất định không nên bi quan. Ngài kêu gọi các tín hữu hãy vững niềm tin, hy vọng đức tin dựa vào Thiên Chúa, qua sự hiện diện của Chúa Kitô sống lại và quyền năng của Đức Chúa Thánh Thần.”

Đức tin vừa là hồng ân vừa là trách nhiệm


Dẫn Nhập:
Trong Tự sắc "Cánh cửa đức tin", Đức Bênêđictô XVI nhận xét rằng: "Trong quá khứ người ta có thể nhận ra một hệ thống văn hóa nhất thống, được đa số chấp nhận, có tham chiếu nội dung đức tin và các giá trị được đức tin gợi hứng, nhưng ngày nay, trong phần lớn các lãnh vực xã hội không còn như thế nữa, vì có cuộc khủng hoảng đức tin sâu xa nơi nhiều người" 1.
Quả thật, đúng như lời Đức Bênêđictô XVI nhận định. Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy tiến bộ về mặt khoa học, kỹ thuật cũng như kinh tế...một số người cho rằng: niềm tin tôn giáo chỉ là một chuyện viển vông, là chuyện của những người ít học, mê tín...
Quan niệm này đang là một thách đố đối với niềm tin Kitô giáo. Phải chăng chúng ta tin vào Đấng mà chúng ta không thấy, không có cơ sở? Tin cách mù quáng...? Những biểu lộ của đức tin mang ý nghĩa gì? Và nội dung căn cốt của đức tin hệ tại đâu? Tất cả xin được trình bày sơ khảo qua bài viết này.

Sách: Phụng vụ

1. 40 câu hỏi đáp về Thánh lễ: Giáo Hội luôn nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cao quý của thánh lễ. Quy chế tổng quát của Sách Lễ Rôma mở đầu bằng câu sau đây : “Việc cử hành thánh lễ, với tích cách là hành động của Chúa Kitô và của dân Thiên Chúa, được tổ chức theo phẩm trật, là trung tâm toàn bộ đời sống Kitô giáo, đối với Hội Thánh toàn cầu, cũng như Hội Thánh địa phương, và đối với từng tín hữu” (số 1). Giáo Hội được dưỡng nuôi và sống bởi Lời Chúa và Thánh Thể. Vì thế Giáo Hội mời gọi tất cả chúng ta cố gắng tìm hiểu, khám phá ra hoặc khám phá lại thánh lễ, là hành vi trung tâm của đời sống Kitô giáo chúng ta.
Chúng ta có thể tìm hiểu ý nghĩa của thánh lễ dưới ba khía cạnh : Kinh Thánh, thần học và lịch sử. Ngoài ra, có thể thêm khía cạnh thứ tư mà chúng ta sắp sử dụng : đó là nghi thức, nghĩa là nghiên cứu các nghi thức trong thánh lễ để tìm hiểu và khám phá ra ý nghĩa đích thật của thánh lễ.

Thiên hùng sử - Lịch sử CTTĐ Việt Nam

“Do đó, chúng ta cùng nhau đọc những trang sách này chính là một cách thực tiễn để suy tôn những kiệt tác ân sủng nơi các Thánh. Người viết tác phẩm này đã khởi sự với mong ước được học theo các Thánh một cách tỉ mỉ và trọn vẹn. Đến lượt chúng ta, những người đọc, cũng chỉ có một hoài bão là được hăng say thực hiện những hy sinh hằng ngày như một công trình cố gắng hoàn thành tác phẩm ân sủng của Chúa nơi bản thân mỗi người.
Đó là lý do chúng tôi, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại San Jose, muốn được hân hạnh tặng quý vị tác phẩm này, một tác phẩm dạy ta làm Thánh bằng chính những tấm gương Thánh của những bậc tiên bối Thánh, của một dân tộc Thánh, như dân tộc Việt Nam.”

SỨC MẠNH ĐỨC TIN Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

Nói đến sức mạnh, chúng ta tự nhiên sẽ nghĩ đến những chàng trai võ sĩ thân hình lực lưỡng, cân đối rắn chắc,với những bắp thịt vạm vỡ, với những quả đấm thôi sơn ngàn cân.
Nói đến sức mạnh, chúng ta cũng nghĩ đến những trận cuồng phong, những cơn lũ lụt phá đổ cây cối nhà cửa làng mạc, đê điều, đường sá, cầu cống.
Nói đến sức mạnh, chúng ta cũng thường nghĩ tới những đám cháy lớn thiêu rụi cả một khu rừng, thiêu huỷ các tầng lầu.
Nói đến sức mạnh, chúng ta nghĩ đến những trận động đất san bằng nhiều thành phố, giết hại hàng triệu người trong vài giây đồng hồ.
Nói đến sức mạnh, chúng ta cũng liên tưởng đến những cuộc chiến tranh đã giết hại bao sinh mạng, tàn phá bình địa nhiều thành phố làng mạc nhà cửa dinh thự đền đài.
Nhưng còn có một sức mạnh vạn năng khác, mãnh liệt hơn cả, quyết thắng tất cả mà lại luôn luôn ở trong tầm tay con người. Đó chính là sức mạnh niềm tin tôn giáo.
Niềm tin tôn giáo không bao giờ bị bóp nghẹt do bất cứ quyền lực nào. Không có quyền lực nào có thể xoá bỏ được niềm tin tôn giáo. Lịch sử Giáo Hội đã chứng minh xác tín đó.

Các bài suy niệm Tin Mừng LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

Tin Mừng: Mt 10, 17-22
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các Tông đồ rằng: “Các con hãy coi chừng người đời, vì họ sẽ nộp các con cho công nghị, và sẽ đánh đập các con nơi hội đường của họ. Các con sẽ bị điệu đến nhà cầm quyền và vua chúa vì Thầy, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại được biết. Nhưng khi người ta bắt nộp các con, thì các con đừng lo nghĩ phải nói thế nào và nói gì. Vì trong giờ ấy sẽ cho các con biết phải nói gì: vì chưng, không phải chính các con nói, nhưng là Thánh Thần của Cha các con nói trong các con. Anh sẽ nộp em, cha sẽ nộp con, con cái sẽ chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. Vì danh Thầy, các con sẽ bị mọi người ghen ghét, nhưng ai bền đỗ đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu độ”.

Tại sao Giáo hội tuyên phong các vị Tiến sĩ Hội Thánh?

WHĐ (16.11.2012) / La-Croix – Chúa nhật 7 tháng Mười vừa qua, Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đã tuyên bố thánh nữ Hildegard Bingen (1098-1179) và thánh Gioan Avila (1499/1500-1569) là Tiến sĩ Hội Thánh. Như vậy, số các Thánh Tiến sĩ từ nay là 35 vị. Cha François-Marie Léthel thuộc dòng Camêlô và là tham vấn viên các án Phong thánh, cho biết ý nghĩa của quyết định này.
Tiến sĩ Hội Thánh không phải là những vị siêu thánh. Nếu thế, thánh Phanxicô Assidi hẳn phải là một trong số các vị siêu thánh – vì ngài vẫn còn tác động trên Giáo hội và dân Chúa và lại được cả người ngoài Giáo hội yêu quý. Nhưng ngài lại không được tuyên phong là Tiến sĩ Hội Thánh.
Tiến sĩ Hội Thánh là những vị thánh đã để lại nhiều tác phẩm, trong đó, các ngài triển khai một học thuyết nổi bật đem lại một điều gì đó mới mẻ về đức tin có liên quan đến nhiều người Kitô hữu. Như vậy, con số các Thánh Tiến sĩ có giới hạn. 

Thiên Chúa không chán nản trong việc tìm kiếm con người

Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: Thiên Chúa luôn luôn khởi xướng
ROME, Thứ Tư 14.11.2012 (Le Monde vu de Rome) – Ngày Thứ Tư 14.11.2012, Đức Thánh Cha (ĐTC) Benedict XVI tuyên bố: Thiên Chúa không chán nản trong việc tìm kiếm con người.
Thực vậy ĐTC đã tiếp tục chu kỳ dạy giáo lý về đức tin, sáng nay tại sảnh đường Thánh Phaolô VI ở Vatican.
Trước hết ngài đã nhắc rằng "Thiên Chúa luôn luôn khởi xướng trước con người", có nghĩa là trên hành trình con người đi đến với Thiên Chúa, chính "Thiên Chúa soi sáng, hướng dẫn và đưa dắt." ĐTC nhấn mạnh: Chúa làm tất cả những điều này "trong khi luôn luôn tôn trọng sự tự do của chúng ta."

Lấy thiện để thắng ác

“Đừng để cho sự ác thắng được mình, nhưng hãy lấy thiện mà thắng ác.” (Rm 12,21)
Thật thú vị khi Tông đồ Phaolô đã viết những lời ấy cho những tín hữu ở Rôma, khi có những điều tương đồng khá rõ ràng giữa xã hội Rôma vào thế kỷ thứ nhất và thế giới ngày nay.
Sự ác hoành hành ở Rôma, và sự lôi kéo của nó vô cùng mạnh mẽ. Đế chế Rôma rõ ràng đã không thống trị thế giới phương Tây bằng sự cảm thông, tử tế và khiêm tốn. Sự giàu sang nằm trong tay một số ít người, và họ dùng nó để điều khiển người khác. Kẻ giàu có và quyền lực sống phung phí trong khi số đông người dân phải vất vả để tồn tại. Trác táng và truỵ lạc trở thành thói thường của một số người và bị lờ đi bởi một số người khác.

Những nhà truyền giáo lặng thầm trên đất nước Nhật Bản

Lần dở lại những trang sử Giáo hội Công giáo Nhật Bản, người ta thấy sử sách đã ghi lại: từ năm 1543, đã có người Bồ Đào Nha đầu tiên đặt chân đến với xứ sở hoa Anh Đào, và bảy năm sau đó thì Thánh Phanxicô Xaviê, có thể nói được, là nhà Truyền giáo đầu tiên cũng đặt chân đến nơi đây, và đã đưa Kitô giáo đi vào hiện diện giữa lòng xã hội Nhật Bản, bên cạnh các tôn giáo truyền thống lâu đời khác.
Sau đó, các giáo sĩ khác cũng đã theo bước Thánh Phanxicô Xaviê lần lượt đến với đất nước Nhật Bản mang theo sứ mạng loan báo Tin Mừng cho lục địa mới mẻ này. Các ngài đã giảng dạy dân chúng, quy tụ mọi người, xây cất nhà thờ, mở chủng viện và các cơ sở sinh hoạt tôn giáo. Và rồi dọc dài suốt dòng lịch sử mãi cho đến hôm nay vẫn còn có những nhà truyền giáo trẻ đầy nhiệt thành và tâm huyết đến với đất nước Nhật Bản.

Tìm hiểu Sách GLHTCG – Bài 11. Thiên Chúa là Cha chúng ta

Phần I: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
Bài 11. THIÊN CHÚA LÀ CHA CHÚNG TA
“Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha... ” - Đó là những lời khởi đầu trong kinh Tin kính của các tông đồ. Chúng ta có thể nói rằng Thiên Chúa là Cha chính là trọng tâm mạc khải của Chúa Giêsu. Khi nói về Thiên Chúa, Chúa Giêsu gọi bằng một danh xưng rất riêng biệt và mang tính ngôi vị, đó là ‘Cha’.          
Chính vì thế, Hội Thánh sơ khai vẫn giữ lại cách xưng hô từ nguyên ngữ tiếng Aram mà Chúa Giêsu dùng khi nói về Thiên Chúa trong kinh nguyện của Hội Thánh, đó là ‘Abba’ (Rm 8,15; Gl 4,6). Hội Thánh làm như thế vì Chúa Giêsu đã cầu nguyện và nói với Thiên Chúa trong cách đó, cũng như chính Ngài đã dạy các môn đệ cầu nguyện với Thiên Chúa là “Lạy Cha chúng con”.

Tìm hiểu Sách GLHTCG – Bài 10. Thiên Chúa Ba Ngôi

 Phần I: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
Bài 10. THIÊN CHÚA BA NGÔI
Người công giáo tuyên xưng “Đức Giêsu Kitô là Chúa” (Pl 2,11). Chúng ta tin Đức Giêsu là Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16). Chúng ta thờ phượng Ngài: “Lạy Chúa của con và lạy Thiên Chúa của con” (Ga 20,28). Nhưng chúng ta nói: “Tôi tin kính một Thiên Chúa duy nhất”.
Rất thường xuyên, người công giáo bị đặt trước câu hỏi: làm thế nào để có thể nối kết giữa niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất và niềm tin Đức Giêsu là Con hằng hữu của Thiên Chúa, và chính Ngài là Thiên Chúa, và Thánh Thần cũng được thờ phượng và tôn vinh cùng với Chúa Cha và Chúa Con, và Thánh Thần cũng là Thiên Chúa? Đối với người Hồi Giáo, đây là một sự mâu thuẫn, hơn thế nữa là một lạc giáo. Thiên Chúa là duy nhất, cho nên cấm thờ phượng Đức Giêsu như Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa. Đối với Do Thái giáo cũng vậy, đây là điều không thể chấp nhận.

Tìm hiểu Sách GLHTCG – Bài 9. Tôi tin vào Thiên Chúa

Phần I: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
Bài 9. TÔI TIN VÀO THIÊN CHÚA
Lời tuyên xưng đức tin của chúng ta bắt đầu bằng câu “Tôi tin kính Đức Chúa Trời”. Đó là nền tảng cho tất cả những gì theo sau và cách nào đó chứa đựng toàn bộ tín biểu (GLHTCG số 199). Tất cả những gì được nói đến trong kinh Tin Kính đều tùy thuộc niềm tin vào Thiên Chúa. Do đó, thư Do Thái viết: “Không có đức tin thì không thể làm đẹp lòng Thiên Chúa, vì ai đến gần Thiên Chúa thì phải tin là có Thiên Chúa và tin Người là Đấng ban phần thưởng cho những ai tìm kiếm Người” (Dt 11,6).
Rudolf Bulmann, thần học gia Tin Lành, đưa ra một nhận xét: “Thiên Chúa là thực tại quyết định tất cả”. Nếu Thiên Chúa hiện hữu, thì chỉ có mình Ngài là Đấng duy nhất và là tất cả của chúng ta. Tất cả sự hiện hữu của chúng ta, tất cả những gì chúng ta có đều đến từ nơi Ngài và ở trong tay Ngài. Trái lại, điều mà nhân vật Ivan Karamazov trong tác phẩm Anh em nhà Karamazov của đại văn hào Nga Dostoyevsky diễn tả rất chính xác: “Nếu Thiên Chúa không hiện hữu, mọi cái đều được phép”; và chúng ta có thể thêm: “Mọi cái đều vô nghĩa”.
Lên đầu trang