Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Sách: Phụng vụ

1. 40 câu hỏi đáp về Thánh lễ: Giáo Hội luôn nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cao quý của thánh lễ. Quy chế tổng quát của Sách Lễ Rôma mở đầu bằng câu sau đây : “Việc cử hành thánh lễ, với tích cách là hành động của Chúa Kitô và của dân Thiên Chúa, được tổ chức theo phẩm trật, là trung tâm toàn bộ đời sống Kitô giáo, đối với Hội Thánh toàn cầu, cũng như Hội Thánh địa phương, và đối với từng tín hữu” (số 1). Giáo Hội được dưỡng nuôi và sống bởi Lời Chúa và Thánh Thể. Vì thế Giáo Hội mời gọi tất cả chúng ta cố gắng tìm hiểu, khám phá ra hoặc khám phá lại thánh lễ, là hành vi trung tâm của đời sống Kitô giáo chúng ta.
Chúng ta có thể tìm hiểu ý nghĩa của thánh lễ dưới ba khía cạnh : Kinh Thánh, thần học và lịch sử. Ngoài ra, có thể thêm khía cạnh thứ tư mà chúng ta sắp sử dụng : đó là nghi thức, nghĩa là nghiên cứu các nghi thức trong thánh lễ để tìm hiểu và khám phá ra ý nghĩa đích thật của thánh lễ.

Chắc hẳn, đã có lần bạn đặt câu hỏi về ý nghĩa của một vài nghi thức phụng vụ khi bạn tham dự thánh lễ : dấu thánh giá, cộng đoàn đứng lên khi nghe công bố Tin Mừng (Phúc Âm), nghi thức bẻ bánh, v.v…
Thật ra, mỗi một nghi thức đều ẩn chứa biết bao ý nghĩa phong phú. Mỗi hành vi phụng vụ đều có ý nghĩa thần học cả.
Tài liệu nầy được đưa lên mạng lưới điện toán toàn cầu nhằm mục đích giải thích những nghi thức quan trọng của thánh lễ, được trình bày theo thứ tự thời gian trong thánh lễ, và cho một vài giải thích liên quan đến thánh lễ, cũng như trả lời một số câu hỏi mà bạn thường đăt ra. ==>File download 40 câu hỏi đáp thánh lễ

2. Dẫn lễ và nghi thức tuần thánh: Dẫn Lễ & Nghi thức kèm Lời nguyện giáo dân trong Tuần Thánh (Bản rút gọn)

==> File download dẫn lễ và nghi thức tuần thánh








3. Giờ thánh tối thứ Năm tuần thánh

Đêm nay, tưởng nhớ việc Chúa thiết lập Bí tích Thánh Thể và chức linh mục thừa tác, chúng con muốn đến với Chúa trong tâm tình ngưỡng mộ, chúc tụng tôn vinh và cảm tạ tri ân. Nguyện xin Chúa tuôn đổ sức sống mới cho tất cả các thành phần dân Chúa, đặc biệt cho hàng linh mục là những thừa tác viên của Mầu nhiệm Thánh Thể và của Lời Chúa, để trong năm nay, năm mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã chọn chủ đề về Giáo Dục Gia đình, chúng con biết chiêm ngắm Chúa chính là vị Thầy đích thực dạy chúng con về sự chia sẻ, sống quảng đại, hy sinh quên mình để mưu ích cho tha nhân…


4. Hướng dẫn phụng vụ tuần thánh

Tài liệu hướng dẫn Phụng vụ Tuần Thánh, từ Chúa nhật Lễ Lá đến đêm Vọng Phục Sinh, có kèm theo bài Tin Mừng Phục Sinh (Exsultet) ở phần Phụ lục.





5. Ngắm 15 sự thương khó Chúa Giêsu

Đã ba thế kỷ, từ khi truyền bá Đạo Phúc âm ở Việt Nam, các nhà truyền giáo đặt ra những bài ngắm ngụyện rất sốt sắng, thuật lại nhiều chi tiết về sự thương khó Chúa Giê-su đã chịu để cứu chuộc loài người, giáo hữu mọi nơi, hằng nhiệt liệt ngắm suy, để thêm lòng kính mến Thiên Chúa và chê ghét tội lỗi, và học tập các nhân đức, nhất là chịu khó hãm mình.
Biết vậy, Bề trên địa phận Vinh, để tránh ” tam sao thất bản”, và khỏi dùng chữ nôm nho thường khi bất hợp với nguyên bản, thì năm 1941 đã cho in ra quốc văn. Chẳng hay, sách ngắm này đã hết, mấy năm gần đây phải mua sách Địa phận ngoài, tuy nghĩa lý không sai, mà văn từ có khác.
Do đó, để mọi người tiện dùng, cứ một lối trong cả Địa phận, đã cho in tập này theo bản cũ, và giữ nguyên văn, chỉ sửa bỏ đôi chữ cho hợp thời, mặc dầu có nhiều câu nói thời xưa, nhưng còn để vậy, vì giáo hữu đã quen đọc quen nghe như thế….
 
 6. Sách các phép và nghi thức Giám Mục
 
Sách Các Phép (DE BENEDICTIONIBUS) được Thánh Bộ Phụng Tự ban hành ngày 31-05-1984. Bản La-tinh có hiệu lực ngay từ khi xuất bản ; bản dịch thường ngữ có hiệu lực từ ngày các Hội Đồng Giám Mục định đoạt (Sắc lệnh của Thánh Bộ Phụng Tự ngày 31-05-1984).
Sách Nghi Thức Giám Mục (CAEREMONIALE EPISCOPORUM) được Thánh Bộ Phụng Tự ban hành ngày 14 tháng 9 năm 1984




7. Tìm hiểu thánh lễ Misa

Cứ mỗi tuần lễ qua đi, tới ngày Chúa nhật, bạn lại phải nghĩ tới chuyện bỏ ra hơn một giờ tới nhà thờ để “xem” lễ. Bạn đi lễ để khỏi phạm tội trọng, để khỏi sa hỏa ngục mất linh hồn! Có thể bạn bị cha mẹ, vợ con giục đi! Không đi không được. Vào nhà thờ, đứng dưới nhìn lên, bạn thấy linh mục lần nào cũng làm những việc như nhau, nhìn chung quanh, bạn thấy đám con nít nghịch ngội, la khóc… Chúng không chịu ngồi trong phòng “Giữ con nít” chật hẹp.
Bạn thấy có những thanh thiếu niên xì xèo, nói chuyện, cười đùa, tỏ vẻ ngại ngùng, chưa hết lễ đã bỏ về… Họ “đi muộn về sớm”. Đó là những điều thật đáng buồn.
Ngược lại, bạn cũng thấy có những quí vị cao niên, và những người trẻ rất quí Thánh Lễ Misa. Những quí vị cao niên, nếu có thể, họ đi 2, 3 lễ liền. Họ là những người “đi sớm về muộn”. Họ là những người “giục” con cháu phải đi lễ.
Tại sao vậy?
Người xưa nói: “Vô tri bất mộ”. Vì không biết, nên không quí. Thánh Lễ Misa là việc cao qúi vô cùng, việc hy sinh của Ngôi Hai Thiên Chúa tỏ lòng yêu thương cứu chuộc ta. Tìm hiểu ý nghĩa và giá trị cao quí của Thánh Lễ Misa để rồi hết lòng yêu mến sùng mộ thật là điều chính đáng.
Mời bạn đọc những trang sau đây được trình bày về Thánh Lễ Misa qua những chỉ dẫn của Giáo hội. Chúc bạn hiểu biết và yêu mến Thánh Lễ là nguồn mạch, là trung tâm đời sống Công giáo, là cơ hội nối kết thân tình với Chúa Giêsu, Đấng lập ra Thánh Lễ cho bạn, khi Người dạy các Tông đồ của Người: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (Lc 22,19).
Lm. Đoàn Quang, CMC
==> File download tìm hiểu thánh lễ Misa

Không có nhận xét nào:

Lên đầu trang