Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Chúa nhật 10 Thường niên – Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô 10.6.2012 "VÌ MUÔN NGƯỜI"


Lời Chúa: Mc 14, 12-16.22-26
Hôm ấy, nhằm ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế chiên Vượt Qua, các môn đệ thưa với Ðức Giêsu: “Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?” Người sai hai môn đệ đi, và dặn họ: “Các anh đi vào thành, và sẽ có một người mang vò nước đón gặp các anh. Cứ đi theo người đó. Người đó vào nhà nào, các anh hãy thưa với chủ nhà: Thầy nhắn: ‘Cái phòng dành cho tôi ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ của tôi ở đâu?’ Và ông ấy sẽ chỉ cho các anh một phòng rộng rãi trên lầu, đã được chuẩn bị sẵn sàng: và ở đó, các anh hãy dọn tiệc cho chúng ta”. Hai môn đệ ra đi. Vào đến thành các ông thấy mọi sự y như Người đã nói. Và các ông dọn tiệc Vượt Qua.

ĐGM Fellay: Huynh đoàn Thánh Piô X không cần phải chấp nhận tất cả giáo huấn của Công đồng Vatican II

VATICAN CITY (CNS) Nhà lãnh đạo Huynh đoàn Thánh Piô X (SSPX) nói rẳng các cuộc thảo luận với Tòa Thánh Vatican cho thấy “Roma không còn coi việc chấp nhận toàn bộ” giáo huấn của Công đồng Vatican II như một điều kiện để Huynh đoàn hòa giải trọn vẹn với Giáo Hội.
Đức giám mục Bernard Fellay, Bề trên tổng quyền của SSPX cho biết: Chấp nhận giáo huấn của Công đồng không còn là một điều kiện tiên quyết cho giải pháp về mặt giáo luật” đối với quy chế của Huynh đoàn.
Trong một cuộc phỏng vấn được công bố ngày 7 tháng Sáu trên trang mạng mới của Huynh đoàn, ĐGM Fellay cho biết không phải Huynh đoàn đến với Vatican mà là Vatican đến với Huynh đoàn để đề nghị mở các cuộc thảo luận.

NEW ZEALAND: KHÔNG ĐƯỢC DÙNG SÁCH LỄ ĐIỆN TỬ

WGPSG .. Các giám mục New Zealand vừa gửi thư cho các linh mục cấm cử hành phụng vụ với máy tính bảng cảm ứng, mà các ngài cho rằng “không thích hợp”.
Hầu như mọi thứ đều có thể được đọc trên iPad: công thức nấu ăn, truyện tranh, báo chí hoặc tiểu thuyết. Thậm chí còn có thể đọc giờ kinh phụng vụ và cầu nguyện trước màn hình nhờ các ứng dụng như Sách Kinh Thần vụ. Ngay cả một linh mục, cũng có thể cử hành thánh lễ mà không cần đến sách Phúc Âm, sách lễ và sách bài đọc thường dùng trong phụng vụ.

GIÁO PHẬN BẮC NINH CÓ THÊM 6 TÂN LINH MỤC

Bắc Ninh: Ngay sau những ngày Thường Huấn Linh Mục đoàn Giáo phận Bắc Ninh và Lạng Sơn-Cao Bằng, sáng ngày 8.6.2012, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt – Giám mục giáo phận Bắc Ninh đã truyền chức linh mục cho 6 thầy phó tế tại Nhà thờ Chính tòa Giáo phận Bắc Ninh.
Đồng tế với Đức Cha Cosma có cha Tổng đại diện Giáo phận Bắc Ninh: Giuse Trần Quang Vinh, cha Tổng diện Giáo phận Lạng sơn-Cao Bằng: Giuse Trần Đức Hạnh, quý cha bề trên và hơn 70 linh mục trong và ngoài Giáo phận.

“MỘT GÓC THIẾU” CỦA ĐẢO NGỌC PHÚ QUỐC

 PHÚ QUỐC - 11g trưa ngày 04.6.2012, phái đoàn gồm anh Phạm Thành Hưng cùng 9 Tân Linh mục (khóa 9) của Giáo phận Phan Thiết, tháp tùng Cha Giám đốc ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn đến Phú Quốc. Đến nơi trễ hơn dự định vì thời tiết quá xấu máy bay không thể hạ cánh xuống Phú Quốc, nên phải chờ ở Tân Sơn Nhất gần 3 tiếng đồng hồ. Trước đó phái đoàn của quí Cha Sài Gòn (hơn 10 Cha) cũng bay đến Phú Quốc nhưng không thể đáp, đành quay trở lại Tân Sơn Nhất.
Mục đích của chuyến đi là tham quan, nghỉ ngơi, nhưng đồng thời cũng tìm hiểu hiểu xem đời sống đạo của một vùng đất mới được mệnh danh là “đảo ngọc”, “thiên đường ánh nắng” thế nào.

TÌM HIỂU TÊN THÁNH CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM

Ngoài tên họ, tên đệm, tên riêng, người Công Giáo Việt Nam còn có thêm một tên thánh được đặt khi chịu phép rửa tội. Trong khi đó, người Công Giáo Âu Mỹ không có hẳn một tên thánh. Bài viết này nhằm mục đích tìm hiểu sự khác biệt giữa tên thánh của người Công Giáo Tây Phương và Đông Phương?
Nguồn Gốc Tên Thánh
Tên mà người Công Giáo Việt Nam gọi là tên thánh thì đó là tên riêng, tên gọi thường nhật của người Công Giáo Tây Phương. Trong tiếng Anh, có ba danh từ để chỉ tên riêng. Một là tên rửa tội (baptismal name), hai là tên Kitô Giáo (Christian name), ba là tên thứ nhất hay tên đặt (first or given name). Cả ba danh từ này đều có nghĩa là tên chính hay tên riêng (first name hay given name) của một người.

MỘT HÀNH ĐỘNG ĐÃ ĐẾN LÚC CỦA THÁNH BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN

Trong mọi điểm yếu của nền thần học luân lý Công Giáo trước Vatican II, điểm yếu đó chính là việc thiếu nhất quán đối với giáo thuyết đã định hình của Giáo Hội về các vấn đề tính dục và hôn nhân.
Ai trong chúng ta cũng biết: sau Công Đồng, chuyện gì đã xảy ra. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI công bố thông điệp Sự Sống Con Người vào năm 1968. Một làn sóng bất đồng do các nhà thần học Công Giáo ồ ạt tạo ra trong Giáo Hội đối với phán quyết chính của thông điệp về luân lý. Vì phán quyết này không những liên kết với mạc khải thánh mà còn liên kết với các phương pháp lý luận cổ truyền về luân lý, nhất là giáo thuyết luân lý của Thánh Tôma Aquinô, nên nhiều phương pháp mới đã được thăm dò.

Bài giáo lý thứ tư (80A20)


Công trường Thánh Phêrô, buổi yết kiến ngày thứ tư, 06.06.2012.
VIẾNG THĂM MỤC VỤ Ở MILANO:
CUỘC HỘI NGỘ THẾ GIỚI LẦN THỨ VII VỀ GIA ĐÌNH.
ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI
Anh Chị Em thân mến,
"Gia đình, việc làm và lễ lạc", đó là chủ đề của Cuộc Hội Ngộ lần thứ VII về gia đình, được diễn ra trong những ngày qua ở Milano (Bắc Ý).
Tôi còn mang trong đôi mắt và con tim các hình ảnh và cảm xúc của biến cố không thể nào quên được và tuyệt vời nầy, đã biến Milano thành một thị xã gia đình: các gia đình xuất xứ từ khắp thế giới, cùng nhau quy tựu hiệp nhứt nhau trong niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô.
Cám ơn sâu đậm Chúa đã ban cho tôi được sống cuộc hẹn ước gặp nhau nầy "với" các gia đình và "v " các gia đình.

Đức Thánh Cha bênh vực việc tôn sùng Thánh Thể

RÔMA - Lúc 7 giờ chiều 7-6-2012, ĐTC Bênêđictô XVI đã chủ sự thánh lễ tại thềm Đền thờ Thánh Gioan Laterano và cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa sau đó tiến về Đền thờ Đức Bà Cả, nhân lễ kính Mình Thánh Chúa.

Tham dự thánh lễ, có đông đảo các hồng y và giám mục, cùng với các vị giám chức, linh mục và hàng chục ngàn tín hữu.

Đức Giêsu ở giữa chúng ta

Tác giả Karl Rahner
Giuse Nguy
n Cao Lut OP chuyển dịch
Sur l’eucharistie”,
Paris: 1966, trang 13-45; 65-77

1. Thánh Th, bí tích ca thân phn con người
Trước hết cần đặt câu hỏi: Điều gì xảy ra khi chúng ta cử hành nghi thức Thánh Thể. Câu trả lời thật đơn giản, đó là bữa tiệc của Chúa, đánh dấu khởi điểm việc Người chịu khổ nạn và cuộc khổ nạn ấy đang trở thành một thực tại giữa chúng ta và vì chúng ta. Để hiểu ý tưởng ấy, cần suy nghĩ về hai điểm: bản chất của bữa tiệc đó là gì? Đâu là ý nghĩa của sự hiện-tại-hóa giữa chúng ta và vì chúng ta?
Chúa Giêsu đã làm gì khi Người cùng với các môn đệ cử hành bữa tiệc thánh? Phương thức trình bày đầy đủ nhất giúp hiểu được sự sung mãn và sự xúc tích vô lường về một biến cố như thế còn có thể nói với chúng ta rằng: giờ phút long trọng này là giờ phút Chúa Giêsu chấp nhận cái chết, giờ phó thác hoàn toàn nơi Chúa Cha để trở thành giá chuộc thế gian; đó cũng là giờ phút – dưới hình thức một bữa ăn, Người ban mình cho các môn đệ bằng chính việc chấp nhận cái chết – một việc chứng tỏ sự tín thác hoàn toàn của Người vào Chúa Cha.

Lễ cải táng Đức hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận

ROMA – 10 năm sau khi được an táng tại nghĩa trang Verano, di hài Đức hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã được cải táng về Nhà thờ hiệu tòa của ngài, Nhà thờ Đức Mẹ Scala, ở trung tâm Roma sáng ngày 8-6-2012.
ĐHY Nguyễn Văn Thuận, Cố Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, qua đời lúc 18 giờ thứ Hai, 16-9-2002, tại bệnh viện Piô XI ở Roma, hưởng thọ 74 tuổi, sau 49 năm linh mục, 35 năm giám mục và 1 năm rưỡi làm hồng y. Thánh lễ an táng Đức Cố hồng y đã được Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II chủ tọa trọng thể tại Đền thờ thánh Phêrô lúc 17g30 thứ Sáu, 20-9-2002, với 4.000 người tham dự, trong đó có 4 hồng y và 130 giám mục cùng với ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh. Thánh lễ do ĐHY Angelo Sodano, Quốc vụ khanh Tòa Thánh chủ tế, và đồng tế với ngài có 28 hồng y, 5 giám mục Việt Nam, và Đức giám mục Giampaolo Crepaldi, Tổng thư ký Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình.

TỰ ÐIỂN PHỤNG VỤ


A

A-men

(= Amen)
Lời tung hô của người Do Thái nói lên sự ưng thuận. Bắt nguồn từ động từ âman, diễn tả tính chất của những gì có cơ sở vững chắc, những gì bền bỉ. Theo nghĩa ẩn dụ, động từ này vừa ám chỉ phẩm chất của một người trung tín, vừa nói lên hành vi qua đó người ta tín thác nơi một người khác.
Tiếng A-men đôi khi được lặp lại để kết thúc bốn trong năm tập thánh vịnh (Tv 40,14; 71,19; 88,53; 105,48).
Thưa Amen có nghĩa là bằng lòng với điều vừa mới nói hay vừa được thực hiện. Tiếng Amen biểu lộ hành vi đồng lòng của dân đối với Công Trình Thiên Chúa như được các thừa tác viên thể hiện. Tiếng A-men cũng là hành vi tán đồng của cộng đoàn đối với những lời nguyện do vị chủ tế dâng lên nhân danh cộng đoàn. Lời A-men long trọng nhất chính là lời A-men ở cuối kinh Tạ Ơn, khi các tín hữu tung hô A-men bày tỏ sự tán đồng với Hiến Tế Thánh Thể, được kết thúc bằng Vinh Tụng Ca "Chính nhờ Ðức Kitô..." (Per Ipsum). Sự tán đồng này cũng chính là sự ưng thuận của dân Ít-ra-en đối với Giao Ước trong Phụng Vụ Xi-nai (xc. Xh 24,7).
Cũng cần đặc biệt nhấn mạnh đến lời thưa A-men của tín hữu khi hiệp lễ, được coi như một sự tin tưởng trọn vẹn vào lời Mình Thánh Chúa Kitô được linh mục hay thừa tác viên có thẩm quyền công bố.

Hướng dẫn bài đọc Tam Nhật Thánh


DẪN Ý CÁC BÀI ĐỌC TAM NHẬT VƯỢT QUA

THỨ NĂM TUẦN THÁNH
Trước bài đọc I : Xh 12, 1 – 8. 11 – 14
Sách Xuất Hành đưa ra những chỉ thị về bữa ăn Vượt Qua, trong đó người Ít-ra-en ăn thịt con chiên và lấy máu bôi lên khung cửa; nhờ máu này, các con đầu lòng của họ được thoát chết, trong khi đó các con đầu lòng người Ai cập bị tàn sát. Từ đó, hằng năm họ ăn bữa tiệc Vượt Qua, để tưởng nhớ ơn Chúa đã cứu họ khỏi ách nô lệ Ai cập, và để xin Chúa hoàn thành ơn cứu thoát ấy.
Trước bài đọc II : 1 Cr 11, 23 – 26
Đoạn thư gởi tín hữu Cô-rin-tô mà chúng ta sắp nghe, tường thuật việc Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể. Trong bữa ăn sau hết cùng với các môn đệ, vào chính dịp lễ Vượt Qua của người Do Thái, Chúa Giêsu ban Mình và Máu Người cho môn đệ như con Chiên Vượt Qua thật, hy sinh vì loài người. Mỗi khi cử hành Thánh Lễ, và đặc biệt chiều hôm nay, chúng ta cũng tưởng niệm cái chết của Chúa Giêsu, và được hưởng nhờ ơn cứu chuộc Người thực hiện cho chúng ta.
Trước bài Tin Mừng : Ga 13, 1 – 15
1. Trong bữa ăn sau hết, trước khi về với Chúa Cha, Chúa Giêsu cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Đây là một hành động tượng trưng nói lên ý nghĩa của cuộc thương khó: Chính vì yêu thương, mà Chúa Giêsu hạ mình xuống như một người đầy tớ, để phục vụ hoàn toàn từ bỏ bản thân. Chúa Giêsu cũng muốn chúng ta noi gương Người trong tình yêu phục vụ đó.
2. Trong bài Tin Mừng hôm nay, sau khi tả lại việc Chúa Giêsu hạ mình rửa chân cho các môn đệ, thánh Gioan cho biết: đức bác ái là kết quả của Bí Tích Thánh Thể, là Chúa, là Chủ và là Thầy mà Chúa Giêsu còn làm như thế, phương chi chúng ta là anh em ngang hàng với nhau, chúng ta cũng phải biết đối xử với nhau như thế.

Nghi thức Tam Nhật Thánh


Dẫn Nghi Thức Tam Nhật Thánh
(tgphanoi.net)
 
THỨ NĂM TUẦN THÁNH
Lễ chiều và Tiệc ly
Chiều nay, Giáo hội kêu mời chúng ta sống lại những giây phút cao qúi tuyệt vời nhất của tình yêu Chúa Kitô, một tình yêu không thể đo lường hay sánh ví. Tình yêu bao la đó được thể hiện qua việc Người thành lập Lễ Hy Sinh là Nhiệm Tích Thánh Thể, để rồi sẽ hoàn tất trên Núi Sọ.
Vì thế, phụng vụ hôm nay trổi một điệp khúc : Chúa Kitô đã yêu thương loài người đến tột độ : Người đã để lại cho chúng ta một bảo chứng tuyệt vời của tình yêu : đó là Nhiệm tích Thánh Thể : lấy Thịt Máu mình làm của ăn nuôi hồn con cái. Đồng thời để ở lại với chúng ta cho đến tận thế, làm của lễ hiến tế Chúa Cha mỗi ngày trên bàn thờ. Không ai biết yêu thương bằng người biết hiến mạng sống mình vì kẻ mình yêu.
Có thể nói được rằng : bài học đầu tiên và cũng là lời trăng trối cuối cùng của Chúa trong những ngày khổ nạn là : hãy tự hiến và tận hiến. Một sự tận hiến không tính toán, so đo, không do dự, vị kỷ, không tiếc rẻ vì đã theo Chúa. Tự hiến hết mình, trọn vẹn cho Thiên Chúa và cho tha nhân. Ai không biết tự hiến, người đó không thể hy vọng trở thành môn đệ đích thực của Chúa Kitô.

Giáo Hội không thờ ơ với thể thao

WHĐ (08.06.2012) / VIS – Hôm nay 08 tháng Sáu, vòng chung kết giải vô địch bóng đá châu Âu bắt đầu khởi tranh tại Ba Lan và Ukraina. Nhân dịp này, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã gửi một sứ điệp cho Đức Tổng giám mục Jozef Michalik, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan.
ĐTC viết:Đây sự kiện thể thao không chỉ liên quan đến các nhà tổ chức, các vận động viên những người hâm mộ, nhưng đến toàn xã hội theo nhiều cách khác nhau. Giáo Hội không thể thờ ơ với sự kiện này, nhất là với nhu cầu tinh thần của những người tham dự.
Lên đầu trang