Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Thứ bảy Tuần 5 Phục sinh 12.5.2012 "Thế gian ghét anh em"


Lời Chúa: Ga 15, 18-21
Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước. Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian đã yêu thích cái gì là của nó. Nhưng vì anh em không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em. Hãy nhớ lời Thầy đã nói với anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em. Nếu họ đã tuân giữ lời Thầy, họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em. Nhưng họ sẽ làm tất cả những điều ấy chống lại anh em, vì anh em mang danh Thầy, bởi họ không biết Đấng đã sai Thầy.”

Hoạt Động Truyền Giáo Theo Thông Điệp Redemtoris Missio

Có vài vấn đề đặt lên cho thần học truyền giáo (=TG) sau công đồng Vaticano II, tỉ như: về danh xưng (phải hiểu TG như thế nào? Tại sao tính chuyện TG ở Á Phi đang khi tại Âu châu số người giữ đạo càng ngày càng sụt đi?); về sự cần thiết (cần chi phải đi TG nữa, xét vì người nào ăn ngay ở lành thì cũng có thể được rỗi linh hồn? các tôn giáo đều tốt cả?); về mục tiêu của việc TG (nhằm tới phần rỗi của linh hồn ở đời sau, hay nhằm tới cả sự thăng tiến giải phóng toàn diện con người kể cả ở đời này nữa?). Những vấn nạn ấy không những chỉ giới hạn trong các sách báo thần học mà ảnh hưởng không nhỏ đến tâm thức của cả Giáo hội, đặc biệt là các nhà thừa sai. Chính vì muốn đánh tan những nghi ngờ bấp bênh ấy mà nhân dịp 25 năm bế mạc công đồng Vaticano II, (7/12/1990) đức Gioan Phaolô II đã ban hành thông điệp “Redemptoris Missio” (=RM: Sứ mạng của Đấng Cứu thế) nhằm khẳng định những giá trị của sứ mạng TG. Tưởng cũng nên biết là 10 năm sau khi bế mạc công đồng, một văn kiện quan trọng liên can tới việc truyền giáo đã được đức Phaolô VI công bố ngày 8/12/1975, đó là tông huấn “Evangelii Nuntiandi”, đúc kết những thành quả của Thượng hội đồng Giám mục thế giới họp năm trước đó về việc loan truyền Tin mừng cho thế giới, một đề tài nói được là bao quát hơn công cuộc truyền giáo.

Nước mắt Mẹ

Ngày ấy hẳn Mẹ là một thiếu nữ đôi mươi duyên dáng và dễ thương, với nhiều mơ ước như những thiếu nữ khác cùng trang lứa. Dĩ nhiên khi ấy chưa có tôi trên cõi đời này. Về sau, tôi mới được Ngoại tỉ tê kể về Mẹ. Ngoại buồn, có khi Ngoại khóc, vì đã “ép duyên” Mẹ để Mẹ chịu đựng nỗi khổ cả một đời. Có thể nói rằng Mẹ không được một ngày vui trọn vẹn cho đến cuối đời. Cuộc đời Mẹ đẫm đầy nước mắt!
Gia đình chồng khá khắt khe theo quan niệm cổ xưa. Chị em chồng lúc nào cũng lườm nguýt, xa cách. Mấy cô em chồng lúc nào cũng như chiếc máy cassette bật sẵn, tự động lặp đi lặp lại điệp khúc như người ta đọc vè: “Mua mâm thì đâm cho thủng, mua thúng thì đựng cho mòn”. Ôi, cái quan niệm “gả bán” thời phong kiến thâm độc quá!

...Với Mẹ

Chúa nhật thứ hai trong tháng Năm là Mother’s Day (Ngày Thân Mẫu, Ngày Hiền Mẫu hoặc Ngày của Mẹ). Năm nay (2012), Ngày của Mẹ nhằm ngày 13-5. May mắn thay những ai còn Mẹ, nhưng bạn đã làm gì cho Mẹ có chút niềm vui? Và bạn có bao giờ xin lỗi Mẹ chưa?

Có lẽ không ai lại không biết và cũng đã từng hơn một lần ngâm nga ca khúc Lòng Mẹ nổi tiếng của cố nhạc sĩ Y Vân: “Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào, tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…”. Dù khi viết ca khúc này ông còn là một thanh niên, nhưng ông đã cảm nhận sâu sắc với cả giai điệu và ca từ đều nhẹ nhàng, lắng đọng, đủ sức rung động lòng người.
Và hẳn là rất nhiều người còn nhớ tập truyện “Nhị thập tứ hiếu” (24 người con có hiếu) mà ngày xưa có dạy trong chương trình học phổ thông. Đó là những tấm gương sáng về những người con biết yêu thương cha mẹ. Thế nhưng trên đời này vẫn có những người con nhẫn tâm với chính các đấng sinh thành và dưỡng dục mình. Kinh Thánh dạy: “Hãy thảo kính cha mẹ”, còn Kinh Phật dạy: “Tột cùng thiện không gì bằng có hiếu, tột cùng ác không gì bằng bất hiếu”. Thật đáng để chúng ta phải suy ngẫm nhiều!

Sứ điệp Fatima

LGT: Vào ngày 13 tháng 5 năm 1917, Mẹ Maria đã hiện ra tại Fatima để loan báo cho nhân loại Sứ Điệp quan trọng và khẩn cấp của Thiên Chúa, vì Người muốn cứu vớt toàn thể nhân loại khỏi hố diệt vong do tội lỗi họ gây ra. Vì thế, hơn bao giờ hết, trong tháng năm, Tháng Hoa kính Mẹ Maria, chúng ta cần tái lắng nghe và đáp trả lại hiệu triệu của Mẹ bằng việc thực thi nghiêm chỉnhcác Giới Răn của Chúa và cải thiện cuộc sống hằng ngày.
I. Lời hiệu triệu của Mẹ Thiên Chúa
Cách đây trên 90 năm, vào ngày 13.05.1917 Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, đã từ Trời Cao hiện ra với ba trẻ chăn chiên nghèo hèn tại ngọn đồi Cova Da Iria ở Fatima, một miền quê xa xôi hẻo lánh và vô danh vào lúc bấy giờ. Nhưng bắt đầu từ ngày đó, một ngọn đồi hoang sơ, khô cằn ngày nào, nay đã trở thành một trung tâm hành hương quốc tế vĩ đại của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ.
Trong ngày 13 tháng 5 hôm đó và những ngày 13 của các tháng kế tiếp, Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa đã hiện ra và truyền đạt cho ba trẻ chăn chiên một Sứ Điệp mà cả thế giới mãi cho tới hôm nay vẫn chưa quên, và đồng thời cũng là một Sứ Điệp đòi nhân loại phải có một quyết định dứt khoát: hoặc tiếp nhận hoặc khước từ!  Nếu nhân loại tiếp nhận Sứ Điệp đó, thì nhân loại sẽ được hưởng ơn cứu độ của Thiên Chúa, nền hòa bình giữa các dân tộc và tình thân giao với Thiên Chúa. Nhưng nếu nhân loại khước từ Sứ Điệp đó, nhiều dân tộc sẽ bị tiêu diệt và cả nhân loại sẽ liều mình đánh mất ân sủng của Thiên Chúa và sẽ phải ngụp lặn trong máu lửa chiến tranh tàn khốc, đúng như lời Đức Mẹ đã nói với ba trẻ tại Fatima: «Nếu người ta nghe theo những yêu cầu của Bà, thì nước Nga sẽ ăn năn trở lại và sẽ có hòa bình; nếu không, nước Nga sẽ bành trướng tà thuyết của mình ra khắp nơi trên thế giới, gây ra chiến tranh và các cuộc đàn áp Giáo Hội; những người lành sẽ bị bách hại; Đức Thánh Cha sẽ phải chịu nhiều đau khổ; nhiều dân tộc sẽ bị tiêu diệt»(1).

Sắc lệnh Ad Gentes trong đời sống Giáo hội hôm nay

THỨ SÁU, 11 THÁNG 05 2012 14:31 BBT WTGP HN

TGP Thành phố HCM
Ngày 2. 5. 2012

SẮC LỆNH AD GENTES TRONG ĐỜI SỐNG GIÁO HỘI HÔM NAY
Theo lời yêu cầu của Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội, Roma ngày 30.4.2012, chúng tôi dựa vào kinh nghiệm mục vụ trong hoàn cảnh văn hoá xã hội, kinh tế chính trị, tại Việt Nam hôm nay, xin chia sẻ vài suy nghĩ về việc áp dụng Sắc lệnh Ad Gentes vào đời sống Giáo hội trong tình hình thế giới toàn cầu hoá hôm nay.

Như Thầy đã yêu

THỨ SÁU, 11 THÁNG 05 2012 14:31 BBT WTGP HN 

Wiliam Oscar Wilde đã viết về một huyền thoại tình yêu : "Hoạ mi và bông hồng đỏ".
Một sớm mùa hè, con hoạ mi làm tổ trên cành dương đã nghe trọn lời than thở của một chàng trai bên cửa sổ :Nếu anh không kiếm nổi bông hồng đỏ để em cài ngực áo trong buổi dạ hội đêm nay, em sẽ xa anh mãi mãi. Hoạ mi dư hiểu chàng trai đã lang thang khắp các nương đồng. Nhưng tìm đâu một bông hồng màu đỏ dưới nắng cháy mùa hạ này ? Trời ơi, người tình sẽ chắp cánh bay xa mất thôi. Hoạ mi không chịu nổi dằn vặt bi thương của chàng. Hoạ mi phải ra tay giúp đỡ.Hoạ mi khép cánh trước cây hoa hồng bên giếng nước nài xin :
- Chị hồng ơi, chị có vui lòng tặng em một bông hồng đỏ thắm không ?
- Hoạ mi ơi ! em vô tâm như những chiếc gai trên thân chị. Mùa hạ nắng cháy sao em lại xin hoa hồng đỏ ?

Giáo Hội phải cầu nguyện liên lỉ và tin tưởng trước hiểm nguy và bách hại



Với lời cầu nguyện liên lỉ và tin tưởng Chúa giải thoát chúng ta khỏi các xích xiềng, hướng dẫn chúng ta qua bất cứ đêm đen nào của tù đầy có thể kìm kẹp trái tim chúng ta, trao ban cho chúng ta sự thanh thản của tâm trí để đương đầu với các khó khăn của cuộc sống, kể cả sự khước từ, áp bức và bách hại.

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên với gần 30.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp chung sáng thứ tư 9-5-2012 tại quảng trường thánh Phêrô.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nhắc tới biến cố thánh Phêrô bị vua Hêrốt Agrippa cầm tù, nhưng được thiên thần Chúa giải thoát hôm trước ngày bị xét xử tại Giêrusalem (Cv 12,1-17). Thánh Luca kể rằng "Trong khi Phêrô bị cầm tù trong ngục như thế, thì Hội Thánh không ngừng dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện khẩn thiết cho ông" (Cv 12,5). Và sau khi được giải thoát cách lạ lùng, Phêrô đến thăm nhà bà Maria mẹ của Marco, và khẳng định rằng "có nhiều người tụ tập nhau ở đó và cầu nguyện" (Cv 12,12). Hai ghi chú quan trọng này minh giải thái độ của cộng đoàn kitô trước hiểm nguy và bách hại. Sức mạnh lời cầu nguyện liên lỉ của Giáo Hội dâng lên Thiên Chúa, Chúa lắng nghe và thực hiện một cuộc giải thoát không thể nghĩ tới và không chờ mong, bằng cách gửi Thiên Thần của Người tới.

Hôn nhân đồng tính: mối đe dọa cho gia đình nhân loại


WHĐ (11.05.2012) – Ngày 9 tháng 5 vừa qua, Barack Obama tuyên bố: “Trong tư cách cá nhân, tôi cho rằng phải tiến lên phía trước và khẳng định rằng các cặp đồng tính có thể kết hôn”. Dù tuyên bố với tư cách cá nhân nhưng vì ông là tổng thống Hoa Kỳ, chắc chắn tuyên bố này có tầm ảnh hưởng rất lớn, không những tại Hoa Kỳ mà còn tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Ngay lập tức, Đức hồng y Timothy Dolan, Tổng giám mục New York và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa kỳ, đã đưa ra bản nhận định, trong đó ngài nhấn mạnh giá trị nền tảng của hôn nhân và sự cần thiết phải bảo vệ định chế hôn nhân theo truyền thống, tức là sự kết hợp giữa người nam và người nữ. Ngài nói: “Những phát biểu của tổng thống Obama ủng hộ việc tái định nghĩa về hôn nhân quả là điều hết sức đáng buồn”.

Lý thuyết về Giống (Gender Theory), một học thuyết kỳ lạ về giới tính


Đây là một thuyết kỳ lạ về giới tính. Nó xuất hiện tại Hoa Kỳ trong thập niên 70 thế kỷ trước, dưới ảnh hưởng của những nhà tư tưởng Pháp như Michel Foucault và Jacques Derrida, và đã được sử dụng như công cụ ý thức hệ cho một phong trào đấu tranh quá khích cho nữ quyền.
Thuyết này chủ trương gì?
Thuyết này phủ nhận sự khác biệt giới tính “tự nhiên” giữa nam và nữ. Khi sinh ra, trừ trường hợp “khác thường”, mỗi người là trai hay gái, nam hay nữ; sự phân biệt đó, dĩ nhiên là căn cứ trên cơ sở sinh học; cha mẹ cũng dựa vào đó để làm khai sinh cho con mình. Nhưng nay người ta phủ nhận sự khác biệt sinh học đó và cho rằng sự khác biệt nam nữ chỉ là kết quả của văn hoá, nó là một cấu trúc xã hội; nam giới và nữ giới chẳng qua chỉ là những vai trò (rôles) xã hội-văn hoá khác nhau mà xã hội tuỳ tiện đề ra (rồi được đưa vào trong ngôn ngữ), và do đó có thể phá đổ. Thiên nhiên (hay tự nhiên) chẳng liên quan gì tới đây cả. Do đó, người ta cũng bảo rằng không hề có xu hướng tự nhiên đẩy người nam và người nữ đến với nhau. Xu hướng này cũng chỉ lệ thuộc vào những điều kiện xã hội.

Chuyên gia Công Giáo ở Trung Đông tin rằng mùa xuân Ả Rập ”không” còn nữa

(CNA / EWTN News) Một trong những chuyên gia hàng đầu về Trung Đông của Giáo Hội Công Giáo nói rằng mùa xuân Ả Rập “không” còn nữa.

“Tưởng rằng đã có một muà Xuân mới bắt đầu, bởi vì thực sự lúc đó là một phong trào tự do, độc lập, một phong trào mở rộng”, Cha Samir Khalil Samir nói.

Nhưng những biến chuyển từ từ trở thành “bị lũng đoạn bởi các phe nhóm, đặc biệt là phe Hồi giáo ở Ai Cập, Libya, và Bahrain, vì vậy bây giờ tình hình không còn là một mùa xuân nữa”, ngài nói.

Công giáo Hoa kiều ở Ý thiết tha hàn gắn những rạn nứt

Hoa kiều ở Prato tham dự Thánh lễ
Cuộc họp tại Rôma làm cầu nối văn hoá cho người nhập cư Trung Quốc

Cộng đồng Công giáo Trung Quốc nhỏ bé ở Ý vừa nhóm họp hồi cuối tuần qua tại thành phố công nghiệp Prato, gần Firenze, để thảo luận những bất hoà đang lớn dần giữa người Ý và người nhập cư trong thời điểm kinh tế khó khăn và cũng để tái khẳng định vai trò “cầu nối” giữa người Trung Quốc và người Ý.

Tình mẹ – Một tình yêu cao cả



LH - Có nhiều thứ tình cảm, có nhiều điều kì diệu trong cuộc sống con người khiến người ta nâng niu, trân trọng. Ví như tình yêu được xem là thứ tình cảm khó hiểu, thật đẹp, thật tuyệt vời; tình bạn, tình bằng hữu thật đáng quý, đáng trân trọng… nhưng tình mẫu tử được xem là vĩnh cữu và là mối tình đáng tin nhất trên đời. Chính tình mẫu tử làm nhân loại sống, tồn tại và đạt đến tình yêu. Chính người mẹ làm nên cuộc đời của mỗi người nói riêng và làm nên nhân loại nói chung. Vâng, tình yêu của người Mẹ dành cho con cái thật không thể đo lường, càng không thể so sánh.
Lên đầu trang