Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Chúa nhật 14 Thường niên, Năm B 8.7.2012 "KHÔNG LÀM ÐƯỢC PHÉP LẠ"

Lời Chúa: Mc 6, 1-6
Hồi ấy, Ðức Giêsu trở về quê nhà, có các môn đệ đi theo. Ðến ngày sabát, Người bắt đầu giảng dạy trong hội đường. Nhiều người nghe rất đỗi ngạc nhiên. Họ nói: “Bởi đâu ông ta được như thế? Ông ta được khôn ngoan như vậy, nghĩa là làm sao? Ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là gì? Ông ta không phải là bác thợ, con bà Maria, và anh em của các ông Giacôbê, Gioxê, Giuđa và Simon sao? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao?” Và họ vấp ngã vì Người.
Ðức Giêsu bảo họ: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi”.
Người đã không thể làm được phép lạ nào tại đó; Người chỉ đặt tay trên một vài bệnh nhân và chữa lành họ. Người lấy làm lạ vì họ không tin. Rồi Người đi các làng chung quanh mà giảng dạy.

VẠN LỜI TRI ÂN CHÂN PHÚC GIOAN PHAOLÔ II, NGƯỜI CHA NHÂN ÁI!



Xin trích 4 chứng từ tri ân viết từ Ý.
... Thư thứ nhất đề ngày thứ hai 14-5-2012
Cách đây vài tháng, thể theo các phân tích của cuộc khám sức khoẻ định kỳ, người ta bỗng khám phá ra con có các triệu chứng của một căn bệnh ung thư. Nhưng cần kiểm chứng xem các phân tích có chính xác không. Sau khi biết tin không lành, con liền vào mạng liên lạc với các đan viện kín và xin lời cầu nguyện của các đan sĩ. Vào buổi chiều ngày con nhận tin cho biết đó chỉ là một báo động sai - mặc dầu các phân tích được thực hiện cách nghiêm chỉnh - khi đi ngang qua hành lang bệnh viện con bỗng chú ý đến hình một bàn tay giơ lên ban phép lành. Con đến gần thì thấy đó là tấm ảnh chụp của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II treo trên tường. Cần nói thêm là lúc ấy con vừa cầu nguyện xong với Đức Chân Phúc Gioan Phaolô II và là người ít chú ý đến các bức ảnh treo trên tường. Khi con vào phòng thì nhận được tin nhắn trên điện thoại di động báo cho biết kết quả: các phân tích chỉ là một báo động sai! Con xác tín rằng: chính bàn tay ban phép lành của Đức Thánh Cha là câu trả lời cho con. Con chân thành tri ân người.

Giáo Phận Nha Trang Mừng Sinh Nhật Lần Thứ 55


Lúc 17g00 ngày 05.07.2012, trong niềm hân hoan tạ ơn Thiên Chúa, Giáo phận Nha Trang tổ chức Thánh lễ mừng 55 năm thành lập giáo phận (05/07 /1957 – 2012), Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám mục Giáo phận Nha Trang chủ sự thánh lễ và cùng đồng tế với ngài, có Đức Ông Tổng Đại diện và quý Cha. Đông đảo tu sĩ và giáo dân quy tụ về Nhà thờ Chánh Tòa Giáo phận để hiệp dâng thánh lễ.
Đức Cha Giuse mời cộng đoàn hiệp ý Tạ ơn Thiên Chúa nhân mừng Sinh Nhật Giáo phận Nha Trang lần thứ 55 và cầu nguyện cho công cuộc Loan Báo Tin Mừng của giáo phận.

Trái tim chưa bị hủy hoại của Thánh Gioan Vianney viếng thăm Anh Quốc


Thánh tích của vị Thánh người Pháp này được xem như sự trợ giúp cho việc cầu nguyện canh tân hàng linh mục.
WGPSG/Zenit -- Shrewsbury, Anh quốc, ngày 04-07-2012 -- Trái tim chưa bị hủy hoại của Thánh Gioan Vianney lần đầu tiên được đưa đến Anh Quốc, và lưu lại giáo phận Shrewsbury trong chuyến viếng thăm bốn ngày. Chuyến thăm của Thánh tích lần này được thực hiện theo ý nguyện của ĐGM Mark Davies Giáo phận Shrewsbury; ngài đã xin điều này với Đức cha Guy Bagnard, nguyên Giám mục Giáo phận Belley-Ars, nước Pháp, khi các ngài gặp nhau vào tháng 9 năm 2011.

Thân Thế Đức TGM Gerhard Ludwig Mueller, Tân Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin


VATICAN. Hôm thứ hai, 2-7-2012, ĐTC đã nhận đơn từ chức vì lý do tuổi tác của ĐHY William Joseph Levada, 76 tuổi, người Mỹ, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, đồng thời ngài bổ nhiệm người kế vị là Đức Cha Gerhard Ludwig Mueller, cho đến nay là GM giáo phận Regensburg bên Đức. Cùng với việc bổ nhiệm này, Đức Cha Mueller được thăng TGM.
Đức TGM Mueller năm nay 65 tuổi, sinh ngày 31-12-1947 tại thành phố Mainz. Sau khi học triết và thần học tại Mainz, rồi tại Munich và Freiburg-im-Breisgau, năm 1977, khi được 30 tuổi, thầy Mueller đậu tiến sĩ thần học với luận án do Cha Karl Lehmann hướng dẫn, Cha Lehmann sau này là HY, và vẫn còn cai quản giáo phận Mainz. Luận án của Cha Mueller có tựa đề là “Giáo Hội và các bí tích trong Kitô giáo không tôn giáo”. Năm sau đó, 1978, thầy Mueller thụ phong linh mục, và lần lượt phó xứ tại 3 giáo xứ, và làm giáo sư môn tôn giáo tại hai trường trung học.

Liban: Chương Trình Chính Thức của chuyến đi của Đức Thánh Cha Benedict XVI


Gặp gỡ giới trẻ ngày 15 tháng 9
ROME, Thức Ba 3 tháng 7, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Vatican đã xác định lịch trình chuyến đi Liban của Đức Thánh Cha Benedict XVI từ ngày 14 đến 16 tháng 9 và đã phổ biến chương trình chính thức.
Như đã thông báo vào tháng 6, Đức Thánh Cha sẽ tiếp xúc với giới trẻ Liban ngày 15 tháng 9 (xem Zenit ngày 27 tháng 6, 2012).

Hướng sống Giáo Hội hiện đại: Sứ mạng Dân Chúa giữa trần gian


Người đăng: ThucQuyen | 06.07.2012

HƯỚNG SỐNG GIÁO HỘI HIỆN ĐẠI:

SỨ MẠNG DÂN CHÚA GIỮA TRẦN GIAN
Lm. Giuse Vũ Kim Chính S.J.

I. Nhập Ðề

Khi đề cập tới chủ đề Giáo Hội, là ta mặc nhận những nền tảng căn bản của Giáo hội học như: nguồn gốc và bản chất của Giáo hội. Từ đó ta mới có thể phản tỉnh tới sứ mạng của Giáo hội trong lòng trần thế hiện nay. Và tất cả những cơ cấu Giáo hội không ngoài mục đích nhằm thực hiện và chu toàn sứ mạng này. Thiết nghĩ không cần phải nghiên cứu hay đào sâu về Giáo hội học, chúng ta ai cũng có thể biết được nguồn gốc của Giáo hội là chính Ðức Kitô. Ngài đã được “sai đi”, tức là được Chúa Cha giao cho trọng trách cứu thế và được Chúa Thánh Linh xức dầu thánh hiến để hoạt động trong một “địa chỉ” đặc thù: “mang tin mừng cho kẻ nghèo khó, loan tin giải phóng cho kẻ bị cầm tù, đem ánh sáng cho kẻ đui mù, đem tự do cho kẻ bị áp bức và loan truyền năm hồng ân của Thiên Chúa” (Lc. 4, 18f). Nhờ vậy, Ngài đã đánh thức trần gian, đã dẫn trần gian nhắm theo tiêu chuẩn “Tám Mối Phúc Thật” để dần dần trở thành Nước Chúa. Sự hiện hữu của Giáo hội được bắt nguồn từ mạch sống này và bản chất của Giáo hội là cụ thể hóa sứ mạng của Ðức Kitô trong những thời đại và môi trường khác nhau.

Hai chữ cám ơn


Người đăng: DangTrinh | 07.07.2012
 
Trên con đường đèo, vì trời mưa nên mặt đường bị sụp lở, bác tài xế không nhìn rõ bảng cắm báo nguy hiểm. Khi xe lao tới, muốn phanh gấp cũng không kịp. Cả bánh trước bên phải bắt đầu lún, mà bên dưới lại là vực sâu mấy trăm mét. Một công nhân bảo vệ đang sửa đường ở bên cạnh đã vội vã chạy tới, cầm xà beng trong tay, ghì chặt bánh xe. Hơn hai mươi hành khách trên xe thoát nạn, nhưng người công nhân bảo vệ thì ngất xỉu, bị dập nát một chân và phải cắt bỏ. Chỉ tiếc rằng hơn hai chục hành khách được cứu sống hôm đó, không một ai đã tìm đến anh để nói lời cám ơn.
Có một em nhỏ đã viết cho mẹ như sau: “Mỗi ngày con quét nhà cho mẹ, mẹ thiếu con năm ngàn. Con đi chợ mua hàng cho mẹ, mẹ thiếu con năm ngàn. Ký tên: Người con luôn vâng lời mẹ. Đọc xong mẩu giấy ấy, người mẹ đã trả lời như sau: Mẹ đã cưu mang con trong cực khổ suốt chín tháng mười ngày, không tính tiền. Mẹ đã chăm sóc con mỗi khi con đau yếu, không tính tiền. Mẹ đã nuôi dưỡng con cho đến ngày hôm nay, không tính tiền. Tổng cộng: Không một đồng nào. Ký tên: Người mẹ luôn yêu thương con.

Loan báo Tin mừng


THỨ BẢY, 07 THÁNG 07 2012 19:27 BBT WTGP HN
Chúa Giêsu nói: "Hãy đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân" (Mc 16:15). Đó vừa là lời mời gọi vừa là mệnh lệnh đối với mọi người, không trừ ai, cả nam-phụ-lão-ấu!
Làm sao loan báo Tin Mừng?
Có 3 điều cần phải làm để chia sẻ Phúc âm:
1. Chuẩn bị tinh thần. Hãy học hỏi Lời Chúa, đọc thêm các tài liệu hữu ích để bổ sung kiến thức: "Hãy cố gắng ra trước mặt Thiên Chúa như một người đã được thử luyện, một người thợ không có gì phải xấu hổ, một người thẳng thắn dạy lời chân lý" (2 Tm 2:15).
2. Chuẩn bị tâm hồn. Hãy cầu xin Chúa ban cho trái tim đầy lòng trắc ẩn để cứu giúp người khác: "Chúa không chậm trễ thực hiện lời hứa, như có kẻ cho là Người chậm trễ. Kỳ thực, Người kiên nhẫn đối với anh em, vì Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải" (2 Pr 3:9). Hãy cầu xin Chúa thắp lửa nhiệt thành để nhận biết những điều cần thiết trong mối quan hệ mật thiết với Chúa Giêsu: "Anh em sẽ sống được như Chúa đòi hỏi, và làm đẹp lòng Người về mọi phương diện, sẽ sinh hoa trái là mọi thứ việc lành, và mỗi ngày một hiểu biết Thiên Chúa hơn" (Cl 1:10).

Thực hành đời sống nhân bản Kitô giáo (6)


THỨ BẢY, 07 THÁNG 07 2012 19:26 BBT WTGP HN
ỨNG XỬ THẾ NÀO VỚI DƯ LUẬN XẤU
1.LỜI CHÚA: Một hôm, khi Đức Giê-su đến vùng kế cận thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng: "Người ta nói Con Người là ai? "Các ông thưa: "Kẻ thì nói là ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, có người lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ." (Mt 16,13-14).

Đơn giản chị là Nữ Tu


THỨ BẢY, 07 THÁNG 07 2012 19:25 BBT WTGP HN
Chị là Nữ Tu tên Thánh là Maria. Tôi yêu mến chị không chỉ vì chị giỏi giang, xinh đẹp, hiền dịu... với những phẩm chất vốn có của người phụ nữ Việt Nam mà điều tôi mến yêu và mong mỏi dịp gặp gỡ chị là tôi được nhìn thấy tâm hồn Thiên Chúa nơi chị.
Gặp gỡ chị, tôi nhận ra tôi được đánh động tận sâu thẳm về một Tình Yêu vô cùng sau mỗi lần tiếp xúc với người đi tu không phải là người đó thể hiện được những sự nổi bật về năng lực học vấn, kỹ năng sống, giao tiếp, sự khéo léo múa hát hay dạy giáo lý giỏi... mà chính là một nỗi niềm yêu Chúa đến nỗi không ẩn chứa hết được trong cung lòng mà trào ra nơi lời nói, cử chỉ và việc làm. Tôi yêu mến sự thanh thoát nơi chị. Tình yêu mà chị dành cho Chúa ẩn dật trong từng bước đi như có tiếng nhạc ngân vang trong thinh lặng trải dài theo hành lang của tu viện đặc biệt khi chị mặc áo dòng. Chị rất yêu mến chiếc áo dòng, sự yêu mến đó của chị đã chạm tới tôi trong quãng thời gian vắn vỏi mà tôi được ở trong Nhà đệ tử của dòng. Thời gian thật ngắn ngủi nhưng Tình yêu thì bền lâu và hương thơm của Tình yêu sẽ còn vương vấn mãi. Dẫu biết rằng chiếc áo dòng không làm nên thầy tu nhưng ở mỗi ơn gọi cần phải sống trọn vẹn thật nghĩa thiết nghĩa tình.

Đức TGM Leopoldo Girelli Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam thăm Khóa bồi dưỡng các nhà đào tạo linh mục

ĐÀ LẠT (05.07.2012) – Khóa Bồi dưỡng cho khoảng 100 linh mục lo việc đào tạo linh mục tại Việt Nam được tổ chức tại Tòa Giám mục Đà Lạt từ ngày 01 đến 15 tháng Bảy 2012. Chiều ngày 04 tháng Bảy, Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam, đã đến viếng thăm và tham dự cho đến ngày 09 tháng Bảy. Đây là khóa đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Trước đây một khóa bồi dưỡng 3 tuần lễ đã được tổ chức tại Roma từ ngày 28 tháng Sáu đến 16 tháng Bảy 2006 với 21 tham dự viên, và tại Paris từ ngày 05 đến 25 tháng Bảy 2008 với 30 tham dự viên.

Trung Quốc: Tòa Thánh Vatican cảnh báo lễ phong chức giám mục tại Cáp Nhĩ Tân


WHĐ (05.07.2012) / Vatican Radio – Bộ Rao giảng Tin Mừng cho Các Dân tộc đã công bố một bản Lưu ý liên quan đến những thông tin về lễ phong chức giám mục sắp diễn ra tại Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc, mà không được Đức giáo hoàng ủy nhiệm.
Bản Lưu ý dài 3 trang, viết bằng tiếng Ý, nói rằng việc bổ nhiệm giám mục không phải là một vấn đề chính trị, nhưng là vấn đề tôn giáo.

Tin hay mê tín?

Câu chuyện được thuật lại trong sách Samuel quyển I, chương 4, câu 1 đến 11 thật là “khủng khiếp” đối với dân Israel và có lẽ cả với nhiều người Kitô hữu ngày nay nữa.
Chuyện là Israel giao chiến với quân Philitinh. Họ bại trận. Chừng bốn ngàn người đã bị kẻ địch giết chết tại mặt trận. Trở về nhà, họ bàn luận với nhau về cách phục thù. Các kỳ mục quyết định cho kiệu Hòm Bia Giao Ước của Đức Chúa từ Silô về trại để phục vụ cuộc chiến của họ. Có Chúa ở giữa họ, họ sẽ đè bẹp bất cứ kẻ thù nào! Khi Hòm Bia xuống trại, “toàn dân Israel phấn khởi đã hò reo vang dội khiến đất rung chuyển”. Nghe tiếng reo hò, người Philitinh biết là Hòm Bia đã đến trại. Họ bảo nhau: “Một vị thần đã đến trại!” Theo kinh nghiệm, họ biết rằng vị thần này của Israel từng đánh phạt người Ai Cập để cứu dân mình. Nên họ rất sợ hãi. Như thế, về mặt tâm lý, nguyên sự hiện diện của Hòm Bia đã là một lợi thế cho Israel.  
Lên đầu trang