Ông chủ làm vẻ vang cho ngôi nhà chứ không phải ngôi nhà làm vẻ vang cho ông chủ - Xixêrông

Chúa nhật Phục Sinh, Năm B 8.4.2012 "ÔNG ĐÃ THẤY VÀ ĐÃ TIN"


 Lời Chúa: Ga 20, 1-9
Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Maria Mácđala đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Simon Phêrô và người môn đệ Ðức Giêsu thương mến. Bà nói: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu!” Ông Phêrô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Ông Simon Phêrô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Ðức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Ðức Giêsu phải trỗi dậy từ cõi chết. 

Tình yêu Chúa nâng đỡ cuộc sống gia đình


WHĐ (07.04.2012) – Tối thứ Sáu Tuần Thánh 06-04, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã chủ sự Đàng Thánh giá tại đấu trường Colosseum Roma. Tiếp nối các bài suy niệm của ông bà Danilo Zanzucchi thuộc phong trào Focolare những người sáng lập phong trào Gia đình mới, Đức Thánh Cha đã ngỏ lời với mọi người tham dự. Tập trung suy tư v gia đình, ĐTC nói: Những khi gặp thử thách đau khổ, chúng ta không cô độc, gia đình không cô độc. Chúa Giêsu hiện diện và yêu thương nâng đỡ chúng ta bằng ân sủng của Ngài ban sức mạnh cần thiết để đón nhận, hy sinh và vượt qua mọi trở ngại”.

Linh mục không được sống cho mình


WHĐ (07.04.2012) – Sáng thứ Năm Tuần Thánh 05-04, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã chủ sự Thánh Lễ truyền Dầu tại Vương cung thánh đường thánh Phêrô và ngỏ lời đặc biệt với các linh mục trong bài giảng trong ngày kỷ niệm Chúa Kitô thiết lập chức linh mục. Khoảng 1600 linh mục của giáo phận Roma đã có mặt tại nhà thờ để nghe lời giáo huấn của Đức Thánh Cha lặp lại lời hứa của mình khi cử hành phụng vụ thứ Năm Tuần Thánh.
Nói về tình trạng đáng buồn của Giáo Hội ngày nay, ĐTC đã đề cập trực tiếp đến lời kêu gọi bất tuân phục do một nhóm linh mục ở Áo đưa ra gần đây, kêu gọi thay đổi giáo huấn về việc truyền chức linh mục cho phụ nữ và các khía cạnh truyền thống khác của Huấn quyền.

Vực Thẳm Mọc Cánh


 
"Hosana! Hosana..." Mọi người vỗ tay reo mừng khi Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem... "Hosana! Hosana..." Mọi người đồng loạt giơ cao nắm đấm, phồng mang trợn má thét lên: "Đóng đinh nó đi! Đóng đinh nó đi!"

Hỏi ai khi làm người, mà không ít là một lần có cảm giác bị bỏ rơi, bị khước từ, bị chà đạp, bị dập nát... Đã làm người, ai cũng có lần đau đáu tận con tim, từ những bạc bẽo và phản bội của chính đồng loại mình. Thi sĩ "điên" Bùi Giáng thật sâu sắc khi cho biết kiếp người như vóc dáng người con gái giữa đêm đen lầm lũi lê bước trên cuộc đời trớ trêu này:
"Em con gái, hai bàn chân em bước,
 Hai tay em, ôm buồng phổi em ho."

TỪ NƠI HANG MỘ TRỐNG


 CN PHỤC SINH
  • Lễ đêm : ( Mc. 16: 1-8 )
  • Lễ ngày : ( Ga. 20: 1-9)
 
  Để tỏ lòng thương tiếc người quá cố, cũng như mọi người, ông Năm cũng thả lên quan tài một bông hoa, một nắm đất. Nắp thiên đóng lại. Thế là ngàn thu vĩnh biệt để rồi mục nát với thời gian…Những tiếng khóc, những tiếc thương, những giọt nước mắt…  đã cùng với người quá cố đi vào lòng đất. Mọi người lần lượt ra về… Không gian nghiã trang như đi vào vắng lạnh. Ngoái lại nhìn phần mộ lần cuối, ông uể oải ra về. Từ ngày người bạn thân ra đi, ông cứ miên man nghĩ đến cái chết, và tự hỏi: Chết là gì nhỉ?
 
Chết, hết giận hết hờn hết oán than
Chết, hết cười hết khóc hết lo toan
Chết, thiên thu giấc ngủ không mơ mộng  
Chết, đêm tối lãng quên với thế gian
Chết, buông lỏng bàn tay thôi nắm chặt
Chết, đôi môi khép kín hết than van                     
Chết, tro tàn một nắm trong lòng đất
Chết, thoát XÁC ngục tù, TÂM  hỉ hoan
 
Số phận của thân xác con người sau cái chết là như thế đó!

Cảm Tạ Chúa Kitô Phục Sinh

 
Nhân Loại chúng con trên toàn khắp địa cầu Dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ và lòng biết ơn sâu xa vì Chúa Giêsu đã Phục Sinh.  Lời lẽ và chữ nghĩa của chúng con xem ra chẳng đủ và chẳng thể nào Cám Ơn Chúa sao cho vừa so sánh với Tình Yêu của Ngài đã và luôn dành cho chúng con.

Từ nay chúng con là con người mới vì Tin Tưởng có Chúa luôn hiện diện, đồng hành, và ở cùng chúng con, bây giờ và mãi mãi.  Chúa KiTô Phục Sinh sẽ đem lại cho chúng con Hy Vọng, Hạnh Phúc, Sức Sống, Bình An, và Sức Mạnh để chúng con có thể vượt qua và chấp nhận những khó khăn hằng ngày mà chúng con sẽ gặp phải và đối phó trong tâm tình muốn trở thành môn đệ được Chúa yêu mến. 

Ánh sáng Chúa Kitô

Chúa Nhật Phục Sinh (April 08-2012)
 
 
Trong Nghi Thức Phụng Vụ Vọng Phục Sinh, khi rước cây nến Phục Sinh đã được làm phép và thắp sáng vào trong nhà thờ, linh mục chủ tế đọc hay hát ba lần lời tung hô “Ánh Sáng Chúa Kitô” và cộng đoàn cùng hân hoan đáp lại “Tạ ơn Chúa”. Từ đó, cây nến Phục Sinh chiếm một vị trí quan trọng trên cung thánh và luôn được cung kính như biểu tượng của chính Chúa Kitô-Đấng là chính Ánh Sáng đem lại sự sống đời đời.

Phút Cuối

(Thứ Sáu Tuần Thánh, năm B)
Thứ Sáu Tuần Thánh là đỉnh cao của Ơn Cứu Độ, đặc biệt là Giờ Thứ Chín (tức 15 giờ), giờ của Lòng Chúa Thương Xót.
Lúc hấp hối là “phút cuối” của một con người, là lúc xúc động nhất đời người – dù người đó đáng yêu hay đáng ghét. Càng xúc động hơn khi thấy người hấp hối chịu đau nhức quằn quại từng cơn, có những người toát mồ hôi hột nhưng âm thầm chịu đựng, có những người phải la hét dữ dội. Và phút cuối là lúc người ta nói thật nhất.
Chúa Giêsu có 2 bản tính: Thiên tính và nhân tính. Và theo nhân tính, Ngài cũng rất đau đớn vì đã kiệt sức do đòn roi, vác Thập giá lên đồi, té lên té xuống nhiều lần, chịu đói khát, bị những gai nhọn đâm thấu đầu, bị đinh ghim chặt chân tay và lưỡi đòng đâm thâu tim. Rất đau đớn. Thân xác Ngài chảy ra đến giọt Máu và giọt Nước cuối cùng!
CON CHIÊN HIỀN LÀNH…
Thiên Chúa xác định: “Người tôi trung của Ta sẽ thành đạt, sẽ vươn cao, nổi bật, và được suy tôn đến tột cùng” dù cho “tôi trung của Ta mặt mày tan nát chẳng ra người, không còn dáng vẻ người ta nữa” (Is 52:13-14). Nhưng mọi người đều phải sửng sốt. Người tôi trung đó làm cho muôn dân phải sững sờ, vua chúa phải câm miệng” (Is 52:15). Người tôi trung đó là Đức Kitô, cũng chính là Người-Tôi-Tớ-Đau-Khổ, “như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, Ngài chẳng mở miệng kêu ca” (Is 53:6; Cv 8:32).

Mầu Nhiệm Kẻ Phản Bội

Trình thuật rửa chân cho thấy có hai cách ứng xử khác nhau của con người trước hồng ân, thể hiện qua hành động của Giuđa và Phêrô. Ngay sau khi khuyên bảo hãy theo gương của Người, Đức Giêsu bắt đầu nói về Giuđa. Gioan bảo ta về điều này rằng Đức Giêsu cảm thấy tâm hồn xao xuyến và chứng thực: “Thật, Thầy bảo thật anh em: có một người trong anh em sẽ nộp Thầy” (Ga 13,21).
Gioan ba lần nói về Đức Giêsu cảm thấy tâm hồn “xao xuyến “: bên mồ Lazarô (11,33. 38), vào “Chủ nhật Lễ Lá” sau khi nói về hạt lúa mì chết đi trong một khung cảnh gợi nhớ đến Ghétsêmani (12,24–27), và lần cuối cùng ở đây. Đây là những giây phút Đức Giêsu chạm trán sự uy hùng của tử thần và cọ xát với quyền lực của bóng tối, mà nhiệm vụ của Người là vật lộn với nó và chiến thắng. Ta sẽ trở lại sự “xao xuyến” tâm hồn của Đức Giêsu khi ta xem xét đêm trải qua trên Núi Cây Dầu.

Giọt nước mắt

Ai sinh ra cũng khóc. Đứa bé khóc được là thân nhân vui mừng, đứa bé không khóc thì thân nhân… lo. Vậy khóc là “tín hiệu tốt” chứ không phải là cười.
Rồi khôn lớn dần, trong cuộc sống, ai cũng đã từng hơn một lần rưng rưng nước mắt hoặc đầm đìa nước mắt. Mà nói đến nước mắt là nói đến trạng thái khóc. Thường thì khóc là thể hiện tâm trạng buồn. Nhưng cũng có thể khóc vì vui, như thi hào Nguyễn Công Trứ mô tả: “Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười”. Buồn mà lại cười, đó là lúc người ta quá buồn, buồn muốn phát điên, buồn muốn khóc, và rồi khóc đến cạn nước mắt. Có thể đó là “cái bí ẩn” trong cách nói của người Việt Nam thường nói: “Buồn cười quá!”.

Niềm vui Phục Sinh



Lm Giuse Nguyễn Hữu An 7/4/2012


Trước khi rời nghĩa trang các phụ nữ đã có ý nhìn xem nơi người ta đặt xác Đức Kitô, Thầy dấu yêu của họ. Mong mau hết ngày hưu lễ, họ sẽ trở lại xức dầu thơm theo đúng nghi lễ. Họ im lặng canh thức và mua hương liệu chuẩn bị.

Tảng đá to đã niêm phong cửa mồ, các Thượng tế và những người Pharisiêu xin Tổng trấn Philatô cắt đặt một tiểu đội binh sĩ đến canh ngôi mồ (Mt 27,62), và “Thế là họ ra đi canh giữ mồ, niêm phong tảng đá, rồi cắt lính canh mồ” (Mt 27,66). Cận vệ đền thờ nghĩ rằng dấu niêm phong của lãnh đạo Do Thái có khả năng thách thức được quyền phép Đức Giêsu.

ĐOÁ HOA THIÊNG DÂNG LÊN CHÚA PHỤC SINH

+GM GB Bùi Tuần 7/4/2012








1. Đêm lễ Phục Sinh, trong các nhà thờ, khi Phụng vụ vừa công bố xong lời “Chúa đã sống lại”, thì nhiều chậu hoa tươi liền được đưa lên cung thánh. Cung thánh trở thành một vườn hoa tươi thơm đẹp, bao quanh bàn thờ rực sáng, làm nên một cảnh tưng bừng, chào mừng Chúa Phục Sinh.

Nay là thế. Còn xưa kia, khi Chúa Giêsu bước ra khỏi mồ, bầu khí vẫn ảm đạm. Nhưng giữa không gian lặng lẽ đó, đã có một đoá hoa sống động chờ đón Chúa. Đoá hoa ấy đơn độc, nhưng giá trị hơn cả một rừng người. Theo tôi, đoá hoa đó là thánh nữ Mađalêna.

CON ĐƯỜNG ĐẸP NHẤT VÀ ĐÚNG NHẤT


LM. Giuse Trương đình Hiền7/4/2012







(Thứ sáu tuần thánh 2012)

Anh chị em,

Hôm nay, Hội Thánh khắp muôn nơi cử hành long trọng cuộc Tử Nạn của Chúa Giêsu. Vì cuộc khổ nạn của Chúa gắn liền với cây thập giá, cho nên trọng tâm và điểm nhấn của Phụng Vụ hôm nay chính là Mầu Nhiệm Thập Giá Chúa Kitô.

Nếu trong đời thường, thập giá là biểu tượng của ô nhục, thất bại, đớn hèn…thì sau biến cố trên đồi Gon-gô-tha với cái chết tũi nhục của Chúa Giêsu người Na-da-rét, thì thập giá đã trở nên Thánh Giá, sự đau khổ không còn là bất hạnh và sự chết đã mở đường về phía của sự sống.

Áo Thánh Chúa Giêsu và các cuộc hành hương vĩ đại


Lm. Nguyễn Hữu Thy7/4/2012









Trong bản Phúc Âm thứ bốn, thánh sử Gioan đã trình thuật: „Đóng đinh Chúa Giêsu vào thập giá xong, bọn lính lấy áo của Người chia ra làm bốn phần, mỗi người một phần. Họ cũng lấy cả aó dài của Người nữa. Nhưng chiếc áo dài này không có đường khâu, dệt liền từ trên xuống dưới. Vậy, họ nói với nhau: „Đừng xé áo ra, cứ bắt thăm, ai được thì lấy hết.“ (19,23-24)

Chiếc áo dài không có đường khâu này của Chúa Giêsu hiện là một trong những thánh tích quan trọng của Kitô giáo hiện đang được bảo quản một cách cung kính và cẩn mật tại nhà thờ chính tòa Giáo Phận Trier, CHLB Đức.

Và từ trên 800 năm nay, hằng ngày có cả hàng ngàn người từ khắp nơi trên thế giới tuôn về kính viếng và tham quan thánh tích đầy ý nghĩa này. Theo tương truyền, thánh nữ Helena (257-336), thân mẫu hoàng đế Constantin, đã cho cung nghinh di tích thánh „Tunica Christi“, chiếc áo dài không có đường khâu này của Chúa từ Thánh Địa Palestina về Trier, một thành phố cổ kính nhất của Đức quốc.

Đức Thánh Cha chủ sự lễ tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu


LM. Trần Đức Anh OP7/4/2012







 VATICAN - Lúc 5 giờ 10 chiều Thứ Sáu Tuần Thánh 6-4-2012, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ tọa nghi thức trọng thể tại Đền thờ Thánh Phêrô để tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, trước sự hiện diện của gần 9 ngàn tín hữu, hơn 40 Hồng Y và 50 Giám mục tại Tòa Thánh.

Cùng với đoàn giúp lễ, ĐTC tiến lên bàn thờ, được hai vị Hồng Y Phó tế tháp tùng: Francesco Coccopalmerio, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về các văn bản luật, và Mauro Piacenza, Tổng trưởng Bộ giáo sĩ. Ngài quì gối trong thinh lặng, trước khi mở đầu với lời nguyện, xin Chúa nhớ lại lòng từ bi và đoái thương, bảo vệ gia đình mà Chúa Kitô, Con Chúa, đã khai mạc mầu nhiệm vượt qua cho họ trong máu của Người.

NGƯỜI TÔI TỚ



(Is 52, 13-53.12; Dt 4, 14-16. 5,7-9; Ga 18, 1-19.42).
Tiên tri Isaia đã trình bày Bài ca Thứ Tư về người Tôi Tớ Chúa rất bi thương. Người tôi tớ mang lấy sự đau yếu hèn mọn và tội lỗi của nhân loại. Isaia tả chân dung của người tôi tớ với hình ảnh thảm thương: Người tàn tạ, mất hết vẻ người, dung nhan không còn, bị người đời khinh dể như kẻ thấp hèn, như kẻ đau đớn nhất, như kẻ bệnh hoạn, như một người bị che mặt và bị khinh dể, bị coi như kẻ phong cùi, bị Thiên Chúa đánh phạt và làm cho nhuốc hổ. Người hiến thân tình nguyện và không mở miệng, chẳng hé môi như con chiên bị đem đi giết.

THỨ THA - HOÀ GIẢI



Jorathe Nắng Tím
Đời ai cũng có những biến cố : có biến cố làm  chao đảo, « xất bất xang bang », có biến cố như « bài học nhớ đời », có biến cố dậy « biết thế nào là lễ độ », có biến cố cho đời lên hương, có biến cố làm đời xuống dốc...Nhiều thể loại biến cố, nhiều tác dụng của biến cố, nhiều phản ứng trước biến cố,  nhiều mức độ đón nhận biến cố và nhiều thay đổi lợi hại vì biến cố.
Với các tông đồ và giáo đoàn Kitô hữu đầu tiên, cuộc tử nạn và sống lại của Đức Kitô đã là một biến cố qúa lớn quyết định vận mệnh của mỗi người và lẽ sống, lý tưởng của cộng đoàn. Những ngày sau biến cố sống lại, các tông đồ và cộng đoàn tín hữu đầu tiên đã ngập tràn niềm vui, nhất tâm, hiệp nhất (Cv 5,12), hăng say rao giảng và làm chứng  Đức Kitô, Thiên Chúa đã chết và sống lại (Cv 2, 22-24 ). Các vị làm phép rửa tha tội, ban ơn Thánh Thần (Cv 2,38), các vị nhân danh Đức Kitô chịu đóng đinh làm phép lạ đuổi qủy, trừ tà, chữa bệnh cho nhiều người (Cv 1,6-7), các vị ra khỏi ranh giới Israel và đến với dân ngoại (Cv 13,44-46). Nhưng cũng như Đức Kitô, các vị bị cô lập, truy lùng, bắt bớ, đánh đòn, ném đá chết  bởi các kỳ mục và kinh sư. Têphanô, chứng nhân đầu tiên đã lấy máu và mạng sống làm chứng Đức Kitô và cuộc tử đạo của ngài đã được ghi lại chi tiết trong Công vụ tông đồ (Cv 7,51-60).

Niềm vui Phục sinh



Trước khi rời nghĩa trang các phụ nữ đã có ý nhìn xem nơi người ta đặt xác Đức Kitô, Thầy dấu yêu của họ. Mong mau hết ngày hưu lễ, họ sẽ trở lại xức dầu thơm theo đúng nghi lễ. Họ im lặng canh thức và mua hương liệu chuẩn bị.
Tảng đá to đã niêm phong cửa mồ, các Thượng tế và những người Pharisiêu xin Tổng trấn Philatô cắt đặt một tiểu đội binh sĩ đến canh ngôi mồ (Mt 27,62),  và “Thế là họ ra đi canh giữ mồ, niêm phong tảng đá, rồi cắt lính canh mồ” (Mt 27,66). Cận vệ đền thờ nghĩ rằng dấu niêm phong của lãnh đạo Do Thái có khả năng thách thức được quyền phép Đức Giêsu.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý LIÊN QUAN TỚI PHỤNG VỤ TAM NHẬT VƯỢT QUA và MÙA PHỤC SINH

 
1/ TAM NHẬT THÁNH:
          -- Trong tam nhật thánh không cử hành bất cứ thánh lễ nào kể cả an táng, nhưng có thể cử hành nghi thức an táng.
          -- Nếu một cha phụ trách nhiều giáo xứ nhỏ nên quy tụ giáo dân về nhà thờ chính để dự lễ.
          -- Tuy nhiên nếu một cha phụ trách nhiều giáo xứ lớn, trong đó có đông giáo dân tham dự và các nghi thức có thể cử hành một cách long trọng và xứng đáng, thì cha xứ có thể cử hành các nghi lễ tam nhật vượt qua lần thứ hai ở hai nhà thờ khác nhau.
          -- Xin quý cha hủy dầu cũ và sử dụng dầu mới.

Bị bắt, bị còng, bị tù - Đức Kitô bị bắt



Mai Khôi(TNCG) - Rôma, 04-04-2012 (ZENIT.org) – Đây là đoạn suy gẫm của cha Daniel-Ange cho ngày Thứ Năm Tuần Thánh, suy gẫm về cuộc bắt giữ Đức Kitô.

Bị bắt, bị còng, bị tù

(Mt 26, 47-56 ; Mc 14, 43-52 ; Le 22, 47-53 ; Jn 18, 2-11)

Ánh trăng rằm phản chiếu trên những chiếc lá màu bạc của vườn cây oliu cằn cỗi. Bỗng nhiên, em nghe thấy không ? Có cái gì đang xé tan sự im lặng giữa đêm thâu ?
Lên đầu trang